Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
Mục lục
I. Mở đầu..………………………………………………… Trang 2
II. Nội dung:
1.Hình tượng rồng thời Lý……………………………… Trang 3
2.Hình tượng rồng thời Trần……………………………..Trang 6
3. Hình tượng rồng thời Lê………………………………Trang 7
4.Hình tượng rồng thời Trịnh – Nguyễn…....……………Trang 9
5. Hình tượng rồng thời Nguyễn…...…………………… Trang 9
III. Kết luận………………………………………………...Trang 11
I.LỜI MỞ ĐẦU
Hình tượng con rồng đã khá quen thuộc với mọi người nhất là người Việt Nam, nhưng chúng ta mới chỉ nghiên cứu và nhìn nhận hình tượng con rồng dưới góc độ điêu khắc, hội họa được sử dụng nhiều trong kiến trúc cung đình, đình chùa và trang phục vua chúa.việc xác định phong cách thể hiện qua các thời kì sẽ là một căn cứ để xác định niên đại công trình kiến trúc nào đó.Vậy nên em muốn tìm hiểu hình tượng con rồng dưới góc nhìn văn hóa.
Trước vần đề điêu khắc, mỹ thuật dân gian có hình tượng 4 con vật thiêng mà người Việt gọi là tứ linh: long, lân, quy, phượng. Trong số đó thì con rồng thường được chạm khắc và được sử dụng trong công trình kiến trúc nhiều nhất. Dưới góc độ văn hóa, con rồng là một con vật có vị trí đặc biệt trong văn hóa tín ngưỡng của dân tộc Việt Nam. Từ truyền thuyết cha rồng Lạc Long Quân lấy mẹ tiên Âu Cơ, với huyền sử Hùng Vương con của Lạc Long Quân và Âu Cơ. Hùng Vương đã dạy dân ta tục xăm mình hình rồng ở ngực bụng và hai đùi (thái long ) để không bị loài thủy quái xâm hại. Rồng tượng trưng cho thần linh mây, mưa, sấm chớp, hình tượng rồng còn xuất hiện trong văn hóa Đông Sơn, Âu Lạc với những hình trang trí chữ S và tục thờ cúng tứ pháp. Không chỉ vậy hình tượng con rồn từ lâu đã ăn sâu vào tiềm thức của người việt, Hà Nội thủ đô cả nước với tên gọi đầu tiên: Thăng Long (rồng bay), vùng đông bắc Việt Nam có địa danh Hạ Long (rồng hạ). Đồng bằng Nam Bộ phì nhiêu được làm nên bởi dòng sông mang tên Cửu Long (chín rồng).
Qua thời kì bắc thuộc dài đằng đẵng, con rồng Việt Nam xuất hiện rõ nét dưới thời Lý. Hình ảnh rồng bay lên Thăng Long tượng trưng cho khí thế vươn lên của dân tộc, được đem đặt cho đất đế đô. Rồng thời Lý tượng trưng cho mơ ước của cư dân trồng lúa nước nên luôn luôn được tạo trong khung cảnh của nước của mây mưa cuộn. Rồng thời Trần đã khác so với rồng thời Lý,nó không còn mang ý nghĩa mơ ước về nguồn nước nữa. Rồng thời Lê tượng trưng cho quyền uy phong kiến .Thời Trịnh nguyễn đã đua hình ảnh con rồng vào đời sống thường
ngày. Đến thời nhà Nguyễn con rồng trở lại vẻ uy nghi tượng trưng cho
sức mạnh thiêng liêng. Tuy nhiên rông thời Lý có nét văn hóa đặc sắc nhất và được biểu hiện rõ nhất về hình tượng con rồng. Hình tượng rồng cũng thay đổi qua các triều đại lịch sử vậy nên, hình tượng con rồng qua các triều đại: Lý, Trần, Lê, Trịnh- Nguyễn, Nguyễn sẽ có những nét riêng và đặc trưng văn hóa của từng thời kì cũng sẽ khác nhau.
Như vậy bài tiểu luận này sẽ giúp chúng ta hiểu thêm hơn về hình tượng con rồng trong các triều đại lịch sử phong kiến của dân tộc Việt Nam
II. NỘI DUNG
Con rồng là một hình tượng có vị trí đặc biệt trong văn hóa tín ngưỡng của dân tộc Việt Nam. Rồng tượng trưng cho quyền uy tuyệt đối của các đấng thiên tử( bệ rồng, mình rồng), là linh vật đứng vào hàng bậc nhất trong tứ linh “long, lân, quy, phụng”. Dân tộc ta có truyền thuyết về rồng từ rất sớm bởi nó gắn liền với mây, mưa với việc trồng lúa nước, với sự tích “con rồng cháu tiên”….Do vậy hình tượng con rồng đã sớm được định hình trong dân tộc, trong mỗi con người Viêt, và hình tượng ấy càng được biểu hiện rõ nét hơn qua các triều đại lịch sử phong kiến: Lý, Trần, Lê, Trịnh – Nguyễn, Nguyễn.
Hình tượng Rồng thời Lý:
Nhà vua Lý Thái Tổ, bắt đầu sự nghiệp chói sáng của mình trong tiến trình lịch sử của dân tộc bằng việc dời đô từ Hoa Lư(Ninh Bình) ra Đại La và đặt tên Quốc đô là Thăng Long. Đồng nghĩa với việc lấy rồng làm biểu tượng cho sức mạnh của vương triều và còn là sự thể hiện nội lực dồi dào, sức mạnh to lớn của toàn dân tộc trên con đường xây dựng và giữ đất nước độc lập tự chủ hùng cường, bình đẳng với các quốc gia lân bang. Vua Thái Tông cho mở hàng quán chen chúc sát tới đền rất huyên náo. Vua thấy đền cổ bèn sửa sang lại làm nơi thờ thần. Đến đêm, thần hiển linh nổi trận gió bắc rất to các nhà bên đều đổ hết, chỉ còn đền thờ. Vua mừng nói: “đó là thần Long Đỗ coi việc nhân gian”.
Đất nước Đại Việt phải thịnh vượng là trên hết. Cho nên không lấy làm ngạc nhiên khi đại bộ phận các di vật thời Lý rồng được dùng làm biểu tượng của vương triều, cho dù dưới bất cứ hình thức nào, sử dụng vào mục đích gì. Biểu tượng rồng hàm chứa tính tư tưởng triết lí sâu sắc, mở ra phía trước tầm nhìn mênh mông kì vĩ.
Vì thế khi đặt rồng nhà Lý - Rồng Đại Việt trong mối tương quan với các rồng của nhiều quốc gia, thì rồng Việt là hiện tượng cực kì độc đáo từ hình thức đến nội dung thể hiện. Sự độc đáo này không phải bỗng đâu mang đến mà thuộc về mạch nguồn trong vắt đầy sức sống của dân tộc có nền văn hóa bản địa không ngừng được tiếp nhận chắt lọc qua
lớp địa tầng của thời gian, không gian ngàn năm. Mạch nguồn đó đã nuôi dưỡng tâm hồn Việt phát triển phong phú hơn, trong sáng hơn, văn minh hơn để ta có quyền hãnh diện, tự hào mình vốn là con rồng cháu tiên vô cùng cao quý. Câu chuyện nguồn cuội của chúng ta mang đầy màu sắc huyền thoại còn cho chúng ta biết thêm nhiều điều lí thú.Tổ tiên ta vốn thông minh ngay từ cái thời khai sinh lập địa đã biết dúng phép “ tàng hình” mỗi khi xuống nước để lặn ngụp săn bắt hải sản là vẽ các hình hài kì lạ lên người để trị loài thủy quái hung giữ. Tuy chỉ là những đường nét thô sơ, rối rít chưa được tổ chức xếp đặt chặt chẽ, nhưng qua đó đã gợi lên sự tư duy trừu tượng về một loài vật không biết thực hư thế nào. Đến lúc con người phát triển về cả thể chất và trí tuệ cao hơn thì gọi những hình hài vẽ trên người đó là rồng .

Ở thời nhà Lý không ít các quốc gia vùng Á Đông cũng lấy rồng làm biểu tượng cho hoàng triều. Vậy mà trong thế giới rồng đa dạng đó, rồng nhà Lý –rồng Đại Việt xuất hiện trong ngôn ngữ tạo hình không chỉ có một mà có mặt khắp nơi trên lãnh thổ. Rồng được đặt trên nóc đình, chùa, cung điện. gắn ở đầu hồi nơi ngoại thất, trên cổng để tôn vinh như một cử chỉ tình cảm cao quý nhất. Rồng có mặt ở khắp nơi, vì thế mà người Việt chẳng giống ai làm nên nét vẽ bản địa truyền thống, hình ảnh con rồng trong dân gian được truyền đời đời, kiếp kiếp nhưng mong được thịnh vượng, sung sức cho người Việt để hun đúc tinh thần, ý chí.

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Re: [Free] Tiểu luận Hình tượng con rồng trong các triều đại phong kiến

bác chủ ơi, cho mình xin link bài này nhé. Thank ạ
 

daigai

Well-Known Member
Re: [Free] Hình tượng con rồng trong các triều đại phong kiến

Link mới update, mời bạn xem lại bài đầu
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top