kntphuc

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
2. Mục đích, nhiệm vụ, giới hạn của đề tài
3. Phương pháp nghiên cứu
4. Cấu trúc đề tài

PHẦN NỘI DUNG
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DU LỊCH VÀ TÀI NGUYÊN DU LỊCH
1. Khái niệm du lịch
2. Chức năng của du lịch .
3. Tài nguyên du lịch
3.1. Thế nào là tài nguyên du lịch
3.2. Phân loại tài nguyên du lịch .
3. Các điều kiện ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển du lịch.

Chương 2. TIỀM NĂNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH
KHU VỰC MIỀN NÚI VÀ TRUNG DU THANH HOÁ
A. TIỀM NĂNG DU LỊCH MIỀN NÚI VÀ TRUNG DU THANH HÓA.
1. Vị trí địa lý .
1.1. Khái quát .
1.2. Vị trí địa lý của khu vực miền núi và trung du Thanh Hóa với tổ chức hoạt động du lịch
2. Tài nguyên du lịch khu vực miền núi và trung du Thanh Hóa .
2.1. Tài nguyên du lịch tự nhiên .
2.2. Tài nguyên du lịch nhân văn
3. Các điều kiện kinh tế - xã hội .
3.1. Giao thông vận tải:
3.2. Thông tin liên lạc và bưu chính viễn thông: .
3.3. Lưới điện:
B. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH MIỀN NÚI VÀ TRUNG DU THANH HÓA
1. Định hướng phát triển các loại hình và sản phẩm du lịch khu vực miền núi và trung du Thanh Hoá .
2. Định hướng xây dựng các tuyến du lịch khu vực miền núi và trung du Thanh Hóa
2.1. Khái niệm điểm, tuyến du lịch
2.2. Định hướng xây dựng các tuyến du lịch khu vực miền núi và trung du Thanh Hóa .
2.2. Các tuyến ngoại tỉnh .
3. Những định hướng phát triển du lịch tiềm năng khu vực miền núi và trung du trong chiến lược phát triển ngành du lịch của tỉnh Thanh Hóa
KẾT LUẬN .

1. Lý do chọn đề tài.
Ngày nay du lịch đang thực sự trở thành một ngành dịch vụ có sự ảnh hưởng lớn đến sự phát triển kinh tế - xã hội và nâng cao chất lượng cuộc sống của con người. Bên cạnh đó, du lịch không ngừng mở rộng mối quan hệ giao tiếp giữa nhân dân các nước, giữa các dân tộc, các khu vực, các vùng khác nhau. Du lịch còn là bức thông điệp của hòa bình.
Du lịch ở Việt Nam nói chung và du lịch ở Thanh Hóa nói riêng đã và đang có nhiều khởi sắc.
Với diện tích rộng chiếm trên 70% diện tích toàn tỉnh, miền núi và trung du Thanh Hóa có nhiều ưu thế về cảnh quan thiên nhiên, và là nơi sinh sống của đồng bào dân tộc thiểu số Dao, Thái, Mường, Mông…đời sống văn hoá tinh thần phong phú, các lễ hội truyền thống đậm đà bản sắc văn hoá dân tộc đến nay vẫn được bảo tồn.
Tuy nhiên hiện nay các nguồn tài nguyên du lịch chưa được khai thác hợp lý, nhiều tiềm năng đang có nguy cơ bị mai một. Bản thân sinh ra và lớn lên từ những bản làng trên vùng đất xứ Thanh, nhận thức đúng đắn về những thế mạnh du lịch của địa phương. Với những lý do trên các tác giả đã quyết định chọn đề tài “Tiềm năng phát triển du lịch khu vực miền núi và trung du Thanh Hoá” – Qua đề tài các tác giả mong muốn góp một phần công sức nhỏ bé của mình vào quá trrình phát triển kinh tế chung của quê hương.
2. Mục đích, nhiệm vụ, giới hạn của đề tài.
2.1.Mục đích.
Bước đầu tìm hiểu làm quen với phương pháp tiếp cận khoa học, vận dụng kiến thức đã học và một số phương pháp nghiên cứu khoa học địa lý KT-XH nhằm tìm hiểu tiềm năng phát triển du lịch miền núi và trung du Thanh Hóa.
Qua đó các tác giả hiểu rõ hơn về các kiến thức mới trong địa lý KT-XH, du lịch và tài nguyên du lịch. Đồng thời đưa ra các định hướng khai thác các điểm du lịch tiềm năng của khu vực miền núi Thanh Hóa.
2.2. Nhiệm vụ.
Vận dụng những quan điểm địa lý cơ bản và nắm được phương pháp nghiên cứu khoa học của lãnh thổ, địa phương cụ thể. Đề tài thực hiện nhằm đưa ra được:
- Tiềm năng, lợi thế của khu vực miền núi và trung du Thanh Hóa đối với sự phát triển du lịch.
- Nêu định hướng khai thác các loại hình du lịch, các điểm và tuyến du lịch.
2.3. Giới hạn của đề tài.
- Về phạm vi lãnh thổ: đề tài gắn liền với lãnh thổ của các huyện thuộc khu vực miền núi và trung du phía tây Thanh Hóa gồm 11 huyện ( huyện Thạch Thành, Cẩm Thủy, Ngọc Lặc, Thường Xuân, Như Xuân, Như Thanh, Lang Chánh, Bá Thước, Quan Hóa, Quan Sơn, Mường Lát và huyện Thọ Xuân) với các nguồn tài nguyên du lịch đa dạng, phong phú.
- Về nội dung: đề tài chỉ đi sâu phân tích tiềm năng của các nguồn tài nguyên du lịch tự nhiên, các giá trị văn hóa dân tộc. Qua đó nêu lên định hướng khai thác, xây dựng và phát triển du lịch, tạo đà thúc đẩy phát triển kinh tế khu vực miền núi phía tây Thanh Hóa.
3. Phương pháp nghiên cứu.
Trên cơ sở những tài nguyên có liên quan để tổng hợp, phân tích, xử lí từ đó rút ra những kêt luận hợp lí, xác đáng để đánh giá đối tượng.
- Phương pháp thu thập và tổng hợp tài liệu: Đây là phương pháp truyền thống được sử dụng trong các nghiên cứu nói chung và nghiên cứu địa lý kinh tế xã hội nói riêng. Các nguồn tài liệu được thu thập rất đa dạng, phong phú và được tổng hợp, xử lí các thông tin liên quan đến đề tài.
- Phương pháp bản đồ, biểu đồ: Là phương pháp đặc thù để nghiên cứu khoa học địa lý. Với phương pháp này sẽ làm cho các ứng dụng khoa học, các kết quả nghiên cứu được trực quan cụ thể và có tính thuyết phục hơn
- Phương pháp so sánh: Được sử dụng trong qua trình nghiên cứu phân tích, tổng hợp để nhận xét đánh giá các nguồn tài nguyên du lịch cũng như hiệu quả hoạt động kinh doanh du lịch của lãnh thổ so với phạm vi đất nước, khu vực.
- Phương pháp dự báo: Đề tài căn cứ vào những lợi thế về các nguồn tài nguyên du lịch tự nhiên, tài nguyên du lịch nhân văn, các giá trị và không gian văn hóa truyền thống của cộng động các dân tộc thiểu số...định hướng, chiến lược phát triển du lịch của địa phương. Qua đó đề tài đưa ra một số định hướng phát triển du lịch của khu vực miền núi đầy tiềm năng và triển vọng.
4. Cấu trúc bài tập
Ngoài phần mở bài, phần kết luận, báo cáo gồm có hai chương.
Chương I. Cơ sở lý luận về du lịch và tài nguyên du lịch
Chương II. Tiềm năng và định hướng phát triển du lịch khu vực miền núi và trung du Thanh Hóa.

PHẦN NỘI DUNG

Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DU LỊCH VÀ TÀI NGUYÊN DU LỊCH

1. Khái niệm du lịch.
Thuật ngữ “du lịch” ngày nay trở nên rất thông dụng. Thuật ngữ này được bắt nguồn từ tiếng Pháp “Tour”: Đi vòng quanh, cuộc dạo chơi. “Touriste”: Người đi dạo chơi.
Theo II.Piroginic (1985), khái niệm du lịch có thể được xác định như sau: “Du lịch là một dạng hoạt động của dân cư trong thời gian rỗi, liên quan đến sự di chuyển và lưu lại tạm thời bên ngoài nơi cư trú thường xuyên nằm nghỉ ngơi, chữa bệnh, phát triển thể chất và tinh thần, nâng cao trình độ nhận thức văn hóa hay kèm theo việc tiêu thụ những giá trị tự nhiên, kinh tế và văn hóa”
Cùng với sự phát triển du lịch, khái niệm du lịch đã có những đổi thay phù hợp hơn: Du lịch là tổng thể những hiện tượng và những mối quan hệ phát sinh từ sự tác động qua lại lẫn nhau giữa khách du lịch, những nhà kinh doanh du lịch, chính quyền sở tại và cộng đồng dân cư địa phương trong quá trình thu hút và lưu trữ khách du lịch.
Như vậy, để phát triển để phát triển du lịch cần chú trọng cả đối tượng du lịch và chủ thể du lịch.
2. Chức năng của du lịch.
- Chức năng xã hội: Thể hiện ở vai trò của nó trong việc giữ gìn phục hồi sức khỏe và tăng cường sức sống cho nhân dân. Chừng mực nào đó, du lịch có tác dụng hạn chế bệnh tật, kéo dài tuổi thọ và khả năng lao động của con người.
- Chức năng kinh tế: Thể hiện ở một mặt nào nó góp phần hồi phục sức khỏe như khả năng lao động, mặt khác nó đảm bảo tái sản xuất mở rộng lực lượng lao động với hiệu quả kinh tế rõ rệt.
- Chức năng sinh thái: Thể hiện trong việc tạo nên môi trường sống ổn định về mặt sinh thái.

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

Nghia98

New Member
Ad cho em link với ạ em cảm ơnn

[ Post bai thong qua Mobile ]
 

daigai

Well-Known Member
Re: [Free] Tiềm năng du lịch miền núi và trung du tỉnh Thanh Hóa

Link mới update, mời bạn xem lại bài đầu
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top