Download miễn phí Chuyên đề Mở rộng hoạt động cho vay trả góp tại Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam





 

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1 : NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CHO VAY TRẢ GÓP TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 3

1.1. Hoạt động cho vay của Ngân hàng Thương mại 3

1.1.1. Khái niệm Ngân hàng Thương mại 3

1.1.2. Các hoạt động cơ bản của Ngân hàng Thương mại 3

1.1.3. Hoạt động cho vay của Ngân hàng Thương mại 5

1.1.3.1. Khái niệm về cho vay 5

`1.1.3.2. Nguyên tắc cho vay 6

1.1.3.3. Các loại hình cho vay của Ngân hàng Thương mại 7

 1.2. Cho vay trả góp của Ngân hàng Thương mại11

1.2.1. Khái niệm cho vay trả góp 11

1.2.2. Vai trò của hoạt động cho vay trả góp 12

1.2.3. Đặc điểm của cho vay trả góp 14

1.2.4. Các cách cho vay trả góp 18

1.3. Mở rộng hoạt động cho vay trả góp 22

1.3.1. Các chỉ tiêu phản ánh và đánh giá mở rộng hoạt động cho vay trả góp 22

1.3.2. Các nhân tố ảnh hường tới mở rộng hoạt động cho vay trả góp 23

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHO VAY TRẢ GÓP TẠI 27

SỞ GIAO DỊCH NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM 27

2.1. Tổng quan về Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam 27

2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam 27

2.1.2. Bộ máy tổ chức của Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam 29

2.1.3. Tình hình hoạt động kinh doanh của SGD Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (giai đoạn 2006-2007) 32

2.1.3.1. Huy động vốn 32

2.1.3.2. Sử dụng vốn 34

2.1.3.3. Các hoạt động khác 36

2.1.3.4. Kết quả kinh doanh 38

2.2. Thực trạng hoạt động cho vay trả góp tại Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam 38

2.2.1. Các sản phẩm cho vay trả góp chủ yếu 38

2.2.2. Thực trạng cho vay trả góp tại Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam 41

2.2.2.1. Doanh số, dư nợ cho vay trả góp 41

2.2.2.2. Tỷ lệ nợ quá hạn trong cho vay trả góp 47

2.2.2.3. Lợi nhuận từ hoạt động cho vay trả góp 48

2.3. Đánh giá hoạt động cho vay trả góp tại Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam 49

2.3.1. Kết quả đạt được 49

2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân 50

2.3.2.1. Những hạn chế 50

2.3.2.2. Nguyên nhân 51

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP MỞ RỘNG CHO VAY TRẢ GÓP 54

TẠI SỞ GIAO DỊCH NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM 54

3.1. Định hướng của Sở giao dịch trong việc phát triển cho vay trả góp 54

3.1.1. Triển vọng của cho vay trả góp tại Việt Nam 54

3.1.2. Định hướng phát triển cho vay trả góp của Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại thương trong thời gian tới 55

3.2. Giải pháp mở rộng hoạt động cho vay trả góp tại Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại thương VIệt Nam 56

3.2.1. Hoàn thiện chiến lược Marketing trong ngân hàng 56

3.2.2. Tăng cường huy động vốn phục vụ cho Mở rộng cho vay trả góp 58

3.2.3. Tăng cường áp dụng các hình thức cho vay mới 58

3.2.4. Đa dạng hoá các loại tài sản đảm bảo 59

3.2.5. Nâng cao chất lượng thẩm định khách hàng 60

3.2.6. Tăng cường công tác kiểm soát trước, trong và sau khi cho vay 60

3.2.7. Phát triển hệ thống chấm điểm tín dụng 61

3.2.8. Phát triển công nghệ ngân hàng 62

3.2.9 Đẩy mạnh liên kết cho vay 62

3.2.10. Có chế độ khen thưởng , kỷ luật và nâng cao hơn nữa trình độ của các bộ nhân viên 63

3.3. Kiến nghị 64

3.3.1. Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước 64

3.3.2. Đối với Chính Phủ và cơ quan chức năng có liên quan 65

3.3.3. Đối với khách hàng và các tổ chức kinh tế xã hội khác 66

KẾT LUẬN 68

 

 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ketnooi -


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


lợi dụng để phạm pháp, gây khó khăn trong hoạt động của ngân hàng.
Môi trừơng văn hoá xã hội
Thói quen, trình độ văn hoá cũng như phong tục tâp quán, bản sắc dân tộc đều có ảnh hưởng nhất định đến hoạt động cho vay trả góp. Mỗi xã hội đều có những nét đặc thù văn hoá riêng biệt. Nó cũng ảnh hưởng không nhỏ tới nhu cầu tiêu dùng và hưởng thụ của người dân, từ đó ảnh hưởng tới hoạt động cho vay trả góp.
Các nhân tố thuộc về khách hàng
Nhóm nhân tố đầu tiên và quan trọng nhất phải kể tới những yếu tố thuộc về đạo đức của khách hàng. Nó được đánh giá trên năng lực pháp lý và độ tín nhiệm. Năng lực pháp lý thể hiện ở việc khách hàng không vi phạm các quy định của pháp luật trước trong và sau quá trình xin vay. Độ tín nhiệm của khách hàng là các yếu tố về thu nhập, tài sản đảm bảo, mối quan hệ vay trả của khách hàng với ngân hàng trong các khoản vay trước,Mỗi ngân hàng không thể có được tất cả các thông tin tuyệt đối chính xác về khách hàng của mình. Do vậy, nếu khách hàng cố ý xử dụng sai mục đích số tiền vay, hay không có thiện chí trả nợ thì chắc chắn sẽ gây khó khăn không nhỏ cho các ngân hàng trong việc thu hồi nợ. Ngoài ra, khả năng tài chính và tài sản đảm bảo của khách hàng cũng là những nhân tố ảnh hưởng đáng kể đến khả năng trả nợ của khách hàng
Đối thủ cạnh tranh
Năng lực của đối thủ cạnh tranh trong ngành cũng có ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động cho vay trả góp của ngân hàng. Đặc biệt là các ngân hàng lớn với tiềm lực vốn mạnh, thị trường lớn, có mối quan hệ lâu đời với khách hàng. Do vậy, trong một môi trường cạnh tranh mạnh mẽ và khốc liệt như hiện nay, mỗi ngân hàng trong quá trình phát triển đều phải xác định được chỗ đứng của mình trong ngành để có những chiến lược phát triển đúng đắn.
Những nhân tố chủ quan và khách quan nói trên có ảnh hưởng rất lớn tới hoạt động tín dụng nói chung và hoạt động cho vay trả góp nói riêng của ngân hàng. Do vậy, các Ngân hàng Thương mại cần đánh giá được khả năng của mình, những thế mạnh riêng cũng như những điểm yếu còn tồn tại để có những kế hoạch phát triển cụ thể và chiến lược phát triển phù hợp trong từng giai đoạn.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHO VAY TRẢ GÓP TẠI
SỞ GIAO DỊCH NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM
2.1. Tổng quan về Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam
Sau một thời gian dài chuẩn bị các điều kiện cần thiết vào ngày 1/4/1963, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam chính thức ra mắt và đi vào hoạt động theo Nghị định 115/CP ngày 30/12/1962. trên cơ sở tách ra từ cục quản lý ngoại hối ngân hàng TW (nay là NHNN) hoạt động dưới sự lãnh đạo trực tiếp của NHNN.Kể từ ngày đó, thương hiệu Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam chính thức ra đời, với tên gọi tiếng Anh là: Bank of Foreign Trade of Viet Nam, viết tắt là Vietcombank.
Theo nghị định 115/cp của Hội đồng Chính Phủ: nhiệm vụ của Ngân hàng Vietcombank là kinh doanh ngoại hối, thanh toán quốc tế, tín dụng quốc tế, cho vay ngoại thương, tham gia quản lý ngoại hối, góp phần bảo vệ tiền tệ và tài sản nhà nước, tăng cường và mở rộng quan hệ quốc tế, chính trị và văn hoá với nước ngoài.
Sau khi chính thức đi vào hoạt động từ ngày 1/4/1963, tất cả các Ngân hàng Ngoại thương các nước XHCN và nhều Ngân hàng Thương mại quốc tế cả các nước Tây Âu, Trung Đông, Ấn Độ, Nhật, Hongkong, Singapore, và cả một số nước châu Phi như Algêri, Ai Cập, Mali, Ghine, Madagasca đã nhanh chóng thiết lập quan hệ đại lý với Vietcombank. Đến nay sau hơn 40 năm xây dựng và trưởng thành, trải qua những thăng trầm theo dòng lịch sử hào hùng của đất nước, lịch sử hình thành và phát triển của Vietcombank chia làm 3 giai đoạn.
Giai đoạn 1963-1975
Trong suốt thời kỳ này miền Bắc luôn ở trong tình trạng chiến tranh. Nguồn chi viện của miền Bắc đóng vai trò quyết định cho sự nghiệp cho sự nghiệp giải phóng ở miền Nam. Trách nhiệm đặt lên vai Vietcombank là phải giải quyết một trong những vấn đề cốt yếu và sinh tử cho bộ máy kháng chiến : tiền, nhất là ngoại tệ mạnh. Trong điều kiện đó, với vốn điều lệ do nhà nước ban hành là 5.000.000 VNĐ, Vietcombank độc quyền trong 5 nội dung sau:
Vốn kinh doanh
Tín dụng Ngoại Thương
Thanh toán quốc tế
Quản lý và điều hành tác nghiệp quỹ ngoại tệ của Nhà nước
Quản lý ngoại hối
Giai đoạn 1975-1988
Ngay sau ngày giải phóng miền Nam, Vietcombank đã nhanh chóng tham gia tiếp quản các ngân hàng cũ, kịp thời hoàn tất các cơ sở pháp lý, thực hiện quyền thế chân vai trò hội viên của Việt Nam tại Quỹ Tiên Tệ Quốc Tế (IMF), Ngân Hàng Thế Giới (WB), Ngân Hàng Phát TRiển Châu Á ( ADB), xác định dứt khoánt quyền sở hữu về tài sản quốc gia đối với các tài sản là hàng hoá, ngoại tệ hiện đang ở bên ngoài.
Đất nước thống nhất, tất cả các ngành chính thức được hợp nhất. Ngành ngân hàng cũng tiến hành hợp nhất Bắc- Nam. Hơn nữa, vị trí quốc tế của Việt Nam được nâng cao,do các quan hệ kinh tế đối ngoại ngày càng được mở rộng. Phục vụ kinh tế đối ngoại là Vietcombank theo cơ chế kiêm nhiệm của Cục Ngoại Hối thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Lúc này Vietcombank là một ngân hàng duy nhất nắm độc quyền trên 3 phương diện: độc quyền ngoại tệ, cung ứng tín dụng xuất nhập khẩu, độc quyền giao dịch thanh toán quốc tế
Vào cuối những năm 80, vốn điều lệ của Vietcombank chỉ còn 500.000 VNĐ
Giai đoạn từ 1988 đến nay
Ngày 26/3/1988 sau khi xem xét dự án của Ngân hàng Nhà nước trình lên, hội dồng bộ trưởng đã ra quyết định số 53/HĐBT về tổ chức Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, do quyền hội đồng bộ trưởng Võ Văn Kiệt ký. Ngân hàng Nhà nước được chia thành hai cấp là cấp quản lý và ngân hàng chuyên doanh trực thuộc Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, Ngân Hàng Công Thương, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển, Ngân hàng Nông nghiệp Và Phát triển Nông thôn.
Ngày 14/11/1990 với sự ban hành của hai pháp lệnh: pháp lệnh Ngân hàng Nhà nước và pháp lệnh các tổ chức tín dụng thì Vietcombank từ vai trò độc quyền về kinh doanh ngoại hối tham gia vào môi trường tự do kinh doanh cạnh tranh với các ngân hàng khác bao gồm cả các chi nhánh ngân hàng nước ngoài và ngân hàng liên doanh và là một đơn vị hạch toán độc lập tự chịu trách nhiệm về tài chính và có chức năng kinh doanh trong cơ chế thị trường.
Ngày 1/4/1991 Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (SGD) thành lập nhưng vẫn trực thuộc Vietcombank trung ương.
Ngày 1/1/2006 SGD tách ra hoạt động độc lập, bên cạnh nhũng thuận lợi về thương hiệu và ưu thế của SGD trước đây, SGD cũng gặp nhiều khó khăn do xáo trộn về tổ chức, nhiều nhiệm vụ mới được thực hiện. Với những nỗ lực cố gắng của BGĐ và cán bộ nhân viên năm 2006 SGD đã nhanh chóng ổn định mô hình tổ chức bắt nhịp ngay với hoạt động kinh doanh của toàn hệ thống Vietcombank
2.1.2. Bộ máy tổ chức của Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam
Trải qua gần 45 năm xây dựng và trưởng thành, tính đến thời điểm cuối năm 2006, Ngân hàng Ngoại thương đã phát triển lớn mạnh theo mô hình ngân hàng đa năng với 58 Chi nhánh, 1 Sở Giao dịch, 87 Phòng Giao dịch và 4 Công ty con trực thuộc trên toàn quốc; 2 Văn phòng thay mặt và 1 Công ty con tại nước ngoài, với đội ngũ cán bộ gần 6.500 người.
Ngoài ra, NHNT còn tham gia góp vốn, liên doanh liên kết với các đơn vị trong và ngoài nước trong nhiều lĩnh vực kinh doanh khác nhau như kinh doanh bảo hiểm, bất động sản, quỹ đầu tư... Tổng tài sản của Ngân hàng Ngoại thương tại thời điểm cuối năm 2006 lên tới xấp xỉ 170 nghìn tỷ VND (tương đương 10,4 tỷ USD), tổng dư nợ đạt gần 68 nghìn tỷ VND (4,25 tỷ USD), vốn chủ sở hữu đạt hơn 11.127 tỷ VND, đáp ứng tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu 8% theo chuẩn quốc tế.
Hội Đồng Quản Trị ( HĐQT) thực hiện chức năng quản lý Vietcombank, chịu trách nhiệm về sự phát triển của ngân hàng theo nhiệm vụ nhà nước giao.HĐQT thành lập ban kiểm soát nhằm giúp HĐQT thực hiện kiểm tra, giám sát Tổng giám đốc, bộ máy giúp việc và các đơn vị thành viên trong hoạt động điều hành, tài chính, chấp hành luật lệ của ngân hàng, nghị quyết và quyết định của HĐQT, chấp hành pháp luật của nhà nước
Tổng giám đốc điều hành trực tiếp hoạt động của ngân hàng dưới sự giúp việc của bộ máy các phòng ban và chịu trách nhiệm trước HĐQT.
Về chức năng và nhiệm vụ vủa các phòng ban tại SGD được quy định theo quyết định số 102/TCCB-ĐT ngày 10/10/1998.
Sơ đồ tổ chức Sở giao dịch Ngân hàng Ngoai thương Việt Nam:
P. quản lý nhân sự
P. kế toán tài chính
P. quản lý ngân quỹ
P. quan hệ khách hàng
P. giao dịch
P. quản lý nợ
P. đầu tư dự án
P. quản lý rủi ro
P. tín dụng trả góp và tiêu dùng
P. Tổ chức
P. thanh toán xuất-nhập khẩu
P. bảo lãnh
P. vay nợ viện trợ
P. thanh toán thẻ
P. hối đoái
P. vốn và kinh doanh ngoại tệ
Nguồn : Phòng tổ chức nhân sự Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam
2.1.3. Tình hình hoạt động kinh doanh của SGD Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (giai đoạn 2006-2007)
Xét về tổng thể thì năm 2007 là năm khó khăn đối với SGD khi thị phần huy động vốn đã bị thu hẹp so cới 2006 do sự cạnh tranh gay gắt từ các tổ chức tín dụng khác trên địa bàn cũng như do...

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Mở rộng hoạt động cho vay mua bất động sản tại Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam (VIB) Luận văn Kinh tế 0
D Mở rộng hoạt động cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng VPBank Luận văn Kinh tế 0
D Giải pháp mở rộng hoạt động bao thanh toán nội địa của Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu Luận văn Kinh tế 0
S Mở rộng hoạt động cho vay đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Hà Nội Luận văn Kinh tế 0
J Xây dựng phương án huy động vốn phục vụ việc mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh tại Công ty cổ ph Luận văn Kinh tế 0
Z Mở rộng hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu Việt Na Luận văn Kinh tế 0
N Mở rộng hoạt động cho vay có tài sản đảm bảo tại Techcombank Thăng Long Luận văn Kinh tế 0
B Mở rộng hoạt động cho vay đối với DNNQD tại ngân hàng Công thương chi nhánh Đống Đa Luận văn Kinh tế 0
T Hoạt động quảng cáo của Công ty Siêu thị Hà Nội để mở rộng thị trường Luận văn Kinh tế 0
V Giải pháp mở rộng hoạt động tín dụng tại Citibank Việt Nam Khoa học Tự nhiên 2

Các chủ đề có liên quan khác

Top