Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối

Phần I : Mở đầu
1.1. Đặt vấn đề
Lựu ( Punica granatum. L) hay còn gọi là Tháp lựu, Thạch lựu, An thạch lựu, Kim bàng, Kim tương…đựơc nhiều người biết đến, trước hết là loài cây lấy quả, sau đó để làm cảnh và công dụng không thể không kể đến của nó là làm thuốc chữa bệnh. Trên thế giới chúng được sử dụng và đưa vào trồng trọt từ rất lâu trước công nguyên .Theo y học cổ truyền, rễ và vỏ lựu có vị đắng, chát , tính ôn, có độc, có tác dụng sát trùng trừ sán, sáp trường chỉ đới. Vỏ quả lựu có vị chua chát, tính ôn, có độc có tác dụng sáp trường, chỉ huyết, khử trùng. Hoa lựu có vị chua , chát tính bình, có tác dụng chỉ huyết.
Nhiều nghiên cứu của y học hiện đại đã phát hiện những tác dụng của lựu như chống oxy hoá, đặc biệt nước quả lựu có hoạt tính chống ung thư, có thể ngăn chặn sự phát triển của của khối u, có hiệu quả trong việc loại bỏ một số loại ung thư như ung thư da, ung thư vú và ruột kết. ở Anh, một số nhà khoa học đã nghiên cứu khả năng phát triển thuốc diệt virus từ lựu như là tác nhân bảo vệ kháng virus chống lại HIV. Lựu còn có tác dụng làm giảm các triệu chứng xuất hiện ở thời kỳ mãn kinh.
Một trong những phát hiện mới nhất hiện nay là tác dụng chữa bệnh đái tháo đường và bệnh bộo phỡ của hoa lựu, những căn bệnh nhiều người mắc phải.
ở Việt Nam, lựu là cây ăn quả quen thuộc trong nhân dân. Cây được trồng nhiều ở các tỉnh phía nam và một số tỉnh ở đồng bằng trung du Bắc bộ. Để việc trồng trọt để lấy nguyên liệu làm thuốc chưa được quan tâm một cách thích đáng. Hạt lựu dễ dàng nảy mầm khi gieo xuống đất. Tuy nhiên, để tránh tình trạng phân ly do trồng bằng hạt, người ta thường sử dụng biện pháp nhân giống vô tính bằng cành để trồng. Hơn nữa, đối với cây thuốc, sự không đồng nhất về di truyền dẫn đến hậu quả là nguyên liệu không ổn định về mặt chất lượng qua các thế hệ, gây khó khăn cho việc đưa nguyên liệu vào dây chuyền sản xuất công nghiệp vì hàm lượng hoạt chất của nguyên liệu thay đổi thất thường. Vì vậy, nhân giống vô tính có ý nghĩa to lớn. Chúng duy trì được những tính trạng quí hiếm qua các thế hệ, đáp ứng khả năng sản xuất nguyên liệu có tiêu chuẩn ổn định cho công nghiệp. Trên cơ sở này, chúng tui đã tiến hành đề tàinghiên cứu xây dựng qui trình nhân gíông vô tính cây lựu (Punica granatum. L)

1.2. Mục đích và yêu cầu của đề tài
1.2.1. Mục đích
- Xây dựng qui trình nhân giống vô tính cây lựu.
- Đánh giá ảnh hưởng của chất điều hoà sinh trưởng đối với hệ số nhân cây in vitro và in vivo.
1.2.2. Yêu cầu của đề tài
- Qui trình phải đảm bảo có hệ số nhân cao, cây giống có chất lượng ổn định, đồng nhất về mặt di truyền.

1.3. ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
1.3.1. ý nghĩa khoa học
Phát hiện được quy luật tác dụng của các yếu tố môi trường dinh dưỡng đối với quá trình phát sinh hình thái của cây, nhân nhanh và tạo nguồn giống có chất lượng ổn định theo yêu cầu sản xuất.

1.3.2. ý nghĩa thực tiễn
Cung cấp qui trình nhân giống vô tính cây lựu, phục vụ sản xuất giống, nâng cao hiệu quả kinh tế của khâu trồng trọt và góp phần thúc đẩy sản xuất lựu thành cây trồng có tính chất hàng hóa mới, góp phần cho việc phòng chống bệnh tật của cộng đồng và xuất khẩu.


Phần II
Tổng quan tài liệu

2.1. Vài nét về cây lựu
2.1.1. Đặc điểm thực vật học
Lựu thuộc họ Punicaceae. Chi Punica L. được biết đến trước hết là loài lựu cho quả ăn được có tên khoa học là Punica granatum L. Ngoài ra, còn 1 loài khác ít được biết đến là Punica protopunica Balf.f mọc hoang dại ở vùng Nam á, hay Trung A, dảo Socotra. Gần đây, ở Việt nam cây P. granatum L. var. nana Person được nhập trồng vì có hoa đẹp, không kết quả, để làm cảnh. Có tài liệu nói rằng loài này có quả bé 2 in (5 cm).[2]

ảnh 1: Cây lựu(Punica granatum L)

Lựu là loại cây nhỏ hay nhỡ, cao từ 2 - 4m, cây hoang dại có thể cao tới 10m. Lựu là cây sống lâu năm. Thân có màu xám, vỏ mỏng. Cành mảnh đôi khi có gai. Lá mọc đối, nhưng thường tụ họp thành cụm nhiều lá, cuống ngắn, hình mác thuôn, dài 5-6 cm, rộng 1-2 cm, gốc thuôn, đầu tù hay hơi nhọn, hai mặt nhẵn, mặt trên sẫm bóng; lá kèm rất nhỏ, hình chỉ. Lá xanh quanh năm hay rụng hàng năm.
Hoa mọc đơn độc ở kẽ lá, màu đỏ hay vàng, loại màu trắng là bạch lựu; đài 6 phiến dày, màu đỏ nhạt, hàn liền thành ống ngắn ở phần dưới; tràng 6 cánh mỏng, nhăn nheo, nhị rất nhiều; bầu có hai tầng, tầng trên 6-7 ô, tầng dưới 3-4 ô; noãn rất nhiều.
Qủa mọng, to bằng nắm tay có đài, tồn tại ở đỉnh, khi chín màu vàng đốm đỏ nâu; hạt màu hồng, có vỏ ngoài mọng nước thành một lớp cơm trong ăn được. Hạt chiếm khoảng 52% trọng lượng của quả.
2.1.2. Bộ phận sử dụng
Vỏ quả, thường là thạch lựu bì. Vỏ cây, vỏ rễ, thịt quả cũng được sử dụng.
Vỏ thân, vỏ rễ thu hái quanh năm. Đào rễ bóc lấy vỏ, bỏ lõi, phơi hay sấy khô. Qủa hái vào tháng 7, bóc lấy vỏ quả, bỏ màng trong, sấy khô. Khi dùng đem vỏ khô đồ cho mềm, thái mỏng, sao qua. Còn dùng cả hoa. Bảo quản nơi khô ráo, không dể lâu quá hai năm.
2.1.3. Thành phần hoá học
Vỏ rễ và vỏ thân lựu chứa alcaloid toàn phần với hàm lượng từ 5 đến 7%. Các alcaloid chủ yếu là pelletierin, iso pelletierin, methyl pelletierin, pseudopelletierin và methylisopelletierin.[2]
Tỷ lệ alcaloid trung bình tính bằng dạng muối sulfat trong 1 kg vỏ khô là :
kích thích tạo rễ mạnh nhất.
5. Môi trường thích hợp nhất trong giai đoạn tạo rễ là môi trường MS cơ bản có bổ sung 0,5 mg/l IBA.
6. Các chất trong nhóm auxin đều có ảnh hưởng tới sự ra rễ của cành dâm, phát triển nhất là IBA, sau đó là NAA và yếu nhất là IAA.
7. 50pPhần mềm là nồng độ IBA thích hợp nhất để xử lý kích thích ra rễ cành dâm.
8. Thời gian tối ưu cho việc xử lý cành dâm là 15 phút.
9. Chế phẩm Vân đài tố ở các nồng độ khác nhau đều kích thích sự phát triển của cành dâm. Sử dụng nồng độ 2.5g/l chế phẩm này phun cho cây dâm cành là thích hợp nhất.

5.2. Đề nghị
1. Cần tiếp tục nghiên cứu giai đoạn đưa cây in vitro ra ngoài để hoàn thiện qui trình nhân giống in vitro.
2. Tiếp tục nghiên cứu tái sinh cây theo con đường gián tiếp để tạo nguyên liệu chọn lọc những giống có chất lượng theo yêu cầu sản xuất.
3. Nghiên cứu 1 số tố ảnh hưởng của chế phẩm Vân Đài Tố tới sức sống của cây in vitro và cây sau khi ra ngoài vườn ươm.
4. Trồng cây ra ruộng, so sánh sự sinh trưởng và phát triển của cây in vitro để đánh giá và chọn lọc.
Tài liệu tham khảo
Tiếng Việt
1. Tạ Như Thục Anh(2002), “Nghiên cứu công nghệ nhân nhanh cây trinh nữ hoàng cung (Crinum latifolium L)”, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học khoa học tự nhiên- Đại học quốcgia Hà Nội.
2. Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam, NXB Khoa học và kỹ thuật (2004).
3. Nguyễn Gia Chấn, Nguyễn Văn Thuận, Bùi Thị Bằng(1992),“Khảo sát một số đặc điểm sinh hoá học của cây thanh cao(Artemisa annua L)”, Thông báo dược liệu, số 24(3+4), tr 6-8.
4. Gopalo and Skriptsinsky, 1971, CNSHTV trong cải tiến giống cây trồng (1997, tr79).
5. Phạm Văn Hiển, Nguyễn Văn Thuận, Phạm Kim Mãn (1988), “Kết quả bước đầu nghiên cứu di thực cây Dioscorea floribunda”, Tạp chí dược học, số 1, tr 8-10.
6. Phạm Văn Khiển(1992), “Nghiên cứu tinh dầu cây long não(Cinnamomum camphora Nees et Ebern) góp phần định hướng trồng và qui hoạch cây long não.” Tóm tắt luận án phó tiến sĩ, trường Đại học dược, Hà Nội.
7. Kỹ thuật trồng và chế biến dược liệu, NXB nông nghiệp 1979.
8. Nguyễn Xuân Linh và cộng tác viên(1998), “ứng dụng kỹ thuật nuôi cấy mô tế bào thực vật trong nhân giống cây hoa”, Hoa và kỹ thuật trồng hoa, NXB Nông Nghiệp, Hà Nội.
9. Phạm Kim Mãn (1992),”Nghiên cứu saponin và sapoginin trong một số cây thuốc ởViệt nam”, luận văn PTS khoa y dược, Viện dược liệu, Hà nội.
10. Vũ Triệu Mân và cộng tác viên (1986), Nghiên cứu bệnh virus hại khoai tây ở miền Bắc Việt Nam, tuyển tập công trình nghiên cứu khoa học kỹ thuật Nông nghiệp, Trường Đại học Nông nghiệp I, Hà Nội.
11. Chu Văn Mẫn(2001),ứng dụng tin học trong sinh học, nxb Đại học quốc gia Hà Nội, tr.118-126.
12. Petrop D. Ph(1984),Di truyền học và cơ sở chọn giống, NXB Nông Nghiệp, Hà nội-NXB Mir
13. Mai thị Tân, Nguyễn Quang Thạch,Hoàng Minh Tấn và cộng sự(1993), “Phục tráng khoai tây Thường tín bằng phương pháp nuôi cấy đỉnh sinh trưởng”, Kết quả nghiên cứu khoa học, NXB Nông nghiệp, Hà nội, tr90-95.
14. Hoàng Minh Tấn, Nguyễn Quang Thạch(1993), Chất điều hoà sinh trưởng đối với cây trồng,NXB Nông Nghiệp, Hà Nội, tr45-49.
15. Hoàng Khánh Toàn(2003), “Hoa lựu làm thuốc”, Tạp chí Cây thuốc quí, số 7, tr34-35
16. Vũ Văn Vụ(1999), Sinh lý thực vật ứng dụng, NXB Giáo dục, Hà Nội.
17. Đàm Phú Xuân(2005), “Nghiên cứu ứng dụng chất kích hoạt gen thực vật trên một số đối tượng cây trồng”, khoá luận tốt nghiệp, Trường đại học Nông Nghiệp 1 , Hà Nội.


Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:

ntthu0707

New Member
Xin chào add
có thể cho mình xin tài liệu nay để tham khảo được không ạ?

xin Thank nhiều
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Nghiên cứu sự hài lòng của người dân về nhà ở tái định cư tại các dự án xây dựng lại nhà chung cư cũ Luận văn Kinh tế 0
D nghiên cứu xây dựng quy trình phân tích các hoạt chất chính trong cây hương thảo Nông Lâm Thủy sản 0
D Nghiên cứu và đề xuất quy trình xây dựng hệ thống mạng an toàn Công nghệ thông tin 0
D Nghiên cứu chính sách, giải pháp và xây dựng mô hình liên kết vùng, tiểu vùng trong phát triển du lịch ở vùng Tây Bắc Văn hóa, Xã hội 0
D Nghiên cứu xây dựng quy trình nhân giống nấm kim châm dạng dịch thể và sản xuất nấm kim châm flammulina velutipes Nông Lâm Thủy sản 0
D Nghiên cứu tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty cổ phần vật liệu xây dựng Tuấn Khanh Luận văn Kinh tế 0
D Nghiên cứu vấn đề điều khiển lò nhiệt. Đi sâu xây dựng chương trình giám sát nhiệt độ lò nhiệt trong phòng thí nghiệm sử dụng card PCI 1710 Công nghệ thông tin 0
D Nghiên cứu khả thi dự án xây dựng trung tâm đào tạo nghề tại huyện yên phong, tỉnh bắc ninh Kiến trúc, xây dựng 0
D Nghiên cứu xây dựng công cụ đo kiểm và đánh giá chất lượng dịch vụ di động 4G (LTE) Công nghệ thông tin 0
D nghiên cứu sự tham gia của hội cựu chiến binh trong xây dựng nông thôn mới tại huyện gia lâm, thành phố hà nội Nông Lâm Thủy sản 2

Các chủ đề có liên quan khác

Top