luu_vuong2909

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
Nhận xét đánh giá.1
Lời nói đầu . .2
Phần 1 : Giới thiệu đề tài . .4
Phần 2 : Thiết kế phần cứng . .5
Chương 1 : Các mạch điện thành phần.5
1.1.Vi Điều Khiển 89C51.5
1. 1.1.Khái quát chung.6
1.1.2.Sơ đồ chân . .6
1. 2. Thiết bị phát sang hồng ngoại . . . .11
1.2.1. ánh sáng hồng ngoại .11
1.2.2. ứng dụng của ánh sáng hồng ngoại trong KT điện tử.13
1.2.3. Remote TV SONY . .13
1. 3.Thiết bị thu sóng hồng ngoại .20
1.3.1. Chức năng .20
1.3.2 Hình dạng thực tế và sơ đồ chân .21
1.4. PC 817 .22
1.5. ULN 2803.23
1.6. Rơle.23
1.6.1. Khỏi Niệm.23
1.6.2. Đặc Điểm. 24
1.7. Tụ điện. .28
1.7.1 Khỏi niệm.28
1.7.2 Cấu tạo.29
1.8. Điện trở.31
1.8.1. Khỏi niệm.31
1.8.2. Điện trở trong thực tế và trong cỏc mạch điện tử.31
1.9. LED ĐƠN.33
1.9.1 .Khỏi niệm.33
1.9.2. Hỡnh dạng.34
1.10. IRF540N.35
Chương 2 : Thiết kế mạch điện điều khiển từ xa . . .36
2.1.Sơ đồ khối . .36
2.2.Khối nguyờn lý . . 36
2.3. Sơ đồ mạch in . .39
Phần 3 : Xây dựng phần mền .40
3.1 Thuật toán thu và giải mã .40
3.2 Chương trình điều khiển từ xa . .43
Lời nói đầu
Thế kỷ 21 là kỷ nguyên huy hoàng của xã hội thông tin và điện tử. Là thời kỳ từng bước biến những ước mơ tưởng chừng như chỉ có trong thần thoại của loài người trong quá khứ trở thành sự thật. Và công lao không thể phủ nhận đó chính là sự đóng góp vô cùng to lớn của ngành điện tử . Ngành điện tử ngày càng đem lại những phép màu kỳ diệu cho cuộc sống của chúng ta , một cuộc sống tràn ngập trong công nghệ khoa học kỹ thuật hiện đại. Con người ngày càng được đáp ứng những nhu cầu vật chất và tinh thần một cách đầy quyền năng dưới sự phục vụ tận tình và tuyệt đối chung thành của các thiết bị điện tử . Đặc biệt là lĩnh vực kỹ thuật số, và đặc biệt hơn nữa là công nghệ vi mạch thông minh, công nghệ Vi Điều Khiển. Các thiết bị điện tử ngày càng tỏ ra thông minh hơn, biết làm hài lòng chủ nhân hơn. Cuộc sống giờ đây đã không thể đếm nổi các thiết bị điên tử hiện đại ở khắp mọi nơi

Trên thực tế đó, cũng như trên tinh thần yêu khoa học kỹ thuật và nhất là yêu điện tử, chúng tôi, những người sinh viên điện tử của trường ĐH Sư Phạm Kỹ Thuật Hưng Yên, cũng mang bên mình rất nhiều hoài bão và những ý tưởng mới mẻ. Được sự cho phép của thầy giáo hướng dẫn Thầy :Đoàn Văn Tuấn chỳng tui cũng đó đi đến và tỡm hiểu Đề Tài: Điều Khiển Động Cơ Một Chiều Từ Xa.
AT89C51 gồm 40 chân, trong đó 32 chân dành cho các cổng vào ra P0, P1, P2, P3, mỗi cổng 8 chân . Các chân còn lại được dành cho nguồnVcc, GND, các chân đầu vào và ra của bộ dao động XTAL1 và XTAL2, chân RST chân lệnh chốt địa chỉ ALE , chân cho phép truy cập bộ nhớ ngoài , cho phép cất chương trình .
- Chân số 40 là chân nguồn cung cấp +5V cho chíp
- Chân số 20 là GND.
- Chân 19 và 18 là XTAL1 và XTAL2 ,là đầu vào và ra của bộ dao động OSC trong chip . Bên trong 89C51 có một bộ dao động nhưng nó cần một khâu tạo tần số dao động chuẩn như thạch anh 11,0592 MHz .
- Chân số 9 là chân RESET , tích cực ở mức cao .Nếu đặt mức cao tới chân này thì bộ vi điều khiển sẽ trở về trạng thái mặc định ban đầu..
- Chân 31 là , họ 8051 như 8751, 98C51 hay DS5000 đều có ROM trên chíp lưu cất chương trình. Trong các trường hợp như vậy thì chân được nối tới VCC . Đối với các thành viên của họ như 8031 và 8032 mà không có ROM trên chíp thì mã chương trình được lưu cất ở trên bộ nhớ ROM ngoài và chúng được nạp cho 8031/32. Do vậy, đối với 8031 thì chân phải được nối đất để báo rằng mã chương trình được cất ở ngoài. có nghĩa là truy cập ngoài (External Access) và nó không được để hở.
- Chân 29 là (Program Store Enable), Đây là chân đầu ra cho phép cất chương trình
- Chân 30 là ALE , Chân cho phép chốt địa chỉ , ALE là chân đầu ra tích cực cao.
- Cổng P0 (từ chân 32 đến 39), Nó có thể được dùng như cổng đầu ra, để sử dụng các chân của cổng P0 vừa làm đầu ra, vừa làm đầu vào thì mỗi chân phải được nối tới một điện trở 10k lên +5V. Điều này là do một thực tế là cổng P0 là một máng mở khác với các cổng P1, P2 và P3. Khái niệm máng mở được sử dụng trong các chíp MOS về chừng mực nào đó nó giống như Cô-lec-tơ hở đối với các chíp TTL. Trong bất kỳ hệ thống nào sử dụng 8751, 89C51 hay DS5000 ta thường nối cổng P0 tới các điện trở kéo. Với những điện trở kéo ngoài được nối khi tái lập cổng P0 được cấu hình như một cổng đầu ra.
- Cổng P1 (từ chân 1 đến chân 8), nó có thể được sử dụng như đầu vào hay đầu ra. So với cổng P0 thì cổng này không cần đến điện trở kéo vì nó đã có các điện trở kéo bên trong. Để biến cổng P1 thành đầu vào thì nó phải được lập trình bằng cách ghi 1 đến tất cả các bit của nó.
- Cổng P2 (từ chân 21 đến 28). Nó có thể được sử dụng như đầu vào hay đầu ra giống như cổng P1 , Để tạo cổng P2 như đầu vào thì nó phải được lập trình bằng cách ghi các số 1 tới tất cả các chân của nó.
- Cổng P3 (từ chân 10 đến chân 17). Nó có thể được sử dụng như đầu vào hay đầu ra. Mặc dù cổng P3 được cấu hình như một cổng đầu ra khi tái lập, nhưng đây không phải là cách nó được ứng dụng phổ biến nhất. Cổng P3 có chức năng bổ sung là cung cấp một số tín hiệu quan trọng đặc biệt chẳng hạn như các ngắt.

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

daigai

Well-Known Member
Re: [Free] Điều khiển động cơ một chiều từ xa

Link mới update, mời bạn xem lại bài đầu
 
Các chủ đề có liên quan khác

Các chủ đề có liên quan khác

Top