phong_phieu

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
Giới thiệu khái quát chủ nghĩa hiện sinh: sự ra đời của chủ nghĩa hiện sinh (bối cảnh văn hoá tinh thần và cội nguồn tư tưởng), những quan niệm chung về tồn tại người qua nhãn quan triết học hiện sinh. Tìm hiểu, phân tích, trình bày, hệ thống hoá và đưa ra các đánh giá sơ lược tư tưởng triết học hiện sinh của Albert Camus thông qua việc xem xét cụ thể bốn tác phẩm: Kẻ xa lạ, Huyền thoại Sisyphus, Dịch hạch, Con người nổi loạn. Luận văn góp phần vào lĩnh vực nghiên cứu triết học hiện sinh, đặc biệt là tìm hiểu cụ thể một thay mặt là Albert Camus, qua đó góp phần vào việc nghiên cứu triết học hiện sinh ở Việt Nam
Luận văn ThS Triết học 60 22 80 Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Đại học Quốc gia Hà Nội
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ......................................................................................................................................2
Chương 1 KHÁI QUÁT VỀ CHỦ NGHĨA HIỆN SINH...........................................................13
Sự ra đời của chủ nghĩa hiện sinh...............................................................................................13
1. 1.1 Bối cảnh văn hoá tinh thần cho sự ra đời triết học hiện sinh............................................14
1.1.2.1 Soren Kierkegaard - bậc tiền bối của triết học hiện sinh................................................20
1.1.2.2 E.Husserl - người đặt nền móng lý luận cho triết học hiện sinh.....................................26
1.2. Quan niệm chung về tồn tại người qua nhãn quan triết học hiện sinh ................................31
1.2.1 Tồn tại người nổi lên như một vấn đề triết học .................................................................31
1.2.2. Tồn tại người là tồn tại tự do tuyệt đối ..............................................................................34
1.2.3 Tồn tại người phải là tồn tại đích thực...............................................................................36
1.2.4 Con quỷ lo âu làm tổ trong thân phận người ( Goeth).........................................................38
1.2.5 Tồn tại người luôn vượt qua chính mình (siêu việt hóa) ...................................................40
1.2.6 Đối mặt với hư vô..............................................................................................................41
Chương 2 ALBERT CAMUS – MỘT DÒNG CHẢY MỚI......................................................46
CỦA TRIẾT HỌC HIỆN SINH .................................................................................................46
2.1. Albert Camus: cuộc đời và sáng tạo.................................................................................46
2.2. Sự hình thành và phát triển tư tưởng triết học hiện sinh của Albert Camus .....................54
2.2.1. Kẻ xa lạ và Huyền thoại Sisyphus ....................................................................................54
2.2.2. Dịch hạch..........................................................................................................................72
KẾT LUẬN ................................................................................................................................94
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................96 1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong bối cảnh hiện nay, tiếp biến văn hóa toàn cầu là tất yếu, quá trình đó
diễn ra trên cả hai khía cạnh: bộc lộ văn hoá dân tộc ra với thế giới và tiếp nhận
văn hoá nhân loại. Trên lộ trình ấy, tiếp nhận văn hoá phương Tây là xu hướng
tất yếu. Chủ nghĩa hiện sinh là một phong trào văn hóa – triết học biểu hiện rất rõ
diện mạo văn hóa tinh thần của người phương Tây hiện đại. Đây là một trường
phái chủ yếu trong trào lưu chủ nghĩa nhân bản phi duy lý, đặt tính độc đáo của
tồn tại người thành vấn đề triết học có vị trí hàng đầu. Chúng tui cho rằng tìm
hiểu chủ nghĩa hiện sinh như sự phản tư triết học về tình cảnh của con người
trong điều kiện tồn tại hiện đại là nhu cầu nội tại của triết học, đồng thời góp
phần rèn luyện và phát triển năng lực tư duy lý luận.
Chủ nghĩa hiện sinh du nhập vào Việt Nam từ ngay khi phong trào này bắt
đầu thịnh hành, vào khoảng những năm 50 của thế kỷ trước, ở miền Nam Việt
Nam và tạo ra những ảnh hưởng sâu sắc trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là văn học
nghệ thuật và lối sống. Sự tiếp nhận và phát triển chủ nghĩa hiện sinh trong suốt
gần hai mươi năm ở miền Nam nhìn chung đã gây nên cái nhìn thiếu thiện cảm
đối với trào lưu này, nhắc tới nó là người ta nghĩ tới một đời sống truỵ lạc, chủ
nghĩa vô chính phủ, tuỳ tiện. Tuy vậy, chủ nghĩa hiện sinh, ở Việt Nam hay bất
cứ nơi nào nó hiện diện cũng đã đem lại những hệ quả tích cực khi nó tôn vinh
các giá trị của con người, đề cao tự do cá nhân, thức tỉnh con người phải trăn trở
trước ý nghĩa của cuộc sống. Và thực sự, chúng ta không thể phủ nhận những ảnh
hưởng của chủ nghĩa hiện sinh đối với sự hình thành các cá nhân có nội tâm, cá
tính, độc đáo và sáng tạo. Trong giai đoạn hiện nay, đời sống văn hoá - tinh thần
của con người Việt Nam, ở một mức độ nhất định, đang gặp phải những vấn đề
của chủ nghĩa tiêu thụ, chủ nghĩa duy khoa học tiềm ẩn sự khủng hoảng tinh thần
sâu sắc, nguy cơ điều mà con người phương Tây không thể tránh khỏi khi ở vào những hoàn cảnh kinh tế, văn hoá - xã hội tương đồng. Chúng tui cho việc nghiên
cứu chủ nghĩa hiện sinh là con đường có triển vọng để hội nhập văn hóa thế giới
và bảo vệ, tạo dựng diện mạo văn hóa Việt.
Albert Camus là triết gia tiêu biểu cuối cùng trong trào lưu hiện sinh thế kỷ
XX. Tinh thần chung của chủ nghĩa hiện sinh được triển khai trong một tâm hồn
nhân bản, cá tính mạnh mẽ và đầy sáng tạo, một con người của hành động với sự
quan tâm thực sự đầy trách nhiệm đến thời cuộc. Tư tưởng triết học hiện sinh của
Camus chính là những diễn đạt về tồn tại người - một trong những đề tài cơ bản
của triết học và nhận được sự hưởng ứng xã hội rộng rãi. Trong đó, quan niệm
của Camus về nổi loạn là rất đáng tìm hiểu để hiểu thấu hiểu sâu sắc hơn và tìm
thấy giải pháp cho đời sống nội tâm, tinh thần con người thời hiện đại - đang
dường không đủ sức chịu đựng những áp lực của cuộc sống, đang ngày càng có
thiên hướng muốn nổi loạn, phá huỷ đời sống. Tìm hiểu, nghiên cứu về A. Camus
đã được tiến hành rộng rãi trên khắp thế giới nhưng, ở Việt Nam, vẫn còn ít công
trình nghiên cứu sâu sắc về chủ nghĩa hiện sinh nói chung và về A.Camus ở góc
độ triết học nói riêng. Vì vậy, chúng tui muốn bước đầu tìm hiểu những tư tưởng
triết học hiện sinh căn bản của Camus để góp phần làm phong phú và sâu sắc hơn
các nghiên cứu về chủ nghĩa hiện sinh, đóng góp một phần tư liệu cho những
người quan tâm đến lĩnh vực này.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Trên thế giới, sáng tạo văn học và triết học, đạo đức học hiện sinh của
Camus đã được nghiên cứu sâu rộng. Tuy vậy, do sự hạn chế về ngoại ngữ của
bản thân và nguồn tài liệu ít ỏi ở Việt Nam nên, ở đây, chúng tui chỉ xin trình bày
khái quát những tư liệu cơ bản về tư tưởng triết học của Camus.
Herbert Lottnan. Albert Camus: A Biography (Cortr Madera: Ginko,
1997). Đây là tác phẩm cung cấp nhiều chi tiết về cuộc đời của Camus nhưng
Lottman lại không đưa ra những vấn đề mà Camus đã gặp phải khi cố gắng lưu
giữ những giá trị trong một thế giới loạn lạc. Ông đưa ra các ảnh hưởng khác nhau tới Camus thời trẻ, ví dụ như cái chết của người cha và sự căm ghét án tử
hình. Oliver Todd. Albert Camus, a life (New York: Carol & Graf Publishers,
2000). Đây là công trình nghiên cứu rất công phu về cuộc đời của Camus. Todd
nói đến những thách thức mà Camus phải đối mặt nhằm xác định và phát triển
những giá trị siêu việt trong thế giới đã hoàn toàn bị thế tục hóa. Về quá trình
phát triển tư tưởng Camus, Todd viết: "Camus không vướng bận niềm tin vào
Chúa, nhưng ông vẫn muốn thiết lập nên những tiêu chí hành xử" [67, 45]*. Sự tự
giải phóng khỏi niềm tin vào Chúa này là điểm xuất phát để phát triển quan niệm
về cái phi duy lý, nhưng Todd cho rằng thái độ của Camus đối với cái phi duy lý
vẫn tiếp tục thay đổi một cách đáng kể trong tiểu thuyết Dịch hạch. Tác giả cho
rằng, trong suốt thời gian này, Camus đã bắt đầu ...bản thân mình từ cái phi duy
lý và nhận ra sự cần thiết của những phán quyết về giá trị trong quan niệm về nổi
loạn [67, 167]. Mặc dù Camus có thể nhận thấy những hệ quả của cái phi duy lý ở
thời điểm sớm hơn là thời điểm mà Todd đưa ra, nhưng ông nhận thấy những hệ
quả đó đã tạo nên một thế tiến thoái lưỡng nan cho Camus. "Giống như những
nhân vật Rieux, Peneloux, Rambert, Camus tìm kiếm nền tảng cho các giá trị của
ông" [67, 215]. Theo ông, Camus cho rằng Kitô giáo có những giá trị có ích,
nhưng chúng không thể cứu rỗi được thế giới. David Sprintzen, Camus: A
critical Examination. Philadenphia: Temple University Press, 1988. Tác giả này
bàn về vấn đề nguồn gốc của các giá trị theo quan điểm của Camus. Tác giả cho
rằng, tuy Camus cho rằng giá trị chỉ có thể bắt nguồn từ lĩnh vực kinh nghiệm,
nhưng ông không làm rõ phương pháp mà Camus rút các giá trị từ kinh nghiệm,
mà chỉ khẳng định rằng nó nhất quyết dựa trên việc từ chối các giá trị nằm ngoài
kinh nghiệm hay bị áp đặt, được rút ra từ những nguyên lý, mà bản chất của các
khái niệm là tính tiền phản tư. Ông là một trong số ít người nhận ra nổi loạn


Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

Các chủ đề có liên quan khác

Top