nusinh_hue89vn

New Member
Download miễn phí Đề tài Tình hình thất nghiệp ở Việt Nam và sự cần thiết phải Bảo hiểm thất nghiệp



MỤC LỤC
Trang
Lời mở đầu 4
I. Giới thiệu chung về thất nghiệp: 5
1. Các khái niệm: 5
1.1. Lao động: 5
1.2. Việc làm: 6
1.3. Thất nghiệp: 6
2. Phân loại thất nghiệp: 7
2.1. Căn cứ vào tính chất thất nghiệp: 7
2.2. Căn cứ vào ý chí người lao động: 8
2.3. Căn cứ vào mức độ thất nghiệp: 8
3. Nguyên nhân và hậu quả của thất nghiệp: 9
3.1. Nguyên nhân: 9
3.2. Hậu quả: 10
4. Chính sách và biện pháp khắc phục tình trạng thất nghiệp: 11
4.1. Chính sách dân số: 11
4.2. Ngăn cản di cư từ nông thôn ra thành thị: 11
4.3. Áp dụng các công nghệ thích hợp: 12
4.4. Giảm độ tuổi nghỉ hưu: 12
4.5. Chính phủ tăng cường đầu tư cho nền kinh tế: 12
4.6. Trợ cấp thôi việc, mất việc làm: 13
4.7. Trợ cấp thất nghiệp: 13
4.8. Bảo hiểm thất nghiệp: 13
II. Tình hình thất nghiệp ở Việt Nam và sự cần thiết phải Bảo hiểm thất nghiệp: 14
1. Tình hình thất nghiệp ở Việt Nam trong những năm vừa qua: 14
2. Sự cần thiết phải Bảo hiểm thất nghiệp ở Việt Nam: 15
III. Bảo thất nghiệp ở Việt Nam: 17
1. Đối tượng và phạm vi áp dụng Bảo hiểm thất nghiệp: 17
1.1. Đối tượng của Bảo hiểm thất nghiệp: 17
1.2. Đối tượng tham gia Bảo hiểm thất nghiệp: 18
2. Điều kiện hưởng Bảo hiểm thất nghiệp: 19
3. Quỹ bảo hiểm thất nghiệp: 20
3.1. Nguồn hình thành quỹ bảo hiểm thất nghiệp: 20
3.2. Quản lý và sử dụng quỹ Bảo hiểm thất nghiệp: 22
3.2.1. Quản lý quỹ Bảo hiểm thất nghiệp: 22
3.2.2. Sử dụng các quỹ Bảo hiểm thất nghiệp: 22
4. Mức trợ cấp và thời gian hưởng trợ cấp Bảo hiểm thất nghiệp: 23
4.1. Mức trợ cấp Bảo hiểm thất nghiệp: 23
4.2. Thời gian hưởng trợ cấp Bảo hiểm thất nghiệp: 24
5. Các trường hợp tạm dừng hay chấm dứt hưởng Bảo hiểm thất nghiệp: 25
5.1. Tạm dừng hưởng trợ cấp thất nghiệp: 25
5.2. Chấm dứt trợ cấp thất nghiệp: 25
IV. Định hướng và giải pháp triển khai thực hiện Bảo hiểm thất nghiệp ở Việt Nam trong tương lai: 27
1. Hình thức triển khai thực hiện Bảo hiểm thất nghiệp: 27
2. Định hướng triển khai thực hiện: 28
2.1. Về tổ chức 28
2.2. Về quản lý quỹ Bảo hiểm thất nghiệp: 29
2.3.Về quản lý Nhà nước về Bảo hiểm thất nghiệp: 30
3. Giải pháp: 31
Kết luận 34
Tài liệu tham khảo 35
2.2. Căn cứ vào ý chí người lao động
Có thể phân ra làm hai loại thất nghiệp
Thất nghiệp tự nguyện: Là hiện tượng người lao động từ chối một công việc nào đó do mức lương được trả không thoả đáng hay do không phù hợp với trình độ chuyên môn mặc dù họ vẫn có nhu cầu làm việc.
Thất nghiệp không tự nguyện: Là hiện tượng người lao động có khả năng lao động, trong độ tuổi lao động có nhu cầu làm việc và chấp nhận mức lương được trả nhưng người sử dụng lao động không chấp nhận hay không có người sử dụng nên thất nghiệp.
2.3. Căn cứ vào mức độ thất nghiệp
Có thể chia ra làm thất nghiệp toàn phần và thất nghiệp bán phần.
Thất nghiệp toàn phần: Có nghĩa là người lao động hoàn toàn không có việc làm hay thời gian làm việc thực tế một tuần dưới tám giờ và họ vẫn có nhu cầu làm việc thêm.
Thất nghiệp bán phần: Có nghĩa là người lao động vẫn có việc làm nhưng khối lượng công việc ít hay thời gian lao động thực tế chỉ đạt ba đến bốn giờ trong một ngày.
Mỗi loại thất nghiệp có những tác động đến nền kinh tế một cách khác nhau và những quan tâm giải quyết theo các cách khác nhau.

3. Nguyên nhân và hậu quả của thất nghiệp
3.1. Nguyên nhân
Trong nền kinh tế thị trường có rất nhiều nguyên nhân gây ra thất nghiệp và kèm theo nhiều tác động xấu đến sự phát triển kinh tế xã hội và sự ổn định của đất nước. Dưới đây là một số nguyên nhân chính:
- Chu kì kinh doanh có thể mở rộng hay thu hẹp do sự điều tiết của thị trường. Khi mở rộng thi thu hút thêm lao động làm cho cung cầu trên thị trường co giãn, thay đổi phát sinh hiện tượng thất nghiệp.
- Do sự tiến bộ của khoa học công nghệ đặc biệt là sự tự động hoá quá trình sản xuất diễn ra nhanh chóng nên trong một chừng mực nhất định máy móc đã thay thế con người. Với mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận các nhà sản xuất luôn tìm cách mở rộng sản xuất, đổi mới công nghệ, đưa ra những dây chuyền tự động hoá vào quá trình sản xuất nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm để cạnh tranh. Một cỗ máy, một dây chuyền sản xuất tự động hoá có thể thay thế hàng chục, thậm chí hàng trăm công nhân. Số công nhân bị máy móc thay thế lại tiếp tục bổ sung vào đội quân thất nghiệp.
- Sự gia tăng dân số và nguồn lao động cùng với quá trình quốc tế hoá và toàn cầu hoá nên kinh tế cũng có nhiều mặt tác động tiêu cực đến thị trường lao động làm một bộ phận người lao động bị thất nghiệp. Nguyên nhân này chủ yếu diễn ra ở các nước đang phát triển. Ở những nước này, dân số và nguồn lao động thường tăng nhanh, để hội nhập với nền kinh tế thế giới một cách nhanh chóng họ phải tiến hành cơ cấu lại nền kinh tế, đổi mới và sắp xếp lại các doanh nghiệp. Những doanh nghiệp làm ăn thua nỗ phải giải thể hay phá sản. Số doanh nghiệp còn lại phải nhanh chóng đầu tư theo chiều sâu, đổi mới thiết bị công nghệ và sử dụng lao động ít lao động dần dẫn đến lao động dư thừa.
- Do người lao động không ưa thích công việc đang làm hay địa điểm làm việc họ phải đi tìm công việc mới, địa điểm mới.
Những nguyên nhân trên đây làm cho tình trạng thất nghiệp luôn tồn tại. Thất nghiệp ở các nước chỉ khác nhau về mức độ, không có trường hợp nào tỉ lệ thất nghiệp bằng không.
3.2. Hậu quả
Từ những nguyên nhân đã đưa ra ở trên, người ta nhận thấy rằng thất nghiệp không những ảnh hưởng trực tiếp đến người lao động và gia đình họ mà còn tác động mạnh mẽ đến tất cả các vấn đề kinh tế, chính trị - xã hội của mỗi quốc gia.
Đối với nền kinh tế: Thất nghiệp là một sự lãng phí nguồn nhân lực xã hội, là một trong những nguyên nhân cơ bản làm cho nền kinh tế bị đình đốn, chậm phát triển, làm khả năng sản xuất thực tế kém hơn tiềm năng, nghĩa là tăng thu nhập quốc gia (GNI) thực tế thấp hơn (GNI) tiềm năng. Nếu tình trạng thất nghiệp gia tăng sẽ kéo theo sự gia tăng của lạm phát, từ đó làm cho nền kinh tế bị suy thoái, khả năng phục hồi chậm. Đối với người thất nghiệp, thu nhập bị mất đi dẫn đến đời sống khó khăn.
Đối với xã hội: Thất nghiệp đã làm cho người lao động hoang mang buồn chán và thất vọng, tinh thần luôn bị căng thẳng và dẫn tới khủng hoảng lòng tin. Về khía cạnh xã hội, thất nghiệp là một trong những nguyên nhân gây nên những hiện tượng tiêu cực, đẩy người thất nghiệp đến chỗ bất chấp kỷ cương, luật pháp và đạo đức để tìm kế sinh nhai như: Trộm cắp, cờ bạc, mại dâm, tiêm chích ma tuý....

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

Các chủ đề có liên quan khác

Top