ngado10285

New Member

Download miễn phí Đề tài Phân tích tình hình sử dụng vốn ở Tổng công ty Hải sản Biển Đông





 

MỞ ĐẦU 1

NỘI DUNG 3

A. GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT TỔNG CÔNG TY HẢI SẢN BIỂN ĐÔNG: 3

I. Lịch sử hình thành và phát triển của Tổng công ty Hải Sản Biển Đông: 3

II. Chức năng, nhiệm vụ và phạm vi ngành nghề hoạt động: 3

1. Lĩnh vực hoạt động: 3

2. Nhiệm vụ: 4

III. Cơ cấu tổ chức bộ máy Tổng công ty: 4

1. Sơ đồ tổ chức: 4

2. cách tổ chức quản lý : 5

3. Các phòng ban chức năng: 6

3.1 Hội đồng quản trị: 6

3.2 Ban kiểm soát: 6

3.3 Ban Tổng giám đốc: 6

3.4 Văn phòng: 6

3.5 Phòng kế hoạch đầu tư: 6

3.6 Phòng tổ chức cán bộ lao động tiền lương: 7

3.7. Phòng kế toán tài chính: 7

3.8. Phòng thanh tra bảo vệ nội bộ: 7

IV. Những thuận lợi , khó khăn và hướng phát triển của Tổng công ty trong thời gian tới: 7

1. Thuận lợi: 7

2. Khó khăn: 8

3. Hướng phát triển của Tổng công ty trong thời gian tới: 8

B. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH SỬ DỤNG VỐN TẠI TỔNG CÔNG TY HẢI SẢN BIỂN ĐÔNG: 10

I. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH SỬ DỤNG VỐN CỐ ĐỊNH TẠI TỔNG CÔNG TY HẢI SẢN BIỂN ĐÔNG: 10

1. Phân tích tình hình sử dụng vốn cố định: 11

1.1 Thống kê số lượng và kết cấu TSCĐ : 11

1.1.1 Thống kê số lượng: 11

1.1.2 Thống kê kết cấu TSCĐ: 12

1.2 Phân tích hiện trạng TSCĐ: 13

1.2.1 Xác định nguyên giá TSCĐ: 13

1.2.2 Thống kê mức khấu hao TSCĐ: 14

1.2.3 Các hệ số phản ánh hiện trạng TSCĐ: 14

2. Phân tích tình hình biến động TSCĐ qua hai năm: 15

3. Phân tích hiệu quả sử dụng TSCĐ: 17

3.1 Phân tích các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng TSCĐ: 17

3.2 Phân tích kết quả sản xuất do ảnh hưởng của các nhân tố về TSCĐ: 18

4. Đánh giá chung về tình hình sử dụng vốn cố định: 19

II. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG TẠI TỔNG CÔNG TY HẢI SẢN BIỂN ĐÔNG: 19

1. Phân tích tình hình biến động về số lượng và kết cấu vốn lưu động: 21

2. Phân tích tình hình công nợ và khả năng thanh toán: 23

2.1 Tình hình công nợ: 24

2.1.1 Nợ phải thu: 24

2.1.2 Nợ phải trả: 25

2.2 Khả năng thanh toán: 26

2.2.1 Khả năng thanh toán tổng hợp: 26

2.2.2. Tỷ số khả năng thanh toán hiện thời (H): 27

2.2.3. Hệ số thanh toán nhanh (Kn) : 28

2.2.4. Hệ số thanh toán so với tài sản lưu động: 29

3. Phân tích tình hình sử dụng vốn dự trữ: 29

3.1 Xác định nguồn vốn lưu động cho việc dự trữ tài sản lưu động: 29

3.2 Phân tích tình hình dự trữ TSLĐ của Tổng công ty: 29

3.3 Phân tích mức độ đảm bảo nguồn vốn lưu động cho dự trữ TSLĐ: 31

4. Phân tích mức độ đảm nhiệm vốn lưu động: 31

4.1 Phân tích mức đảm nhiệm vốn lưu động: 32

4.1.1 Xác định mức đảm nhiệm vốn lưu động: 32

4.1.2 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng biến động vốn lưu động: 33

4.2 Phân tích vòng quay vốn lưu động: 33

4.2.1 Chỉ tiêu vòng quay vốn lưu động: 34

4.2.2 Khả năng sinh lợi ảnh hưởng bởi vòng quay vốn lưu động: 34

4.3 Độ dài bình quân một vòng quay vốn lưu động: 35

5. Phân tích hiệu năng sử dụng vốn lưu động: 35

5.1 Phân tích hiệu năng sử dụng nguyên vật liệu: 35

5.1.1 Xác định hiệu năng sử dụng nguyên vật liệu: 35

5.1.2 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự biến động giá trị sản xuất: 36

5.2 Phân tích hiệu năng sử dụng vốn lưu động: 36

5.3 Phân tích tỷ suất lợi nhuận: 37

5.3.1 Xác định chỉ tiêu: 37

5.3.2 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ suất lợi nhuận: 38

6. Đánh giá chung tình hình sử dụng vốn lưu động: 38

III. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH SỬ DỤNG VỐN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH: 39

1. Phân tích biến động về số lượng và cơ cấu vốn họat động kinh doanh: 39

2. Tình hình tăng giảm vốn chủ sở hữu: 40

3. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn hoạt động kinh doanh: 41

3.1 Số vòng quay toàn bộ vốn: 41

3.2 Doanh lợi vốn: 41

3.3 Tỷ suất doanh lợi vốn chủ sở hữu: 42

C. KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ: 43

Kết luận: 43

Kiến nghị : 44

 

 

 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ketnooi -


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


thấy cứ một đồng kết quả sản xuất ra trong năm 2003 đòi hỏi 0,1591 đồng giá trị TSCĐ bình quân. Tương tự trong năm 2004 cứ 1 đồng kết quả sản xuất tạo ra cần 0,1862 đồng giá trị TSCĐ bình quân, tức tăng lên 0,0271 đồng so với năm 2003, biểu hiện hiệu quả sử dụng TSCĐ giảm sút.
Phân tích chỉ tiêu mức sinh lời của tài sản cố định:
Là chỉ tiêu biểu hiện mức lợi nhuận tính bình quân trên một đơn vị tài sản cố định sử dụng trong kỳ kinh doanh.
Trong năm 2003 cứ một đồng giá trị tài sản cố định bỏ ra thì thu đựơc 0,0197 đồng lợi nhuận và trong năm 2004 thì cứ một đồng giá trị TSCĐ thì bị lỗ 0,0232 đồng. Như vậy qua hai năm chỉ tiêu này giảm mạnh do hoạt động sản xuất kinh doanh kém hiệu quả. Cụ thể lợi nhuận năm 2003 là 3.314.414.009 đồng so với giá trị tài sản cố định bình quân là 167.946.231.100 đồng và năm 2004 giá trị lỗ là 4.120.726.551 đồng so với giá trị tài sản cố định bình quân là 177.901.326.000 đồng.
Phân tích kết quả sản xuất do ảnh hưởng của các nhân tố về TSCĐ:
Kết quả sản xuất có nhiều nhân tố ảnh hưởng, trong đó các nhân tố thuộc về tài sản cố định là hiệu năng sử dụng và giá trị TSCĐ bình quân. Sự biến động của hiệu năng sử dụng là sự biến động về chất, nó quyết định đến hiệu quả của tài sản cố định thông qua việc sử dụng TSCĐ. Để đạt được kết quả và nhân tố này luôn tăng thì có thể nói rằng công ty đã chú trọng biến đổi về chất. Bên cạnh đó do quy mô phát triển ngày càng lớn nên công ty thường trang bị thêm máy móc thiết bị nhà xưởng tức là tăng số lượng TSCĐ, đây là sự biến đổi về lượng. Hai nhân tố này kết hợp với nhau cùng thay đổi bù đắp những hạn chế của nhau để đưa kết qua sản xuất ngày càng tăng.
Giá trị sản xuất = Hiệu năng sử dụng TSCĐ * Giá trị TSCĐ bình quân
Q = H * G
Xây dựng hệ thống chỉ số :
= x
Q1 – Q0 = ( H1 – H0 ) G1 + ( G1 – G0 ) H0
= +
Trong đó : Q1 , Q0 là giá trị kết quả sản xuất của hai năm
H1 , H0 là hiệu năng sử dụng tài sản cố định của hai năm
G1 ,G0 là giá trị TSCĐ bình quân của hai năm
Số tương đối : = x
0,9055 = 0,8548 x 1,0593
Số tuyệt đối : - 99.754.894.200 = - 162.317.169.800 + 62.554.829.820
Tốc độ tăng giảm : - 0,0945 = -0,1538 + 0,0593
Kết quả sản xuất của công ty năm 2004 so với năm 2003 giảm 9,45% cụ thể giảm 99.754.894.200 đồng do ảnh hưởng của hai nhân tố:
Hiệu năng sử dụng tài sản cố định năm 2004 so với năm 2003 giảm 85,48% cụ thể giảm 0,9124 đồng GTSX / đồng giá trị TSCĐ làm cho giá trị của kết quả sản xuất giảm 15,38% cụ thể giảm 162.317.169.800 đồng.
Giá trị TSCĐ bình quân năm 2004 so với năm 2003 tăng 5,93% cụ thể tăng 9.955.094.900 đồng làm cho kết quả sản xuất tăng 5,93% cụ thể tăng 62.554.829.820 đồng.
Như vậy kết quả sản xuất của công ty giảm qua hai năm là do hiệu năng sử dụng tài sản cố định giảm, giá trị TSCĐ tăng nhưng ảnh hưởng rất ít đến kết quả sản xuất; chứng tỏ công ty sử dụng tài sản cố định kém hiệu quả. Đây là vấn đề quan trọng công ty cần xem xét tìm giải pháp làm tăng hiệu năng sử dụng TSCĐ, qua đó kết hợp với việc tăng về số lượng làm cho giá trị sản lượng tăng lên.
Đánh giá chung về tình hình sử dụng vốn cố định:
Số lượng tài sản cố định tại tổng công ty qua hai năm tăng; trong đó kết cấu khoản mục nhà cửa vật kiến trúc chiếm tỷ trọng lớn và tăng rõ rệt chứng tỏ công ty tăng cường đầu tư cho việc phát triển cơ sở hạ tầng phù hợp yêu cầu phát triển ngành nghề hoạt động. Các hệ số đổi mới và hệ số loại bỏ tăng cho thấy các công trình này được xây dựng và mua sắm mới, được tập trung hiện đại hoá, là điều kiện tốt giúp nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh Hiệu năng sử dụng tài sản cố định cao cho thấy công ty sử dụng tài sản cố định tốt. Thế nhưng năm 2004 hiệu quả sử dụng tài sản cố định có biểu hiện giảm sút, ảnh hưởng xấu đến kết quả hoạt động của doanh nghiệp (chỉ tiêu hiệu năng và mức sinh lời giảm). Như vậy việc sử dụng vốn cố định qua hai năm của công ty kém hiệu quả.
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG TẠI TỔNG CÔNG TY HẢI SẢN BIỂN ĐÔNG:
Muốn tiến hành sản xuất kinh doanh, ngoài tư liệu lao động, các doanh nghiệp còn phải có đối tượng lao động và sức lao động. Trong nền sản xuất hàng hoá tiền tệ, các doanh nghiệp phải dùng tiền để mua sắm đối tượng lao động và trả lương cho công nhân viên, do đó phải ứng trước một số vốn cho mục đích này.
Đối tượng lao động khi tham gia vào quá trình sản xuất không giữ nguyên hình thái ban đầu, bộ phận chủ yếu của đối tượng lao động sẽ thông qua quá trình chế biến hợp thành thực thể của sản phẩm. Bộ phận khác sẽ hao phí mất đi trong quá trình sản xuất; đối tượng lao động chỉ có thể tham gia một chu kỳ sản xuất, đến chu kỳ sản xuất sau lại phải có loại đối tượng lao động khác, cũng do các đặc điểm trên, giá trị của đối tượng lao động được chuyển dịch toàn bộ ngay một lần vào sản phẩm mới và được bù lại khi giá trị sản phẩm được thực hiện. Số vốn ứng trước về đối tượng lao động vì luân chuyển giá trị toàn bộ ngay trong một lần vào sản phẩm mới nên được gọi là vốn lưu động.
Như vậy, vốn lưu động bao gồm số vốn ứng trước về đối tượng lao động và tiền lương. Nhưng trong quá trình vận động thực tế vốn lưu động phản ánh theo hình thái tồn tại như nguyên vật lieu ở khâu dự trữ sản xuất, sản phẩm đang chế tạo ở khâu trực tiếp sản xuất, thành phẩm, hàng hoa tiền tệ ở khâu lưu thông.
Đối tượng lao động trong doanh nghiệp được biểu hiện thành hai bộ phận là những vật tư dự trữ để chuẩn bị cho quá trình sản xuất được liên tục nguyên vật liệu nằm dự trữ ở kho của doanh nghiệp; một bộ phận khác là những vật tư đang trong quá trình chế biến (sản phẩm đang chế tạo, bán thành phẩm tự chế). Hai bộ phận này từ hình thái hiện vật của nó gọi là tài sản lưu động. Tài sản lưu động phục vụ trực tiếp cho quá trình sản xuất gọi là tài sản lưu động sản xuất.
Mặt khác, các doanh nghiệp sau khi sản xuất ra sản phẩm không thể chyển bán ngay cho đơn vị mua mà phải làm một số công việc như chọn, đóng gói, tích luỹ thành lô hàng, thanh toán với khách hàng nên hình thành một số khoản vật tư và tiền tệ (thành phẩm, vốn bằng tiền, khoản phải trả,) Những khoản vật tư và tiền tệ phát sinh trong quá trình lưu thông gọi là tài sản lưu thông.
Do tính chất liên tục của quá trình sản xuất dẫn đến sự cần thiết doanh nghiệp nào cũng phải có một số vốn thoả đáng để mua sắm các tài sản lưu động sản xuất và tài sản lưu thông thay thế nhau vận động không ngừng để quá trình sản xuất kinh doanh được tiến hành thuận lợi. Trong điều kiện nền kinh tế tồn tai, các loại tài sản kể trên biểu hiện dưới hình thái tiền tệ. Số tiền ứng trước về những tài sản đó gọi là vốn lưu động của doanh nghiệp.
Trong quá trình tái sản xuất, vốn lưu động luôn chuyển hoá từ giai đoạn này sang giai đoạn khác, từ lĩnh vực lưu thông sang lĩnh vực sản xuất để rồi lại trở về lĩnh vực lưu thông, giá trị của các tài sản của doanh nghiệp tạo ra một sự vận động không ngừng gọi là sự tuần hoàn.
T – H SX H’ – T’
* Giai đoạn đầu tiên của vòng tuần hoàn (T –H ) là giai đoạn đầu tiên của quá trình lưu thông. Đây là quá trình cung ứng vật tư kỹ thuật được thực hiện thông qua hình thức tiền tệ. Đảm bảo cho quá trình sản xuất một cách có kế hoạch, doanh nghiệp phải có một lượng vốn tiền tệ đủ dự trữ một khối lượng vật tư cần thiết.
* Giai đoạn thứ hai của vòng tuần hoàn (HSXH’) là giai đoạn sản xuất. Nhờ được kết hợp với sức lao động, toàn bộ giá trị của tài sản lưu động sản xuất đã chuyển dịch vào sản phẩm hoàn thành.
* Giai đoạn thứ ba của vòng tuần hoàn (H’ – T’) là giai đoạn lưu thông. Trong giai đoạn này giá trị của các tài sản đựơc chuyển về hình thái tiền tệ ban đầu.
Do sự chuyển hoá không ngừng nên vốn lưu động thường xuyên có các bộ phận tồn tại cùng một lúc dưới dạng hình thái khác nhau trong lĩnh vực sản xuất và lưu thông như: những vật tư dự trữ, nguyên nhiên vật liệu, vật bao bì, vật rẻ tiền mau hỏng, sản phẩm dở dang
Vì vậy, vốn lưu động của các doanh nghiệp là vốn ứng trước về đối tượng lao động và tiền lương tồn tại dưới các hình thái nguyên vật liệu dự trữ, sản phẩm đang chế tạo, thành phẩm, hàng hoá và tiền tệ hay là số vốn ứng trước về tài sản lưu động sản xuất và tài sản lưu động lưu thông ứng ra bằng vốn lưu động nhằm bảo đảm cho quá trình tái sản xuất của doanh nghiệp đựơc thực hiện thường xuyên, liên tục. Vốn lưu động luân chuyển giá trị toàn bộ ngay trong một lần và hoàn thành một vòng tuần hoàn sau một chu kỳ sản xuất.
Phân tích tình hình biến động về số lượng và kết cấu vốn lưu động:
Đó chính là tỷ trọng từng nhóm vốn và nguồn vốn của Tổng công ty để thấy được trình độ sử dụng vốn và tình hình sử dụng các nguồn vốn đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh. Vốn lưu động được tập hợp bởi các tài sản lưu động nên kết cấu vốn lưu động là quan hệ tỷ lệ giữa các thành phần vốn lưu động chiếm trong tổng số vốn lưu động. Trong quá trình sản xuất kinh doanh vốn lưu động biến động rất lớn. Cho nên việc xác định kết cấu vốn lưu động giúp thấy được tình hình phân bổ vốn và tỷ trọng trong mỗi khoản vốn chiếm trong giai đoạn luân chuyển.
Phân tích chỉ tiêu này ta dựa trên tỷ trọng từng loại tài sản trong vốn lư...

 

Các chủ đề có liên quan khác

Top