tophuong

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối

Trang 62
TÓM TẮT: Ở Việt Nam, việc nuôi hươu để lấy nhung làm thuốc bổ đã phổ biến ở nhiều nơi. Tuy
nhiên, việc đánh giá chất lượng của các loại nhung này thông qua thành phần hóa học của chúng chưa
được quan tâm đúng mức. Vì vậy, chúng tui tiến hành đề tài tách chiết protein và xác định thành phần
hóa học trong nhung hươu sao (Cervus nippon sp.) được nuôi tại Việt Nam, thu được kết quả như sau:
Hàm lượng các chất khoáng vi lượng như Fe, Zn, Pb rất thấp. Hàm lượng tro, các chất khoáng đa
lượng (như Ca, P) và collagen tăng dần từ phần đầu đến phần gốc của nhung hươu. Ngược lại, hàm
lượng đường hòa tan tổng số, đường khử, lipid, protein và glucosamin giảm dần từ phần đầu đến phần
gốc. Kết quả chạy HPLC cho thấy nhung hươu chứa 13 axit amin. Chúng tui cũng đã phát hiện được
các phân đoạn protein có trọng lượng phân tử thấp (≤ 10 kDa), là thành phần được xem là có hoạt tính
sinh học.
Từ khóa: nhung hươu, hợp chất có hoạt tính sinh học.
1.GIỚI THIỆU
Từ lâu, nhung hươu đã được xem như một
loại thuốc bổ quý và được sử dụng nhiều trong
y học cổ truyền phương Đông. Người ta cho
rằng nhung hươu có thể tăng thêm sức mạnh
của thân thể và cơ bắp, giảm bớt những triệu
chứng của bệnh thấp khớp, cải thiện trí nhớ,
tăng khả năng miễn dịch, tăng sức chịu đựng,
chữa những vết loét, gãy xương, ảnh hưởng tốt
đến huyết áp; cải thiện chứng thiếu máu, những
thương tổn cột sống từ tai nạn xe cộ, cải thiện
nghị lực, loãng xương và hỗ trợ trong những
điều trị về ung thư [4].
Đầu thế kỷ thứ hai mươi, nhung hươu lần
đầu tiên được quan tâm bởi các nhà khoa học
phương Tây, bắt đầu ở Nga vào năm 1930. Các
nhà khoa học Nga đã chế tạo một loại dược
phẩm từ nhung hươu gọi là pantocrine có tác
dụng làm tăng cường thể lực của cơ thể, tăng
gấp đôi sự dẻo dai của bắp thịt và hệ thần kinh,
làm lành vết thương sau khi giải phẫu và giúp
đỡ trong khôi phục chấn thương cho bệnh nhân.
Ở New Zealand, các nghiên cứu cũng cho thấy
nhung hươu có thể kích thích hệ thống miễn
dịch, đẩy mạnh việc chữa lành vết thương và
có khả năng tăng cường thể chất. Các nhà
nghiên cứu Australia khẳng định rằng với các
bệnh nhân bị viêm khớp, nhóm dùng viên
nhung hươu đạt được hiệu quả ngang hàng với
nhóm dùng thuốc giảm đau mà không bị phản
ứng phụ nào. Các thí nghiệm lâm sàng cũng
chứng tỏ các thành phần có trong nhung hươu
như phức hợp glycosaminoglycan-peptide,
chondroitin sulfat, glucosamin sulfat rất công
hiệu trong việc tạo chất nhờn cho khớp và làm
giảm sự thoái hóa khớp [4, 7].
Gần đây đã có nhiều nghiên cứu về thành
phần và hiệu quả dược lý từ nhung hươu. Các
nhà khoa học phát hiện rằng toàn bộ phần
protein tách chiết từ nhung hươu chứa đựng
những yếu tố giúp cho sự hình thành mạch. Các
nghiên cứu trên những phân đoạn có trọng
lượng phân tử thấp và trọng lượng phân tử cao
của các protein này cho thấy phân đoạn có
trọng lượng phân tử thấp (≤ 10 kDa) có hoạt
tính tốt, có hiệu quả kích thích sự gia tăng
những tế bào bên trong hay đẩy mạnh sự hình
thành mạch, thậm chí cả sau khi xử lý ở 1000C
trong 3 phút hay làm đông. Tóm lại việc
nghiên cứu nhung hươu là một lĩnh vực hấp
dẫn đang thu hút nhiều nhà khoa học trên toàn
thế giới [5].
Với nhu cầu về nhung hươu ngày càng gia
tăng, những nông trại nuôi hươu ngày càng
phát triển mạnh mẽ và trở thành một nền công
nghiệp thay thế cho nền nông nghiệp chăn nuôi
ở nhiều nơi trên thế giới như Bắc Mỹ, Châu Âu,
và New Zealand. Việt Nam là nước duy nhất ở
Đông Nam Á có nghề nuôi hươu sao truyền
thống lâu đời và đã tích lũy được nhiều kinh
nghiệm và kỹ thuật nuôi hươu sao. Hiện nay,
nhung hươu ở Việt Nam chỉ được sử dụng theo
phương pháp dân gian truyền thống: mang tán
nghiền nhỏ, trộn ngâm mật ong, khi dùng lấy
từng thìa nhỏ, hòa thêm nước ấm uống, cũng có
thể ngâm rượu uống hàng ngày trước lúc đi ngủ
hay chế biến kết hợp với một số vị thuốc khác.
Việc đánh giá chất lượng của các loại nhung
này thông qua thành phần hóa học của chúng
chưa được quan tâm đúng mức. Vì vậy, chúng
tui tiến hành xác định hàm lượng các thành
phần hóa học và các chất có hoạt tính sinh học
của nhung hươu sao làm cơ sở khoa học chứng
minh giá trị dinh dưỡng và dược liệu của nhung
hươu sao Việt Nam (Cervus nippon sp.).
2.VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
2.1. Vật liệu
Nhung (55 ngày tuổi) của hươu sao (6 tuổi,
đã cho nhung 2 lần) Cervus nippon sp., được
cắt từ trang trại của ông Nghiêm Xuân Tý (Cây
số 4, đường Trị An, xã Bắc Sơn, huyện Thống
Nhất, Đồng Nai).
Mẫu nhung tươi được cưa làm bốn phần:
phần đầu, phần giữa, phần gốc và phần nhánh
bên; mỗi phần được lột da bên ngoài, cân khối
lượng, cưa nhỏ và xay nhuyễn, đông khô và
bảo quản ở -200C cho tới khi sử dụng [6].
Hình 1.Mẫu nhung hươu sau khi chia thành bốn
phần và lột da
2.2. Phương pháp nghiên cứu
Các mẫu nhung đã đông khô được sử dụng
để xác định các chỉ số về đường, lipid,
glucosamin, thành phần protein, tro và khoáng
(phần nhánh bên có khối lượng quá thấp nên
không khảo sát).
2.2.1. Phương pháp xác định hàm lượng
đường
- Xác định hàm lượng đường hòa tan tổng
số theo phương pháp sử dụng phenol dựa trên
phản ứng màu đặc trưng của đường với sự hiện
diện của H2SO4 [1].
- Xác định hàm lượng đường khử theo
phương pháp DNS [3].
2.2.2. Phương pháp xác định hàm lượng
lipid
- Xác định hàm lượng lipid bằng phương
pháp Soxhlet [1].
2.2.3. Phương pháp xác định hàm lượng
glucosamin
Theo phương pháp so màu của Elson –
Morgan [3].
2.2.4. Phương pháp xác định thành phần
protein
- Xác định đạm tổng số bằng phương pháp
Kjeldahl [1], từ đó suy ra hàm lượng protein.
- Phương pháp phân tích thành phần
protein:
+ Hàm lượng hydroxyprolin trong mẫu
thủy giải được xác định theo phương pháp
Neumann và Logan.
+ Hàm lượng collagen được tính bằng cách
nhân lượng hydroxyprolin với 7 [6, 9, 10].
+ Các axit amin khác được xác định theo
phương pháp sắc kí trao đổi ion và sắc kí lỏng
cao áp (HPLC).
- Phương pháp tách chiết và phân đoạn
protein:
+ Tách chiết protein toàn phần: Lấy 1g
nhung hươu đã đông khô đem nghiền nhuyễn
rồi ngâm vào trong 20 ml dung dịch đệm
photphat. Khuấy hỗn hợp liên tục trong 1 giờ ở
nhiệt độ phòng và lọc qua giấy Whatman GF/A.
Ly tâm dịch lọc ở 11500 rPhần mềm trong 30 phút ở
nhiệt độ 40C. Dịch nổi được cho vào một
becher nhỏ (50 ml) và bảo quản lạnh [5]. Kiểm
tra các phân đoạn protein có trong nhung hươu
bằng sắc ký lọc gel Sephadex và điện di SDS
PAGE.
+ Tách chiết protein có trọng lượng phân
tử thấp: Lắc cẩn thận 1g nhung hươu đã
nghiền nhỏ trong 10 ml nước cất 2 lần trong
vòng 3 giờ ở nhiệt độ phòng. Hỗn hợp được ly
tâm ở 2100 g trong 15 phút và thu lấy phần
dịch nổi. Phần dịch nổi này được ly tâm 21000
g trong 15 phút, thu dịch nổi, sau đó làm lạnh ở
40C. Thêm etanol lạnh (tuyệt đối) dần dần vào
hỗn hợp và khuấy đều. Hỗn hợp được ly tâm
tiếp ở 21000 g trong 30 phút ở 40C để loại bỏ
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

ToNguyenHieu

New Member
Re: [Free] Khảo sát và định lượng một số hợp chất có hoạt tính sinh học trong nhung hươu sao

cho mình xin link download tài liệu với ạ
 
Các chủ đề có liên quan khác

Các chủ đề có liên quan khác

Top