pik_pum

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
CÁC CHỮ VIẾT TẮT .......................................................................................... 6
MỞ ĐẦU ................................................................................................................7
Chương 1ĐẶC ĐIỂM ĐỊA CHẤT VÙNG CỔ ĐỊNH, THANH HOÁ ...................9
1.1 Đặc điểm địa lý tự nhiên.................................................................................9
1.2 Đặc điểm kinh tế nhân văn ...........................................................................10
1.3 Đặc điểm địa chất ......................................................................................... 11
Chương 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN C ỨU.................... 18
2.1. Khái quát về các đá siêu mafic, tổ hợp ophiolit và các kiểu ophiolit trên thế giới18
2.2. Một số khái niệm thường được sử dụng trong tổ hợp ophiolit ...................... 21
2.3 Khái quát về quặng cromit............................................................................22
2.4. Các phương pháp nghiên c ứu ......................................................................23
Chương 3 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA CHẤT KHỐI SIÊU MAFIC NÚI NƯA ................... 26
3.1. Đặc điểm thạch học khoáng vật ...................................................................26
3.2. Đặc điểm địa hoá của các khoáng vật .......................................................... 33
3.3. Đặc điểm địa hoá silicat và nguyên tố hiếm vết ...........................................37
Chương 4 LUẬN GIẢI VỀ BỐI CẢNH KIẾN TẠO HÌNH THÀNH CÁC THỂ
PERIDOTIT NÚI NƯA......................................................................................... 43
4.1. Các cơ sở luận giải ...................................................................................... 43
4.2 Luận giải mức độ nóng chảy các đá peridotit Núi Nưa đã trải qua và môi trường kiến
tạo liên quan ........................................................................................................51
Chương 5 ĐẶC ĐIỂM QUẶNG HOÁ CROMIT NÚI N ƯA................................ 54
5.1 Mối liên quan giữa quặng hóa với magma .................................................... 54 5.2 Đặc điểm quặng hoá Cromit Núi N ưa........................................................... 55
KẾT LUẬN ..........................................................................................................60
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 61 Các thành tạo siêu mafic ở Việt Nam đã được rất nhiều nhà địa chất trong và
ngoài nước quan tâm nghiên cứu như Trần Tuấn Anh [11], Lê Duy Bách [1,2,3],
Bùi Ấn Niên [10], Ngô Duy Thắng [16] Nguyễn Văn Vượng [22], Ngô Xuân Thành
[5,15], Nakano [9]..., bởi chúng cung cấp một loạt thông tin hữu ích về bối cảnh địa
động lực cổ cũng như tiến hóa kiến tạo của Trái đất và manti. Mặt khác, liên quan
tới các thành tạo mafic-siêu mafic kiểu ophiolit có nhiều loại khoáng sản khác nhau
như cromit, sulfur kim loại, kim loại nhóm platin, đá quý, sepentin, tan , nhóm
nguyên tố bạch kim, Au, asbet,......
Việc nghiên cứu các thành tạo siêu mafic kiểu ophiolit thường gặp nhiều khó
khăn bởi các đá này đã trải qua các giai đoạn biến chất, biến dạng mạnh. V ì vậy khi
nghiên cứu các đá này thì việc kết hợp nghiên cứu thành phần địa hóa tổng của đá
và nghiên cứu thành phần khoáng vật, hóa học, cấu tạo, kiến trúc có ý nghĩa rất
quan trọng trong luận giải thạch luận v à sinh khoáng của chúng.
Vùng Cổ Định cách thị xã Thanh Hoá khoảng 20km về phía tây nam, thuộc địa
phận ba huyện Nông Cống, Triệu Sơn và Như Xuân. Khu vực Núi Nưa là một dãy Núi
cao được bắt nguồn từ dải Trường Sơn vươn về phía biển theo hướng tây bắc - đông
nam, các đá peridotit phân bố trong khu vực này đã được nhiều nhà địa chất quan tâm
nghiên cứu. Tuy nhiên, việc nghiên cứu kết hợp các phương pháp phân tích thạch học,
địa hóa, địa hóa khoáng vật ... sau đó sử dụng thuyết kiến tạo mảng để luận giải và đưa
ra những kết luận về môi trường kiến tạo liên quan đến sự thành tạo của tổ hợp ophiolit
trong khu vực là một vấn đề đến nay vẫn chưa được giải quyết cụ thể.
Xuất phát từ những vấn đề trên, học viên đã lựa chọn đề tài: “Thạch luận
các đá peridotit Núi Nưa và mối quan hệ với quặng hoá cromit v ùng Cổ Định,
Thanh Hóa” nhằm góp phần làm sáng tỏ vị trí, môi trường kiến tạo của các đá
peridotit Núi Nưa trong tổ hợp ophiolit Sông Mã và mối liên quan của chúng với
khoáng hóa cromit khu vực Cổ Định.
1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là các đá peridotit khu vực Núi Nưa và quặng hóa
cromit liên quan.
Phạm vi nghiên cứu là diện tích khu vực phân bố khối siêu mafic Núi Nưa,
Thanh Hóa.
2. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn
- Mục đích
- Làm sáng tỏ môi trường và vị trí kiến tạo của các thể peridotit khu vự c Núi
Nưa, Thanh Hóa. - Làm rõ đặc điểm phân bố và mối liên hệ quặng hoá cromit với các đá khu
vực. Giải thích vấn đề ophiolit và sinh khoáng cromit liên quan.
- Nhiệm vụ của luận văn
+ Nghiên cứu đặc điểm thành phần thạch học, địa hóa của các đá peridotit
Núi Nưa.
+ Nghiên cứu đặc điểm quặng cromit khu vực Cổ Định v à quặng hoá trong
các đá peridotit.
+ Xử lý số liệu, sử dụng các mô h ình địa hoá khoáng vật, địa hoá tổng cho đá
peridotit trong các tổ hợp ophiolit.
3. Nội dung của luận văn
Luận văn gồm 5 chương, ngoài phần mở đầu và kết luận.
Chương 1: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA CHẤT VÙNG CỔ ĐỊNH, THANH HOÁ.
Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.
Chương 3: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA CHẤT KHỐI SIÊU MAFIC NÚI NƯA.
Chương 4: LUẬN GIẢI VỀ BỐI CẢNH KIẾN TẠO HÌNH THÀNH CÁC THỂ
PERIDOTIT NÚI NƯA.
Chương 5: ĐẶC ĐIỂM QUẶNG HOÁ CROMIT NÚI NƯA. Chương 1
ĐẶC ĐIỂM ĐỊA CHẤT VÙNG CỔ ĐỊNH, THANH HOÁ
1.1 Đặc điểm địa lý tự nhiên
1.1.1 Vị trí địa lý khu vực nghiên cứu
Vùng Cổ Định thuộc địa phận ba huyện Nông Cống, Tr iệu Sơn và Như
Xuân, nằm trong khoảng toạ độ 105 o30’ đến 105o47’ kinh độ đông và 19o34’ đến
19o49’ vĩ độ bắc (Hình 1). Chiều dài 17 km theo phương tây bắc (315o), rộng từ 4
đến 6km, diện tích khoảng 10 km 2.
1.1.2 Địa hình
Địa hình khu vực nghiên cứu có xu hướng thấp dần từ phía tây bắc về phía
đông nam, đỉnh cao nhất nằm ở khối Núi Nưa với độ cao 472m. Nhìn chung Núi bị
phân cắt mạnh, hàng loạt khe rãnh, thung lũng tạo nên những bậc địa hình phức tạp.
Bao quanh Núi Nưa về phía tây bắc, tây nam và một ít ở đông nam là những dãy đồi
thấp, có một vài đồi sót nằm giữa đồng bằng ven Núi.
1.1.3 Mạng Sông suối
Trong vùng Cổ Định mạng lưới sông suối phát triển khá mạnh. Các sông lớn
là sông Mực và sông Nhà Lê. Hai con sông này chịu ảnh hưởng của thủy triều, mùa
mưa thường gây ra lũ lụt.
Các suối đổ vào các thung lũng ở phía đông bắc và tây nam của Núi thường
ngắn và thẳng, có độ dốc khá lớn, lượng nước thay đổi theo mùa. Mùa khô lượng
nước rất nhỏ, ở thượng lưu nhiều suối hầu như không có nước. Mùa mưa lượng
nước thường lớn, khi mưa to nước suối dâng lên rất nhanh có thể gây ra lũ.
Các suối phát triển ở sườn đông của Núi Nưa hầu hết là suối nhỏ và suối cạn.
Những suối này đều bắt nguồn từ sườn và phía bắc Núi Nưa nên hầu hết đổ vào
vùng hồ và đầm lầy tạo thành tuyến kéo dài sát chân Núi.
1.1.4 Khí hậu
Vùng Cổ Định có chế độ nhiệt đới gió m ùa với đặc trưng là nhiệt độ và độ
ẩm cao. Ngoài ra, vùng còn chịu ảnh hưởng của gió Lào tạo nên khí hậu khô nóng.
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

tigermyopic

New Member
Link hỏng rồi ad

[ Post bai thong qua Mobile ]
 

tungvd

Member
Re: [Free] Thạch luận các đá peridotit núi Nưa và mối quan hệ với quặng hoá cromit vùng Cổ Định, Thanh Hóa

Thanhk
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top