Download miễn phí Báo cáo Bạch Công ty Cổ phần Dầu thực vật Tường An năm 2006



MỤC LỤC

PHẦN I: NHỮNG NGƯỜI CHỊU TRÁCH NHIỆM CHÍNH ĐỐI VỚI NỘI DUNG BẢN CÁO BẠCH 2
1. Tổ chức niêm yết: 2
2. Tổ chức tư vấn: 2
PHẦN II: CÁC KHÁI NIỆM 3
PHẦN III: TÌNH HÌNH VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA TỔ CHỨC NIÊM YẾT 4
1. Tóm tắt quá trình hình thành và phát triển 4
2. Cơ cấu tổ chức 8
3. Cơ cấu bộ máy quản lý Công ty. 10
4. Danh sách cổ đông nắm giữ từ 5% trở lên Vốn cổ phần của Công ty và Danh sách cổ đông sáng lập tại thời điểm 30/10/2006. 13
5. Danh sách Công ty mẹ và Công ty con của tổ chức niêm yết, những Công ty mà tổ chức niêm yết nắm giữ quyền kiểm soát hay cổ phần chi phối, những Công ty nắm quyền kiểm soát hay cổ phần chi phối đối với tổ chức niêm yết. 14
6. Hoạt động kinh doanh 15
7 .Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh trong hai năm gần nhất. 31
8. Vị thế của Công ty so với các doanh nghiệp khác trong cùng ngành. 32
9. Chính sách đối với người lao động. 33
10. Chính sách cổ tức. 35
11. Tình hình hoạt động tài chính. 35
12. Danh sách Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Ban giám đốc và những nhà điều hành 40
13. Tài sản 48
14. Kế hoạch lợi nhuận và cổ tức (trong 3 năm tới) 50
15. Đánh giá của tổ chức tư vấn về kế hoạch lợi nhuận và cổ tức. 50
16. Thông tin về những cam kết nhưng chưa thực hiện của tổ chức xin niêm yết. 51
17. Các thông tin, các tranh chấp kiện tụng liên quan đến Công ty mà có thể ảnh hưởng đến giá chứng khoán. 52
PHẦN IV: CHỨNG KHOÁN NIÊM YẾT 53
PHẦN V: CÁC ĐỐI TÁC LIÊN QUAN ĐẾN VIỆC NIÊM YẾT 55
1. Tổ chức tư vấn: CÔNG TY TNHH CHỨNG KHOÁN NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM (BSC). 55
2. Tổ chức kiểm toán: CÔNG TY DỊCH VỤ TƯ VẤN TÀI CHÍNH KẾ TOÁN VÀ KIỂM TOÁN – CHI NHÁNH TẠI TP.HCM (AASC) 55
PHẦN VI: CÁC NHÂN TỐ RỦI RO ẢNH HƯỞNG ĐẾN GIÁ CẢ CHỨNG KHOÁN PHÁT HÀNH 56
1. Rủi ro về kinh tế 56
2. Rủi ro về tỷ giá 56
3. Rủi ro về pháp luật 57
4. Rủi ro về lãi suất tiền gửi và cho vay 57
5. Rủi ro về tín dụng 58
6. Rủi ro khác 58
PHẦN VII: PHỤ LỤC 59
1. Phụ lục 1: Điều lệ Tổ chức và Hoạt động Công ty cổ phần Dầu thực vật Tường An 59
2. Phụ lục 2: Báo cáo tài chính đã được kiểm toán năm 2004 – 2005 59
3. Phụ lục 3: Báo cáo tài chính 9 tháng đầu năm 2006 59
4. Phụ lục 4: Hồ sơ liên quan đến khoản công nợ khó đòi 59

PHẦN III
TÌNH HÌNH VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA TỔ CHỨC NIÊM YẾT
1. Tóm tắt quá trình hình thành và phát triển
1.1 Lịch sử hình thành và phát triển
- Từ trước năm 1975 tiền thân của Tường An là cơ sở sản xuất nhỏ tên gọi Tường An Công ty do một người Hoa làm chủ. Sau ngày giải phóng 30/04/1975, cơ sở được Nhà nước tiếp quản và chuyển tên là Xí nghiệp Công quản dầu ăn Tường An Công ty.
• Giai đoạn đầu năm 1977 -1984: Tiếp quản và sản xuất theo chỉ tiêu kế hoạch
- Ngày 20/11/1977, Bộ Lương thực thực phẩm ra quyết định số 3008/LTTP –TC chuyển Xí nghiệp Công quản dầu ăn Tường An Công ty thành Xí nghiệp công nghiệp quốc doanh trực thuộc Công ty dầu thực vật Miền Nam, sản lượng sản xuất hàng năm theo chỉ tiêu kế hoạch.
• Giai đoạn 1985 -1990 được giao quyền chủ động sản xuất kinh doanh, xây dựng hoàn chỉnh Nhà máy và đầu tư mở rộng sản xuất.
- Tháng 07/1984 Nhà nước xóa bỏ bao cấp, giao quyền chủ động sản xuất kinh doanh cho các đơn vị. Nhà máy dầu Tường an là đơn vị thành viên của Liên hiệp các Xí nghiệp dầu thực vật Việt Nam, hạch toán độc lập, có tư cách pháp nhân, được chủ động hoạt động sản xuất kinh doanh.
- Trong giai đoạn này, sản phẩm sản xuất và tiêu thụ chủ yếu của Tường An là các sản phẩm truyền thống như Shortening, Margarine, Xà bông bánh. Đây là thời kỳ vàng son nhất của sản phẩm Shortening, thiết bị hoạt động hết công suất nhưng không đủ cung cấp cho các nhà máy sản xuất mì ăn liền. Dầu xuất khẩu, chủ yếu là dầu dừa lọc sấy chiếm tỷ lệ cao trên tổng sản lượng (32%). Việc nâng cao chất lượng sản phẩm và đa dạng hóa các mặt hàng luôn là vấn đề được quan tâm thường xuyên vì vậy sản phẩm Tường An trong giai đoạn này đã bắt đầu được ưa chuộng và có uy tín trên thị trường.
• Giai đoạn từ 1991 đến tháng 10/2004: đầu tư mở rộng sản xuất, nâng công suất thiết bị, xây dựng mạng lưới phân phối và chuẩn bị hội nhập.
a. Định hướng và phát triển sản phẩm chủ lực.
- Đầu thập niên 90 là thời kỳ đất nước thực hiện chính sách kinh tế mở cửa, hàng hóa xuất nhập khẩu dễ dàng và đa dạng. Một số sản phẩm dầu ngoại nhập bắt đầu xuất hiện tại thị trường Việt Nam, các cơ sở ép dầu địa phương được hình thành với qui mô nhỏ và vừa, các sản phẩm dầu ăn bước vào giai đoạn cạnh tranh mạnh mẽ hơn trong nền kinh tế thị trường.
- Với bối cảnh trên, năm 1991 các sản phẩm dầu đặc của Tường An bị cạnh tranh quyết liệt từ sản phẩm Shortening ngoại nhập. Trước tình hình đó, Tường An đã xác định lại phương án sản phẩm: vẫn duy trì mặt hàng Margarine và Shortening truyền thống để cung cấp cho những khách hàng cho nhu cầu sử dụng sản phẩm chất lượng cao mà hàng ngoại nhập không thay thế được, mặt khác tiếp tục đầu tư cải tiến mẫu mã bao bì kết hợp tuyên truyền hướng dẫn người tiêu dùng thay đổi thói quen sử dụng mỡ động vật để đẩy mạnh sản xuất dầu lỏng tinh luyện, mở rộng thị trường tiêu thụ trong nước.
- Dầu Cooking Tường An được đưa ra thị trường từ tháng 10/1991, Tường An là đơn vị đi đầu trong sản xuất dầu Cooking cho người tiêu dùng và cũng là đơn vị vận động tuyên truyền người dân dùng dầu thực vật thay thế mỡ động vật trong bữa ăn hàng ngày để phòng ngừa bệnh tim mạch. Sản lượng tiêu thụ dầu Cooking tăng lên nhanh chóng, được người tiêu dùng ưa chuộng và trở thành sản phẩm chủ lực của Tường An.

b. Đầu tư phát triển:
- Trong xu thế hội nhập kinh tế khu vực và thế giới, Tường An đã liên tục đổi mới trang thiết bị cũng như công nghệ sản xuất, thiết lập dây chuyền sản xuất khép kín từ khâu khai thác dầu thô đến khâu đóng gói bao bì thành phẩm.
- Hàng loạt các dự án đầu tư nâng cấp, mở rộng sản xuất của Tường An nhằm đổi mới công nghệ, nâng cao năng lực và quy mô sản xuất, đa dạng hóa và nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành để phục vụ tiêu dùng trong nước, đáp ứng nhu cầu xuất khẩu:
- Năm 1991 đưa vào hoạt động thiết bị Hydro hóa sản xuất Shortening và Margarine.
- Năm 1994 đầu tư máy thổi chai PET của Nhật, Tường An là một trong những đơn vị sản xuất đầu tiên ở Việt Nam có dây chuyền thổi chai PET góp phần đưa sản xuất dầu chai các loại phát triển.
- Năm 1997 lắp đặt dây chuyền chiết dầu chai tự động của Cộng hoà Liên bang Đức công suất 5,000 chai 1 lít/giờ. Đây là dây chuyền chiết rót chai tự động đầu tiên ở Việt Nam, giúp Tường An tiết kiệm chi phí sản xuất, tăng năng suất lao động để phục vụ kịp thời nhu cầu tăng nhanh của thị trường.
- Năm 1998 mặt bằng được mở rộng thêm 5,700 m² nâng tổng diện tích Tường An lên 22,000 m², xây trạm biến thế điện 1,000 KVA, lắp đặt thêm 4,300 m³ bồn chứa.
- Năm 2000 lắp đặt dây chuyền thiết bị tinh luyện dầu tự động công suất 150 tấn/ngày công nghệ Châu Âu, góp phần nâng tổng công suất Tường An lên 240 tấn/ngày.
- Năm 2002 thiết bị hoạt động hết công suất, Tường An đã mua lại Công ty dầu thực vật Nghệ An công suất 30 tấn/ngày thành phân xưởng sản xuất của Tường An. Phân xưởng này sau đó đã được đầu tư cải tạo nâng công suất lên 60 tấn/ngày, là Nhà máy dầu Vinh của Tường An hiện nay.
- Năm 2004 bắt đầu dự án xây dựng Nhà máy dầu Phú Mỹ công suất 600 tấn/ngày tại Khu Công nghiệp Phú Mỹ I, Bà Rịa Vũng Tàu với tổng giá trị đầu tư hơn 330 tỷ đồng.

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

daigai

Well-Known Member
Re: [Free] Báo cáo Bạch Công ty Cổ phần Dầu thực vật Tường An năm 2006

Link mới update, mời bạn xem lại bài đầu
 
Các chủ đề có liên quan khác

Các chủ đề có liên quan khác

Top