b0ykutepr0

New Member

Download miễn phí Khóa luận Giải pháp đẩy mạnh cho vay Doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội





MỤC LỤC

 

Lời mở đầu 1

Chương 1: Những vấn đề cơ bản về hoạt động cho vay Doanh nghiệp vừa và nhỏ. 3

1.1.Khái quát chung về Doanh nghiệp vừa và nhỏ. 3

1.1.1.Khái niệm Doanh nghiệp vừa và nhỏ. 3

1.1.2.Các đặc điểm cơ bản của Doanh nghiệp vừa và nhỏ 4

1.1.2.1.Đặc trưng về vốn. 4

1.1.2.2.Đặc trưng về trình độ công nghệ. 6

1.1.2.3.Đặc trưng về trình độ quản lý và lao động. 7

1.1.2.4.Đặc trưng về thông tin và các mối quan hệ. 8

1.2.Hoạt động cho vay của Ngân hàng thương mại đối với Doanh nghiệp vừa và nhỏ. 9

1.2.1. Các khái niệm liên quan đến cho vay 9

1.2.2.Các chính sách cho vay của NHTM 10

1.2.3.Các hình thức cho vay của NHTM đối với DNVVN 12

1.3. Các tiêu chí phản ánh cho vay Doanh nghiệp vừa và nhỏ 14

1.3.2.Sự gia tăng về số lượng DNVVN là khách hàng của ngân hàng 15

1.3.3.Giảm rủi ro tín dụng. 16

1.3.4 Tăng thu từ hoạt động cho vay DNVVN của NHTM 17

1.4.Nhân tố ảnh hưởng đến việc cho vay Doanh nghiệp vừa và nhỏ 17

1.4.1.Nhân tố chủ quan 17

1.4.1.1.Về phía ngân hàng 17

1.4.1.2.Về phía DNVVN 19

1.4.2.Nhân tố khách quan 19

1.4.2.1.Về chính sách của NHNN và Chính phủ 19

1.4.2.2.Về môi trường kinh tế 21

Chương 2: Thực trạng hoạt động cho vay Doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Chi nhánh ngân hàng Ngoại thương Hà nội từ năm 2005-2007 22

2.1 Khái quát về Chi nhánh ngân hàng Ngoại thương Hà nội 22

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Chi nhánh ngân hàng Ngoại thương Hà nội 22

2.1.2.Tình hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng Ngoại thương Hà Nội trong năm vừa qua 25

2.1.2.1.Hoạt động huy động vốn 25

2.1.2.2.Hoạt động sử dụng vốn 25

2.1.2.3.Các hoạt động dịch vụ. 26

2.2.Thực trạng hoạt động cho vay Doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội từ năm 2005 - 2007. 28

2.2.1.Giới thiệu về Doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Chi nhánh ngân hàng Ngoại thương Hà Nội. 28

2.2.2.Chính sách cho vay Doanh nghiệp vừa và nhỏ của Ngân hàng Ngoại thương 30

2.2.3. Quy trình cho vay Doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Chi nhánh ngân hàng Ngoại thương Hà Nội. 32

2.2.4.Thực trạng hoạt động cho vay Doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội 34

2.2.3.1. Tổng hợp về Dư nợ cho vay DNVVN 34

2.2.3.1.1.Dư nợ cho vay DNVVN theo quy mô doanh nghiệp 34

2.2.3.1.2. Dư nợ cho vay DNVVN phân theo kỳ hạn 36

2.2.3.1.3. Dư nợ cho vay DNVVN phân theo loại hình doanh nghiệp 38

2.2.3.1.4.Dư nợ cho vay DNVVN phân theo loại tiền 39

2.2.3.2.Tổng hợp về sự gia tăng số lượng DNVVN 41

2.2.3.3.Tổng hợp về nợ quá hạn của DNVVN 42

2.3.Đánh giá quá trình đẩy mạnh cho vay Doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Chi nhánh NHNT-HN 44

2.3.1.Những kết quả đã đạt được 44

2.3.2.Những hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế trong hoạt động cho vay Doanh nghiệp vừa và nhỏ 45

2.3.2.1. Những hạn chế 45

2.3.2.2.Nguyên nhân của những hạn chế trong cho vay DNVVN 46

Chương 3:50 Giải pháp đẩy mạnh cho vay Doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Chi nhánh ngân hàng Ngoại thương Hà Nội 50

3.1.Định hướng phát triển cho vay Doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Chi nhánh NHNT-HN 50

3.1.1.Xu hướng phát triển của Doanh nghiệp vừa và nhỏ trong thời gian tới 50

3.1.2.Định hướng chung cho hoạt động kinh doanh của Chi nhánh NHNT-HN 51

3.1.2.1. Định hướng phát triển cụ thể cho năm 2008 51

3.1.2.2.Mục tiêu cùng hệ thống ngân hàng Ngoại thương Việt Nam đến năm 2010. 53

3.1.2.3.Định hướng phát triển riêng của Chi nhánh đến năm 2010 53

3.1.3.Định hướng đẩy mạnh cho vay DNVVN tại Chi nhánh NHNT-HN 54

3.2.Các giải pháp nhằm đẩy mạnh cho vay đối với DNVVN tại Chi nhánh NHNT-HN 55

3.2.1.Nâng cao trình độ của cán bộ tín dụng 55

3.2.2.Hoàn thiện chính sách cho vay phù hợp với các DNVVN 56

3.2.2.1.Đưa ra những chính sách về lãi suất linh hoạt và mềm dẻo đối với DNVVN 57

3.2.2.2.Áp dụng các kỳ hạn cho vay linh hoạt sao cho phù hợp với chu kỳ kinh doanh của DNVVN 58

3.2.3. Đơn giản hoá thủ tục cho vay. 59

3.2.4.Nâng cao chất lượng thẩm định và đẩy mạnh công tác kiểm tra giám sát 60

3.2.5.Đa dạng hoá các hình thức cho vay DNVVN 62

3.2.6.Tăng cường vai trò tư vấn và tạo mối quan hệ tốt giữa Chi nhánh với DNVVN 63

3.3.Một số kiến nghị nhằm đẩy mạnh cho vay DNVVN 64

3.3.1. Kiến nghị với Chính phủ và các Bộ ban ngành có liên quan 64

3.3.2.Kiến nghị đối với Ngân hàng nhà nước 66

3.3.3.Kiến nghị với Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam 67

Kết luận 70

 

 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ketnooi -


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


nhỏ
104
570.939
26,77%
Tổng
133
2.132.406
100%
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh Chi nhánh NHNT-HN)
Biểu đồ 1: Tỷ trọng dư nợ theo loại hình doanh nghiệp tại 31/08/2007
Theo các số liệu trên chúng ta thấy rằng tỷ trọng dư nợ doanh nghiệp lớn gấp khoảng ba lần so với DNVVN. Trong khi đó trên thực tế xã hội, các DNVVN lại chiếm một tỷ trọng rất cao (96%), điều đó chứng tỏ rằng cơ hội để phát triển cho vay DNVVN là rất thuận lợi.
2.2.2.Chính sách cho vay Doanh nghiệp vừa và nhỏ của Ngân hàng Ngoại thương
Sơ đồ 2: Chính sách cho vay của ngân hàng Ngoại thương Việt Nam
Chính sách cho vay
Chính sách cho vay đối với khách hàng
Chính sách quản lý nội bộ
Cho vay
Đảm bảo tiền vay
Giới hạn hoạt động
Quy trình cho vay
NHNT Việt Nam đã xây dựng chính sách tín dụng, thể lệ cho vay rõ ràng đối với Doanh nghiệp, xây dựng hệ thống chấm điểm xếp hạng doanh nghiệp, chuẩn hoá quy trình cho vay với thời gian xử lý cho vay tối ưu nhất. NHNT Việt Nam cũng đã ban hàng quy định, hướng dẫn cho vay riêng đối với DNVVN.
Về đối tượng cho vay
NHNT cho vay tất cả các nhu cầu vay vốn của doanh nghiệp mà pháp luật không cấm:
- Cho vay thực hiện các dự án đầu tư: Các dự án đầu tư xây dựng các cụm, tuyến, khu dân cư, xây dựng nhà ở để bán; Các dự án xây dựng các khu công nghiệp, khu thương mại, du lịch, dịch vụ, chợ nông thôn; Các dự án đầu tư nâng cấp, cải tạo xây dựng mới, di dời nhà xướng, cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ hay mở rộng, đổi mới máy móc thiết bị công nghệ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.
- Cho vay thực hiện các phương án sản xuất kinh doanh dịch vụ: Cho vay bổ sung vốn lưu động mua nguyên, nhiên vật liệu và các chi phí phục vụ cho sản xuất, kinh doanh dịch vụ; Cho vay mua phương tiện vận chuyển (Ô tô, tầu thuyền....) phục vụ cho hoạt động quản lý, vận chuyển hàng hoá; Cho vay tài trợ thực hiện các hợp đồng nhận thầu thi công các công trình.
-Cho vay tài trợ thực hiện các hợp đồng xuất, nhập khẩu hàng hoá: Cho vay ứng trước tài trợ xuất khẩu trong trường hợp cách thanh toán là L/C, nhờ thu D/A, D/P hay T/T để bù đắp nguồn vốn cho doanh nghiệp thực hiện các Hợp đồng xuất nhập khẩu hay phục vụ chu kỳ sản xuất kinh doanh tiếp theo.
- Tài trợ nhập khẩu: Cho vay (bằng ngoại tệ hay VNĐ) để thanh toán cho nước ngoài tiền nhập khẩu hàng hoá và dịch vụ phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh và dịch vụ.
- Cho vay các nhu cầu về tài chính mà pháp luật không cấm.
Điều kiện cho vay:
Có năng lực pháp luật dân sự; mục đích vay vốn hợp pháp; Có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thời hạn cam kết; Có vốn tự có tham gia vào dự án hay phương án sản xuất kinh doanh tối thiểu là 15%; Có phương án sản xuất kinh donh hiệu quả, khả thi phù hợp với quy định của pháp luật; có TSĐB hợp pháp cho các khoản vay hay được bên thứ 3 bảo lãnh; có trụ sở cũng đại bàn hoạt động của NHNT
Thời hạn cho vay
NHNT căn cứ vào thời hạn hoạt động còn lại theo giấy phép kinh doanh hay giấy phép đầu tư, nhu cầu sử dụng, chu kỳ sản xuất kinh doanh, đặc điểm luân chuyển vốn và khả năng trả nợ cũng như thời hạn thu hồi vốn của dự án, phương án của khách hàng để xác định thời hạn cho vay hợp lý đối với Doanh nghiệp. Trong đó cho vay ngắn hạn: từ 12 tháng trở xuống, trung hạn: từ trên 12 tháng đến 60 tháng, dài hạn: trên 60 tháng.
Lãi suất:
NHNT căn cứ vào các sản phẩm cho vay để thoả thuận với Doanh nghiệp để áp dụng các mức lãi suất cho vay linh hoạt: Lãi suất cố định trong suốt thời gian cho vay; Lãi suất thả nổi: lãi suất thay đổi theo kỳ hạn (3 tháng, 6 tháng, 12 tháng, 18 tháng, 24 tháng,....) trong thời hạn cho vay; Đối với lãi suất cho vay ngoại tệ: lãi suất áp dụng là lãi suất Libor hay Sibor của các kỳ hạn tương ứng với thời hạn cho vay cộng với khoản phí ưu đãi nhất định.
Đới với các DNVVN sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có hiệu quả, có
quan hệ tín dụng với NHNT từ 2 năm trở lên, trả nợ gốc và lãi vay đủ, đúng hạn, được NHNT xem xét quyết định cho vay với lãi suất thấp hơn lãi suất cho vay cùng loại.
Về tài sản bảo đảm
NHNT chấp nhận các loại tài sản bảo đảm như Bất động sản : đất đai, nhà xưởng; Động sản: máy móc, thiết bị, phương tiện vận chuyển, nguyên vật liệu, hàng hóa; Các giấy tờ có giá, cổ phiếu, trái phiếu; Tài sản hình thành từ vốn vay; bảo lãnh của bên thứ ba.
2.2.3. Quy trình cho vay Doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Chi nhánh ngân hàng Ngoại thương Hà Nội.
Xác định giới hạn cấp tín dụng
Phòng QHKH thu thập thông tin, tài liệu liên quan đến từng khách hàng cụ thể, đề xuất việc thiết lập mối quan hệ với khách hàng, lập Báo cáo đề xuất GHTD
Thẩm định rủi ro: Căn cứ vào các thông tin cụ thể trong Báo cáo đề xuất GHTD và các thông tin thu thập được từ các nguồn khác, phòng QLRR lập Báo cáo thẩm định rủi ro và xác định GHTD đối với DNVVN theo quy định hiện hành của Chi nhánh NHNT-HN.
Thông qua GHTD, phòng QHKH và phòng QLRR bảo vệ quan điểm của mình về GHTD trước Hội đồng tín dụng Chi nhánh NHNT-HN. Trên cơ sở đó, Hội đồng tín dụng sẽ thảo luận, biểu quyết và đưa ra quyết định về GHTD đối với khách hàng.
Cho vay
Đề xuất cho vay Phòng QHKH chịu trách nhiệm thu thập thông tin và hồ sơ liên quan đến khách hàng, phương án vay vốn, mục đích sử dụng, và khả năng trả nợ... và nêu ý kiến cho vay trong báo cáo đề suất tín dụng. Trường hợp không đồng ý cho vay, phải gửi văn bản trả lời khách hàng và nêu rõ lý do không cho vay.
Thẩm định rủi ro khoản vay: Căn cứ vào thông tin trong Báo cáo đề xuất tín dụng, Báo cáo thẩm định rủi ro và các thông thi khác, phòng QLRR chịu trách nhiệm lập Báo cáo thẩm định nêu rõ ý kiến về việc đồng ý cho vay hay không đồng ý cho vay. Trường hợp có cho vay thì phải kèm theo điều kiện vay được áp dụng.
Phê duyệt khoản vay: Căn cứ vào Báo cáo đề suất tín dụng, Báo cáo thẩm định rủi ro và các thông tin khác, Giám đốc Chi nhánh NHNT-HN sẽ quyết định phê duyệt khoản vay hay không.
Ký kết hợp đồng tín dụng: Phòng QHKH chịu trách nhiệm soạn thảo HĐTD, lấy chữ ký của khách hàng và phòng QHKH; lập thông báo tác nghiệp chuyển cho phòng QLRR rà soát kiểm tra và chuyển cho phòng Quản lý nợ để lập giữ liệu
Nhập giữ liệu vào hệ thống: phòng Quản lý nợ chịu trách nhiệm nhập giữ liệu vào hệ thống và lưu giữ hồ sơ vay.
Rút vốn vay: phòng HKH tiếp nhận yêu cầu rút vốn vay từ phía khách hàng, kiểm tra việc tuân thủ các điều kiện HĐTD, chuyển tiếp hồ sơ sang phòng Quản lý nợ để thực hiện thủ tục giải ngân.
Quản lý giám sát khoản vay: phòng QHKH chịu trách nhiệm theo dõi, nắm bắt thông tin liên quan đến khách hàng và khoản vay, kiểm tra việc sử dụng vốn vay của khách hàng định kỳ, đột xuất để phát hiện những món vay có vấn đề. Mọi bất thường trong quá trình này phải được phản ánh trực tiếp cho phòng QLRR để cùng tìm biện pháp xử lý.
Phòng QHKH và phòng QLRR phát hiện kịp thời các dấu hiệu rủi ro, đề xuất biện pháp xử lý và giám sát việc thực hiện các biện pháp xử lý rủi ro đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Phòng Quản lý nợ chịu trách nhiệm hỗ trợ phòng QHKH, phòng QLRR thông qua việc nhắc nhở lịch kiểm tra định kỳ sử dụng vốn vay, kiểm tra TSĐB và cung cấp số liệu khai thác từ hệ thống mạng Chi nhánh NHNT-HN
Thu hồi nợ: Căn cứ lịch trả nợ đến hạn do phòng Quản lý nợ lập, phòng QHKH chịu trách nhiệm đôn đốc khách hàng trả nợ.
Xử lý các khoản nợ có vấn đề: Tuỳ tính chất của từng khoản vay mà phòng QLRR và phòng QHKH cùng phối hợp đề xuất biện pháp xử lý thích hợp.
2.2.4.Thực trạng hoạt động cho vay Doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội
2.2.3.1. Tổng hợp về Dư nợ cho vay DNVVN
2.2.3.1.1.Dư nợ cho vay DNVVN theo quy mô doanh nghiệp
Bảng 3: Dư nợ cho vay DNVVN theo quy mô doanh nghiệp
(2005-2006)
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu
2005
2006
2007
Số lượng
Tỷ trọng
Số lượng
Tỷ trọng
Số lượng
Tỷ trọng
DN lớn. DN khác
1.345.505
78,66%
1.890.338
78,77%
1.973.313
77,29%
DNVVN
365.027
21,34%
509.482
21,23%
579,687
22,71%
Tổng dư nợ
1.710.532
100%
2.399.820
100%
2.553.000
100%
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh Chi nhánh NHNT-HN)
Qua Bảng 3 ta thấy: Hoạt động cho vay DNVVN thực sự cần thiết đối với Chi nhánh NHNT-HN, mặc dù Dư nợ cho vay trong khối doanh nghiệp lớn vẫn cao hơn rất nhiều so với DNVVN và luôn đạt mức trên 77% tổng dư nợ qua các năm, song cho vay DNVVN cũng giữ một vị trí khá quan trọng và cũng đã có một số kết quả đáng khích lệ. Qua số liệu thực tế năm 2005 cho thấy dư nợ cho vay DNVVN đạt 365,027 tỷ tương đương 21,34% , năm 2006 đạt 509,482 tỷ tương đương 21,32% và đến năm 2007 vừa qua đã đạt 579,687 tỷ tương đương 22,71%. Các thống kê ở trên cho thấy hoạt động của Chi nhánh NHNT-HN đã thu hút được một luợng nhất định khách hàng là DNVVN. Tuy sự gia tăng số lượng DNVVN là chưa nhiều, song nó cũng thể hiện sự quan tâm của Chi nhánh tới đối tượng khách hàng này.
Bằng việc không ngừng đổi mới chính sách khách hàng phù hợp với cơ chế thị trường, đảm bảo tính cạnh tranh lành mạnh với các ngân hàng khác trên cùng địa bàn, Chi nhánh NHNT-HN đã thu hút được một lượng đông đảo khách hàng có quan hệ tín dụng. Ta...

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Thực trạng và giải pháp đẩy mạnh hoạt động kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hóa Luận văn Kinh tế 0
D Những giải pháp thúc đẩy phát triển nghành du lịch Ninh Bình Văn hóa, Xã hội 0
D Phân tích tình hình tiêu thụ và một số giải pháp marketing nhằm đẩy mạnh công tác tiêu thụ sản phẩm ở công ty may xuất khẩu Luận văn Kinh tế 0
D Thực Trạng Và Giải Pháp Nhằm Đẩy Mạnh Chính Sách Cho Vay Bất Động Sản Ở Các Ngân Hàng Thương Mại Luận văn Kinh tế 0
D Giải pháp đẩy mạnh hoạt động bán hàng sản phẩm cốm dinh dưỡng của Công ty TNHH Du Lịch và Dịch Vụ Hà Long Luận văn Kinh tế 0
D Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Nhật Bản Luận văn Kinh tế 0
D Giải pháp thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm tại công ty cổ phần Everpia Việt Nam Marketing 0
D giải pháp thúc đẩy dịch vụ hỗ trợ vận tải biển việt nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế Luận văn Kinh tế 1
D Giải pháp đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới tại huyện yên khánh, tỉnh ninh bình Nông Lâm Thủy sản 1
D Giải pháp góp phần đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập quốc tế ở việt nam hiện nay Môn đại cương 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top