daigai

Well-Known Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
M
Ở ĐẦU
1. Tính cấp thiết và ý nghĩa của đề tài
Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức thương mại thế
giới (WTO). Việc gia nhập WTO sẽ mang lại rất nhiều thuận lợi và cơ hội cho các ngân
hàng thương mại (NHTM) Việt Nam nhưng đồng thời cũng mang đến không ít khó khăn và
thách thức đòi hỏi các NHTM Việt Nam có những cải tổ lớn lao nhằm duy trì và phát triển
trong môi trường kinh doanh cạnh tranh gay gắt.
Cạnh tranh trong ngành ngân hàng ở Việt Nam diễn ra cũng không kém phần khốc
liệt. Trên cả nước hiện nay, các ngân hàng cũng vào cuộc với không khí vô cùng sôi nổi.
Các ngân hàng đang tranh đua với nhau từng giờ, từng phút bằng việc tung ra những loại
sản phẩm dịch vụ mới, hạ thấp lãi suất cho vay, cải tiến quy trình, ứng dụng công nghệ ngân
hàng hiện đại…
Năm 2012, các ngân hàng nước ngoài được phát triển tự do hơn trên mảng tài chính
ngân hàng khi Việt Nam tháo bỏ các rào cản. Từ trước đến nay, thu nhập từ hoạt động tín
dụng là nguồn thu chủ yếu của các NHTM đặc biệt là tín dụng trung và dài hạn, tín dụng bất
động sản... Nhưng hoạt động tín dụng tiềm ẩn nhiều rủi ro và Ngân hàng Nhà nước (NHNN)
kiên quyết chốt mức tăng trưởng tối đa thì các NHTM buộc phải tăng thu từ các hoạt động
phi tín dụng. Song đây không phải là kênh làm tăng nguồn thu dễ dàng cho các NHTM
trong giai đoạn hiện nay.
Một trong các nội dung cơ cấu lại hoạt động tài chính các tổ chức tín dụng trong đề
án “Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng giai đoạn 2011-2015” được Thủ tướng Chính
phủ phệ duyệt theo Quyết định số 254/QĐ-TTg ngày 01/03/2012 là: Từng bước chuyển dịch
mô hình kinh doanh của các NHTM theo hướng giảm bớt sự phụ thuộc vào hoạt động tín
dụng và tăng thu nhập từ hoạt động dịch vụ phi tín dụng.
Phát triển dịch vụ phi tín dụng có nhiều ý nghĩa về mặt kinh tế xã hội như giúp cho
việc thanh toán, thu chi tiền tệ trở nên an toàn, chính xác và nhanh chóng; hạn chế được các
hành vi tham nhũng, buôn bán bất hợp pháp... Bên cạnh đó, các sản phẩm phi tín dụng mang
lại nguồn thu ổn định, an toàn hơn cho các NHTM mặc dù các NHTM phải cạnh tranh gay
gắt trong môi trường khốc liệt. Do đó, các NHTM Việt Nam phải chuẩn bị những bước đi
phù hợp trong thời gian sắp tới để có thể tiếp tục tồn tại và phát triển vững chắc khi vòng
bảo bộ cho các NHTM trong nước ngày càng phải nới lỏng đến không còn. Bên cạnh đó,
việc phát triển dịch vụ phi tín dụng còn mang nhiều ý nghĩa kinh tế xã hội như quá trình tích
tụ vốn hiệu quả hơn; các giao dịch tiền tệ diễn ra an toàn, chính xác và tiện dụng hơn; các
thu nhập bất hợp pháp được kiểm soát chặt chẽ hơn…
Xuất phát từ cách tiếp cận trên, với mong muốn góp phần tham gia vào việc phát
triển dịch vụ phi tín dụng của NHTM Việt Nam, tác giả chọn nội dung: “Phát triển dịch vụ
phi tín dụng tại các ngân hàng thương mại Việt Nam” làm đề tài luận án nghiên cứu sinh
kinh tế tài chính, ngân hàng. Hy vọng đề tài sẽ có những đóng góp vào sự phát triển dịch vụ
ngân hàng của các NHTM Việt Nam trong thời gian tới.
2. Tổng quan về công trình nghiên cứu:
Tại Việt Nam, theo thống kê của tác giả, hiện chưa có luận án nào nghiên cứu về phát
triển dịch vụ phi tín dụng tại các NHTM Việt Nam.
Trong thời gian qua, cũng có nhiều công trình khoa học, nhiều bài báo nghiên cứu về
dịch vụ phi tín dụng. Tuy nhiên các đề tài này đứng ở nhiều khía cạnh, góc độ và thời gian
khác nhau. Do đó, đề tài không trùng lắp hoàn toàn với các đề tài nghiên cứu trước đó.
Đặc biệt, điểm mới của đề tài là tác giả sử dụng kết hợp hai phương pháp nghiên cứu
gồm phương pháp định tính (nghiên cứu phát triển dịch vụ phi tín dụng về quy mô) và
phương pháp định lượng (nghiên cứu phát triển dịch vụ phi tín dụng về chất lượng). Trong phần nghiên cứu định tính, tác giả tiến hành khảo sát và phân tích số liệu tại
38/40 NHTM Việt Nam. Điểm mới trong phần nghiên cứu phát triển dịch vụ phi tín dụng
của các NHTM Việt Nam về quy mô là tác giả tiến hành phân bổ chi phí hoạt động chung
vào từng loại hình hoạt động (loại hình tín dụng, loại hình phi tín dụng và loại hình dịch vụ
khác) và chuyển chi phí trích lập dự phòng rủi ro tín dụng vào chi phí hoạt động tín dụng.
Từ đó, tác giả tính toán mức độ đóng góp của từng loại hình dịch vụ vào lợi nhuận trước
thuế để thấy hiệu quả thực sự của việc phát triển dịch vụ phi tín dụng.
Trong phần nghiên cứu định lượng, tác giả tiến hành khảo sát các khách hàng sử
dụng dịch vụ phi tín dụng tại một số NHTM Việt Nam và ứng dụng phần mềm SPSS để xác
định các thành phần chất lượng tác động đến sự hài lòng của khách hàng.
3. Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu sự phát triển dịch vụ phi tín dụng trên hai khía cạnh quy mô và chất
lượng để thấy được ưu điểm và hạn chế trong việc phát triển dịch vụ phi tín dụng của các
NHTM Việt Nam. Trên cơ sở đó, luận án đề ra các giải pháp phát triển dịch vụ phi tín dụng
của các NHTM Việt Nam.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
Đối tượng: Dịch vụ phi tín dụng của các NHTM Việt Nam.
Phạm vi nghiên cứu: Các dịch vụ phi tín dụng của các NHTM Việt Nam.
5. Phương pháp nghiên cứu
Luận án dựa trên phương pháp điều tra thống kê, phương pháp phân tích, so sánh,
quy nạp, tổng hợp, logic, duy vật biện chứng, so sánh giữa lý thuyết và thực tế, kết hợp
nghiên cứu định tính và định lượng cùng tham khảo các tài liệu để thực hiện nghiên cứu.
Nghiên cứu điều tra thực tế được thực hiện thông qua hai bước: nghiên cứu sơ bộ và
nghiên cứu chính thức. Nghiên cứu sơ bộ được thực hiện bằng phương pháp định tính thông
qua lấy ý kiến chuyên gia dùng để điều chỉnh và bổ sung thang đo chất lượng dịch vụ phi tín
dụng và tác động của nó đến sự hài lòng của khách hàng. Nghiên cứu chính thức được thực
hiện bằng phương pháp nghiên cứu định lượng thông qua bảng câu hỏi phỏng vấn trực tiếp
và phỏng vấn thông qua mạng Internet.
6. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục các từ viết tắt, danh mục các bảng biểu, danh
mục tài liệu tham khảo… nội dung của luận án gồm 03 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về dịch vụ phi tín dụng tại các ngân hàng thương mại
Chương 2: Thực trạng phát triển dịch vụ phi tín dụng tại các ngân hàng thương mại
Việt Nam
Chương 3: Giải pháp phát triển dịch vụ phi tín dụng tại các ngân hàng thương mại
Việt Nam
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DỊCH VỤ PHI TÍN DỤNG TẠI CÁC NGÂN
HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1. TỔNG QUAN VỀ DỊCH VỤ NGÂN HÀNG
1.1.1. Khái niệm dịch vụ ngân hàng
Dịch vụ ngân hàng là các nghiệp vụ ngân hàng cung cấp cho khách hàng những tiện
ích theo nhu cầu của khách hàng như nhận tiền gửi, cho vay, thanh toán, các dịch vụ về
ngoại hối, bảo lănh, tư vấn…
1.1.2. Đặc điểm của sản phẩm dịch vụ ngân hàng

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

Các chủ đề có liên quan khác

Top