Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
Vận dụng phương pháp dãy số thời gian phân tích biến động doanh thu du lịch trên địa bàn Hà Nội giai đoạn 2002 - 2008 và đoán đến năm 2010
MỞ ĐẦU
Đất nước nước ta kể từ khi chuyển đổi nền kinh tế từ cơ chế kế hoạch hoá tập trung sang cơ chế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, quan hệ quốc tế ngày càng được mở rộng, nhu cầu giao lưu văn hoá giữa các quốc gia ngày càng trở nên cần thiết. Chính vì vậy mà du lịch là một trong những biện pháp để tăng cường tình đoàn kết quốc tế, hiểu biết lẫn nhau giữa các dân tộc.
Do điều kiện thuận lợi đó ngành du lịch nước ta nói chung và du lịch Hà Nội nói riêng tuy là một ngành non trẻ nhưng đã được Đảng và Nhà nước ta chú trọng đầu tư và phát triển. Tuy nhiên để phát huy hơn nữa tiềm năng vốn có của ngành du lịch Hà Nội cần xây dựng cơ sở hạ tầng đủ tiêu chuẩn, chất lượng tốt nhất, phải có kế hoạch đầu tư thích đáng... Chính vì vậy mấy năm gần đây du lịch Thủ đô đã gặt hái những thành quả nhất định. Doanh thu du lịch Hà Nội không ngừng tăng qua các năm. Tuy nhiên doanh thu tăng lên trong thực tế các công ty kinh doanh du lịch lại làm ăn không hiệu quả, với sự tăng ồ ạt của các khách sạn, nhà hàng như hiện nay đã làm cho công suất sử dụng giảm xuống.
Xuất phát từ thực trạng này, đồng thời phải nghiên cứu, phân tích, để từ đó có chính sách phát triển thích hợp nhất nhằm phát triển, xây dựng vững chắc ngành du lịch Hà Nội nói riêng và cả nước nói chung. Đề tài: "Vận dụng phương pháp dãy số thời gian phân tích biến động doanh thu du lịch trên địa bàn Hà Nội giai đoạn 2002 - 2008 và đoán đến năm 2010." góp phần giải quyết vấn đề nói trên.
Ngoài phần mở đầu và kết luận nội dung bài viết gồm:
ChươngI: Đặc điểm hoạt động kinh doanh du lịch trên địa bàn Hà Nội.
Chương II: Phương pháp dãy số thời gian trong nghiên cứu doanh thu du lịch.
Chương III: Vận dụng phương pháp dãy số thời gian phân tích biến động doanh thu du lịch trên địa bàn Hà Nội giai đoạn 2002-2008 và đoán đến năm 2010.
Em xin chân thành Thank thầy cô giáo Khoa Thống kê trường Đại học Kinh tế quốc dân, đặc biệt là thầy giáo PGS.TS: Trần Ngọc Phác và các cô, chú, anh, chị Phòng thương mại Cục thống kê Hà Nội đã tận tình giúp đỡ tạo điều kiện cho em hoàn thành luận văn này.
Tuy nhiên do trình độ có hạn và hạn chế về mặt thời gian cho nên luận văn không thể tránh khỏi thiếu sót. Em rất mong nhận được sự góp ý và phê bình của thầy cô giáo để luận văn của em được hoàn thiện hơn.

CHƯƠNG 1: ĐẶC ĐIỂM HOẠT ĐỘNG KINH DOANH DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI
Ngày nay, du lịch đã trở thành một ngành kinh tế quan trọ ng của nhiều quốc gia. Cũng như các nước trên thế giới và Việt Nam nói chung và du lịch Hà Nội nói riêng đã không ngừng mở rộng và phát triển. Cho đến nay, ngành du lịch đã đem lại cho đất nước một khoản không nhỏ. Du lịch đã trở thành một tiềm năng kinh tế mũi nhọn của Thủ đô trong thời kỳ hiện nay với sự tăng trưởng đều đặn và phát triển bền vững một nền kinh tế hiện đại đậm đà bản sắc dân tộc Việt Nam. Vì vậy, muốn phát triển ngành du lịch, nâng cao tổng doanh thu và lợi nhuận thì phải tìm hiểu sâu về doanh thu du lịch và cơ cấu của nó để những nhà kinh doanh có chiến lược đúng đắn nâng cao từng bộ phận trong tổng doanh thu.
1.1. Đặc điểm hoạt động kinh doanh du lịch trên địa bàn Hà Nội
1.1.1. Những vấn đề chung
a. Đặc điểm
Thủ đô Hà Nội gần một nghìn năm hình thành và phát triển, là trung tâm chính trị, văn hoá, khoa học kỹ thuật, trung tâm kinh tế và giao dịch quốc tế của các nước và đồng thời là nơi du lịch hay nói cách khác là trung tâm du lịch, là nơi thu hút khách du lịch trong nước và là điểm dừng chân của hầu hết khách du lịch quốc tế tới Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng.
Ngành du lịch thủ đô những năm gần đây phát triển nhanh chóng cả về số lượng và chất lượng góp phần đưa Hà Nội từng bước hội nhập với khu vực và thế giới. Năm 1992 Hà Nội đón được 200 nghìn khách quốc tế và doanh thu đạt 300 tỷ đồng, cho đến năm 2007 riêng doanh thu khách sạn, nhà hàng đã tăng lên 1.333 tỷ đồng, số lượng đơn vị kinh doanh tăng lên gấp 11 lần, số khách đến du lịch Hà Nội cũng tăng nhanh. Cơ sở hạ tầng cũng được nâng cấp đáng kể, đội ngũ nhân viên tiếp viên tận tình chu đáo đáp ứng kịp thời nhu cầu của khách, hệ thống du lịch như: bưu điện, khách sạn, nhà hàng đã có từng bước phát triển nhanh chóng đáp ứng được nhu cầu của khách. Tuy nhiên khi đi sâu nghiên cứu ta thấy du lịch Hà Nội tuy có nhiều thuận lợi nhưng cũng không ít khó khăn cần khắc phục.
b. Thuận lợi.
Hà Nội là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá, khoa học kỹ thuật của đất nước, thủ đô Hà Nội từ lâu đã nổi tiếng là một thành phố cổ kính, xinh đẹp trong khu vực. Nằm ở trung tâm châu thổ sông Hồng, Hà Nội có một hệ sinh thái phong phú bao gồm cây xanh, hồ nước với những điểm di tích, danh thắng đã trở nên quen thuộc cùng khu phố cổ tồn tại, cơ sở vật chất kỹ thuật tương đối phát triển, là đầu mối giao thông của cả nước, là trung tâm của tuyến được bộ, đường sắt, đường không và đường thuỷ cùng hệ thống truyền thông hiện đại. Về kinh tế, thành phố là một cực trong tam giác tăng trưởng Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh là khu vực đang thu hút mạnh các nhà đầu tư trong nước và ngoài nước.
Với những lợi thế trên đây, Hà Nội có đủ điều kiện thuận lợi để đẩy mạnh, đẩy nhanh tốc độ phát triển du lịch, góp phần phát triển kinh tế - xã hội chung của cả nước, đồng thời hoà nhập với trào lưu phát triển du lịch khu vực và thế giới để đưa nước ta trở thành một trung tâm du lịch có tầm cỡ trong khu vực. Tuy nhiên bên cạnh những thuận lợi du lịch Hà Nội cũng còn có những khó khăn tồn tại.
c. Khó khăn.
b. Về mặt tổ chức thống kê nghiên cứu thị trường du lịch của các đơn vị kinh doanh du lịch trên địa bàn Hà Nội.
- Nhanh chóng xây dựng và thực hiện hệ thống chỉ tiêu thống kê ngành du lịch một cách hoàn chỉnh.
- Hiện đại hoá nâng cao chất lượng hệ thống thông tin chuyên ngành du lịch từ dưới lên trên, có sự phối hợp chặt chẽ với các ngành hữu quan để thu thập thông tin bằng các phương pháp gián tiếp và trực tiếp nhằm cung cấp một cách đầy đủ cho các đơn vị kinh doanh du lịch, để từ đó các đơn vị kinh doanh đạt hiệu quả tốt nhất cho mình.
c. Một số vấn đề cần giải quyết.
Trong thời kỳ đầu của quá trình đổi mới việc giải quyết vấn đề xuất nhập cảnh còn rất khó khăn nhất là các thủ tục hành chính đó là một trong những trở ngại đối với việc thu hút khách du lịch quốc tế vào Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng như phần trên đã trình bày thì doanh thu chủ yếu là doanh thu khách quốc tế. Chính vì vậy lượng khách quốc tế vào Hà Nội tăng lên dẫn đến doanh thu khách quốc tế cũng tăng lên. Tuy nhiên trong thời gian gần đây vấn đề này đã được giải quyết phần nào điều này được minh chứng là doanh thu du lịch của khách quốc tế hàng năm tăng lên rõ rệt.
Qua số liệu thu thập ở trên doanh thu du lịch trên địa bàn Hà Nội giai đoạn 2002 - 2008 ta thấy rằng tổng doanh thu du lịch qua các năm vẫn tăng nhưng tăng chủ yếu do số lượng khách tăng mạnh, số ngày khách tăng khá mạnh. Điều đó chứng tỏ rằng tổng doanh thu du lịch chưa tương xứng với lượng tăng về khách, ngày khách (số ngày lưu trú). Chính vì vậy mà chúng ta cần đầu tư thích đáng vào ngành du lịch Thủ đô nhằm tăng doanh thu cho ngành du lịch Thủ đô, như đầu tư vào các khu vui chơi giải trí, bên cạnh đó phát huy hơn nữa lợi thế về tiềm năng du lịch như các khu di tích vốn có của Thủ đô ngàn năm văn hiến. Vì thế mà ngay từ bây giờ chúng ta cần chuẩn bị một cách chu đáo để đón tiếp một lượng khách không nhỏ trong dịp này. Đây là điều kiện thuận lợi để cho các đơn vị kinh doanh du lịch sau này. Một điều tất yếu sẽ đến khi ngành du lịch phát triển mạnh mẽ là ngành du lịch góp phần không nhỏ vào việc giải quyết vấn đề chung của xã hội là vấn đề việc làm, giảm bớt tình trạng thất nghiệp rất lớn hiện nay.
- Nâng cao trình độ của hướng dẫn viên du lịch, tiếp viên du lịch không những giỏi ngoại ngữ mà còn hiểu sâu về lịch sử văn hoá dân tộc, về các vấn đề khác có liên quan như thị hiếu, phong tục tập quán của khách du lịch, đồng thời nâng cao trình độ quản lý về du lịch.
- Nâng cao chất lượng và đa dạng hoá các sản phẩm du lịch, tạo sự hấp dẫn thu hút khách quốc tế làm cho du lịch Hà Nội và cả nước phát triển, sớm đuổi kịp các nước trong khu vực và trên thế giới, đưa du lịch nước ta nói chung và Hà Nội nói riêng thành ngành kinh tế quan trọng, góp phần thúc đẩy các ngành kinh tế khác trong nước phát triển, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của khách quốc tế, khách trong nước về tham quan du lịch.
2. Kết luận
Hiện nay du lịch nước ta nói chung và du lịch Hà Nội đang là một ngành kinh tế mũi nhọn và trong tương lai gần ngành du lịch còn phát triển mạnh hơn nữa.
Với tiềm năng sẵn có cộng với thế mạnh vị trí địa lý. Vì vậy mà Đảng và nhà nước ta cần có những chính sách phát triển ngành du lịch phù hợp với tình hình hiện nay như tạo ra môi trường thuận lợi cho việc xuất nhập cảnh để khách du lịch quốc tế có điều kiện vào Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng. Bên cạnh đó các công ty du lịch Hà Nội cần phát triển nhiều mặt như quảng cáo trên mạng các loại hình du lịch, đa dạng hoá các loại hình du lịch, các sản phẩm du lịch, góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh của các đơn vị kinh doanh du lịch.
Qua việc phân tích biến động doanh thu du lịch trên địa bàn Hà Nội giai đoạn 2002 - 2008 bằng phương pháp thống kê cụ thể là vận dụng phương pháp dãy số thời gian và đoán thống kê ngắn hạn đã cho chúng ta biết được thực trạng hoạt động kinh doanh du lịch trên địa bàn Hà Nội qua các năm. Từ đó có chính sách phát triển ngành du lịch một cách hợp lý, đưa du lịch Thủ đô phát triển tương xứng với vị trí và tiềm năng sẵn có, xứng đáng là đơn vị kinh doanh du lịch đứng đầu cả nước. Với sự phát triển ngành du lịch Hà Nội như hiện nay thì du lịch đã góp phần không nhỏ trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và hội nhập quốc tế trong thế kỷ 21.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1) Giáo trình Lý thuyết thống kê - NXB Giáo dục.
2) Giáo trình Thống kê du lịch - NXB Thống kê.
3) Niên giám thống kê Cục thống kê Hà Nội từ 2002 - 2007
4) Báo cáo Thống kê, tháng quí về khách du lịch, doanh thu du lịch của các đơn vị kinh doanh du lịch trên địa bàn Hà Nội năm 2008.
5) Tạp chí du lịch Việt Nam các số từ 2002 - 2002.
6) Tạp chí Kinh tế phát triển 12/2008.
7) Tạp chí Con số sự kiện các số từ 2005 - 2002
8) Tạp chí Thị trường giá cả 9/2007
9) Tạp chí Kinh tế dự báo 1/2002.


MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: ĐẶC ĐIỂM HOẠT ĐỘNG KINH DOANH DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI 3
1.1. Đặc điểm hoạt động kinh doanh du lịch trên địa bàn Hà Nội 3
1.1.1. Những vấn đề chung 3
1.1.2. Kết quả hoạt động du lịch trên địa bàn Hà Nội. 5
1.1.2.1. Hoạt động khách sạn du lịch. 5
1.1.2.2. Hoạt động dịch vụ - cho người nước ngoài thuê nhà và nhà trọ tư nhân 14
1.2. Việc nghiên cứu thống kê doanh thu du lịch trên địa bàn Hà Nội 19
1.2.1. Sự cần thiết nghiên cứu doanh thu du lịch 19
1.2.2. Thực trạng nghiên cứu thống kê doanh thu du lịch trên địa bàn Hà Nội 20
1.3. Sự cần thiết của việc sử dụng dãy số thời gian và đoán thống kê doanh thu du lịch trên địa bàn Hà Nội 23
1.3.1. Ý nghĩa và tầm quan trọng 23
1.3.2. Phân tích và đoán thống kê doanh thu du lịch ở Cục Thống kê Hà Nội 24
CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP DÃY SỐ THỜI GIAN TRONG NGHIÊN CỨU DOANH THU DU LỊCH 25
2.1. doanh thu du lịch 25
2.1.1. Khái niệm doanh thu du lịch 25
2.1.1.1. Khái niệm về du lịch 25
2.1.1.2. Doanh thu du lịch 28
2.1.2. Kết cấu doanh thu du lịch 29
2.1.2.1 Tổng doanh thu chia theo đối tượng phục vụ chủ yếu 29
2.1.2.2 Tổng doanh thu chia theo loại hình hoạt động 30
2.2. phương pháp dãy số thời gian trong nghiên cứu doanh thu du lịch 32
2.2.1. Khái niệm về dãy số thời gian 32
2.2.2. Các chỉ tiêu phân tích dãy số thời gian trong nghiên cứu doanh thu du lịch 33
2.2.2.1 Mức độ trung bình theo thời gian 33
2.2.2.2 Lượng tăng (hay giảm) tuyệt đối 34
2.2.2.3 Tốc độ phát triển 35
2.2.2.4. Tốc độ tăng (hay giảm) 37
2.2.2.5 Giá trị tuyệt đối của 1% tăng (hay giảm). 38
2.2.3. Một số phương pháp biểu hiện xu hướng biến động cơ bản của hiện tượng 38
2.2.3.1 Phương pháp hồi quy 39
2.2.3.2 Phương pháp biểu hiện biến động thời vụ 41
2.2.3.3 Phương pháp kết hợp thành phần xu thế và biến động thời vụ (Bảng B-B). 42
2.3. Một số phương pháp đoán thống kê ngắn hạn trên cơ sở dãy số thời gian 43
2.3.1. đoán dựa vào lượng tăng (hay giảm) tuyệt đối bình quân. 44
2.3.2. đoán dựa vào tốc độ phát triển bình quân 44
2.3.3. Ngoại suy hàm xu thế 45
2.3.4. đoán dựa vào bảng Buys - Ballot. 46
2.3.5. Phương pháp đoán chuyên gia 46
CHƯƠNG 3: VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP DÃY SỐ THỜI GIAN PHÂN TÍCH BIẾN ĐỘNG DOANH THU DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 2002 – 2008 VÀ DỰ ĐOÁN ĐẾN NĂM 2010 48
3.1. Một vài nét sử dụng thông tin trong phân tích và đoán doanh thu du lịch trên địa bàn Hà Nội 48
3.2. Biến động tổng doanh thu và kết cấu qua thời gian 49
3.2.1. Nghiên cứu biến động tổng doanh thu phục vụ khách 49
3.2.2 Phân tích biến động doanh thu du lịch trên địa bàn hà nội giai đoạn 2002-2008 50
3.2.2.1. Xu hướng biến động chung 50
3.2.2.2. Xu hướng biến động thời vụ. 51
3.3. đoán doanh thu du lịch trên địa bàn Hà Nội đến năm 2010 56
3.3.1. đoán doanh thu du lịch theo năm 56
3.3.2. đoán doanh thu du lịch dựa vào chỉ số thời vụ 57
MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VÀ KẾT LUẬN 62
1. Một số kiến nghị 62
2. Kết luận 64
TÀI LIỆU THAM KHẢO 66
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:

pinpers1122

New Member
làm ơn cho em xin link download bài này với ạ. Em trầm cảm với đề án quá rồi. Thank các anh chị admin. Gmail của em là [email protected] Ngàn lần Thank anh chị
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Kinh nghiệm vận dụng một số phương pháp dạy học tích cực trong dạy học phân môn Hóa học, bộ môn KHTN 8 tại trường Trung học cơ sở Lương Thế Vinh Luận văn Sư phạm 0
D vận dụng phương pháp dãy số thời gian phân tích biến động của doanh thu của ngân hàng Ngoại thương Việt nam giai đoạn 2000-2009 Luận văn Kinh tế 0
D Sáng kiến kinh nghiệm vận dụng phương pháp dự án vào dạy học địa lý 9 Luận văn Sư phạm 0
D Phân tích nội dung của phương pháp quản lý kinh tế trong hệ thống phương pháp quản lý Từ đó nêu lên ý nghĩa của nó trong việc vận dụng phương pháp Luận văn Kinh tế 0
D Nghiên cứu ứng dụng các phương pháp học máy tiên tiến trong công tác dự báo vận hành hồ Hòa Bình Nông Lâm Thủy sản 0
D Nghiên cứu cách thức xây dựng vận dụng thang bảng lương theo phương thức 3p Luận văn Kinh tế 3
D vận dụng một số phương pháp giải toán hình học không gian lớp 11 nhằm phát triển tư duy sáng tạo cho Luận văn Sư phạm 0
D Vận dụng phương pháp tình huống trong dạy học về anđehit, xeton, axit cacboxylic – chương trình hóa Ngoại ngữ 0
D Vận dụng phương pháp Webquest trong dạy học chương Nhóm oxi (Hóa học lớp 10 nâng cao) Luận văn Sư phạm 0
A Vận dụng phương pháp thống kê phân tích hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại cổ phần quân đội Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top