daigai

Well-Known Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
đặc trưng ngôn ngữ miền nam

Phương ngữ là một hiện tượng ngôn ngữ phổ biến của hiện
thực văn hóa và lịch sử. Trong giới hạn của một ngôn ngữ, phương
ngữ phản ảnh các đặc điểm tự nhiên và lịch sử của một địa bàn
sinh tụ, một hệ thống ứng xử văn hóa cụ thể. Quy luật phát triển
lịch sử không đồng đều dẫn tới sự xuất hiện các phương ngữ và
những đặc điểm trong quá trình phát sinh và phát triển… của
chúng. Phương ngữ Nam cũng nằm lọt vào hiện thực nói trên.
Chương 1: Phương ngữ Nam phân vùng rộng lớn và
thuần nhất
1.1

Đặc điểm

Phương ngữ Nam phân vùng rộng lớn và thuần nhất.
Phương ngữ Nam có diện tích lớn nhất hơn nửa chiều dài đất
nước. Tuy hình thành muộn nhưng lại mang những đặc sắc tiêu
biểu mà vùng Bắc Bộ và Trung Bộ không có, gồm 24 tỉnh và được
chia làm 3 vùng nhỏ:
Vùng 1: Từ Đà Nẵng đến Quảng Ngãi có sự biến động đa dạng
của âm /a/ và /aw/ trong sự kết hợp với các chung âm khác.
Vùng 2: Quy Nhơn đến Thuận Hải mang đặc trưng chung nhất

của PNN
Vùng 3: Nam Bộ
=> Đặc điểm phân vùng phương ngữ Nam là vô cùng rộng
lớn, vùng nhỏ nhất có ba tỉnh và vùng lớn nhất là 15 tỉnh, trong
đó PNT thì vùng lớn nhất chỉ có 3 tỉnh bằng vùng nhỏ nhất của
PNN. Ngôn ngữ các vùng nhỏ của PNN không phức tạp như ở PNT,
mà nó thuần nhất với nhau. Đây chính là nét đặc trưng tiêu biểu
của PNN mà PNB và PNT không có.
PNN là vùng rộng lớn tiếng nói gần như thống nhất toàn vùng,
chỉ có một vài sắc thái địa phương không đáng kể. PNN do đó
không có các vùng nhỏ như PNT.
1


1.2 Nguyên nhân
Lịch sử phát triển của PNN khác với sự ra đời của các phương ngữ
khác ở nước ta, PNB có lịch sử hình thành lâu đời và PNT có sự di
dân từ thời cổ xưa thì PNN lại có lịch sử hình thành muộn nhất.
Vào thế kỷ 18 việc di dân vào cực Nam Trung Bộ và Nam Bộ diễn
ra, từ đó quá trình di dân diễn ra một cách tập nập và phổ biến
chứ không rời rạc, lẻ tẻ như PNT, chính điều này đã tạo nên sự
thống nhất trong lịch sử hình thành PNN. Hơn nữa việc di dân của
PNN cũng diễn ra khá muộn vào thế kỷ 18, đó là thời điểm mước
ta đã có nền kinh tế khá phát triển. Lúc này thị trường đã hình
thành, nông nghiệp lại phát triển thành trang trại rộng lớn, sớm
mang tính hàng hóa nên phạm vi giao lưu rộng mở, không bó hẹp
từng vùng như kiểu di cư ở PNT. Chính điều này đã tạo điều kiện
giao lưu giữa các vùng khiến cho ngôn ngữ của PNN có sự trao đổi
lẫn nhau.
Kinh tế - văn hóa – xã hội: Kinh tế của PNN phát triển hơn PNT và
PNB. PNN với đặc trưng khí hậu đặc điểm tự nhiên thuận lợi,
nguồn nhân lực tài nguyên cũng như vốn đầu tư tròn nước và
ngoài nước luôn chiếm ưu thế đã tạo điều kiện hết sức thuận lợi
để vùng này phát triển kinh tế. Nhờ đó việc giao lưu buôn bán văn
hóa, thương mại diễn ra một cách dễ dàng và phát triển hơn. Nền
kinh tế giữa các vùng có sự trao đổi qua lại dẫn đến ngôn ngữ
giữa các vùng cũng có sự giao thoa, kết hợp.
Về địa lý: PNN có điều kiện địa lý thuận lợi hơn PNT và PNN, là
vùng có diện tích rộng lớn, địa hình thuận lợi trong việc giao lưu
văn hóa giữa các vùng miền. Địa hình PNN vô cùng rộng lớn và

khá bằng phẳng, có những đồng bằng trải dài trên các cao
nguyên bazan ở Tây Nguyên, có các tuyến đường bộ, thủy, đường
không dày đặc chính điều này làm cho các vùng miền ở PNN dễ
2


dàng giao lưu, trao đổi. Nên ngôn ngữ trong mỗi vùng miền PNN
có nhiều nét tương đồng hay nói cách khác là thuần nhất về ngôn
ngữ với nhau.
Xét điều kiện tự nhiên: Khí hậu PNN có nhiều điều kiện thuận
lợi, nằm trong vùng đặc trưng của khí hậu nhiệt đới gió mùa và
cận xích đạo, nên nhiệt độ, độ ẩm phong phú, ánh nắng dồi dào,
thời gian bức xạ dài, biên độ giữa ngày và đêm giữa các tháng
trong năm thấp và ôn hòa. Có hai mùa chủ yếu là mùa mưa và
mùa khô. Do khí hậu có tính chất hài hòa ít bão, không có mùa
lạnh nên ở đây có điều kiện phát triển kinh tế văn hóa. Điều này
cũng chi phối đến tính cách con người Nam Bộ.
Xét về yếu tố con người: Ở PNN con người rất vô tư, phóng
khoáng, mộc mạc, chân thành, quảng giao. Những điều đó khiến
con người nơi đây dễ dàng giao tiếp và trao đổi với nhau, tạo điều
kiện để ngôn ngữ có sự tiếp xúc, cọ xát và tiếp biến lẫn nhau để
tạo nên một thứ ngôn ngữ thống nhất trong toàn vùng.
Chương 2: Đặc trưng ngữ âm
2.1 Đặc điểm
Đặc điểm của phương ngữ Nam là nhẹ nhàng trầm ấm, ngọt
ngào thể hiện trong các đặc điểm của thanh điệu, phụ âm đầu,

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Phương pháp tiếp cận tác phẩm thơ tự do trong nhà trường thpt từ góc độ đặc trưng thể loại Luận văn Sư phạm 0
B Tìm hiểu phương pháp phân tích các thành phần chính, ứng dụng trích chọn các đặc trưng cho bài toán Luận văn Kinh tế 0
D Tìm hiểu phương pháp trích và sắp xếp các đặc trưng thể hiện quan điểm Công nghệ thông tin 0
H Vài nét về đặc trưng của con người phương Đông nói chung và người Việt Nam nói riêng Luận văn Kinh tế 0
D Khai thác dữ liệu chuỗi thời gian dựa vào rút trích đặc trưng bằng phương pháp điểm giữa và kỹ thuật Công nghệ thông tin 4
D Khai phá dữ liệu chuỗi thời gian dựa vào rút trích đặc trưng bằng phương pháp điểm giữa và kỹ thuật Công nghệ thông tin 3
R Chuỗi đặc trưng và ứng dụng trong tìm kiếm dữ liệu đa phương tiện Luận văn Sư phạm 0
N ghiên cứu các phương pháp trích chọn các thuộc tính đặc trưng để phát triển thuật toán hiệu quả nhằm Luận văn Sư phạm 0
A Màng bán dẫn ZnO, PbS chế tạo bằng phương pháp Sol - Gen và tráng gương cùng với các đặc trưng của n Luận văn Sư phạm 0
C Đặc trưng phương thức tuyển sinh đại học và sau đại học ở Hoa Kỳ Luận văn Sư phạm 2

Các chủ đề có liên quan khác

Top