Download miễn phí Chuyên đề Quản trị rủi ro tín dụng của Chi nhánh Thành Đô – Ngân hàng đầu tư và phát triểnViệt Nam





MỤC LỤC

Lời mở đầu

 

Chương 1: Lý luận cơ bản về quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại.

1.1. Hoạt động tín dụng của các ngân hàng thương mại .5

1.1.1. Khái niệm . 5

1.1.2. Đặc điểm 5

1.1.3. Phân loại hoạt động tín dụng .6

1.1.4. Vai trò của hoạt động tín dụng.

1.2. Quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại . .11

1.2.1.Quan niệm về rủi ro tín dụng .11

1.2.2. Các nhân tố ảnh hưởng . 12

1.2.3.Các dấu hiệu nhận biết . .16

1.2.4.Các chỉ tiêu phản ánh rủi ro tín dụng .21

1.2.5.Các biện pháp phòng ngừa, khắc phục và xử lý rủi ro tín dụng 23

 

Chương 2. Thực trạng quản trị rủi ro tín dụng của chi nhánh Thành Đô – Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Việt Nam

2.1. Khái quát chung về Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Thành Đô . 31

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của chi nhánh Thành Đô .31

2.1.2. Cơ cấu tổ chức 32

2.1.3. Tình hình hoạt động kinh doanh của Chi nhánh Thành Đô .33

2.1.3.1 Huy động vốn.

2.1.3.2 Cho vay.

2.1.3.3 Hiệu suất sử dụng vốn.

2.1.3.4 Các hoạt động và dịch vụ khác.

2.2. Thực trạng hoạt động quản trị rủi ro tín dụng của Chi nhánh Thành Đô .40

2.2.1. Nợ quá hạn .40

2.2.2. Tỷ lệ gia hạn nợ 45

2.3. Đánh giá hoạt động quản trị rủi ro tín dụng của chi nhánh Thành Đô 46

2.4. Các biện pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng của chi nhánh Thành Đô .47

 

Chương 3: Một số giải pháp nhằm hạn chế rủi ro cho vay của chi nhánh Thành Đô – Ngân hàng Đầu tư & Phát Triển Việt Nam.

3.1. Một số giải pháp nhằm hạn chế rủi ro cho vay của chi nhánh Thành Đô . .52

3.1.1 Chú trọng công tác thẩm định khách hàng và phương án vay vốn .52

3.1.2 Giám sát chặt chẽ các khoản cho vay 54

3.1.3. Thường xuyên đào tạo cán bộ, nâng cao chất lượng nghiệp vụ . 55

3.1.4 Mở rộng phát triển các dịch vụ hiện đại ở chi nhánh và các phòng giao dịch .57

3.2. Một số kiến nghị . .58

3.2.1. Hoàn thiện khung pháp lý 58

3.2.2. Thúc đẩy tiến trình cổ phần hoá các doanh nghiệp Nhà nước .60

3.2.3 Ban hành quy định kiểm toán bắt buộc với tất cả các doanh nghiệp .61

3.2.4 Hoàn thiện trung tâm lưu trữ thông tin .62

Kết Luận

 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ketnooi -


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


xử lý được thực hiện khi khoản vay không thể phục hồi được, ngân hàng dùng các biện pháp mạnh để thu hồi tối đa số tiền khách hàng nợ ngân hàng. Các biện pháp xử lý bao gồm:
Thu hồi nợ: Ngân hàng quyết định thu hồi nợ với mong muốn chấm dứt hợp đồng TD để giảm các chi phí tiếp tục phát sinh do duy trì khoản vay. Ngân hàng thu hồi nợ bằng cách yêu cầu khách hàng thực hiện nghĩa vụ trả nợ cho ngân hàng. Nếu khách hàng đã hoàn trả đầy đủ số tiền nợ ngân hàng thì quan hệ TD giữa ngân hàng và khách hàng là chấm dứt. Nếu khách hàng hoàn trả không đầy đủ hay không trả toàn bộ số nợ ngân hàng thì ngân hàng tiếp tục áp dụng các biện pháp sau nhằm thu được tối đa số vốn bỏ ra: Như phát mại tài sản hay trả nợ thay, khởi kiện, bán nợ .
Phát mại tài sản: Ngân hàng cố gắng thuyết phục khách hàng tự nguyện bán tài sản của mình. Nếu khách hàng không có thiện trí thì ngân hàng sẽ tiến hành bán tài sản cầm cố thế chấp theo sự giám sát và phán quyết của cơ quan pháp luật.
Trả nợ thay: Yêu cầu bên bảo lãnh trả nợ thay cho khách hàng vay vốn nếu khi TD khách hàng đảm bảo khoản vay bởi sự bảo lãnh của bên thứ ba. Bên bảo lãnh có nghĩa vụ trả nợ thay cho khách hàng về khoản tiền còn thiếu.
Khởi kiện: Trong trường hợp tài sản đảm bảo hay bên bảo lãnh không đáp ứng hết nghĩa vụ thanh toán với ngân hàng, ngân hàng có thể dùng biện pháp khởi kiện để thu hồi hết số tiền. Ngân hàng phải làm thủ tục pháp lý cần thiết cho việc khởi kiện.
Bán nợ: Khi ngân hàng không thu hồi được nợ, ngân hàng có thể dùng biện pháp bán nợ, tức là bán khoản nợ cùng giá trị khoản nợ cho một tổ chức khác. Số tiền bán nợ thu được thường nhỏ hơn rất nhiều so với giá trị khoản nợ nhưng đây cũng là biện pháp để thu hồi một phần khoản nợ. Bán nợ thường áp dụng với các doanh nghiệp có giá trị nợ lớn, bán toàn bộ doanh nghiệp hay một phần doanh nghiệp với mục đích sau khi bán doanh nghiệp có sự lãnh đạo mới, có thể cứu vớt tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Các biện pháp khuyến khích trả nợ: Miễn giảm một phần lãi suất, tính lại lãi, không tính lãi phạt áp dụng cho các khách hàng có thiện chí trả nợ gốc.
Xử lý bằng quỹ dự phòng rủi ro: Về nguyên tắc, biện pháp này chỉ được áp dụng đối với các khoản nợ xấu: sau khi ngân hàng đã áp dụng hết các biện pháp khắc phục và xử lý mà vẫn không thu hồi được nợ hay các khoản nợ đã phát mại hết tài sản nhưng vẫn còn chênh lệch âm (cả gốc và lãi) hay các khoản vay bị rủi ro do nguyên nhân khách quan mà không thể khắc phục được.
Sử dụng quỹ dự phòng để bù đắp cho những khoản rủi ro TD ra làm lành mạnh hoá tài chính của ngân hàng chứ không có nghĩa là xoá hoàn toàn nợ vay cho khách hàng. Đối với các khoản nợ được xử lý bằng quỹ dự phòng rủi ro: Những khoản vay có rủi ro sau khi được bù đắp bằng quỹ dự phòng rủi ro sẽ được chuyển ra ngoại bảng để theo dõi tận thu, ngân hàng vẫn phải dùng các biện pháp khắc phục và xử lý để thu hồi nợ.
Biện pháp đối với cán bộ ngân hàng, các bộ phận liên quan trong ngân hàng.
Ngoài các biện pháp khắc phục và xử lý nêu trên, dựa trên mức độ rủi ro và thiếu sót từ phía cán bộ mà ngân hàng lựa chọn mức độ xử lý (việc này cũng cần dựa vào quy định về tổ chức cán bộ của ngân hàng) : Truy cứu trách nhiệm,Bồi thường vật chất, xử lý kiểm điểm cách chức hay chịu phạt theo quy định của ngân hàng.
1.3. Các nhân tố ảnh hưởng ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng
1.3.1. Nhân tố thuộc về ngân hàng
Đối với ngân hàng thương mại thì chất lượng TD thể hiện ở phạm vi, mức độ, giới hạn TD phải phù hợp với khả năng, thực lực của bản thân ngân hàng và đảm bảo được tính cạnh tranh trên thị trường.
Bao gồm các nhân tố như: Chính sách TD, công tác tổ chức, chất lượng cán bộ, quy mô vốn của ngân hàng, thông tin TD, quy trình nghiệp vụ TD...
* Chính sách TD
Chính sách TD là một hệ thống biện pháp có liên quan đến việc khuyếch trương TD hay hạn chế TD để đạt được mục tiêu đã hoạch định của ngân hàng thương mại đó.
Do đó, việc hoạch định chính sách TD có ý nghĩa quyết định đến sự thành công hay thất bại của mỗi ngân hàng. Một chính sách TD đúng đắn sẽ thu hút được nhiều khách hàng, đảm bảo khả năng sinh lời của hoạt động TD dựa trên cơ sở phân tán rủi ro, tuân thủ chấp hành đúng luật pháp và đường lối của ngân hàng nhà nước, đảm bảo công bằng xã hội. Bất kỳ một ngân hàng nào muốn nâng cao hiệu quả hoạt động của mình thì phải có chính sách TD phù hợp với điều kiện cụ thể của ngân hàng.
Hoạt động TD trong nền kinh tế thị trường chứa đựng nhiều rủi ro. Khi ngân hàng gặp những rủi ro thì có thể đi đến phá sản hay bị thiệt hại lớn, mất uy tín với khách hàng và cơ quan quản lý Nhà nước. Vì vậy khi hoạch định chính sách TD, các nhà hoạch định luôn coi trọng việc đảm bảo mục tiêu phải đạt được, nên ta có thể nói rằng: Chất lượng TD của một ngân hàng có tốt hay không còn phụ thuộc vào việc xây dựng một chính sách TD ngân hàng có đúng đắn, phù hợp không.
* Công tác tổ chức ngân hàng
Để tạo điều kiện cho việc quản lý có hiệu quả các nguồn vốn TD thì cần có sự phối hợp nhịp nhàng giữa các phòng ban, có sự thống nhất đoàn kết từ trên xuống, từ ban lãnh đạo đến cán bộ công nhân viên. Điều đó có ý nghĩa là công tác tổ chức ngân hàng được thực hiện tốt chính là cơ sở tiến hành các nghiệp vụ TD lành mạnh. Hơn nữa thực hiện tốt công tác này, ngân hàng đã làm cho guồng máy của mình hoạt động một cách uyển chuyển linh hoạt. Chính vì vậy, trong quá trình hoạt động ngân hàng nên luôn chú trọng công tác này để ngày càng phát triển và hoàn thiện hơn.
* Thông tin TD
TD không phải là một vấn đề đơn giản. Trên thực tế không phải doanh nghiệp nào cũng sử dụng vốn vay có hiệu quả và đúng mục đích. Đó là chưa nói tới những kẻ mạo danh, mạo nhận là DN để TD trái phép, chiếm dụng vốn bất hợp pháp, gây rủi ro và tổn thất cho ngân hàng. Vì vậy, hoạt động TD muốn đạt hiệu quả cao, an toàn cần có hệ thống thông tin hữu hiệu phục vụ cho công tác này. Nắm bắt kịp thời và chính xác luồng thông tin là điều kiện để xem xét, phân tích, nhằm tìm ra cơ hội tốt nhất trong kinh doanh cũng như đề phòng những rủi ro có thể xẩy ra trong các hoạt động của ngân hàng.
* Chất lượng đào tạo cán bộ ngân hàng
Chất lượng cán bộ là "cơ sở vật chất" để thực hiện những kế hoạch kinh doanh trong cơ chế thị trường thường xuyên thay đổi và có nhiều biến động như hiện nay. Do vậy trong quá trình tuyển chọn cán bộ ngân hàng cần ưu đãi những người có tư cách đạo đức tốt, giỏi chuyên môn nghiệp vụ, năng động sáng tạo. Trong quá trình hoạt động thường xuyên tiến hành đào tạo và đào tạo lại cán bộ để nâng cao chất lượng cán bộ, đảm bảo quá trình thực thi nhiệm vụ được nhanh chóng, chính xác, linh hoạt trong xử lý những sai sót có thể xảy ra.
Một ngân hàng có đội ngũ cán bộ được đào tạo với chất lượng, trình độ chuyên môn giỏi thì việc quản lý thực hiện các nghiệp vụ TD ngân hàng nói riêng và các nghiệp vụ ngân hàng nói chung sẽ trở nên quy củ, có hệ thống và đạt hiệu quả cao hơn. Ngoài ra, nó còn giúp cho ngân hàng tránh được các rủi ro có thể xảy ra.
* Những vấn đề thuộc về kiểm tra, thanh tra, kiểm soát
Mở rộng quy mô hoạt động TD, tăng cường TD mà không tính đến rủi ro, bất chắc có thể xẩy ra thì sẽ dễ dàng dẫn đến sự sụp đổ giải thể của mỗi ngân hàng.
Một trong những hoạt động có mục đích cho ngân hàng tránh được những rủi ro đó là công tác kiểm tra, thanh tra, kiểm soát. Công tác này không chỉ được thực hiện đối với khách hàng (như kiểm tra trước, trong và sau khi TD) mà còn được thực hiện đối với bản thân ngân hàng (như quy trình thực hiện TD, quá trình quản lý vốn vay, loại trừ cán bộ mất phẩm chất có hiện tượng tham ô, tham nhũng gây thất thoát tài sản làm mất uy tín của ngân hàng đối với khách hàng.
Nâng cao chất lượng TD cũng đồng thời là ngân hàng phải kịp phát hiện và ngăn chặn những hành vi vi phạm pháp luật có ảnh hưởng đến hoạt động của ngân hàng. Muốn vậy, việc đào tạo đội ngũ cán bộ có năng lực trình độ và trách nhiệm thực hiện công tác kiểm tra, thanh tra, kiểm soát là một vấn đề mà không ngân hàng nào coi nhẹ.
1.3.2. Nhân tố thuộc về khách hàng
Đối với khách hàng: do nhu cầu vay vốn TD của khách hàng là để đầu tư cho các hoạt động sản xuất kinh doanh nên chất lượng TD được đánh giá theo tính chất phù hợp với mục đích sử dụng của khách hàng với mức lãi suất và kỳ hạn hợp lý. Thêm vào đó là thủ tục vay đơn giản, thuận lợi, thu hút được nhiều khách hàng nhưng vẫn bảo đảm nguyên tắc TD.
Khách hàng vừa là thay mặt cho bên cung ứng vốn TD, vừa là thay mặt cho bên cầu vốn TD. Với tư cách là người cung ứng vốn TD, họ mong muốn nhận được từ ngân hàng một khoản lãi vay từ tiền gửi hay các dịch vụ thanh toán tiện lợi, do đó sự tín nhiệm của ngân hàng đối với khách hàng sẽ tăng thêm tính ổn định của nguồn vốn huy động. Với tư cách là người vay, họ mong muốn được đáp ứng đầy đủ vốn phù hợp với yêu cầu kinh doanh có thời hạn vay và lãi suất hợp lý, thủ tục đơn giản nhanh chóng.
* Yếu tố con người
Nhân tố con người: bao gồm đạo đức của khách hàng, mục tiêu kinh doanh, nhiệm vụ, động cơ của người vay...
Những thông tin sai trái về ngư...

 

Các chủ đề có liên quan khác

Top