hoangsonmedia

New Member

Download miễn phí Đồ án Nghiên cứu hiệu quả một số thuốc BVTV đối với sâu hại chính trên rau họ hoa thập tự ở vùng Hà Nội





- Chủng loại thuốc BVTV nông dân sử dụng: Số hộ nông dân sử dụng thuốc BVTV hoá học để phòng trừ sâu bệnh trên rau là 100%, số hộ sử dụng thuốc BVTV nguồn gốc sinh học chiếm 32%. Vẫn có 2,67% hộ sử dụng thuốc ngoài danh mục phun trên rau, không có hộ nào sử dụng thuốc cấm để phòng trừ sâu hại.

- Số hộ sử dụng thuốc BVTV trung bình trên rau của nông dân là 2-3 lần/vụ, lứa rau. Số hộ sử dụng thuốc BVTV > 5 lần/ lứa rau chiếm 10% số hộ điều tra.

- Đánh giá hiệu quả phòng trừ sâu: đa số nông dân được hỏi đánh giá hiệu quả phòng trừ sâu hại là tốt hay khá. Vẫn còn 15,33% số hộ được hỏi đánh giá hiệu quả phòng trừ sâu hại đạt mức trung bình và 2,67% đánh giá hiệu quả thấp.

 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ketnooi -


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


nhộng.
+ Nhộng màu nâu tươi, cuối bụng có 1 đôi gai ngắn.
+ Vòng đời của sâu khoang trung bình 26-35 ngày.
Thời gian hoá nhộng của trứng:3-7 ngày.
Sâu non: 12-27 ngày.
Nhộng: 8-10 ngày.
- Quy luật phát sinh gây hại:
+ Sâu khoang phát sinh mạnh trong điều kiện nóng, ẩm, nhiệt độ từ 25-300C.
+ Hàng năm sâu phát sinh hại nặng từ tháng 6 đến tháng 12[6,11,17].
Hình 3: Sâu khoang hại rau họ hoa thập tự
1-Buớm 3- Sâu non
2-Trứng 4- Bắp cải bị hại
1.3.4 Rệp
Chích hút dinh dưỡng chủ yếu dưới mặt lá từ khi cây con đến khi thu hoạch, làm cây còi cọc, lá biến dạng, chuyển màu vàng nếu bị nặng.
Rệp bắp cải hầu như chỉ gây hại trên rau họ hoa thập tự, còn rệp đào gây hại trên nhiều loaị cây trồng thường phát sinh muộn hơn. Rệp thường phát sinh mạnh trong điều kiện khô hạn. [16]
Có 3 loại rệp hại rau thường gặp:
+ Rệp đào (hay gọi rệp thuốc lá): Myzus persicae Sulzer
+ Rệp hại rau cải (hay rệp cải củ): Rhopaosiphum peuseudobrassicae Davis
+ Rệp bắp cải: Brevicoryne brassicae Linnacus
- Họ: Cả ba loài rệp trên đều thuộc họ rệp muội (Aphididae)
- Bộ cánh đều: Homoptera
- Đặc điểm:
+ Rệp trưởng thành có 2 dạng: Dạng có cánh và dạng không có cánh. Nếu thức ăn kém, thời tiết bất thuận thì rệp không cánh chuyển thành có cánh để di chuyển đi nơi khác. Mỗi rệp cái đẻ 50-85 con.
+ Cả rệp non và rệp trưởng thành bám vào lá, thân,hoa để trích hút dịch các loại rau họ hoa thập tự: Cải bắp, su hào, cải xanh, cải trắng. Cây bị nặng, lá quăn queo, úa vàng, ngọn rụt lại.
+ Vòng đời của rệp ngắn 6-18 ngày.
- Qui luật phát sinh gây hại:
+ Rệp rau cải phát sinh mạnh trong điều kiện nhiệt độ thấp 14-150 C, ẩm độ 50-80%.
+ Rệp bắp cải phát sinh mạnh trong điều kiện nhiệt độ 20-250C. Mưa lớn sẽ làm rệp bị rửa trôi và chết nhiều.
+ Hàng năm rệp phát sinh gây hại nặng rau họ hoa thập tự từ tháng 10-11 và tháng 2-3.
+ Các loại rau cải đông dư, cải xanh, cải trắng thường bị rệp hại nặng giai đoạn cây con đến sau trồng 1 tháng [6,11,17].
Hình 4: Rệp hại rau họ hoa thập tự
1.3.5 Bọ nhảy sọc cong vỏ lạc
Bọ trưởng thành di chuyển nhanh, cắn thủng lỗ chỗ lá các loài rau cải. Thường gây hại nặng ở rau ăn lá ngắn ngày và cây con. Sâu non cắn rễ phụ dưới đất, đục vào rễ chính làm cây vàng rồi chết.[15]
- Tên khoa học: Phyllotreta vittata Fabr.
- Họ ánh kim: Chrysomelidae
- Bộ cánh cứng: Coleoptera.
- Đặc điểm:
+ Trưởng thành là bọ cánh cứng. Toàn thân màu nâu đen bóng, trên mỗi cánh có một vân hình củ lạc, màu vàng nhạt.
+ Trưởng thành ít mẫn cảm với ánh sáng
+ Trưởng thành nhảy xa, bay khỏe, chúng thường phá lúc sáng sớm, chiều mát, trưa nắng ẩn nấp dưới lá rau.
+ Bọ trưởng thành đẻ trứng trong đất hay trên thân cây gần sát mặt đất. Mỗi con đẻ 25-200 trứng.
+ Thời gian sống của trưởng thành tới hàng năm, thời kỳ trước đẻ trứng là 15-80 ngày, đẻ trứng 30-45 ngày.
Thời gian phát dục của trứng: 4-8 ngày
Sâu non: 11-12 ngày
Nhộng: 8-11 ngày
+ Bọ trưởng thành đẻ trứng trong đất hay trên thân cây gần sát mặt đất. Mỗi con đẻ 25-200 trứng. Trứng hình bầu dục màu vàng sữa, dài 0,3mm, rộng 0,15mm.
+ Sâu non có 3 tuổi, đẫy sức dài 4mm, mỗi đốt đều có u lồi trên có lông.
+ Sâu non hại rễ và củ tạo thành đường ngoằn nghoèo làm cho rễ đứt, củ thối, cây bị héo. Khi đẫy sức sâu non hóa nhộng trong đất. Sâu non sống trong đất khoảng 4-5 tuần thì hoá nhộng.
+ Nhộng màu vàng nhạt, mầm cánh và mầm chẩn rất phát triển. Đôi cuối có 2 gai lồi.
- Qui luật phát sinh gây hại :
+ Bọ nhảy phát sinh và hoạt động mạnh trong điều kiện nhiệt độ ấm 20-300 C, ẩm độ trên 80%.
+ Hàng năm bọ nhảy phát sinh gây hại từ tháng 3-tháng 10, phát sinh mạnh vào tháng 5- tháng 6 trên các rau họ hoa thập tự vụ xuân hè [6,11,17].
Hình 5: Bọ nhảy sọc cong hại rau họ hoa thập tự
Bọ trưởng thành đẻ trứng
Bọ trưởng thành và lá bị hại
Sâu non
1.4 Cơ chế tác động, ưu nhược điểm của thuốc BVTV
Thuốc BVTV là những hợp chất độc nguồn gốc tự nhiên hay tổng hợp hoá học dùng để phòng trừ sâu, bệnh, cỏ dại, chuột,hại cây trồng và nông sản.
Thuốc BVTV đã được sử dụng từ nhiều thập kỷ nay để phòng trừ sinh vật hại cây trồng và nông sản đã đem lại lợi ích kinh tế lớn. Theo thống kê của tổ chức y tế thế giới thì năm 1998 toàn thế giới sử dụng 3,1 triệu tấn thuốc BVTV giá trị trên 20 tỉ đôla Mỹ, trong đó có 6,1 tỷ thuốc trừ sâu hại. Thuốc trừ sâu hại được dùng nhiều ở các nước châu á và Thái Bình Dương. Năm 1985 các nước châu á và Thái Bình Dương dùng 10% trên tổng số thuốc sử dụng trên thế giới, mỗi năm tăng bình quân 5-7%, trong đó thuốc trừ sâu được sử dụng nhiều nhất (75%). Ngày nay một nền nông nghiệp hiện đại không thể không sử dụng thuốc BVTV[14].
Thực tế cho thấy phương pháp phòng trừ sâu hại rau bằng hoá học đóng vai trò chủ đạo trong nhiều thập kỷ ( nhất là những năm 1956-1960 ) do những ưu điểm chính là lợi ích kinh tế mà loại thuốc này đem lại.Tuy nhiên, chỉ một thời gian sau đã xuất hiện nhiều hậu qủa tiêu cực đối với con người, sinh thái và đi ngược lại nỗ lực nhằm tạo ra nông sản sạch bảo đảm an toàn tuyệt đối cho người sử dụng.
Chính vì vậy, các nhà khoa học trong và ngoài nước đã và đang nỗ lực nghiên cứu nhằm tạo ra các loại thuốc thế hệ mới, đặc biệt chú trọng vào nghiên cứu sản xuất ra các loại thuốc BVTV sinh học với những ưu điểm khắc phục được phần lớn nhược điểm của các loại thuốc trừ sâu hoá học để thay thế một phần thuốc trừ sâu hoá học có độc tính cao.
1.4.1 Cơ chế tác động
a. Sự xâm nhập của chất độc vào cơ thể côn trùng theo thức ăn vào bộ máy tiêu hoá ( thuốc vị độc và nội hấp ).
- Các loại thuốc vị độc xâm nhập vào côn trùng qua con đường miệng, thích hợp để diệt sâu hại có miệng gặm nhai, gặm hút, liếm hút.
- Thuốc nội hấp được cây hút qua rễ hay lá và vận chuyển qua hệ thống mạch dẫn, thuốc không độc đối với cây nhưng có tác dụng diệt côn trùng gây hại có miệng chích hút.
- Khi côn trùng ăn phải thức ăn chứa chất độc có tác dụng vị độc, chất độc ở miệng côn trùng sẽ chịu tác động của enzim trong tuyến nước bọt. Quá trình đó tiếp tục xảy ra khi thức ăn qua ống thực quản và lúc này một phần thức ăn lẫn chất độc được chuyển từ dạng không hoà tan thành dạng hoà tan. Đến ruột giữa, quá trình đồng hoá chất độc xảy ra mạnh mẽ, chất độc đi qua vách ruột bằng sự thẩm thấu hay phá huỷ vách ruột giữa rồi chuyển vào huyết dịch. Cùng với huyết dịch chất độc đi khắp cơ thể xâm nhập vào các trung tâm sống quan trọng ( hệ thần kinh ) hay bị giữ lại trong mô mỡ.
- Nếu đến ruột giữa mà chất độc chưa được chuyển sang dạng hoà tan thì cơ thể không thể đồng hoá được và chất độc sẽ bị thải ra ngoài qua hậu môn hay qua tác động của thuốc đến ruột mà bị đẩy ra ngoài bằng nôn mửa.
- Một lượng nhỏ chất độc cũng có thể thấm qua ruột trước vào thành ruột sau và được giữ lại ở đó. Quá trình đồng hoá càng nhanh, sự bài tiết càng chậm, chất độc giữ lại trong ruột càng lâu, lượng chất độc xâm noập vào cơ thể càng nhiều.Mức độ gây độc cho côn trùng càng lớn.
- Thuốc nội hấp là một dạng đặc biệt của thuốc vị độc nên cũng gây độc cho côn trùng theo hướng này[6,11,14].
b. Sự xâm nhập của chất độc qua biểu bì côn trùng (thuốc tiếp xúc, thấm sâu)
- Thuốc tiếp xúc gây hại cho côn trùng qua con đường tiếp xúc, thích hợp để diệt sâu hại hoạt động bên ngoài cây hay đối tượng cần bảo vệ.
- Thuốc thấm sâu có khả năng thấm sâu vào cơ thể thực vật, gây độc cho côn trùng cư trú bên trong, thích hợp để diệt sâu hại hoạt động bên trong cây.
- Thuốc trừ sâu tiếp xúc, thấm sâu muốn xâm nhập vào cơ thể côn trùng phải qua lớp da. Lớp ngoài cùng của da là biểu bì, được cấu tạo bằng lipit và lipoproteit biến tính có tác dụng giữ khung cơ thể, ngăn cho nước không từ cơ thể thoát ra, đồng thời cũng ngăn cản sự xâm nhập của các chất hoà tan vào cơ thể. Các thuốc trừ sâu có khả năng hoà tan lipit và lipoproteit càng mạnh thì hiệu lực tiếp xúc của thuốc đó càng cao. Lớp biểu bì trên chứa nhiều lipit và các chất giống colesterin có thể hoà tan hợp chất hữu cơ nhưng thuốc lại không thể thấm qua lớp biểu bì ngoài và không qua được lớp biểu bì trong có thành phần chủ yếu là kitin. Tuy nhiên lớp biểu bì này không bao phủ toàn cơ thể vì các đoạn da mềm vận động như khớp cảm giác, râu, bàn chân thuốc sẽ dễ dàng xâm nhập qua dễ vào cơ thể.
- Sau khi xâm nhập qua da, thuốc sẽ tan theo chiều ngang xuống nội bì rồi đi vào máu. Chất độc theo máu đi khắp cơ thể xâm nhập vào trung tâm sống gây độc cho côn trùng.
- Thuốc dạng sữa có hiệu lực tiếp xúc cao hơn các loại thuốc khác, bởi thuốc này có dung môi hữu cơ có khẳ năng hoà tan chất béo, thấm ướt nhanh biểu bì trên. Hoạt chất thuốc trừ sâu lại ở dạng hoà tan nên dễ thẩm thấu qua vật cản vào máu.
- Một số thuốc tiếp xúc hay dầu có thể gây chết cho côn trùng ngay cả khi thuốc không thễ xâm nhập được qua biểu bì. Do thuốc tạo thành một lớp màng bao bền trên toàn bộ cơ thể côn trùng, ngăn cản quá trình hấp thụ O2 và thải CO2 làm cho côn trùng bị ngạt mà chết.
- Thấm sâu là một dạng đặc biệt của thuốc tiếp xúc nên cùng tuân theo quy luật này[6,11,14].
c. Xâm nhập qua hệ thống khí quản vào cơ thể côn trùng (thuốc trừ sâu xông...

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Nghiên cứu lý thuyết Wavelet trong xử lý tín hiệu Công nghệ thông tin 0
D Nâng cao hiệu quả áp dụng các phương pháp địa chất và địa vật lý hiện đại nghiên cứu địa chất môi trường vùng đồng bằng sông hồng và cửu long Khoa học Tự nhiên 0
D Nghiên cứu hiệu quả hoạt động quảng cáo sản phẩm Kotex Mini Meow của công ty TNHH KimBerly - Clark Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Nghiên cứu đặc tính quang của bộ tách kênh ghép tín hiệu sử dụng ống dẫn sóng silicon Khoa học kỹ thuật 0
D Nghiên cứu các yếu tố cấu thành giá trị thương hiệu sữa chua Vinamilk tại TPHCM Luận văn Kinh tế 0
D Nghiên Cứu Giải Pháp Cải Thiện Hiệu Năng Mạng Cảm Biến Không Dây Đa Sự Kiện Công nghệ thông tin 0
D Nghiên cứu đánh giá hiện trạng quản lý chất thải rắn y tế nguy hại trên địa bàn tỉnh Hải Dương và đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý Kiến trúc, xây dựng 0
D Nghiên cứu công nghệ sản xuất men hiệu ứng chìm cho gạch ốp lát Khoa học kỹ thuật 0
H nghiên cứu ảnh hưởng của nồng độ muối đến hiệu quả xử lý nước thải từ quy trình sản xuất nước tương Khoa học Tự nhiên 0
N Nghiên cứu, đánh giá hiện trạng và đề xuất các biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý CTRSH trên địa bà Khoa học Tự nhiên 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top