Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
I. Vai trò của ngành Thủy sản đối với phát triển Kinh tế - Xã hội. 4
1. Một số khái niệm liên quan. 4
1.1. Nuôi thủy sản nước ngọt. 5
1.2. Nuôi thủy sản nước lợ. 6
1.3. Nuôi trồng động thực vật nước mặn. 6
1.3.1 Nuôi thủy sản nước mặn. 6
1.3.2 Trồng rau câu, rong sụn. 7
2. Đặc điểm ngành Thủy sản. 7
2.2. Là ngành sản xuất vật chất hỗn hợp và phức tạp. 7
3. Vai trò và vị trí của ngành Thủy sản trong nền kinh tế quốc dân. 8
3.1. Tạo nên sự tăng trưởng mạnh mẽ và thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước. 8
3.2. Thúc đẩy hoạt động thương mại quốc tế của đất nước. 9
3.3. Đảm bảo an ninh lương thực quốc gia. 10
3.4. Góp phần giải quyết việc làm và xóa đói giảm nghèo. 10
II. Vị trí của nuôi trồng thủy sản trong cơ cấu ngành. 11
1. Vai trò của nuôi trồng thủy sản. 11
1.1. Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến thủy sản và thương mại quốc tế thủy sản. 11
1.2. Giải quyết việc làm và tăng thu nhập. 12
1.3. Cung cấp thực phẩm đáp ứng nhu cầu nội địa. 12
1.4. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế. 12
1.5. Góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. 13
2. Tiềm năng phát triển nuôi trồng thủy sản ở các tỉnh Bắc Trung Bộ. 13
2.1. Giới thiệu tổng quan về các tỉnh Bắc Trung Bộ. 13
2.2. Tiềm năng phát triển nuôi trồng thủy sản. 16
2.2.1Về diện tích nuôi trồng. 16
2.2.2 Về giống loài thủy sản. 17
2.2.3 Về điều kiện thời tiết và khí hậu. 18
III. Sự cần thiết của việc phát triển bền vững nuôi trồng thủy sản. 19
1. Khái niệm về phát triển bền vững. 19
2. Các tiêu chí để đánh giá sự phát triển bền vững. 21
3. Sự cần thiết phải phát triển bền vững nuôi trồng thủy sản. 22
IV. Một số bài học kinh nghiệm cho sự phát triển nuôi trồng thủy sản ở các tỉnh Bắc Trung Bộ. 26
1. Kinh nghiệm từ các nước trên thế giới. 26
2. Kinh nghiệm từ các vùng khác trong nước. 26
Chương II: THỰC TRẠNG NUÔI TRỒNG THỦY SẢN Ở CÁC TỈNH BẮC TRUNG BỘ GIAI ĐOẠN 2001 – 2007. 28
I. Tình hình phát triển nuôi trồng thủy sản ở các tỉnh Bắc Trung Bộ giai đoạn 2001 – 2007. 28
1. Diện tích và sản lượng nuôi trồng. 28
1.1. Sử dụng diện tích nuôi. 28
1.2. Sản lượng thủy sản nuôi trồng. 29
2. Đối tượng nuôi trồng. 30
2.1. Nuôi thủy sản nước lợ. 31
2.2. Nuôi, trồng thủy sản nước mặn. 31
2.3. Nuôi thủy sản nước ngọt. 32
3. Công tác sản xuất giống. 34
3.1. Tình hình sản xuất giống thủy sản nuôi nước lợ, mặn. 34
3.2. Sản xuất giống cá nuôi nước ngọt. 34
4. Hiệu quả Kinh tế - Xã hội của nuôi trồng thủy sản. 35
4.1. Hiệu quả Kinh tế. 35
4.2. Hiệu quả xã hội. 36
5. Những hạn chế và nguyên nhân. 37
5.1. Hạn chế. 37
5.2. Nguyên nhân. 38
6. Những thách thức trong thời gian tới. 39
II. Đánh giá sự bền vững trong nuôi trồng thủy sản ở các tỉnh Bắc Trung Bộ giai đoạn 2001 – 2007. 40
1. Sự bền vững về kinh tế. 41
2. Sự bền vững về xã hội. 42
2.1. Những thành tựu trong phát triển xã hội. 42
2.2. Những hạn chề còn tồn tại. 44
3. Sự bền vững về môi trường. 44
4. Nguyên nhân của những hạn chế trong việc phát triển bền vững nuôi trồng thủy sản. 45
Chương III: CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG NUÔI TRỒNG THỦY SẢN ĐẾN NĂM 2015. 47
I. Quan điểm của Nhà nước về phát triển nuôi trồng thủy sản đến năm 2015. 47
1. Dự báo xu hướng phát triển thủy sản thế giới. 47
2. Định hướng phát triển bền vững nuôi trồng thủy sản của Việt Nam. 48
2.1. Quan điểm của Việt Nam về phát triển bền vững. 48
2.2. Định hướng phát triển bền vững nuôi trồng thủy sản. 48
3. Phương hướng và mục tiêu của Nhà nước về phát triển nuôi trồng thủy sản giai đoạn 2001 – 2015. 50
3.1. Phương hướng phát triển nuôi trồng thuỷ sản. 50
3.2. Mục tiêu phát triển nuôi trồng thuỷ sản đến năm 2015. 50
II. Các giải pháp phát triển bền vững nuôi trồng thủy sản ở các tỉnh Bắc Trung Bộ. 51
1. Giải pháp về môi trường. 51
2. Giải pháp về giống. 52
3. Giải pháp về thủy lợi. 53
4. Hoạt động Khoa học công nghệ và Khuyến ngư. 55
4.1. Định hướng hoạt động Khoa học công nghệ. 55
4.2. Công tác Khuyến ngư. 57
5. Giải pháp hoàn thiện công tác quy hoạch. 58
5.1. Quy hoạch nuôi trồng thủy sản. 58
5.2. Quy hoạch các nhóm sản phẩm. 60
5.3. Công tác quản lý, chỉ đạo thực hiện quy hoạch ở các tỉnh. 60
6. Giải pháp về đầu tư phát triển nuôi trồng thủy sản. 61
6.1. Mục tiêu đầu tư. 61
6.2. Các giải pháp về đầu tư phát triển. 61
7. Giải pháp phát triển và ổn định thị trường đầu ra. 63
8. Giải pháp phát triển nguồn nhân lực. 64
III. Một số kiến nghị. 65
1. Đối với phía Nhà nước. 66
2. Đối với các tỉnh, thành phố trong khu vực. 66
KẾT LUẬN 68
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 69
Trong những năm qua, sự khai thác quá mức tài nguyên thiên nhiên đã dẫn đến sự ô nhiễm môi trường ngày càng trầm trọng. Đây chính là kết quả của sự theo đuổi tăng trưởng kinh tế mà không chú trọng tới hai vấn đề xã hội và môi trường. Sự tăng nhanh về thu nhập bình quân đầu người, tổng giá trị sản xuất hàng hoá đã làm cho chúng ta lầm tưởng về một sự phát triển toàn diện của kinh tế - xã hội để rồi tiếp tục gây ra sự cạn kiệt tài nguyên, huỷ hoại môi trường và gây gia tăng khoảng cách giàu nghèo. Đã đến lúc chúng ta cần có sự phân biệt rõ ràng giữa tăng trưởng và phát triển, qua đó thấy được sự nguy hiểm của việc tăng trưởng kinh tế trong thời gian qua đem lại.
Trước tình hình này, một loạt những Hội nghị Quốc tế đã được tổ chức nhằm xác định cho nhân loại một con đường phát triển nhằm đáp ứng sự phát triển toàn diện của xã hội. Từ giữa thập kỷ 80 đến nay, quan điểm về “phát triển bền vững” đã trở thành một ý niệm thời thượng. Nó là khẩu hiệu của hàng trăm tổ chức quốc tế, là đề tài của các cuộc hội nghị, hội thảo toàn cầu và là một tiêu chuẩn quan trọng trong chiến lược phát triển của hầu hết mọi quốc gia. Ý niệm “phát triển bền vững” nhấn mạnh đến khả năng phát triển kinh tế liên tục lâu dài, không gây ra những hậu quả tai hại khó khôi phục ở các lĩnh vực khác, nhất là môi trường. Phát triển mà làm huỷ hoại thiên nhiên, phát triển mà chỉ dựa vào những tài nguyên có thể cạn kiệt là một sự phát triển không bền vững. Như vậy, phát triển bền vững là sự phát triển có lồng ghép, phối hợp hài hoà của ba mặt: tăng trưởng kinh tế, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường.
Tại Việt Nam, phát triển bền vững đã trở thành quan điểm chỉ đạo trong các chiến lược phát triển kinh tế - xã hội. Từ những bài học thực tiễn quý báu đã trải qua như: việc phá các khu rừng tràm ở đồng bằng sông Cửu Long để trồng lúa đã làm cho vùng này trong những năm qua phải gánh chịu tình trạng lũ lụt nặng nề, hay như việc sử dụng bừa bãi phân bón, thuốc trừ sâu nhập lậu từ Trung Quốc về, kể cả những thứ bị cấm dùng do độc hại đã gây ảnh hưởng lớn đến nguồn nước, ô nhiễm môi trường... Chính vì vậy, chúng ta đã xây dựng con đường phát triển bền vững dưới sự chỉ đạo của Đảng và Nhà nước, phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của đất nước.
Trong những năm qua, nhờ phát huy tốt lợi thế của đất nước, con người tại khu vực các tỉnh Bắc Trung Bộ, nuôi trồng thuỷ sản đã thể hiện vai trò của mình trong sự phát triển kinh tế - xã hội của vùng. Nuôi trồng thuỷ sản đã góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, thúc đẩy chuyển dịch kinh tế của vùng thông qua xuất nhập khẩu các mặt hàng liên quan đến lĩnh vực này. Trong những năm qua, thu nhập bình quân đầu người của nhân dân trong vùng đã tăng lên rõ rệt, tình trạng đói cùng kiệt giảm hẳn. Tỷ lệ thất nghiệp của người lao động trong vùng không còn nhiều, chất lượng cuộc sống được nâng cao. Từ đó, chúng ta có thể thấy sự phát triển nuôi trồng thuỷ sản đã hướng tới mục tiêu phát triển bền vững. Tuy nhiên, để những mục tiêu này trở thành thực tế chúng ta sẽ phải đối mặt với rất nhiều khó khăn, thách thức. Do đó, chúng ta cần tìm hiểu, nghiên cứu kỹ nhằm đưa ra những nhìn nhận khách quan và qua đó đưa ra những giải pháp kiến nghị hợp lý, tạo nền tảng cho sự phát triển bền vững nuôi trồng thuỷ sản của vùng.
Trong thời gian thực tập tại Vụ kinh tế Nông nghiệp – Bộ kế hoạc và Đầu tư, nhận thức được sự cần thiết phải phát triển bền vững, cũng như vai trò quan trọng của nuôi trồng thuỷ sản đối với sự phát triển kinh tế - xã hội ở các tỉnh Bắc Trung Bộ, em đã chọn đề tài nghiên cứu cho chuyên đề thực tập tốt nghiệp của mình là: “Giải pháp phát triển bền vững nuôi trồng thuỷ sản ở các tỉnh Bắc Trung Bộ đến năm 2015”.
Bài viết sẽ được nghiên cứu trên phương pháp chính là: dựa trên những quan điểm, lý luận về phát triển bền vững và vai trò của nuôi trồng thuỷ sản trong sự phát triển kinh tế - xã hội của vùng, bài viết sẽ đi vào phân tích những kết quả đạt được trong thời gian qua, so sánh và đối chiếu với các tiêu chí của phát triển bền vững, qua đó đánh giá và đưa ra nhận xét về tình hình thực tế, đồng thời căn cứ vào những quan điểm của Đảng và Nhà nước để đưa ra những giải pháp cụ thể và kiến nghị.
Bố cục của đề tài sẽ được chia thành 3 chương:
- Chương I: Cơ sở lý luận cho sự phát triển bền vững nuôi trồng thuỷ sản.
- Chương II: Thực trạng nuôi trồng thuỷ sản ở các tỉnh Bắc Trung Bộ giai đoạn 2001 – 2007.
- Chương III: Các giải pháp phát triển bền vững nuôi trồng thuỷ sản đến năm 2015.
Chương I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHO SỰ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG NUÔI TRỒNG THỦY SẢN
I. Vai trò của ngành Thủy sản đối với phát triển Kinh tế - Xã hội.
1. Một số khái niệm liên quan.
Trong suốt thời gian dài phát triển của đất nước ta, con người Việt Nam, văn hóa Việt Nam luôn gắn liền với sông nước, với những hoạt động trên bến dưới thuyền, quăng chài thả lưới. Ngay từ thưở khai sinh, con người đã biết đánh bắt cá để đáp ứng nhu cầu ăn uống hàng ngày của chính mình. Theo thời gian, nghề cá ngày càng phát triển khẳng định tầm quan trọng của mình, không chỉ trong việc đáp ứng nhu cầu lương thực thực phẩm của người dân ven biển mà còn là ngành kinh tế đóng góp lớn cho sự phát triển của đất nước.
Ngành Thủy sản được coi là ngành sản xuất vật chất dựa trên những khả năng tiềm tàng về sinh vật trong môi trường nước để sản xuất ra những sản phẩm phục vụ cho nhu cầu con người.
Theo điều 2 của Luật Thủy sản được Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam khóa XI, kỳ họp thứ 4 thông qua: Hoạt động thủy sản là việc tiến hành khai thác, xuất khẩu, nhập khẩu thủy sản, dịch vụ trong hoạt động thủy sản; điều tra, bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản.
Giữ một vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, ngành Thủy sản hoạt động trên nhiều lĩnh vực, trong đó chủ yếu là:
 Lĩnh vực khai thác thủy sản.
 Lĩnh vực nuôi, trồng các loài động, thực vật thủy sinh.
 Lĩnh vực chế biến thủy sản.
Nuôi trồng thủy sản có thể được hiểu là hoạt động kinh tế khai thác con giống trong môi trường nước ngọt, mặn, lợ và ương nuôi các loài thuỷ sản để chúng đạt tới kích cỡ thương phẩm.
Căn cứ vào môi trường nuôi - trồng người ta chia thành 3 bộ phận chính:
1.1. Nuôi thủy sản nước ngọt.
Là hoạt động kinh tế khai thác con giống trong vùng nước ngọt tự nhiên, sản xuất giống nhân tạo và ương nuôi các loài thủy sản (mà nơi sinh trưởng cuối cùng của chúng là trong nước ngọt) để chúng đạt tới kích cỡ thương phẩm. Ở đây nước ngọt được hiểu là môi trường nước có độ mặn thấp hơn 5‰.
Một số loại hình nuôi thủy sản nước ngọt:
 Nuôi thủy sản ao hồ nhỏ:
Các loài cá trắm, chép, trôi, mè, mè Vinh, trê lai, rô phi, tra, basa,…là những đối tượng ổn định trong nghề nuôi thủy sản ao hồ nhỏ. Nguồn giống sinh sản nhân tạo hoàn toàn chủ động, năng suất bình quân đạt hơn 3tấn/ha. Riêng cá tra nuôi trong ao hầm, với những ứng dụng kỹ thuật tiên tiến, có thể cho năng suất tới 300 tấn/ha. Gần đây, một số loài mới nhập nuôi hay mới tạo ra như cá trôi Ấn Độ (rohu), mrigala, cá chép lai ba máu …đang được phát triển nhanh.
 Nuôi cá mặt nước lớn. (nuôi trong hồ tự nhiên, hồ chứa):
Hình thức nuôi lồng, bè trong sông, suối, hồ chứa rất phát triển với các đối tượng có giá trị kinh tế cao như cá tra, basa, rô phi, trắm cỏ, chép lai, trôi Ấn Độ, v.v…
 Nuôi cá ruộng trũng và vùng ngập lũ:
Được tiến hành theo mô hình nuôi cá – lúa, tôm – lúa, luân canh hay xen canh. Đây chính là hướng chuyển đổi cơ cấu trong nông nghiệp, tăng thu nhập cho người lao động, xóa đói giảm cùng kiệt ở nông thôn.


Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

luuthaoln88

New Member
Re: [Free] Giải pháp phát triển bền vững nuôi trồng thuỷ sản ở các tỉnh Bắc Trung Bộ đến năm 2015

cho mình xin tài liệu này với nhé! many thanks
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Các giải pháp nâng cao hoạt động đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Công ty TNHH Phú Long Việt Nam Quản trị Nhân lực 0
D Giải pháp nâng cao hiệu quả quy trình sau tuyển dụng nhân sự của Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Thuận Lợi Quản trị Nhân lực 0
D Giải pháp phát triển hoạt động cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Quân Đội Luận văn Kinh tế 0
D Tìm hiểu giải pháp phát hiện tấn công từ chối dịch vụ sử dụng phương pháp phân tích thống kê Công nghệ thông tin 0
D Một Số Giải Pháp Hoàn Thiện Công Tác Tuyển Dụng, Đào Tạo Và Phát Triển Nguồn Nhân Lực Luận văn Kinh tế 0
D Nghiên cứu chính sách, giải pháp và xây dựng mô hình liên kết vùng, tiểu vùng trong phát triển du lịch ở vùng Tây Bắc Văn hóa, Xã hội 0
D Những giải pháp thúc đẩy phát triển nghành du lịch Ninh Bình Văn hóa, Xã hội 0
D Giải pháp phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm may mặc của công ty cổ phần may Đức Giang tại Tỉnh Thái Bình Luận văn Kinh tế 0
D Một số giải pháp nhằm phát triển thương hiệu của Công ty cổ phần Bánh kẹo Hải Hà Luận văn Kinh tế 0
D Thực trạng và giải pháp phát triển du lịch tại thác bản giốc Văn hóa, Xã hội 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top