Download miễn phí Luận văn Giải pháp thúc đẩy hoạt động tín dụng nhằm phát triển kinh tế ngoài quốc doanh tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương Hoàn Kiếm





Cũng giống như tiền gửi dân cư, hình thức huy động vốn bằng con đường tiền gửi doanh nghiệp trong năm 2001 tăng về số tuyệt đối nhưng giảm về số tương đối so với năm 2000, nguyên nhân chính là là do tổng nguồn vốn huy động trong năm 2001 đã tăng lên. Chính vì vậy, mặc dù tiền tỷ lệ tiền gửi doanh nghiệp năm 2001 so với cơ cấu huy động vốn giảm nhưng về số tuyệt đối thì tăng lên 89.823 triệu đồng (hay 30,785) so với năm 2000. Tuy nhiên trong năm 2002, hình thức huy động vốn bằng con đường tiền gửi doanh nghiệp lại tăng lên rất mạnh mẽ cả về số tuyệt đối và số tương đối, cụ thể: tăng 1.193.103 triệu đồng (hay 312,6%). Điều này chứng tỏ quy mô của nguồn vốn này trong tổng nguồn vốn ngày càng tăng lên, cho thấy các khách hàng là các doanh nghiệp hay các tổ chức kinh tế đã tham gia mở tài khoản và thực hiện giao dịch với ngân hàng nhiều hơn, họ đã thấy được tiện ích của việc thanh toán qua ngân hàng và ngày càng tin tưởng vào các dịch vụ mà ngân hàng công thương Hoàn Kiếm cung cấp, từ đó hình ảnh ngân hàng trong con mắt các nhà doanh nghiệp cũng ngày càng được cải thiện hơn.

 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ketnooi -


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


o. Thực tế trên đang ngày càng thu hẹp ”khe hở” vốn đã rất nhỏ bé giữa lãi suất cho vay với chi phí đầu vào của các NHTM. Bởi vậy, việc xác định và kiểm soát khe hở lãi suất đang là vấn đề hết sức quan trọng bởi rủi ro lãi suất là hiện tượng rất phổ biến ở Việt Nam và chúng ta vẫn bị xếp vào nước có sức cạnh tranh kém.
- Năm 2002 khi chỉ cách ngưỡng cửa hội nhập không xa, Việt Nam đã dựa thêm gần 500 dòng thuế vào diện cắt giảm theo hiệp định ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung (CEPT) của khu vực mậu dịch tự do ASEAN. Mở cửa và hội nhập đang tạo ra cơ hội và thách thức mới cho các doanh nghiệp Việt Nam và những người bạn đồng hành với nó - các NHTM.
Nhận thức rõ cơ hội và thách thức, bám sát sự chỉ đạo của NHNN, NHCT Việt Nam, cấp uỷ chính quyền địa phương, tranh thủ sự hợp tác giúp đỡ của bạn hàng, chi nhánh NHCT Hoàn Kiếm đã nỗ lực phấn đấu vươn lên phát triển kinh doanh và đã đạt được:
3.1. Công tác huy động vốn
Huy động vốn là một hoạt động cơ bản của ngân hàng thương mại, là cơ sở tạo ra nguồn vốn để ngân hàng cho vay và thực hiện các nghiệp vụ khác. Đối với NHCT Hoàn Kiếm, huy động vốn giúp ngân hàng tăng tính chủ động trong kinh doanh đồng thời tạo nên sự độc lập tương đối với NHCT Việt Nam.
Những năm trước đây, NHCT Hoàn Kiếm được NHNN TP Hà Nội giao cho nhiệm vụ huy động vốn là chủ yếu. Do vậy, khi tách thành một chi nhánh trực thuộc NHCT Việt Nam thì công tác huy động vốn rất thuận lợi đối với ngân hàng. Với một số hình thức huy động vốn như: tiền gửi tiết kiệm của dân cư, tiền gửi không kỳ hạn của các tổ chức kinh tế, tiền gửi thanh toán, phát hành kỳ phiếu ngân hàng, tiền vay các tổ chức kinh tế khác... Ngân hàng luôn có lượng vốn huy động dồi dào. Cụ thể tình hình huy động vốn của ngân hàng trong một số năm gần đây được thể hiện qua bảng sau:
Bảng số 1: Hoạt động huy động vốn tại NHCT Hoàn Kiếm
Đơn vị: triệu đồng
CHỉ TIÊU
Năm 2000
Năm 2001
Năm 2002
Nguồn vốn huy động
2.082.533
3.502.015
4.700.000
+ TG dân cư
510.686
620.345
625.227
+ TG DN
291.847
381.670
1.574.773
+ Khác
1.280.000
2.500.000
2.500.000
(Nguồn: NHCT Hoàn Kiếm)
Qua số liệu bảng ta thấy nguồn vốn huy động của ngân hàng có xu hướng tăng mạnh qua các năm: năm 2001 khối lượng vốn huy động tăng 1.419.482 triệu đồng so với năm 2000, tổng nguồn vốn năm 2002 là 4700 tỷ đồng, tăng 1.197.985 triệu đồng so với năm 2001. Về số tương đối, nguồn vốn huy động năm 2001 tăng 68,16% so với năm 2000 và năm 2002 tăng 34,2% so với năm 2001.
Kết cấu nguồn vốn huy động của NHCT Hoàn Kiếm được thể hiện qua bảng sau:
Bảng số 2: Tỷ lệ các nguồn vốn huy động
Đơn vị: %
CHỉ TIÊU
Năm 2000
Năm 2001
Năm 2002
Nguồn vốn huy động
100
100
100
+ TG dân cư
24,52
17,71
13,30
+ TG DN
14,01
10,90
33,51
+ Khác
61,47
71,39
53,19
(Nguồn: NHCT Hoàn Kiếm)
Qua bảng trên ta có thể thấy, hình thức huy động vốn bằng con đường tiền gửi dân cư tăng về số tuyệt đối nhưng giảm về số tương đối. Cụ thể: trong năm 2001, tỷ lệ tiền gửi dân cư so với tổng nguồn vốn huy động đã giảm mạnh so với năm 2000, nhưng nếu xét riêng quy mô của nguồn vốn này thì đã có sự tăng lên đáng kể là 109.659 triệu đồng (hay 21,47%). Sang năm 2002 cũng vậy, tỷ lệ tiền gửi dân cư cũng giảm và nếu xét về quy mô thì năm nay nguồn tiền gửi chỉ tăng 4.882 triệu đồng (hay 0,79%). Vì vậy, nếu xét riêng về quy mô nguồn vốn tiết kiệm của dân cư thì ta thấy rằng nguồn này đã tăng dần qua ba năm, nguyên nhân chính là do tổng nguồn vốn huy động đã tăng mạnh qua các năm. Điều này cho thấy khả năng huy động vốn trong toàn 11 quỹ tiết kiệm của ngân hàng là rất tốt, mặc dù lãi suất của ngân hàng Công thương Hoàn Kiếm có thấp hơn các ngân hàng khác trên cùng địa bàn nhưng vẫn thu hút được một lượng khách gửi tiền khá lớn, đặc biệt lại là tiền gửi của dân cư - những người gửi tiền chỉ với mục đích lợi nhuận. Có được điều đó cũng phải kể đến một lý do góp phần không nhỏ đó là chiến lược khách hàng mà ngân hàng đã áp dụng trong thời gian gần đây.
Cũng giống như tiền gửi dân cư, hình thức huy động vốn bằng con đường tiền gửi doanh nghiệp trong năm 2001 tăng về số tuyệt đối nhưng giảm về số tương đối so với năm 2000, nguyên nhân chính là là do tổng nguồn vốn huy động trong năm 2001 đã tăng lên. Chính vì vậy, mặc dù tiền tỷ lệ tiền gửi doanh nghiệp năm 2001 so với cơ cấu huy động vốn giảm nhưng về số tuyệt đối thì tăng lên 89.823 triệu đồng (hay 30,785) so với năm 2000. Tuy nhiên trong năm 2002, hình thức huy động vốn bằng con đường tiền gửi doanh nghiệp lại tăng lên rất mạnh mẽ cả về số tuyệt đối và số tương đối, cụ thể: tăng 1.193.103 triệu đồng (hay 312,6%). Điều này chứng tỏ quy mô của nguồn vốn này trong tổng nguồn vốn ngày càng tăng lên, cho thấy các khách hàng là các doanh nghiệp hay các tổ chức kinh tế đã tham gia mở tài khoản và thực hiện giao dịch với ngân hàng nhiều hơn, họ đã thấy được tiện ích của việc thanh toán qua ngân hàng và ngày càng tin tưởng vào các dịch vụ mà ngân hàng công thương Hoàn Kiếm cung cấp, từ đó hình ảnh ngân hàng trong con mắt các nhà doanh nghiệp cũng ngày càng được cải thiện hơn.
Qua đây, ta có thể thấy ngân hàng công thương Hoàn Kiếm đã nâng cao được uy tín của mình, sẽ là địa chỉ tin cậy cho các doanh nghiệp. Do đó ngân hàng phải tận dụng lợi thế này để thu hút những nguồn vốn cho kinh doanh bởi khách hàng là doanh nghiệp luôn có những nguồn vốn nhàn rỗi rất lớn, hơn nữa chi phí cho những nguồn vốn này tương đối thấp so với tiền gửi tiết kiệm bởi vì khách hàng gửi vào không vì mục đích sinh lợi mà vì mục đích thanh toán.
Khách hàng là các doanh nghiệp luôn có nhu cầu lớn nhất về thanh toán và sử dụng các dịch vụ khác của ngân hàng, vì vậy nếu thu hút được nhiều nguồn tiền gửi loại này, một mặt giúp tăng vốn cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng, mặt khác tăng lợi nhuận cho ngân hàng thông qua việc thu phí các dịch vụ mà ngân hàng cung cấp.
Cũng như các doanh nghiệp khác, ngân hàng cũng có những khoảng thời gian thiếu hụt tiền mặt tạm thời do phải đảm bảo khả năng thanh toán hay tài trợ cho các khoản tín dụng... ngân hàng phải sử dụng tiền vay trên thị trường liên ngân hàng hay vay từ ngân hàng nhà nước với lãi suất chiết khấu. Theo bảng trên ta có thể thấy, trong năm 2001 nguồn vốn huy động dưới các hình thức khác tăng cả về số tuyệt đối lẫn tương đối so với năm 2000. Cụ thể năm 2001 tăng 1.220.000 triệu đồng hay 95,31% và cũng chiếm tỷ lệ rất cao trong tổng nguồn vốn huy động (chiếm 71,39%). Như vậy trong thời gian này mặc dù tiền gửi tiết kiệm dân cư và tiền gửi tiết kiệm doanh nhiệp tăng lên đáng kể nhưng ngân hàng vẫn phải sử dụng vốn vay của các tổ chức kinh tế khác để đáp ứng nhu cầu hoạt động của mình, điều đó cho thấy ngân hàng đang còn cần rất nhiều vốn để chuẩn bị cho một quá trình phát triển lâu dài. Và ta có thấy rằng nhược điểm của các nguồn vốn đi vay đó là chi phí rất lớn, nó sẽ làm giảm thu nhập của ngân hàng, làm cho ngân hàng luôn trong trạng thái bị động. Tuy nhiên sang năm 2002 ngân hàng đã khắc phục được nhược điểm đó, mặc dù tổng nguồn vốn huy động tăng mạnh nhưng quy mô huy động vốn bằng các hình thức khác không đổi cho thấy ngân hàng đã có được sự tự chủ trong hoạt động của mình, đã khẳng định được vị trí của mình trong ngành ngân hàng.
Có thể nói, trong lúc việc huy động vốn gặp rất nhiều khó khăn thì đây là kết quả rất đáng khích lệ. Có được kết quả này là vì ngay từ nguồn vốn còn dồi dào, chúng ta đã xác định nhu cầu vốn cho đầu tư phát triển kinh tế là rất lớn, vốn không bao giờ thừa cho một nền kinh tế đang phát triển như Việt Nam nên đã xây dựng chiến lược tăng trưởng vốn lâu dài. Ngoài ra sự tăng trưởng lớn về nguồn vốn không những là kết quả của phong cách phục vụ văn minh, lịch sự, tận tình, chu đáo mà còn khẳng định về uy tín và vị thế của ngân hàng trên thương trường.
Trong thời gian tới, thị trường sẽ còn chứng kiến nhiều cuộc cạnh tranh gay gắt hơn nữa, đòi hỏi ngân hàng Công thương Hoàn Kiếm phải nỗ lực cao hơn thu hút mạnh mẽ nguồn tiền gửi của dân cư và doanh nghiệp, nhằm xây dựng cơ cấu nguồn vốn ổn định, đảm bảo vững chắc cho sự phát triển của các nghiệp vụ kinh doanh.
3.2. Tình hình sử dụng vốn
3.2.1. Thực trạng hoạt động tín dụng
Hoạt động tín dụng là hoạt động cơ bản, quan trọng của Ngân hàng, nó chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng tài sản, tạo thu nhập từ lãi lớn nhất và cũng là hoạt động mang lại rủi ro cao nhất. Tín dụng là hoạt động tài trợ của ngân hàng cho khách hàng, thông qua nghiệp vụ tài trợ, ngân hàng thương mại đã tạo tiền cho nền kinh tế, trợ giúp các tổ chức kinh tế trong hoạt động sản xuất kinh doanh, tăng cường hoạt động sản xuất lưu thông hàng hoá, giảm chi phí lưu thông tiền tệ, giúp ổn định và phát triển kinh tế.
Như ta đã biết, hoạt động tín dụng là hoạt động chứa nhiều rủi ro nhất, bởi vậy chất lượng tín dụng ảnh hưởng trực tiếp đến mức độ an toàn của vốn đầu tư và cũng là nhân tố quyết định đến thu nhập của ngân hàng, tạo hình ảnh đẹp, quan hệ tốt với khách hàng. Nếu chất lượng tín dụng kém thì hàm chứa trong đó là mối nguy cơ rủi ro tín dụng, và ngân hàng có thể bị dẫn đến t...

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Những giải pháp thúc đẩy phát triển nghành du lịch Ninh Bình Văn hóa, Xã hội 0
D Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Nhật Bản Luận văn Kinh tế 0
D Giải pháp thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm tại công ty cổ phần Everpia Việt Nam Marketing 0
D giải pháp thúc đẩy dịch vụ hỗ trợ vận tải biển việt nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế Luận văn Kinh tế 1
T Thực trạng và một số giải pháp nhằm thúc đẩy sản xuất và tiêu thụ rau an toàn trên địa bàn huyện Gia Luận văn Kinh tế 0
N Một số giải pháp thúc đẩy tiêu thụ thép trên thị trường nội địa của công ty TNHH Công Nghiệp Quang M Luận văn Kinh tế 0
S Một số giải pháp để thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm gạo của công ty cổ phần vận tải xây dựng và chế biến Luận văn Kinh tế 0
A Giải pháp để thúc đẩy quá trình CPH NHTMNN Luận văn Kinh tế 0
A Thực trạng và giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động kinh doanh bất động sản tại Công ty xây dựng số 4 Luận văn Kinh tế 0
G Một số giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động kinh doanh dịch vụ cho nhà chung cư cao tầng tại chi nhánh Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top