Download miễn phí Chuyên đề Một số giải pháp quản lý nhằm nâng cao khả năng tiêu thụ sản phẩm ở Công ty sứ Thanh Trì





Thị trường tiêu thụ sản phẩm sứ vệ sinh mang nhãn hiệu “Viglacera” của công ty sứ Thanh Trì có mặt trên thị trường cả nước và được chia làm 3 miền Bắc, Trung, Nam. Thị trường từ Bắc Bộ (Hà Tĩnh trở ra) được chia làm 5 khu vực:

- Khu vực 1 : Gồm các tỉnh Hà Nội và Hà Tây.

- Khu vực 2: Gồm các tỉnh Hưng Yên, Hải Dương, Hải Phòng, Thái Bình, Quảng Ninh.

- Khu vực 3: Gồm các tỉnh Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh.

- Khu vực 4 : Gồm các tỉnh Bắc Ninh, Bắc Giang, Lạng Sơn, Sơn La, Lai Châu, Hoà Bình, Thái Nguyên .

- Khu vực 5 : Gồm các tỉnh Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Tuyên Quang, Yên Bái, Lào Cai.

Theo số liệu thống kê về tỷ lệ sản lượng tiêu thụ phân bổ theo 3 miền thấy rằng sản lượng tiêu thụ của công ty tập chung lớn nhất ở thị trường miền Bắc, tiếp đến là thị trường miền Nam, ở thị trường từ miền Trung sản lượng tiêu thụ là kém nhất. Tại thị trường nội địa, sản phẩm của công ty đang phải cạnh tranh rất gay gắt bởi vì thị trường sản phẩm sứ vệ sinh cùng loại với sản phẩm của công ty có nhiều nhãn mác sản phẩm của nhiều doanh nghiệp khác nhau; sản phẩm nội có sứ Thiên Thanh, Thái Bình, Minh Tiến, . và các sản phẩm nhập ngoại theo các con đường chính ngạch cũng như phi ngạch từ nước ngoài qua các cửa khẩu biên giới mang nhãn hiệu như: Cotto, Star. của Thái Lan; bên cạnh đó cũng xuất hiện nhiều sản phẩm của Mỹ, Italy, Trung Quốc, Nhật Bản mang nhãn hiệu Toto, American Standard, Villeroy, Boch, Champion. cạnh tranh mạnh mẽ với sản phẩm sứ vệ sinh của Thanh Trì trên thị trường cả nước.

 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ketnooi -


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


át các công việc chi tiêu và thực hiện các chính sách tài chính của công ty và của nhà nước. Giải quyết các công việc về kế toán tài chính, thống kê, vốn liếng, tiền tệ phục vụ sản xuất kinh doanh và tổ chức đời sống của công ty.
h. Phòng Hành chính nhân sự :
Làm các công việc về nhân sự, giải quyết các chế độ chính sách đối với cán bộ công nhân viên của công ty, thực hiện các việc về hành chính quản trị của công ty. Phối hợp với các phòng ban khác trong việc tuyển dụng, giới thiệu và làm các thủ tục tuyển nhân viên mới. Giải quyết các vấn đề phát sinh có liên quan đến cán bộ và nhân viên.
i. Bộ phận bảo vệ :
Trực thuộc phòng hành chính nhân sự quản lý. Có nhiệm vụ bảo toàn những máy móc thiết bị, nhà xưởng của công ty nhằm giúp quá trình sản xuất của công ty luôn luôn liên tục, không gián đoạn. Bên cạnh đó, bảo vệ còn làm nhiệm vụ theo dõi tình hình xuất nhập hàng hoá hàng ngày của công ty.
k. Xí nghiệp sản xuất vật liệu Việt Trì :
Là một đơn vị kinh tế trực thuộc công ty, có nhiệm vụ cung cấp các nguyên vật liệu cho quá trình sản xuất của công ty được liên tục. Nhưng ngày 16/01/2001 xí nghiệp đã tách ra thành đơn vị độc lập với 170 lao động.
l. Xí nghiệp sản xuất khuôn mẫu :
Nằm cùng một lô đất với công ty tại xã Thanh Trì, huỵên Thanh Trì. Nhiệm vụ là sản xuất khuôn mẫu bằng thạch cao để phục vụ cho công đoạn gia công tạo hình sản phẩm. Xí nghiệp có hai phân xưởng là: phân xưởng sản xuất khuôn thạch cao và phân xưởng sản xuất khuôn mẫu.
m. Nhà máy sứ Thanh Trì :
Là đơn vị kinh tế quy mô lớn nhất và quan trọng nhất của công ty, là cơ quan sản xuất sản phẩm hoàn chỉnh lớn nhất của công ty. Nhà máy gồm 4 phân xưởng như sau:
- Phân xưởng gia công tạo hình: có nhiệm vụ tạo hình các sản phẩm gồm: tổ đổ rót và tổ hấp sấy cưỡng bức sản phẩm rồi phân loại sản phẩm hỏng sau công đoạn sấy cưỡng bức trước khi chuyển sang công đoạn sau.
- Phân xưởng kỹ thuật men: thực chất phân xưởng này làm nhiệm vụ phun men sản phẩm trước khi đem đi nung bằng kỹ thuật phun men hiện đại.
- Phân xưởng sấy nung: nhiệm vụ của phân xưởng là đưa sản phẩm được phun men vào lò nung sử dụng nguyên liệu gas tiên tiến cho phép ra lò những sản phẩm hoàn hảo và đồng bộ.
- Phân xưởng phân loại và đóng gói sản phẩm: sản phẩm sau khi được sấy nung được đem ra phân loại thành các loại khác nhau. Sản phẩm đủ tiêu chuẩn mới được đưa ra bán ngoài thị trường.
4. Cơ cấu sản xuất :
a. Nguyên liệu sản xuất :
Để sản xuất ra 1 sản phẩm sứ vệ sinh,công ty sứ Thanh Trì sử dụng các loại nguyên liệu sau:
- Thạch Anh(Quartz)
- Đất sét
- Cao lanh
- Bari Cacbonat(BACO3)
- Feldspar
Những nguyên liệu này được trộn với nhau theo tỷ lệ quy định rồi được nghiền trong máy nghiền bi (với nước) để tạo ra hồ nhằm gia công tạo hình sản phẩm.
b. Quá trình sản xuất của công ty sứ Thanh Trì :
Đơn đặt hàng của khách hàng được gửi tới phòng kinh doanh, phòng kinh doanh căn cứ vào số lượng đơn đặt hàng của khách hàng và dựa vào kết quả điều tra phân tích thị trường lập ra các đơn đặt hàng. Đơn đặt hàng này được đánh giá khả năng thực hiện tại phòng kế hoạch đầu tư ( đánh giá khả năng vật tư ), phòng kỹ thuật KCS đánh giá khả năng kỹ thuật. Nhà máy sứ và xí nghiệp khuôn đánh giá khả năng sản xuất. Nếu được chấp nhận, đơn đặt hàng được gửi lên cho giám đốc ký duyệt. Trên cơ sở đó phòng kế hoach đầu tư lên thông báo chính thức cho Nhà máy sứ và xí nghiệp khuôn. Chủng loại sản phẩm, số lượng mỗi loại sản phẩm sẽ được giao chi tiết cho xí nghiệp.
Sản phẩm “Viglacera” hoàn chỉnh được sản xuất ra, trải qua các giai đoạn sau:
- Giai đoạn sản xuất khuôn mẫu: mẫu mã sản phẩm được nặn mẫu, cỡ, kích thước bằng thạch cao. Giai đoạn này sẽ do xí nghiệp sản xuất khuôn mẫu đảm nhận.
SX
Khuôn mẫu
Sấy
cưỡng bức
Kỹ thuật men
Sấy nung
Phân loại
đóng gói
Gia công
tạo hình
- Giai đoạn gia công tạo hình: dựa trên cơ sở khuôn mẫu đã được chế nặn, sản phẩm được tạo hình theo như mẫu đã tạo ra. Giai đoạn này do phân xưởng 1 của nhà máy sứ đảm nhiệm. Phân xưởng 1 có 2 tổ: tổ 1 là tổ đổ rót , tức là đổ hồ vào khuôn mẫu đã được tạo từ trước; tổ 2 là tổ chế nặn sản phẩm sau khi đã được đổ vào khuôn.
- Giai đoạn sấy cưỡng bức: sản phẩm sau khi được gia công tạo hình sẽ đem đi sấy ở nhiệt độ cao nhằm loại bỏ những sản phẩm hỏng (sản phẩm bị nứt,vỡ..) ngay từ khi còn chưa phun men.
- Giai đoạn kỹ thuật men: những sản phẩm vượt qua được công đoạn sấy cưỡng bức là sản phẩm đủ tiêu chuẩn để đưa vào phun men theo các màu như: trắng, ngà, xanh, hồng, mận chín, xám...
- Giai đoạn sấy nung: sản phẩm sau khi được phun men sẽ đem đi sấy nung trên dây chuyền công nghệ tự động. Sau 12 giờ sấy trong lò bằng nhiên liệu gas, sản phẩm sẽ được ra lò.
- Giai đoạn phân loại và đóng gói sản phẩm: giai đoạn này sẽ kiểm tra chất lượng cuối cùng của sản phẩm trước khi đưa ra lưu thông trên thị trường. Sản phẩm ra lò được phân theo ba cấp:
Loại A: được đóng gói rồi đưa ra lưu thông ngoài thị trường.
Loại B: đưa trở lại lò để nung lại.
Loại C: là phế phẩm, sẽ bị huỷ ngay.
Đối với bất kỳ một doanh nghiệp sản xuất nào, để đảm bảo việc sản xuất một khối lượng lớn sản phẩm, đạt năng suất cao và chất lượng tốt cần bố trí sản xuất hợp lý. Đó là sự kết hợp hợp lý giữa các yếu tố của quá trình sản xuất làm sao có thể sản xuất ra với khối lượng lớn và chất lượng cao, từ đó tăng khả năng tiêu thụ sản phẩm, tăng lợi nhuận tiêu thụ của công ty.
II. Một số dặc điểm kinh tế kỹ thuật có ảnh hưởng đến công tác tiêu thụ sản phẩm của Công ty sứ Thanh Trì :
1. Đặc điểm về máy móc thiết bị và dây chuyền công nghệ:
Năm 1994, nhìn thấy trước nhu cầu ngày càng tăng về sứ vệ sinh, Công ty đã thực hiện dự án đầu tư dây chuyền sản xuất sứ vệ sinh với công nghệ và thiết bị đồng bộ của Italy với công suất thiết kế là 75.000 sản phẩm/năm với tổng số vốn đầu tư trên 34 tỷ đồng Việt Nam. Dây chuyền này đi vào hoạt động đã cho ra đời các sản phẩm sứ vệ sinh cao cấp đạt tiêu chuẩn Châu âu. Với ý thức tiết kiệm, tận dụng hết năng lực của từng công đoạn, kết hợp với sự sáng tạo trên cơ sở khoa học của tập thể cán bộ công nhân viên trong Công ty đã nâng cao công suất lên 100.000 sản phẩm/năm bằng 133% công suất thiết kế. Phát huy những kết quả đạt đựơc trong thời gian từ tháng 5/1996 đến tháng 4/1997, Công ty đã thực hiện việc đầu tư lần 2 cải tạo và mở rộng dây chuyền sản xuất số 1 là dây chuyền được xây dựng năm 1992 nâng công suất từ 100.000 sản phẩm/ năm lên 400.000 sản phẩm/năm với các thiết bị máy móc chủ yếu được nhập từ Italy, Anh, Mỹ. Tổng số vốn đầu tư trên 90 tỷ đồng Việt Nam. Hiện nay dây chuyền này đi vào hoạt động nâng năng lực sản xuất của công ty lên 500.000 - 600.000 sản phẩm/năm đứng đầu về sản lượng so với các nhà máy sản xuất sứ vệ sinh trong nước.
Tóm lại: máy móc thiết bị của Công ty đựơc trang bị khá hoàn thiện, kết quả mang lại là khả quan. Nguồn gốc trang thiết bị chủ yếu nhập từ nước ngoài thông qua việc mua hay được chuyển giao công nghệ từ nhiều nước phát triển. Nhưng với nhu cầu ngày càng đa dạng, người tiêu dùng đòi hỏi sản phẩm phải có chất lượng cao, mẫu mã đẹp, phong phú, do đó Công ty cần khai thác tốt hơn nữa công suất của máy móc thiết bị, nâng cao chất lượng của công tác kiểm tra, bảo dưỡng, sửa chữa để đảm bảo cho máy móc thiết bị hoạt động liên tục với năng lực sản xuất ngày càng tăng.
Về công nghệ sản xuất của Công ty: công nghệ sản xuất các sản phẩm sứ vệ sinh là công nghệ khép kín ( quy trình công nghệ được thể hiện qua sơ đổ đưới đây ).
Công nghệ sản xuất chưa mang tính đồng đều giữa các sản phẩm, cần thay thế dần dần giữa những công nghệ cũ, lỗi thời bằng những công nghệ hiện đại hơn.
Nguyên liệu hố
Men
Đất sét
Cao lanh
Quar ty
Tràng thạch
Cao lanh
Tràng thạch
Quar ty
Nghiền
Sàng khéo tứ
Bể khuấy
Cân
Bể rót
Cân
Nghiền
Sấy
Men phun
Sàng khéo tứ
Nhập kho
Nung
Trộn với keo
Phun men
Kiểm tra, phân loại
Sấy mộc
Sơ đồ 2.2: Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm
CaCO3
2. Đặc điểm về nguyên vật liệu sản xuất:
Cùng với máy móc thiết bị và dây chuyền sản xuất thỉ nguyên vật liệu là yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất. Căn cứ vào sản phẩm chính của Công ty mà nguyên vật liệu chính bao gồm: Penspat, đất sét, cao lanh, thạch anh, CaCO3, thuỷ tinh lỏng, phụ gia, men... và nguyên vật liệu khác: bi nghiền hồ, thạch cao khuôn.
Bởỉ tính đa dạng phong phú của các mặt hàng sản xuất trong Công ty nên ta thấy nguyên vật liệu chính của Công ty có khá nhiều chủng loại. Trong cơ chế thị trường hiện nay, để đáp ứng đủ nguyên vật liệu cho sản xuất và mức độ tồn kho ảnh hưởng thấp nhất tới giá thành sản phẩm là bài toán hóc búa đối với Công ty, nên tuỳ theo dự báo về nhu cầu của khách hàng mà Công ty có kế hoạch cung ứng nguyên vật liệu phù hợp.
Các nguyên liệu gầy như: quartz, penspat, cao lanh được lấy từ mỏ của Vĩnh Phúc, Yên Bái, Lào Cai đã qua sơ chế đặc biệt về thành phần hoá học, thành phần hạt được vận chuyển về Công ty bắng đường bộ hay đường sắt. Riêng đất sét, được lấy từ mỏ Trúc thôn, là mỏ đất sét trắng duy nhất ỏ miền Bắc hiện nay...

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Một số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động marketing tại Công ty TNHH TM&DV Thanh Kim Marketing 0
D Một Số Giải Pháp Nhằm Hoàn Thiện Hoạt Động Marketing Tại Công Ty TNHH Midea Consumer Electric Marketing 0
D Một Số Giải Pháp Hoàn Thiện Công Tác Tuyển Dụng, Đào Tạo Và Phát Triển Nguồn Nhân Lực Luận văn Kinh tế 0
D Một số giải pháp về thị trường tiêu thụ sản phẩm đóng tàu của Tập đoàn công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D một số giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống kênh phân phối tại công ty tnhh hàn việt hana Luận văn Kinh tế 0
D Phân tích tình hình tiêu thụ và một số giải pháp marketing nhằm đẩy mạnh công tác tiêu thụ sản phẩm ở công ty may xuất khẩu Luận văn Kinh tế 0
D một số giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức xã Văn hóa, Xã hội 0
D Một số Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh dịch vụ ăn uống tại khách sạn Thắng Lợi Luận văn Kinh tế 0
D Đánh giá hiện trạng môi trường nước mặt và đề xuất một số giải pháp quản lý chất lượng nước trên địa bàn Huyện Mê Linh Nông Lâm Thủy sản 0
D nghiên cứu giải pháp công nghệ sản xuất một số loại rau ăn lá trái vụ bằng phương pháp thủy canh Nông Lâm Thủy sản 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top