daigai

Well-Known Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối


I. Giới thiệu chung về Toyota
1. Lịch sử hình thành Toyota
Toyota Motor Corporation là một công ty đa quốc gia có trụ sở chính tại Nhật
Bản và là một trong những nhà sản xuất oto lớn nhất thế giới. Về mặt công nhận
quốc tế, hãng Toyota là nhà sản xuất xe hơi duy nhất có mặt trong nhóm top
10 xếp hạng công nhận tên BrandZ. (Top thương hiệu đứng đầu thế giới)
-

-

Năm 1934 chiếc xe mẫu đầu tiên ra đời, và được đưa vào sản xuất đại trà
vào năm 1935 dưới tên gọi Toyota A1. Ngày 28 tháng 8 năm 1937 công
ty Toyota Motor Corporation chính thức ra đời, mở ra một kỷ nguyên
với những thành công rực rỡ trong ngành công nghiệp ôtô.
Năm 1962, chiếc xe thứ 1 triệu của Toyota được xuất xưởng trên toàn thế
giới.
Năm 2007- 2010, trở thành nhà sản xuất oto lớn nhất thế giới
Năm 2011, trở thành tập đoàn bán chạy đứng thứ 3 trên thế giới chỉ sau
Năm 2013 – 2014, Toyota trở thành tập đoàn bán chạy hàng đầu thế giới.

Trong 3 tháng đầu năm 2014, Toyota tuyên bố bán được 2,583 triệu xe,
trong khi GM bán được 2,42 triệu và Volkswagen bán được 2,4 triệu xe.
Nhà sản xuất đến từ Nhật Bản này tiếp tục bảo vệ thành công ngôi vị
hàng đầu thế giới. So với cùng kỳ năm 2013, doanh số Toyota tăng 6%,
GM tăng 2% và VW tăng gần 6%.

Toyota hiện có 63 nhà máy, 12 trong số đó ở Nhật Bản, 51 nhà máy còn lại ở
26 nước khác nhau trên toàn thế giới. Các chi nhánh và thay mặt của Toyota
có mặt tại 160 nước trên toàn thế giới.
Trong suốt quá trình hình thành và phát triển, Toyota luôn được biết đến với
hình ảnh tập đoàn sản xuất ô tô được tin dùng và ưa chuộng, với các dòng xe
như : Toyota Prius, Toyota Camry Hybrid, Highlander Hybrid
2. Logo của Toyota
Logo bao gồm ba hình elip lồng vào nhau (tượng trưng cho ba trái tim):
Một là, thể hiện sự quan tâm đối với khách hàng
1

1


Hai là, tượng trưng cho chất lượng sản phẩm
Ba là, tượng trưng cho nỗ lực phát triển công nghệ
3. Khái quát về Toyota Việt Nam
Công ty ô tô Toyota Việt Nam (TMV) được thành lập vào tháng 9 năm
1995,với trụ sở chính tại phường Phúc Thắng, thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc
là liên doanh với số vốn đầu tư ban đầu là 89,6 triệu USD từ Tập đoàn Toyota
Nhật Bản (70%), Tổng công ty Máy Động Lực và Máy Nông Nghiệp - VEAM
(20%) và Công ty TNHH KUO Singapore (10%). Với phương châm “Khách
hàng là trên hết” và tinh thần Kaizen - liên tục cải tiến, Toyota luôn liên tục và
phát triển những dịch vụ mới nhằm đáp ứng hơn nữa nhu cầu và mong muốn
của khách hàng.
Là một trong những liên doanh ô tô có mặt đầu tiên tại thị trường Việt
Nam, TMV luôn nỗ lực phát triển bền vững và cùng Việt Nam “Tiến tới tương
lai”. TMV đã, đang và sẽ không ngừng cung cấp những sản phẩm có chất lượng
cao và dịch vụ sau bán hàng hoàn hảo nhằm mang đến sự hài lòng cao nhất cho
khách hàng, cũng như đóng góp tích cực cho sự phát triển của ngành công
nghiệp ô tô và đất nước Việt Nam.
Kể từ khi thành lập đến nay, TMV đã không ngừng lớn mạnh và liên tục
phát triển không chỉ về quy mô sản xuất, mà cả doanh số bán hàng. Hiện tại,
TMV luôn giữ vị trí dẫn đầu trên thị trường ô tô Việt Nam với sản lượng nhà

máy của công ty đạt trên 30.000 xe/năm (theo 2 ca làm việc). Doanh số bán
cộng dồn của TMV đạt trên 305.799 chiếc, và các sản phẩm đều chiếm thị phần
lớn trên thị trường. Từ 11 nhân viên trong ngày đầu thành lập, tới nay số lượng
cán bộ công nhân viên của công ty đã lên tới hơn 1.900 người và hơn 6.000
nhân viên làm việc tại hệ thống 41 đại lý/chi nhánh đại lý và Trạm dịch vụ ủy
quyền
Toyota
phủ
rộng
khắp
trên
cả
nước.
Bên cạnh các hoạt động sản xuất kinh doanh, TMV luôn nỗ lực đóng góp
tích cực cho Ngân sách Nhà nước qua việc hoàn thành tốt công tác nộp thuế,
cũng như góp phần thúc đẩy sự phát triển bền vững của cộng đồng và xã hội
Việt Nam với nhiều hoạt động dài hơi, thiết thực và có ý nghĩa.
Trong suốt lịch sử hình thành và phát triển, với sự nỗ lực không ngừng của
toàn bộ nhân viên TMV, đại lý, nhà cung cấp và đối tác, TMV đã đạt được nhiều
thành tựu to lớn & liên tục phát triển lớn mạnh, hoàn thành sứ mệnh đối với
khách hàng, đóng góp đáng kể cho nghành công nghiệp ô tô và xã hội Việt
Nam. Với những thành tích đạt được, TMV đã vinh dự được Chính phủ Việt
Nam trao tặng Huân chương lao động hạng ba và được coi là một trong những
2

2


doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động thành công nhất tại Việt
Nam. Đồng thời, Toyota Việt Nam luôn giữ vị trí dẫn đầu trên thị trường ô tô
Việt Nam.
Ngày 30/12/2015, Công ty ô tô Toyota Việt Nam (TMV) đã vinh dự
nhận Huân chương Lao động hạng Nhì của Chủ tịch nước trao tặng trong Lễ kỷ
niệm 20 năm thành lập tại khách sạn Melia Hà Nội với sự chứng kiến của gần
500 quan khách tham dự.
Năm 2016, TMV là một trong 75 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đạt
Danh Hiệu Rồng Vàng và là một trong 4 doanh nghiệp ô tô tiêu biểu được vinh
dự nhận giải thưởng này tại Lễ Vinh Danh các Doanh nghiệp Rồng Vàng và
Thương hiệu Mạnh Việt Nam trong 15 năm liên tiếp.
II. Văn hóa Doanh nghiệp Toyota Việt Nam
2.1. Thực trạng văn hóa doanh nghiệp tại Toyota
2.1.1. Thực trạng văn hóa kinh doanh của Toyota
2.1.1.1. Nền văn hóa kinh doanh của Toyota
Toyota luôn tuân thủ các quy định, luật pháp của địa phương, quốc gia và
quốc tế và luôn tiến hành các hoạt động kinh doanh của mình với sự trung thực
cao nhất. Và để góp phần vào sự phát triển bền vững,Toyota luôn tin rằng mối
quan hệ giữa doanh nghiệp với khách hàng,nhân viên,đối tác kinh doanh các cổ
đông và xã hội có rất quan trọng.


Đối với khách hàng

Với triết lý khách hàng là số 1, Toyota luôn cung cấp các sản phẩm và dịch
vụ sáng tạo, an toàn với chất lượng cao nhất, nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng
của khách hàng, làm cho cuộc sống của con người ngày càng phong phú
hơn.
Toyota cũng cam kết sẽ nỗ lực bảo vệ thông tin cá nhân của khách hàng cũng
như của bất kì đối tác nào có quan hệ làm ăn với Toyota trong mối tương
quan với tinh thần luật pháp riêng của mỗi quốc gia.


Đối với nhân viên

Toyota luôn tôn trọng chính những nhân viên của mình và luôn tin tưởng
rằng sự thành công của doanh nghiệp là do sự sáng tạo của mỗi cá nhân
cùng khả năng làm việc nhóm tốt. Toyota luôn tạo điều kiện phát triển tốt
nhất cho các nhân viên của mình. Toyota luôn hỗ trợ cho những cơ hội bình
3

3


đẳng trong công việc,luôn tôn trọng và tôn vinh quyền con người của bất kì
ai trong hoạt động kinh doanh của mình đặc biệt không sử dụng bất kì lao
động trẻ em hay hình thức cưỡng bức nào. Đội ngũ quản lý đi đầu trong việc
nuôi dưỡng một nền văn hóa doanh nghiệp và các chính sách thực hiện từ đó
thúc đẩy hành vi đạo đức của mỗi người trong công ty.


Đối với đối tác kinh doanh

Toyota luôn tôn trọng đối tác kinh doanh của mình như các nhà cung cấp và
các đại lý làm việc trong môi trường làm ăn lâu dài,cùng nhau phát triển dựa
trên sự tin tưởng lẫn nhau.Toyota luôn duy trì sự cạnh tranh công bằng và tự
do trên tinh thần luật cạnh tranh của mỗi quốc gia.


Đôí với các cổ đông

Toyota luôn cố gắng nâng cao giá trị doanh nghiệp trong sự ổn định và phát
triển lâu dài vì lợi ích của các cổ đông của mình , cung cấp cho các cổ đông
và các nhà đầu tư những báo cáo trung thực và kịp thời nhất về kết quả hoạt
động kinh doanh của công ty cũng như tình hình tài chính.

-

Đối với xã hội toàn cầu và cộng đồng địa phương
Vấn đề môi trường

Mục tiêu mà Toyota hướng tới trong sự phát triển đó là sự hòa hợp với môi
trường thông qua việc cố gắng hạn chế, giảm thiểu một cách tối đa sự tác
động đến môi trường của các hoạt động kinh doanh như làm giảm bớt ảnh
hưởng của xe hơi và hoạt động của nó tới biến đởi khí hậu và đa dạng sinh
học
-

Cộng đồng

Toyota luôn thực hiện triết lí tôn trong con người bằng cách tôn vinh nền văn
hóa,phong tục tập quán, lịch sử cũng như pháp luật của mỗi nước.
-

Đóng góp cho xã hội
Toyota luôn tích cực thúc đẩy và tham gia cùng với các cá nhân và đối tác
của mình đóng góp vào các hoạt động xã hội nhằm mục tiêu củng cố
cộng đồng góp phần làm giàu cho xã hội

2.1.1.2. Nét đặc trưng trong văn hóa kinh doanh của Toyota


4

Hệ thống sản xuất tinh gọn
4


- Giam phế phẩm và các lãng phí không cần thiết
- Giam thời gian quy trình và chu trình sản xuất
- Giam thiếu sự tồn kho ở tất cả các công đoạn
- Cải thiện năng suất lao động,giảm thời gian nhàn rỗi,đảm bảo nâng cao
năng suất trong thời gian làm việc
- Sử dụng thiết bị mặt bằng hiệu quả hơn
Mục tiêu đề ra: với cùng một sản lượng đầu ra nhưng có lượng đầu vào thấp
hơn, ít thời gian,ít mặt bằng,ít nhân công,ít chi phí hơn.


cách Toyota

Mô hình 4P:
- Giai quyết vấn đề(tiếp tục nâng cao và học hỏi):
+ Học tập lien tục thông qua Kaizen và Hansei
+ Tự đi tìm hiểu để qua đó hiểu tình thế
+ Đưa ra quyết định từ từ bằng cách đồng thuận,thông qua đó xem xét tất cả
quan điểm,nhanh chóng thực hiện.
- Con người và đối tác(tôn trọng,thách thức và phát triển họ)
Phát hiện những nhà lãnh đạo sống với triết lý
Tôn trọng và phát triển đặt ra thách thức những nhân viên và các nhóm làm
việc
Tôn trọng thử thách và giúp đỡ các nhà cung cấp
- Qúa trình(loại bỏ lãng phí)
Thiết lập luồng quy trình liên tục để làm lộ diện sai sót
Sử dụng những hệ thống kéo để tránh sản xuất thừa
Bình chuẩn hóa khối lượng công việc
Đừng lại khi có vấn đề về chất lượng
Chuẩn hóa các nhiệm vụ cải tiến
5

5


Chỉ đặt tin cậy vào các công nghệ đã kiểm tra
- Triết lý(suy nghĩ lâu dài)
Đưa ra các quyết định quản lý dựa trên triết lý dài hạn, ngay cả khi phải hi
sinh những mục tiêu tài chính ngắn hạn
2.1.1.3. Những khó khăn của Toyota trong những năm gần đây
Sự phát triển không bền vững về số dây chuyền lắp ráp ở nước ngoài làm
Toyota không tránh khỏi phải mua phụ tùng từ các nhà thầu phụ ở nước
ngoài,gây khó khăn cho giám sát quy trình sản xuất và kiểm soát chất lượng.
Thêm nữa, trong quá trình đó một loạt nhân viên vốn am hiểu về hệ thống
sản xuất của hãng đã trở thành đối tượng tái cơ cấu, tinh giảm biên chế và
phải ra đi. Suy thoái kinh tế đã buộc Toyota phải cắt giảm nhân viên sử dụng
lao động bán thời gian thiếu kinh nghiệm. Toyota đã bị chảy máu nhân tài,
đặc biệt là những nhân lực gắn bó lâu dài nhất với hệ thống sản xuất vốn làm
nên sự thành công cho hãng.
Chính sách tiết kiệm chi phí khắc nghiệt của Toyota đã làm giảm chất lượng
sản phẩm gián tiếp dẫn tới sự phản hồi không tốt đẹp của khách hàng.
Hệ quả là sự suy sụp của Toyota đã tác động tới ngành sản xuất oto toàn cầu
khiến các nhà sản xuất phải siết chặt các biện pháp an toàn sản phẩm trong
thị trường cạnh tranh khắc nghiệt.
2.1.2. Những yếu tố hình thành nên văn hóa kinh doanh của Toyota
2.1.2.1. Cấp độ thứ nhất: Hữu hình
a). Cơ sở hạ tầng:
- Toyota luôn chú trọng tới máy móc thiết bị công nghệ sản xuất, vì công ty cho
rằng đó là yếu tố quan trọng đem đến sự hài lòng cho khách hàng. Từ khi thành
lập đến nay, TMV luôn không ngừng lớn mạnh và không ngừng phát triển cả về
quy mô sản xuất và cơ sở thiết bị nơi làm việc. Văn phòng được thiết kế rộng
rãi, ngắn nắp với gam màu sáng là chủ đạo, tạo không khí thoải mái dễ chịu
tăng cao hiệu quả làm việc.
- Đồng phục cho nhân viên, Toyota nói chung cũng như TMV nói riêng luôn
hướng tới sự chuyên nghiệp, hoàn hảo. Với đồng phục áo trắng quần sẩm màu
cho khối nhân viên văn phòng, áo phông cho nhân viên ở các nhà máy và yêu
cầu nhân viên mặc đồng phục tất cả các ngày trong tuần.
6

6


- Cơ cấu tổ chức, TMV hiện do ông Yoshihisa Maruta làm TGĐ điều hành. Từ
hồi mới thành lập chỉ có 11 nhân viên, tới nay số lượng cán bộ công nhân viên
của công ty đã lên tới hơn 1.900 người và hơn 6.000 nhân viên làm việc tại hệ
thống 41 đại lý/chi nhánh đại lý và Trạm dịch vụ ủy quyền Toyota phủ rộng
khắp trên cả nước. Được bố trí khoa học hài hòa vào các bộ phận, đảm bảo phát
huy được tối đa điểm mạnh của nhân lực.
b. Các hoạt động xã hội
Bên cạnh hoạt động sản xuất kinh doanh, TMV cũng có những đóng góp
nhất định cho công tác xã hội thông qua chương trình “Quỹ Toyota” . Quỹ
Toyota Việt Nam (viết tắt là TVF) được thành lập tháng 10 năm 2005 trong
khuôn khổ hợp tác của Công ty ô tô Toyota Việt Nam (TMV), Bộ Giáo Dục &
Đào tạo và Bộ Văn hóa, Thể Thao và Du lịch với số tiền ban đầu là 4 triệu đô la
Mỹ. Quỹ Toyota Việt Nam có sứ mệnh tăng cường các hoạt động cộng đồng để
hỗ trợ giao lưu và phát triển văn hóa xã hội, đặc biệt là tăng cường chất lượng
giáo dục đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Việt Nam. Hiện nay, Quỹ đang
thực hiện các hoạt động hỗ trợ phát triển các lĩnh vực sau:
An toàn giao thông:

Chương trình “Toyota cùng em học an toàn giao thông”: được thực hiện
thường niên kể từ năm 2005 nhằm giáo dục ý thức về an toàn giao thông
cho tất cả học sinh lớp một trên cả nước.

Ngày 09/04/2016 vừa qua, TMV phối hợp tổ chức với Bộ Giáo dục &
Đào tạo tổ chức chương trình “Giao lưu tìm hiểu kỹ năng tham gia giao
thông an toàn cấp Quốc gia dành cho học sinh tiểu học năm học 20152016” tại Nhà thi đấu đa năng Tp. Cần Thơ (số 03 Lê Lợi, Q. Ninh Kiều,
Tp. Cần Thơ).

Ngày 11/3/2016, Công ty TMV và Cục Cảnh sát giao thông (CSGT) – Bộ
Công An (BCA) tổ chức Lễ tốt nghiệp Chương trình đào tạo lái xe an toàn
Toyota và trao Chứng chỉ tốt nghiệp cho 8 giảng viên nòng cốt của chương
trình – những thành viên của Cục CSGT và TMV.
Giáo dục - đào tạo và phát triển nguồn nhân lực:

Khóa học “Monozukuri – Bí quyết thành công trong sản xuất và kinh
doanh”: được thực hiện thường niên kể từ năm 2005 nhằm chia sẻ kinh
nghiệm và bí quyết thành công của Toyota tới các doanh nghiệp và sinh
viên Việt Nam.

Chương trình “Học bổng Toyota”: được thực hiện hàng năm kể từ năm
1997 dành cho các sinh viên xuất sắc tại các trường đại học chuyên ngành

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

Các chủ đề có liên quan khác

Top