the_queen

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối

MỤC LỤC
Trang
MỤC LỤC 2
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC MẪU SỔ
DANH MỤC SƠ ĐỒ BẢNG BIỂU
LỜI MỞ ĐẦU 6
PHẦN I. Tổng quan về Công ty CP Dệt 10/10 8
1. Đặc điểm kinh tế kỹ thuật của Công Ty CP Dệt 10/10 8
1.1 Quá trinh hình thành và phát triển của Công Ty 8
1.1.1 Giới thiệu chung về Công Ty 8
1.1.2 Quá trình hình thành và phát triển của Công Ty CP Dệt 10/10 8
1.2 Đặc điểm tổ chức sản xuất của Công ty 11
1.2.1 Đặc điểm sản phẩm, thị trường của Công ty 11
1.2.2 Đặc điểm quá trình công nghệ sản xuất 11
1.2.3 Kết quả sản xuất kinh doanh của Công Ty 12
1.3 Đặc điểm bộ máy quản lý của Công Ty 14
2.Đặc điểm tổ chức hạch toán kế toán tại Công Ty 17
2.1 Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán 17
2.2 Đặc điểm vận dụng chế độ chính sách kế toán 19
2.2.1 Chính sách kế toán Công Ty đang áp dụng 19
2.2.2 Đặc điểm hệ thống chứng từ kế toán 19
2.2.1 Phân loại chứng từ kế toán 19
2.2.2.2 Luân chuyển chứng từ kế toán 20
2.2.2.3 Đặc điểm hệ thống tài khoản kế toán 20
2.2.2.4 Đặc điểm hình thức sổ kế toán 21
2.2.2.5 Đặc điểm hệ thống báo cáo kế toán 22
PHẦN II. Thực trạng hạch toán tiêu thụ thành phẩm và…. 24
1.Đặc điểm công tác tiêu thụ tại Công Ty 24
1.1 Đặc điểm sản phẩm và công tác quản lý thành phẩm của Công ty 24
1.1.1 Đặc điểm, phân lọai thành phẩm 24
1.1.2 Công tác quản lý thành phẩm 24
1.2 Đặc điểm cách thanh toán 24
2. Hạch toán tiêu thụ sản phẩm tại Công Ty CP Dệt 10/10 25
2.1 Hạch toán giá vốn hàng bán 25
2.1.1 Tính giá thành phẩm xuất kho 25
2.1.2. Thủ tục xuất kho thành phẩm 26
2.1.3.Kế toán giá vốn hàng bán 35
2.2 Hạch toán doanh thu tiêu dùng 38
2.2.1 Đặc điểm về thị trường tiêu thụ và khác hàng của Công Ty 38
2.2.2 Kế toán tiêu thụ thành phẩm tại Công Ty CP Dệt 10/10 39
2.2.2.1 Quy định chung, tài khoản sử dụng và quy trình tổ chức…. 39
2.2.2.2 Hạch toán doanh thu tiêu thụ thành phẩm 40
2.2.3 Kế toán doanh thu bán hàng 49
2.3 Kế toán các khoản giảm trừ doanh thu 49
3. Hạch toán xác định kết quả tiêu thụ 50
3.1 Hạch toán chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp 50
3.2 Kế toán xác định kết quả tiêu thụ 53
Phần III. Hoàn thiện công tác hạch toán tiêu thụ thành phẩm…. 57
1. Đánh giá về công tác tiêu thụ thành phẩm 57
1.1Ưu điểm 57
1.2 Tồn tại và nguyên nhân 59
2. Tính tất yếu phải hoàn thiện công tác tiêu thị sản phẩm và… 60
3. Một số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác tiêu thụ sản phẩm… 61
3.1 Kế toán tiêu thụ thành phẩm 61
3.1.1 Những tồn tại 61
3.1.2 Hướng hoàn thiện 62
3.2 Kế toán xác định kết quả 64
Kết luận 65
Danh mục tài liệu tham khảo 66

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

- CP : Cổ phần
- UBND: Ủy ban nhân dân
- HĐQT: Hội đồng quản trị
- TSCĐ: Tài sản cố định
- GTGT: Giá trị gia tăng
- KHTSCĐ: Khấu hao tài sản cố định
- CPBH: Chi phí bán hàng
- CPQLDN: Chi phí quản lý doanh nghiệp

DANH MỤC SƠ ĐỒ- MẪU BIỂU
Trang
Sơ đồ 1.1 Quy trình sản xuất 11
Bảng 1.1 Một số chỉ tiêu phản ánh tình hình phát triển của Công Ty 13
Sơ đồ 1.2 Tổ chức bộ máy quản lý và các phòng ban chức năng 14
Sơ đồ 1.3 Tổ chức bộ máy kế toán 18
Sơ đồ 1.4 Quy trình luân chuyển chứng từ 21
Sơ đồ 1.5 Quy trình ghi sổ kế toán Công Ty 22
Mẫu số 2.1 Hóa đơn GTGT
Sơ đồ 2.1 Quy trình luân chuyển chứng từ bán hàng
Sơ đồ 2.2 Sơ đồ hạch toán thành phẩm tại Công ty
Mẫu số 2.2 Bảng cân đối sản phẩm Quý IV/2007
Mẫu số 2.3 Bảng tổng hợp Nhập – Xuất – Tồn kho thành phẩm quý IV/2007
Mẫu số 2.4 Bảng kê số 8-Nhập, Xuất, Tồn kho thành phẩm
Mẫu số 2.5 Sổ cái TK 155
Mẫu số 2.6 Sổ cái TK 632
Mấu số.7 Sổ chi tiết giá vốn hàng bán `
Mấu số 2.8 Sổ tiêu thụ Quý IV/2007
Mẫu số 2.9 Bảng tổng hợp tiêu thụ chi tiết theo từng loại thành phẩm
Mẫu số 2.10 Bảng tổng hợp tiêu thụ
Mẫu số 2.11 Sổ theo dõi phải thu khách hàng
Mẫu số 2.12 Sổ cái TK 511
Mấu số 2.13 Sổ theo dõi chi phí bán hàng & chi phí quản lý doanh nghiệp Quý IV/2007
Mẫu số 2.14 Sổ cái TK 641
Mẫu số 2.15 Sổ cái TK642
Sơ đồ 2.3 Quy trình ghi sổ kế toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ tại Công ty
Mẫu số 2.16 Nhật ký chứng từ số 8
Mấu số 2.17 Sổ cái TK 911
LỜI MỞ ĐẦU
Khâu tiêu thụ thành phẩm là khâu cuối cùng của một quá trình sản xuất kinh doanh. Thông qua tiêu thụ đơn vị có thể thu hồi được vốn bỏ ra và xác định được lợi nhuận mà mình đạt được. Đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ sẽ góp phần tăng tốc độ luân chuyển vốn nói riêng và hiệu quả sử dụng vốn nói chung, đồng thời góp phần thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng của xã hội.
Quá trình tiêu thụ giữ một vai trò hết sức quan trọng đối với mỗi đơn vị sản xuất kinh doanh nói chung cũng như Công Ty CP Dệt 10/10 nói riêng. Vì vậy hạch toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ cũng giữ vai trò hết sức quan trọng. Công tác kế toán ở khâu tiêu thụ phải được thực hiện một cách đầy đủ, chính xác vì nó không chỉ cung cấp thông tin cho nhà quản lý về tình hình tiêu thụ của đơn vị mà còn cung cấp thông tin cho các đối tượng quan tâm bên ngoài đơn vị như cơ quan thuế, các nhà đầu tư…
Nhận thức được điều này, cùng với những kiến thức về chuyên ngành kê toán đã tích lũy được trong suốt những năm qua trên ghế nhà trường, em đã chọn đề tài cho chuyên đề thực tập của mình là “ Hoàn thiện hạch toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ tại Công ty CP Dệt 10/10”. Kết cấu của chuyên đề được chia làm 3 phần:
- Phần I: Tổng quan về Công Ty CP Dệt 10/10
- Phần II: Thực trạng hạch toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ tại Công ty CP Dệt 10/10
- Phần III: Hoàn thiện công tác hạch toán tiêu thụ thành phẩm xác định kết quả tiêu thụ thành phẩm
Thông qua việc làm chuyên đề này, em muốn tìm hiểu về công tác kế toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ thành phẩm tại công ty, từ đó đưa ra những đánh giá và những ý kiến đóng góp nhằm hoàn thiện hơn công tác kế toán tiêu thụ tại công ty.
Em xin gửi lời Thank chân thành đến Th.S Nguyễn Hồng Thúy và các cô chú, các anh chị trong Công ty đã giứp đỡ em hoàn thành bài báo cáo này. Em mong nhận được sự góp ý của thầy cô và bạn đọc để báo cáo của em được hoàn thiện hơn.
PHẦN I: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CP DỆT 10/10
1. Đặc điểm kinh tế kỹ thuật của Công ty Cp Dệt 10/10
1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công Ty.
1.1.1 Giới thiệu chung về Công ty
- Tên công ty: Công ty Cổ phần Dệt 10/10
- Tên giao dịch: 10/10 Textile Joint Stock Company
- Trụ sở giao dich: 9/253 Minh Khai – Hai Bà Trưng – Hà Nội
- Tổng Giám Đốc: Dương Văn Bình
1.1.2 Quá trình hình thành và phát triển của Công Ty CP Dệt 10/10
Xí nghiệp dệt 10/10 (nay là Công ty Cổ phần dệt 10/10) trực thuộc Sở Công Nghiệp Hà Nội, được chính thức thành lập theo Quyết định số 262/CN ngày 25 tháng 12 năm 1973 của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội. Kế hoạch sản xuất của xí nghiệp được Nhà nước giao. Trong quá trình phát triển, quy mô sản xuất của Công ty ngày càng được mở rộng, đồng thời chất lượng sản phẩm không ngừng được nâng cao và dần chiếm được long tin của đông đảo khách hàng trong cũng như ngoài nước.
Quá trình hình thành phát triển của Công ty có thể chia thành bốn giai đoạn như sau:
• Giai đoạn từ năm 1973 đến tháng 6/1975:
Đầu năm 1973, Sở Công Nghiệp giao cho một nhóm cán bộ công nhân viên gồm 14 người thành lập nên Ban nghiên cứu Dệt KOKETT sản xuất thử vải Valyde, vải Tuyn trên cơ sở dây chuyền máy móc thiết bị của Cộng Hòa Dân Chủ Đức. Sau một thời gian chế thử, ngày 1/9/1974 Xí nghiệp đã chế tạo thành công vải Valyde bằng sợi Visco và cho xuất xưởng.
Cuối năm 1974, Sở Công Nghiệp Hà Nội đề nghị Thành phố Hà Nội đầu tư thêm cơ sở vật chất, thiết bị máy móc, kỹ thuật công nghệ, lao động kèm theo Quyết định số 2580/QĐ-QB ngày 10/10/1974 - lấy ngày giải phóng thủ đô đặt tên cho Xí nghiệp. Xí nghiệp dệt 10/10 ra đời.
Lúc đầu Xí nghiệp có tổng diện tích mặt bằng là 580m2, đặt tại 2 địa điểm đó là số 6 Ngô Văn Sở với diện tích là 195m2 và tại Trần Quý Cáp là 355m2.
• Giai đoạn từ tháng 7/1975 đến hết năm 1982
Đây là giai đoạn Xí nghiệp sản xuất kinh doanh theo kế hoạc của Nhà Nước. Tháng 7 năm 1975, Xí nghiệp nhận các chỉ tiêu pháp lệnh do Nhà Nước cấp, Xí nghiệp luôn luôn phấn đấu và hoành thành tốt kế hoạch đã được giao.
Đến đầu năm 1976 thì vài Tuyn được đưa vào sản xuất đại trà, đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong quá trình phát triển của Xí nghiệp.
• Giai đoạn từ năm 1983 đến hết Quý I năm 2000
Trong những năm 80, nền kinh tế của đất nước gặp nhiều khó khăn và có nhiều biến động lớn. Hoạt động kinh doanh của Xí nghiệp có thay đổi đáng kể cho phù hợp với cơ chế mới. Xí nghiệp phải tự tìm đầu vào (nguyên vật liệu) và đầu ra (thị trường tiêu thụ) để tồn tại và phát triển.
Bằng vốn tự có và đi vay mà chủ yến là đi vay của Nhà Nước, Xí nghiệp chủ động mở rộng thị trường tiêu thụ, thay đổi máy móc thiết bị cũ kỹ, lạc hậu, mở rộng mặt bằng sản xuất. Xí nghiệp được cấp thêm 10.000m2 đất ở 253 Minh Khai để đặt các bộ phận sản xuất chính. Còn địa chỉ số 6 Ngô Văn Sở làm nơi đặt văn phòng chính và một số bộ phận sản xuất .
Tháng 10/1992 Xí nghiệp Dệt 10/10 được Sở Công nghiệp đồng ý cho chuyển đổi thành Công ty Dệt 10/10 với số Vốn kinh doanh là 4.201.760.000VNĐ trong đó Vốn Ngân sách Nhà nước là 2.775.540.000 VNĐ và ngồn vốn bổ sung là 1.329.180.000 VNĐ.
Từ ngày thành lập, nhiều năm liền Công ty được các tổ chức trao tặng huy chương vàng tại hội trợ triển lãm thành tựu kỹ thuật và được cấp dấu chất lượng từ năm 1985 đến nay. Đến năm 1995, Công ty được trao tặng 10 huy chương vàng và 6 huy chương bạc. Bên cạnh đó Công ty còn được UBND Thành phố Hà Nội trao tặng nhiều bằng khen:
Năm 1981: Tặng huy chương lao động hạng 3
Năm 1982: Tặng huy chương lao động hạng 2
Năm 1983: Tặng huy chương lao động hạng 1
2. Tính tất yếu phải hoàn thiện công tác tiêu thụ sản phẩm và xác định kết quả tiêu thụ
Như đã đề cập ở trên, hạch toán thành phẩm, tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ có vai trò vô cùng quan trọng đối với tất cả các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh. Chỉ khi phần hành kế toán này được thực hiện tốt thì doanh nghiệp mới có thể kiểm soát chặt chẽ kết quả của các quá trình sản xuất kinh doanh, quản lý tốt tài sản của mình và đưa ra các quyết định một cách chính xác và kịp thời. Đặc biệt, trong môi trường cạnh tranh khốc liệt như hiện nay, vai trò của thông tin càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết, đặc biệt là thông tin kế toán. Cùng với xu hướng phát triển của nền kinh tế, công tác kế toán nói chung và kế toán thành phẩm nói riêng phải ngày càng hoàn thiện hơn để đảm bảo chất lượng thông tin kế toán ngày càng cao phục vụ cho nhu cầu nhà quản trị và yêu cầu của tổ chức cá nhân liên quan.
Thực hiện tổ chức hạch toán thành phẩm, tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ tại Công ty Cổ phần Dệt 10/10 cho thấy bên cạnh những kết quả đạt được, phần hành kế toán này vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế mà Công ty có khả năng cải tiến và hoàn thiện nhằm đáp ứng tốt hơn nữa yêu cầu của nhà quản lý
3 Một số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác tiêu thụ sản phẩm và xác định kết quả tiêu thụ
3.1 Kế toán tiêu thụ thành phẩm
3.1.1 Những tồn tại:
Hạch toán tiêu thụ thành phẩm ở Công ty còn tồn tại một số hạn chế sau:
- Thứ nhất: về việc hạch toán doanh thu nội bộ, Công ty sử dụng TK 511 là không chính xác vì như quy định thì doanh thu nội bộ phải được hạch toán vào TK 512. Khi thành phẩm được xuất đi biếu tặng, viện trợ, khen thưởng, kế toán phải phản ánh doanh thu vào TK 512. Mặc dù doanh thu nội bộ không lớn và có thể theo dõi ở các sổ chi tiết nhưng việc hạch toán như vậy không những làm trái với quy định mà còn không phản ánh đầy đủ và đúng bản chất của nghiệp vụ kinh tế phát sinh, làm sai lệch thông tin kế toán.
- Thứ hai: Công ty đã vi phạm nguyên tắc xác định tỷ giá hối đoái để ghi nhận doanh thu. Theo quy định hiện hành, doanh thu ngoại tệ phải được phản ánh theo giá thực tế tại thời điểm đã có đầy đủ chứng từ về việc tiêu thụ hàng hoá. Như vậy, việc kế toán tại Công ty ghi nhận doanh thu xuất khẩu theo tỷ giá hạch toán là trái với quy định. Mặc dù cuối quý kế toán điều chỉnh doanh thu về tỷ giá thực tế ngày cuối quý nhưng điều này không phản ánh đúng doanh thu thực sự của nghiệp vụ bán hàng trong kỳ dẫn tới sai lệch về chỉ tiêu lợi nhuận cuối kỳ và không phản ánh chính xác kết quả kinh doanh của Công ty. Như vậy, Công ty nên phản ánh doanh thu vào trong sổ sách kế toán theo tỷ giá tại ngày ghi trên biên tàu gốc, đến cuối quý không cần điều chỉnh về tỷ giá ngày cuối quý như hiện tại.
- Thứ ba: ngoài ra chế độ kế toán Việt nam quy định rõ về việc sử dụng các TK 521 (chiết khấu thương mại), TK 531 (hàng bán bị trả lại), TK 532 (giảm giá hàng bán) để hạch toán các khoản giảm trừ doanh thu. Nhưng hiện nay Công ty lại không sử dụng các TK này. Thực tế cho thấy, chiết khấu thương mại, giám giá hàng bán và chấp nhận hàng bị trả lại là một trong những biện pháp thúc đẩy tiêu thụ. Vì vậy, theo ý kiến của em thì Công ty nên sử dụng thêm TK 521, 531 và 532 trong quá trình hạch toán.
- Thứ tư: Về việc theo dõi khoản phải thu khách hàng. Ở Công ty, kế toán không mở Sổ chi tiết phải thu khách hàng để ghi hàng ngày mà đến cuối quý kế toán mới lập Sổ theo dõi phải thu khách hàng dựa vào Sổ tiêu thụ và các sổ sách có liên quan. Việc này là không đúng theo quy định.
Việc theo dõi khoản phải thu khách hàng là rất quan trọng đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Có quản lý tốt tình hình thanh toán với khách hàng thì Công ty mới có kế hoạch để huy động vốn kinh doanh. Theo quy định thì khoản phải thu khách hàng phải được theo dõi chi tiết, thường xuyên trên Sổ chi tiết phải thu khách hàng và đến cuối quý, kế toán sẽ dựa vào Sổ này để lập Bảng kê số 11 - giống như Sổ theo dõi phải thu khách hàng hiện nay của Công ty.
3.1.2 Hướng hoàn thiện
- Về điểm thứ nhất: Công ty nên sử dụng TK 512 để hạch toán doanh thu nội bộ. Vì vậy, khi thành phẩm được xuất đi biếu tặng, viện trợ, khen thưởng ngoài phản ánh bút toán giá vốn hàng bán, kế toán phản ánh bút toán.
Nợ TK 641, 642, 431
Có TK 512

Doanh thu tiêu thụ nội bộ nên được theo dõi ở một sổ riêng. Mẫu sổ theo tui đề xuất như sau:
Chứng từ Mục đích xuất DT chưa thuế Thuế GTGT Tài khoản đối ứng
Số hiệu Ngày tháng 136 641 642 431




- Về điểm thứ hai: theo tôi, Công ty nên sử dụng tỷ giá hội đoái thực tế ngày phát sinh doanh thu để ghi nhận doanh thu. Tỷ giá này được công bố bên báo Nhân dân hàng ngày hay tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt nam ban hành.
- Về điểm thứ ba: Công ty nên sử dụng các TK 521, 531, 532 để hạch toán các khoản giảm trừ doanh thu nhằm thúc đẩy quá trình tiêu thụ. Khi áp dụng các biện pháp khuyến khích tiêu thụ như trên, Công ty sẽ tạo điều kiện cho khách hàng khi họ mua sản phẩm của Công ty. Nếu khách hàng không ưng sản phẩm của Công ty hay khi họ mua với số lượng lớn, họ có thể được trả lại hàng cho Công ty hay được hưởng chiết khấu thương mại.
- Về điểm thứ năm: theo tôi, Công ty nên mở Sổ chi tiết phải thu khách hàng theo mẫu quy định và ghi hàng ngày theo đúng chế độ. Sổ chi tiết phải thu khách hàng có thể mở riêng cho từng khách hàng lớn và tổng hợp cho các khách hàng không thường xuyên.

3.2. Kế toán xác định kết quả
- Hiện nay, Công ty chưa theo dõi chi tiết các khoản chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp. Theo tôi, Công ty nên theo dõi chi tiết hơn các loại chi phí này theo quy định của chế độ.
- Việc xác định kết quả tiêu thu vẫn chưa được thực hiện chi tiết cho từng thành phẩm hay từng thị trường tiêu thụ. Theo tôi, để phát huy tác dụng của công tác xác định kết quả tiêu thụ đối với việc quản lý kế toán có thể theo dõi chi tiết cho từng mã hàng trên sổ xác định kết quả tiêu thụ. Sổ này sẽ tổng hợp doanh thu và giá vốn từng mã hàng phát sinh trong kỳ để từ đó xác định phần lợi nhuận gộp của từng mã hàng. Bên cạnh đó, kế toán có thể xác định kết quả tiêu thụ riêng cho từng thị trường tiêu thụ để có kế hoạch tốt hơn cho việc tiêu thụ thành phẩm ở từng thị trường.
KẾT LUẬN
Cùng với sự chuyển đổi của nền kinh tế thị trường, Công ty Cổ phần Dệt 10/10 đang dần khẳng định vị trí của mình và trong những năm gần đây Công ty đã có những thành tựu đáng kể. Đạt được vị trí đó là nhờ sự nỗ lực của Ban Lãnh đạo, đội ngũ CBCNV của toàn Công ty cùng với sự quan tâm giúp đỡ của các cơ quan chức năng trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Bên cạnh đó, Công ty còn có độ ngũ CBCNV có tay nghề và trình độ cao, Công ty cũng luôn chú trọng đào tạo lực lượng lao động của mình nhằm nâng cao hiệu quả lao động.
Qua lý luận và thực tiễn cho thấy hạch toán thành phẩm, tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ ở Công ty được thực hiện tốt, giúp cho việc quản lý và theo dõi thành phẩm đạt hiệu quả cao hơn. Mặc dù còn một số hạn chế nhưng cùng với đội ngũ cán bộ kế toán vững vàng, trình độ chuyên môn cao, năng động, sáng tạo công với các phương tiện kỹ thuật hiện đại chắc chắn công tác kế toán nói chung và hạch toán thành phẩm, tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ nói riêng sẽ ngày càng được hoàn thiện hơn.
Qua thời gian thực tập tại Công ty, được sự giúp đỡ, chỉ bảo tận tình của Th.S Nguyễn Hồng Thúy và các cô, các anh chị trong Phòng Tài vụ của Công ty, em đã nắm bắt thực tế, củng cố kiến thức lý luận đã được học ở trường và hoàn thành bản báo cáo này.
Một lần nữa em xin trân thành Thank Th.S Nguyễn Hồng Thúy và các cô chú trong Công ty đã hướng dẫn và tạo điều kiện cho em hoàn thành bản báo cáo này. Em mong nhận được sự đóng góp ý kiến của thầy và các cô chú để bản báo cáo của em được hoàn thiện hơn.

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
M Hoàn thiện công tác hạch toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty Liên doanh TOYOTA Giải Phóng Luận văn Kinh tế 2
C Hoàn thiện hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần Trúc Thôn Luận văn Kinh tế 0
N Hoàn thiện tổ chức hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần VLXD Vi Luận văn Kinh tế 0
M Hoàn thiện công tác hạch toán chi phí và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty Cổ phần Sông Đà Luận văn Kinh tế 0
K Hoàn thiện hạch toán tiêu thụ, xác định kết quả tiêu thụ thành phẩm và các biện pháp nâng cao lợi nh Luận văn Kinh tế 0
A Hoàn thiện hạch toán kế toán nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ tại Nhà máy thuốc lá Thăng Long Luận văn Kinh tế 2
D Hoàn thiện công tác hạch toán tiêu thụ hàng hoá và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty Dược liệu Luận văn Kinh tế 0
B Hoàn thiện hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty cổ phần Công tr Luận văn Kinh tế 0
I Hoàn thiện công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần xây dự Luận văn Kinh tế 0
B Hoàn thiện công tác hạch toán nguyên vật liệu tại công ty cổ phần đầu tư và xây dựng Trường Thi Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top