phuong1987us

New Member

Download miễn phí Đề tài Thực trạng sử dụng đất ở thành phố Hải Dương





MỤC LỤC

 

PHẦN MỞ ĐẦU 1

GIỚI THIỆU VỀ THÀNH PHỐ HẢI DƯƠNG 1

1. Điều kiện tự nhiên 1

2. Điều kiện kinh tế xã hội 2

Chương I: Đô thị hoá - công nghiệp hoá thành phố Hải Dương 11

1.1. Khái niệm về đô thị, đô thị hoá, đất đô thị và sự biến động của đất đô thị trong quá trình đô thị hoá 11

1.1.1. Một số khái niệm về đô thị 11

1.1.2.Khái niệm về đô thị hoá 11

1.1.3. Khái niệm về đất đô thị 11

1.1.4. Sự biến động của đất đô thị trong quá trình đô thị hoá 12

1.2. Những đặc điểm biến động về đất của thành phố Hải Dương qua các thời kỳ 13

1.3. Một số mục tiêu lớn về kinh tế - xã hội của Thành phố 13

Chương II: Thực trạng sử dụng đất và quy hoạch đô thị ở thành phố Hải Dương 15

2.1. Thực trạng sử dụng đất 15

2.2. Công tác quy hoạch tổng thể kinh tế xã hội và quy hoạch đô thị thành phố Hải Dương 16

2.2.1. Khu công nghiệp Đại An phía Bắc - Tây Bắc Thành Phố Hải Dương 17

2.2.2. Khu công nghiệp Tứ Minh Việt Hoà Thành Phố Hải Dương 17

2.2.3. Cụm công nghiệp Đồng Niên phường Cẩm Thượng Thành Phố Hải Dương 17

2.2.4. Cụm công nghiệp phía Nam Thành Phố 18

2.2.5. Cụm công nghiệp kho, cảng hàng hoá Cống Câu 18

2.2.6. Cụm công nghiệp Bắc - Tây Bắc Thành Phố Hải Dương 18

2.2.7. Cụm công nghiệp phía Nam thành phố Hải Dương 19

2.2.8. Khu đô thị Thành phố Hải Dương 19

2.2.9. Khu du lịch sinh thái - dịch vụ phía Đông Nam Thành phố Hải Dương 20

2.2.10. Các khu bãi rác, nghĩa trang, công viên cây xanh 21

2.2.11. Các xí nghiệp công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp 22

2.2.12. Các khu ở của thành phố Hải Dương 22

2.2.13. Các khu Trung tâm hành chính - Thương mại, du lịch, dịch vụ trung tâm chuyên ngành 22

Chương III: Những giải pháp thực hiện quyhoạch trên địa bàn thành phố Hải Dương 25

3.1. Sự cần thiế phải thiết lập quy hoạch tổng thể, quy hoạch sử dụng đất trên địa bàn Thành phố Hải Dương 25

3.2. Đánh giá một số nghị định lớn của tỉnh Đảng bộ Hải Dương về việc thực hiện quy hoạch 27

3.3. Một số quy định về giải phóng mặt bằng 28

3.3.1. Chính sách bồi thường khi nhà nước chuyển đổi mục đích sử dụng mục đích sử dụng đất nông nghiệp 28

3.3.2. Chính sách bồi thường khi Nhà nước chuyển đổi mục đích sử dụng đất ở, đất vườn nằm trong khuôn viên đất ở của hộ gia đình 29

3.3.3. Đối với nhà ở, công trình kiến trúc và tài sản khác gắn liền với đất 30

3.3.4. Mức hỗ trợ tái định cư cho những người có diện tích đất ở thuộc diện Nhà nước chuyển đổi mục đích sử dụng đất 31

3.3.5. Mức hỗ trợ tạo việc làm cho những người có diện tích đất nông nghiệp thuộc diện Nhà nước chuyển đổi mục đích sử dụng 31

3.4. Một số chính sách và kêu gọi xúc tiến đầu tư, phát huy nội lực 32

3.4.1. Mục tiêu 32

3.4.2. Về cơ chế chính sách 33

3.4.3. Biệnpháp tạo môi trường thuận lợi, thu hút mọi nguồn vốn đầu tư trong và ngoài nước 34

Kết luận và kiến nghị 38

 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ketnooi -


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


huộc, còn lại 36km đường cống nhánh f 300mm - f 400mm. Các đường cống ngầm đa phần đã xuống cấp trầm trọng. Các hồ, ao, cống qua đường bị bồi lắp, ô nhiễm, khả năng điều hoà dẫn dòng suy giảm, do đó hiện tượng ngập úng do mưa thường xuyên xảy ra trong địa bàn thành phố. Việc xây dựng các đường cống thoát nước hiện nay mang tính chắp vá, đối phó, cục bộ gây lãng phí và khó khăn cho việc cải tao sau này. thành phố có một trạm bơm tiêu công suất 18.000 m3/giờ ( tới đây được thay thế bằng trạm bơm Ngọc Châu công suất là 40.000m3/giờ).
Hệ thống nghĩa trang thành phố quản lý nghĩa trang Cầu Cương diện tích là 3 ha phục vụ cho nhu cầu của 6 phương nội thành, 2 xã và 5 phường còn lại ( phường mới) đều có nghĩa trang riêng nằm trên địa bàn do các xã, phường này quản lý.
Hệ thống xử lý rác thải: Rác thải của Thành phố được thu gom vận chuyển đến chôn lấp tại bãi rác Ngọc Châu, diện tích quy hoạch 3ha đến nay đã xử dụng 1 ha. Phần diện tích còn lại 2ha khả năng chỉ đủ chôn lấp rác thải trong 2 năm tới.
Các công trình văn hoá thể thao: Nhà thì đấu thể thao của thành phố có tầm cỡ quốc gia nhưng trang thiết bị và điều kiện thi đấu chưa tương xứng. Hệ thống sân bãi thể thao gồm: Sân vận động Trung tâm và sân tập Đô Lương. Hệ thống công viên cùng kiệt nàn, hầu như không có các điểm vui chơi giải trí công cộng. Ngoài ra trên địa bàn còn có nhà văn hoá Trung tâm, khu triển lãm, rạp chiếu bóng, câu lạc bộ bóng bàn, bể bơi, trường bắn, câu lạc bộ thể hình đang được khai thác và sử dụng.
Hệ thống công trình dịch vụ: có 2 khách sạn là doanh nghiệp Nhà nước, ngoài ra là hệ thống khách sạn, nhà hàng tư nhân. Có Trung tâm thương mại, hai chợ lớn và 8 chợ khu vực.
Hệ thống bưu điện viễn thông: Trung tâm bưu điện tỉnh là trung tâm hiện đại đáp ứng đủ nhu cầu của nhân dân.
Công tác quản lý đô thị trong thời gian gần đây công tác quản lý đô thị đã được chú trọng dần đưa vào nề nếp. Thành phố đã ban hành quy chế “Quản lý đô thị” và được triển khai đến mọi tầng lớp nhân dân làm cơ sở pháp lý để tăng cường công tác quản lý đô thị. Tuy nhiên tình trạng xây dựng chưa phép, xây dựng không đúng giấy phép vẫn còn xảy ra. Việc lấn chiếm lòng đường, vỉa hè, hành lang giao thông còn phổ biến.
Trong những năm qua, đặc biệt từ năm 1996 đến 2000 Uỷ ban nhân dân Tỉnh cũng như Thành phố đã quan tâm đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng đô thị Thành Phố Hải Dương, tuy nhiên so với yêu cầu của đô thị loại III thì mức độ đầu tư chưa cao chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển của đô thị, chưa có bước đột phá mạnh do vậy bộ mặt đô thị của Hải Dương chưa có những thay đổi đáng kể.
2.2. Công tác quy hoạch tổng thể kinh tế xã hội và quy hoạch đô thị Thành Phố Hải Dương.
Sự hình thành các khu công nghiệp xuất phát từ nhu cầu tích tụ tập trung hoá sản xuất và sử dụng có hiệu quả hệ thống kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật, đất đai .phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá. Tạo môi trường điều kiện thuận lợi cho các nhà đất tư và tỉnh ta, góp phần tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhanh, bền vững là hiệu quả cao.
Thực tế ở tỉnh Hải Dương nói chung và Thành Phố Hải Dương nói riêng trong những năm qua việc quy hoạch, quản lý và đầu tư xây dựng các khu công nghiệp đã có nhiều khởi sắc, khu công nghiệp Đại An đang tập trung đầu tư và đã thu hút trên 150 doanh nghiệp đầu tư vào 3 cụm công nghiệp vì vậy để đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá thì công tác triển khai quy hoạch tổng thể, quy hoạch đô thị, quy hoạch khu công nghiệp, quy hoạch sử dụng đất ở TPHD là việc cần làm trong thời gian tới. Công tác quy hoạch luôn phải đi trước một bước và việc đầu tư hạ tầng vào các khu công nghiệp và các cụm công nghiệp là hết sức cấp bách
2.2.1. Khu công nghiệp Đại An phía Bắc – Tây Bắc Thành Phố Hải Dương.
Khu công nghiệp này có diện tích quy hoạch là 170 ha đang trong giai đoạn xây dựng có nhiều thuận lợi về giao thông điện nước.
Vị trí thuộc xã Tứ Minh (TPHD) và một phần của huyện Cẩm Giàng - Tỉnh Hải Dương, nằm cạnh quốc lộ 5A cho nên rất thuận lợi cho việc chuyên chở vật liệu xây dựng trước mắt và thu hút các nhà đầu tư trong tương lai.
Dự kiến sau khi hoàn thành cơ sở hạ tầng thì khu công nghiệp sẽ đi vào hoạt động: công nghiệp chế biến nông sản thực phẩm, may mặc, dệt và giầy da.
Hiện tại chỉ tiêu sử dụng đất đai với mật độ xây dựng chạy toàn khu là 70%, hệ số sử dụng đất: 0.7 - 1 lần, tầng cao 1- 1,5 tầng.
2.2.2. Khu công nghiệp Tứ Minh Việt Hoà Thành Phố Hải Dương
Khu công nghiệp này có diện tích là 85,8ha, nằm ở phía tây Thành Phố Hải Dương và ở phía Bắc quốc lộ 5.
Khu công nghiệp này đã có một số cơ sở hoạt động chủ yếu là: Công nghiệp sạch, công nghệ cao và không gây ô nhiễm, ngành cơ khí chính xác, điện tử điện lạnh, lắp ráp ô tô, xe máy
Hiện nay, mật độ xây dựng toàn khu: 60%, hệ số xử dụng đất 0.6- 0.9 lần và tầng cao trung bình 1 - 1,5 tầng.
2.2.3. Cụm công nghiệp Đồng Niên phường Cẩm Thượng Thành Phố Hải Dương.
Có diện tích là 25 ha, nằm ở phía tây bắc Thành Phố Hải Dương và 2 bên quốc lộ 5. Dự kiến khi đi vào hoạt động chủ yếu là: công nghiệp chế tạo bơm, cơ khí, may mặc chế biến thực phẩm, nước giải khát và thủ công mĩ nghệ
Chỉ tiêu sử dụng đất: với mật độ xây dựng toàn khu 70%, hệ số sử dụng đất toàn khu 0.7 - 1 lần, tầng cao trung bình 1- 1,5 tầng
2.2.4. Cụm công nghiệp phía Nam Thành Phố.
Khu công nghiệp này gần ngã ba Phú Tảo - phường Hải Tân, đường Tỉnh lộ 17A đi Gia Lộc và đường Ngô Quyền kéo dài. Diện tích của khu công nghiệp này: 40ha, do vị trí nằm trong nội thị nên lĩnh vực sản xuất gồm: công nghiệp chế biến thịt gia súc - gia cầm đông lạnh, chế biến cà chua, hành tỏi, tơ tằm, nước giải khát, dệt may, giầy da xuất khẩu, vật liệu xây dựng.
Hệ số sử dụng đất 0.6 - 1.2 lần tầng cao trung bình 1 -2 tầng.
2.2.5. Cụm công nghiệp kho, cảng hàng hoá Cống Câu:
Diện tích là 10ha, nằm trên đường tỉnh lộ 191 đi huyện Tứ Kỳ. Với vị trí địa lý gần cảng Cống Câu của TPHD nên hoạt động chủ yếu là công nghiệp cơ khí, đóng và sử chữa thiết bị nâng hạ kho cảng vận tải hàng hoá.
Công suất cảng: 450.000 tấn/năm.
Mật độ xây dựng sàn toàn khu: 70%
Hệ số sử dụng đất toàn khu: 0.7 lần
Tầng cao trung bình 1 tầng
2.2.6. Cụm công nghiệp Bắc – Tây Bắc Thành Phố Hải Dương.
Trong mấy năm qua dọc theo tuyến quốc lộ 5 đi qua Thành Phố Hải Dương đã hình thành nhiều cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ thương mại. Mặc dù đã có định hướng xây dựng khu vực này thành cụm công nghiệp Bắc - Tây Bắc Thành Phố Hải Dương nhưng việc triển khai công tác quy hoạch chi tiết còn chậm. Hiện tại khu vực này đã có Công ty TNHH ôtô FORD Việt Nam là doanh nghiệp nước ngoài có vốn đầu tư với, làm ăn có hiệu quả. Vừa qua tỉnh đã đồng ý và tạo điều kiện cho tổng Công ty da - giầy xây dựng cụm công nghiệp giầy với diện tích trên 40 ha, dự kiến sẽ có 15 nhà máy. Cơ sở hạ tầng trong cụm do chủ dự án đầu tư. Hàng chục cơ sở sản xuất công nghiệp, sản xuất bánh đậu xanh, cơ khí, kinh doanh dịch vụ, thương mại đã được cấp đất xây dựng. Hầu hết các doanh nghiệp này đều ở dạng quy mô vừa và nhỏ, lại được bố trí không có quy hoạch chung về mặt bằng, không gian các cơ sở hạ tầng phục vụ chưa có.
Nhu cầu về đất, cơ sở hạ tầng cho khu vực này rất lớn và cấp bách. Ngoài các cơ sở đã được thuê đất và đầu tư xây dựng như trên, hiện đang có trên 30 nhà đầu tư đã có đơn xin thuê đất ở khu vực này, trong đó có nhiều dự án cần khuyến khích đầu tư. Vì vậy nhu cầu quy hoạch và xây dựng cơ sở hạ tầng cho khu vực này là rất cấp thiết.
Dự kiến cụm công nghiệp này ven theo quốc lộ từ lai cách Cẩm Giàng qua các xã, phường của thành phố Hải Dương đến gần cầu Phú Lương với diện tích từ 200 - 250ha. Hướng ưu tiên phát triển khu, cụm công nghiệp này là những ngành công nghệ cao, không gây ô nhiễm môi trường, sử dụng lao động. Chủ yếu là các sản phẩm cơ khí chính xác điện tử điện lạnh, sửa chữa lắp ráp ô tô, công nghiệp may. Da giầy, chế biến nông sản thực phẩm. Khu vực này có thể hình thành một số cụm nhỏ cách biệt tương đối với nhau.
Tỉnh đã giao cho sở xây dựng (ban quản lý các công trình chuyên ngành xây dựng công nghiệp và dân dụng) đang triển khai dự án quy hoạch khu công nghiệp Thành Phố Hải Dương, trước mắt là dự án cụm công nghiệp Cẩm Thượng khoảng 50 ha và tiếp tục hoàn chỉnh quy hoạch toàn bộ khu vực này.
2.2.7. Cụm công nghiệp phía Nam Thành phố Hải Dương.
Cụm này đã có các cơ sở sản xuất giầy, may mặc, chế biến nông sản thực phẩm, tơ tằm và một số cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng, ..vv đang hoạt động.
Diện tích cụm công nghiệp này sẽ bao gồm một phần phường Hải Tân Thành Phố Hải Dương và xã Thạch Khôi ( huyện Gia Lộc) với diện tích 30 - 50 ha.
Hướng phát triển cho khu vực nay là tiếp tục xây dựng một số cơ sở công nghiệp chế biến nông sản thực phẩm như chế biến thịt gia súc, gia cầm, rau quả, phát triển công nghiệp giầy, may xuất khẩu và các ngành nghề truyền thống.
2.2.8. Khu đô thị Thành Phố Hải Dương.
Trong điều kiện nguồn kinh phí còn rất khó khăn, hạn hẹp. Nhà nước chỉ có khả năng cân đối một phần kinh phí rất nhỏ cho đầu tư hạ tầng của Thành Phố Hải Dương trong quy hoạc...

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Thực trạng sử dụng thẻ bảo hiểm y tế trong khám chữa bệnh của người nhiễm HIV/AIDS Văn hóa, Xã hội 0
D thực trạng sử dụng thư viện của sinh viên trường đại học khoa học xã hội và nhân văn Luận văn Sư phạm 0
C Tìm Thực trạng và giải pháp về đầu tư và sử dụng vốn cho cơ sở hạ tầng nông nghiệp nông thôn Tài liệu chưa phân loại 0
D Nghiên cứu đánh giá tiềm năng về sản lượng Biogas và thực trạng sử dụng năng lượng biogas tại khu vực Đan – Hoài – Hà Nội Khoa học Tự nhiên 0
D Thực trạng sử dụng các phương pháp dạy học tích cực ở một số trường tiểu học tại TP Hồ Chí Minh Luận văn Sư phạm 0
D Thực trạng sử dụng vốn ngân sách nhà nước trong đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ ở huyện quảng ninh, tỉnh quảng bình giai đoan 2014 Luận văn Kinh tế 0
D THỰC TRẠNG SỬ DỤNG NGUỒN NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CẢNG VẬT CÁCH Quản trị Nhân lực 0
Y Thực trạng về cấu trúc tài chính và chi phí sử dụng vốn tại công ty cổ phần chế biến thủy sản xuất k Luận văn Kinh tế 0
T Thực trạng quản lý và sử dụng đất đai trong lâm nghiệp" ở xã Cự Đồng - Thanh Sơn - Phú Thọ Luận văn Kinh tế 0
T Thực trạng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý sử dụng đất đai tại địa phương trong giai đoạ Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top