Download miễn phí Đồ án Tốt nghiệp thang máy 5 tầng (viết bằng PLC)

CHƯƠNG 1: LÝ THUYẾT ĐIỀU KHIỂN THANG MÁY

1.1.GIỚI THIỆU HỆ THỐNG ĐIỀU KHIỂN THANG MÁY.

Xử lý các tín hiệu nhập váo các nút nhấn ,các công tác hành trình,tín hiệu. Hệ thống điều khiển thang máy là hệ thống cho phép hiệu cảm biến tia hồng ngoại ,từ đó xuất ra các tín hiệu để điều khiển các motor kéo thang máy lên xuống ,motor đóng cửa hay các van điện từ điều khiển hệ thống khí nén thay cho các motor.

sơ đồ kết cấu của hệ thống điều khiển thang máy bao gồm :

- Thiết bị tạo ra tín hiệu điều khiển :giao tiếp với người sử dụng .
- Thiết bị xử lý tín hiệu điều khiển :nhận tín hiệu điều khiển và xử lý theo trình tự lôgic được lập trình sẵn .
- Thiết bị thừa hành lệnh điều khiển.

Nhiệm vụ cơ bản của hệ thống điều khiển thang máy:

- Nhận tín hiệu lệnh điều khiển .
- Xử lý tín hiệu điều khiển.
- Phát tín hiệu điều khiển đến thiết bị thừa hành.

1.1.1.Một số vấn đề trong điều khiển thang máy:

Điều khiển thang máy thường gặp một số khó khăn trong việc xử lý tín hiệu. Đó là do các tín hiệu điều khiển thường không tuân theo một quy tắc nào, vì vậy việc xử lý cần đảo bảo rằng đã nhận được đầy đủ các tín hiệu điều khiển. Thứ hai là do bộ phận phát tín hiệu để điều khiển bộ phận thừa hành có công suất rất thấp, trong khi bộ phận thừa hành thì đó công suất cao. Do đó cần thiết kế được mạch khuếch đại tín hiệu điều khiển

1.1.2. Về kết cấu hệ thống

Một số thang máy hoạt động tốt cần đảo bảo các yêu cầu sau:
- Tốc độ đọc bàn phím nhấn nhanh
- Thiết bị phải an toàn tin cậy
- Kết cấu phải đơn giản


1.2. SƠ LƯỢC VỀ CẤU TẠO CỦA THANG MÁY

Thang máy là loại máy nâng, dùng để chuyên chở người hay hàng hoá. Thang máy thường được sử dụng ở các toà nhà cao tầng, thường từ 4 tầng trở lên. Đặc điểm của nó là làm việc theo chu kì gián đoạn với những tải trọng khác nhau tuỳ theo yêu cầu sử dụng.
Chuyển động của thang máy là phương thẳng đứng hay nghiêng 150 so với phương thẳng đứng nhờ dây dẫn hướng trong nhà hay các tầng hầm được xây kính xung quanh. Ở mỗi tầng có bố trí công tắc gọi tầng và cử ra vào.

Yều cầu làm việc của thang máy là phải an toàn, chế độ làm việc ổn định, độ tin cậy cao, tiện lợi cho người sử dụng, thuận lợi cho việ lắp đặt, sửa chữa, bảo trì…

1.2.1Phân loại thang máy:

Có nhiều cách để phân loại thang máy: Tuỳ theo mục đích sử dụng, theo kết cấu truyền động, tốc độ làm việc, theo tải trọng…Chúng ta có thể phân loại như sau:

1.2.1.1.Phân loại theo công dụng :

- Thang máy hành khách: dùng để vận chuyển người lên xuống các tầng trong các toà nhà cao tầng. Tải trọng khoảng 70kg-150kg tương ứng với hành khách từ 1-20 người. Loại thang máy này cũng được dùng để vận chuyển hàng hoá nếu tải trọng không vượt quá giá trị cho phép
- Thang máy chở hàng: chủ yếu dùng để vận chuyển hàng hoá, thiết bị ngoài ra loại thang máy này cũng có thể dùng để chở người…
- Thang máy chuyên dùng: đây là loại thang máy phục vụ cho công việc riêng biệt như:bệnh viện , cứu hoả, cấp cứu,…

Động cơ: Thang máy có thể sử dụng động cơ ba pha hay một pha để làm việc

Hệ thống treo cabin: chạy dọc suốt chiều cao công trình và được che chắn bởi kết cấu chịu lực (gạch, bê tông, kết cấu thép hay lưới che). Là nơi để gắn động cơ,dẫn hướng cho cabin và đối trọng
Cơ cấu dẫn động: hướng dẫn cho cáp đi

1.2.1.2.Phân loại theo tốc độ chuyển động

- Thang máy chạy chậm : V=0.5-0,75m/s
- Thang máy có vận tốc trung bình: V=0,75-1,5m/s
- Thang máy có vận tốc nhanh: V= 1,5-3m/s
- Thang máy có vận tốc cao: V= 3-5m/s


1.2.1.3.Phân loại theo tải trọng

- Thang máy loại nhỏ: Q<160kg
- Thang máy trung bình: Q= 500kg đ ến 2000kg
- Thang máy loại lớn : Q>2000kg
Để đảm bảo an toàn cho người và tránh những cảm giác khó chịu về độ giật và độ hẩng quá mạnh, điều kiện an toàn cũng như tốc độ di chuyển của buồng thang máy không được vượt quá 5m/s. Khi thiết kế các hệ thống điều khiển thang máy chúng ta cần chú ý đến những yêu cầu trên


1.3. CẤU TẠO CHUNG CỦA THANG MÁY:

1.3.1.Các thành phần chính của thang máy:

Thang máy cho dù có nhiều kiểu, nhiều dạng khác nhau nhưng nhìn chung chúng điều có các bộ phận sau:

- Cabin: Là thiết bị để vận chuyển người hay hàng hoá,vật tư..

- Đối trọng: Là bộ phận giữ vai trò thăng bằng với cabin,di chuyển,truyền lực để cabin và đối trọng hoạt động.

- Cáp nâng: Là thiết bị truyền lực từ động cơ đến cabin và đối trọng

- Hệ thống thanh dẫn hướng: Là nơi cabin và đối trọng di chuyển dọc theo phương thẳng đứng.

- Hệ thống phanh an toàn: Đây chính là thiết bị đảm bảo an toàn cho hanh khách hay hàng hoá trong quá trình xảy ra sự cố như đứt cáp, động cơ chạy quá tốc độ…

- Mạch động lực,mạch điều khiển, mạch chiếu sáng :Có vai trò quan trọng trong hệ thống điều khiển thang máy.Chúng là trung tâm hệ thống,ngoài ra chúng còn cung cấp những tiện ích cho người sử dụng.

Mỗi bộ phận thiết bị điều có chức năng riêng biệt nhưng chúng có chung mối liên hệ mật thiết góp phần tạo nên một hệ thống hoàn chỉnh về chức năng cũng như tiêu chuẩn kĩ thuật.

Các thiết bị thang máy gồm:

1. động cơ điện;
2. Puli;
3. Cáp treo;
4. Bộ phận hạn chế tốc độ;
5. Buồng thang;
6. Thanh dẫn hướng;
7. Hệ thống đối trọng;
8. Trụ cố định;
9. Puli dẫn hướng;
10. Cáp liên động;
11. Cáp cấp điện;
12. Động cơ đóng, mở cửa buồng thang

Hình 1.1.Dáng tổng thể của thang máy

1.3.2.Các tín hiệu điều khiển và hiển thị:
1.3.2.1Các tín hiệu hiển thị:
-Dùng hệ thống led 7 đoạn để hiển thị vị trí cabin.Khi cabin ở tầng nào thì led sẽ hiển thị vị trí tương ứng của tầng đó.
1.3.2.2Các tín hiệu điều khiển:

-Thang máy được điều khiển ở hai cấp độ:tự động và bằng tay.
 ở chế độ tự động :
- Ở mỗi tầng có một nút nhấn : yêu cầu gọi tầng.
- Ở dưới bảng điều khiển có hai nút nhấn đóng, mở cửa cưỡng bức.
Ở chế độ bằng tay:
Ở bảng điều khiển chế độ bằng tay có:
- Năm nút nhấn điều khiển tương ứng với các yêu cầu gọi tầng:0,1,2,3,4
- Hai nhấn đóng mở cửa cưỡng bức.

1.3.3.Thông số cơ bản của thang máy:

Đây chính là thông số cần thiết đặc trưng cho mỗi loại thang máy ,chính những thông số này quyết định toàn bộ quá trình hoạt động của thang máy cũng như kết cấu chung.các thông số này còn là cơ sở để cho các nhà đầu tư lựa chọn thang máy phù hợp với yêu cầu và mục đích sử dụng.

- Tải trọng nâng :Là loại tải trọng lớn nhất theo tính toán cho phép thang máy vận chuyển được , ở đây không kể trọng lượng của cabin.
- khả năng chứa của cabin:chính là lượng người mà theo tính toán cabin chứa được.
- Diện tích sàn cabin:Là diện tích sàn tính trong lòng cabin.Diện tích này tính theo tải trọng nâng và khả năng chứa của cabin.
- Tốc độ danh nghĩa: Là tốc độ di chuyển của cabin theo tính toán và ghi trong lý lịch máy
- Tốc độ làm việc :Là tốc độ chuyển động thực tế của cabin.
- Chiều cao của thang máy: Là khoảng cách theo phương thăng đứng của thang máy.Giữa tầng dưới cùng và tầng trên cùng của toà nhà.
- Độ dừng chính xác : Là khoảng cách theo phương thẳng đứng giữa mặt sàn của cabin và mặt sàn tầng nhà khi dừng thang máy.

1.3.4.Tính chọn công suất truyền động thang máy:

Để chọn công suất truyền động thang máy cần có điều kiện và các thông số sau:

sơ đồ động học của thang máy.
 Tốc độ và gia tốc cực đại cho phép

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:


xem thêm
Ứng dụng PLC S7-300 điều khiển thang máy 5 tầng hoạt động tự động + bản vẽ
 

bk20081197

New Member
Re: Tốt nghiệp thang máy 5 tầng (viết bằng PLC)

Cho mình xin link của đúng tài liêu trên bài viết này với . Thanks
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top