Andrey

New Member

Download miễn phí Chuyên đề Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán cho vay tại chi nhánh ngân hàng công thương Hoàn Kiếm





LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG I NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ KẾ TOÁN CHO VAY 3

TRONG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 3

1.1.Hoạt động tín dụng Ngân hàng 3

1.1.1. Bản chất của tín dụng Ngân hàng 3

1.1.2. Vai trò của tín dụng ngân hàng 4

1.2.Những vấn đề cơ bản về kế toán cho vay.

1.2.1 Vai trò và nhiệm vụ của kế toán ngân hàng. 5

1.2.1.1 Vai trò của kế toán ngân hàng . . 5

1.2.1.2. Nhiệm vụ của kế toán NH 6

1.2.2. Vai trò và nhiệm vụ của kế toán cho vay 7

1.2.2.1. Vai trò của kế toán cho vay 7

1.2.2.2. Nhiệm vụ của kế toán cho vay 8

1.2.3. Chứng từ và tài khoản sử dụng trong kế toán cho vay 8

1.2.3.1. Chứng từ sử dụng trong kế toán cho vay 8

1.2.3.2. Tài khoản sử dụng trong kế toán cho vay 9

1.2.4. Quy trình kế toán một số cách cho vay chủ yếu 10

1.2.4.1. cách cho vay từng lần 10

1.2.4.2. cách cho vay theo hạn mức tín dụng 14

CHƯƠNG II THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHO VAY TẠI 16

CHI NHÁNH NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG HOÀN KIẾM 16

2.1 Khái quát tình hình hoạt động của NHCT Hoàn Kiếm 16

2.1.1 Đặc điểm kinh tế xã hội trên địa bàn quận Hoàn Kiếm 16

2.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển của NHCT Hoàn Kiếm 16

2.1.3 Tình hình hoạt động kinh doanh của NHCT Hoàn Kiếm 18

2.1.3.1 Công tác huy động vốn 18

2.1.3.2 Tình hình cho vay và đầu tư 19

2.1.3.4 Kết quả tài chính 20

2.2 Thực trạng công tác kế toán ch vay tại NHCT Hoàn Kiếm 21

2.2.1 Cơ sở pháp lý 21

2.2.2 Qui trình hoạch toán kế toán cho vay 21

2.2.3 Lưu giữ và quản lý hồ sơ 30

2.2.4 Trích lập và xử lý rủi ro 31

2.3 Đánh giá chung về thực trạng công tác kế toán cho vay tại NHCT Hoàn Kiếm 33

2.3.1 Kết quả đạt được và nguyên nhân 33

2.3.2 Những tồn tại trong công tác cho vay và nguyên nhân 34

2.3.2.1 Kết quả đạt được 34

2.3.2.2 Nguyên nhân của tồn tại 35

CHƯƠNG III MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC 37

KẾ TOÁN CHO VAY TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG 37

CÔNG THƯƠNG HOÀN KIẾM 37

3.1. Định hướng phát triển của NHCT Hoàn Kiếm 37

3.1.1. Định hướng chung 37

3.1.2. Mục tiêu hoạt động kinh doanh 37

3.1.3. Các biện pháp công tác trọng tâm 38

3.2. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác cho vay tại Chi nhánh NHCT Hoàn Kiếm 40

3.2.1. Giải pháp về kế toán cho vay 40

3.2.2. Giải pháp hỗ trợ 43

3.3. Một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả công tác kế toán cho vay tai NHCT Hoàn Kiếm 44

3.3.1.Những kiến nghị đối với Nhà nước và NHNN 44

3.3.1.1. Kiến nghị với Nhà nước 45

3.3.1.2. Kiến nghị với NHNN 45

3.3.2.Với NHCT Việt Nam 46

KẾT LUẬN 47

TÀI LIỆU THAM KHẢO 49

 

 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ketnooi -


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


đơn giản hoá thủ tục gửi tiền. Do vậy số dư tiền gửi mỗi năm một tăng, góp phần tăng hiệu quả kinh doanh của toàn chi nhánh. Kết quả huy động vốn được thể hiện trong bảng sau:
Bảng 2.1. Tình hình huy động vốn tại NHCT Hoàn Kiếm
Đơn vị: triệu đồng
Năm
Nội dung
2005
2006
2007
So sánh 2006/2005
So sánh 200/2006
Tổng nguồn vốn huy động
2.761.000
3.212.700
3.261.000
116,36%
101,5%
+ Tiền gửi doanh nghiệp
1.826.000
2.259.000
2.276.000
123,31%
100,75%
+ Tiền gửi dân cư
935.000
953.700
985.000
102%
103,28%
(Nguồn: Báo cáo tổng kết năm 2005, 2006, 2007 Chi nhánh NHCT Hoàn Kiếm)
Từ bảng trên thấy tổng nguồn vốn huy động tại NHCT Hoàn Kiếm tăng qua các năm. Tính đến cuối năm 2007, tổng nguồn vốn huy động cả nội tệ và ngoại tệ qui ra đồng Việt Nam là 3.261.000 triệu đồng, tăng so với cùng kỳ năm 2006 là 48.300 triệu đồng với tốc độ tăng trưởng 1,5%. Tổng nguồn vốn huy động năm 2007 tăng nhưng tăng chậm hơn rất nhiều so với năm 2006 (tốc độ tăng trưởng 16,36%) cho thấy thực tế các NHTM đang cạnh tranh gay gắt, Việt Nam đang gia nhập WTO, điều này đòi hỏi một sự nỗ lực rất lớn của tập thể NHCT Hoàn Kiếm.
2.1.3.2 Tình hình cho vay và đầu tư
Để tồn tại và phát triển, các NHTM sau khi huy động vốn sẽ tiến hành cho vay, đầu tư số vốn huy động nhằm hai mục đích chủ yếu là trang trải chi phí huy động và có lợi nhuận.
Hoạt động đầu tư và tín dụng không chỉ có ý nghĩa với NHTM mà còn có vai trò quan trọng với nền kinh tế. Nhận thức được tầm quan trọng ấy, NHCT Hoàn Kiếm đã nỗ lực mở rộng qui mô cho vay, từng bước nâng cao chất lượng tín dụng, giảm thiểu rủi roKết quả cụ thể như sau:
Bảng 2.2 Tình hình cho vay qua các năm
Đơn vị: triệu đồng
Năm
Chỉ tiêu
2005
2006
2007
Tổng dư nợ cho vay
1.100.000
1.070.000
1.100.000
Chênh lệch so với năm trước
-
-30.000
+30.000
Mức tăng trưởng
-
97,27%
102,80%
(Nguồn: Báo cáo tổng kết năm 2005, 2006, 2007 Chi nhánh NHCT Hoàn Kiếm)
Như vậy, tổng dư nợ cho vay năm 2007 tăng so với năm 2006 là 30.000 triệu đồng đạt tốc độ tăng 2,8%. Đồng thời trong năm không phát sinh nợ quá hạn mới. Vốn tín dụng được đầu tư an toàn hiệu quả cho các ngành kinh tế trọng điểm, quan trọng như: Than, Điện, Giao Thông Vận Tải, Xây dựng, lắp máyĐến nay số lượng doanh nghiệp có quan hệ vay vốn tại chi nhánh tương đối lớn, đó là các TCT và các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, có uy tín, khả năng tài chính lành mạnh, hoạt động sản xuất kinh doanh hiệu quả.
2.1.3.4 Kết quả tài chính
Lợi nhuận năm 2005 đạt 68 tỷ đồng, năm 2006 đạt 61 tỷ đồng giảm so với năm 2005 là 7 tỷ đồng song năm 2007 lợi nhuận đạt 65 tỷ đồng tăng so với năm 2006 là 4 tỷ nhưng vẫn giảm so với năm 2005. Như vậy năm 2005 tốc độ tăng trưởng doanh thu rất cao nhưng đến năm 2006 lại chững lại và giảm đi một phần. Nguyên nhân là do khả năng cho vay chưa cao và do yếu tố khách quan bên ngoài tác động. Những tồn tại này phần nào đã được NH khắc phục trong năm 2007.
2.2 Thực trạng công tác kế toán ch vay tại NHCT Hoàn Kiếm
2.2.1 Cơ sở pháp lý
Nghiệp vụ kế toán tài chính tại NHCT Hoàn Kiếm được tổ chức thực hiện theo qui định QĐ 70/1999/QĐ-NHCT 10 ngày 01/03/1999.
Công văn số 2562/CV- NHCT 10 ngày 12/08/2002 qui định về “Qui trình và phương pháp kế toán cho vay”.
Công văn số 2563/CV-NHCT 10 ngày 12/08/2002 qui định về “Nghiệp vụ kế toán trong chương trình quản lý tín dụng thuộc hệ thông NHCT Việt Nam”. Hai công văn 2562 và 2563 còn được sửa đổi, bổ sung một số điểm tại công văn 1316/CV-NHCT 10 ngày 28/04/2003.
Ngoài ra còn rất nhiều văn bản hướng dẫn đầy đủ và chi tiết hơn về công tác kế toán cho vay.
Không thể không nhắc đến một quyết định mới đây nhất của NHCT, một bước đi góp phần nâng cao hiệu quả của quá trình hiện đại hoá NH. Đó là quyết định số 312/QĐ-NHCT 10 về việc “Ban hành hệ thống tài khoản kế toán áp dụng cho hiện đại hoá ngân hàng và hệ thống thanh toán NHCT- NICAS” ngày 23/03/2005.
2.2.2 Qui trình hoạch toán kế toán cho vay
Kế toán giai đoạn phát tiền vay
Tại NHCT Hoàn Kiếm, qui trình hạch toán kế toán cho vay cũng được thực hiện theo đúng qui định, có thể khái quát qua sơ đồ sau:
Cán bộ tín dụng
Cán bộ kế toán
Vào sổ theo dõi
Thu lãi
Thu nợ
Chuyển nợ quá hạn
1
2
3
4
5
Cán bộ tín dụng chuyển chứng từ cho kế toán, kế toán kiểm tra tính hợp lệ hợp pháp của bộ chứng từ.
Kế toán căn cứ vào bộ chứng từ và tuỳ theo từng trường hợp cụ thể để hạch toán.
Kế toán và sổ theo dõi ngày đến kỳ thu nợ.
Hàng tháng kế toán tính và thu lãi.
Trường hợp nợ đến hạn mà đơn vị không có tiền trả nợ thì kế toán chuyển nợ quá hạn và nhập lãi chưa thu.
Khi nhận được hồ sơ tín dụng do bộ phận tín dụng chuyển sang thì kế toán phải thực hiện kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp và các yếu tố ghi trên hợp đồng tín dụng, giấy nhận nợ. Sau đó kế toán hướng dẫn người vay lập giấy nhận tiền vay thích hợp, giấy lĩnh tiền, uỷ nhiệm chi. Sau khi các chứng từ thanh toán đã được kiểm soát lại, bảo đảm hợp lệ hợp pháp, kế toán căn cứ vào số tiền trên chứng từ để hạch toán vào tài khoản đã được mở chi tiết cho khách hàng.
Nợ: Tài khoản cho vay.
Có: Tài khoản thích hợp (tiền mặt, tiền gửi đơn vị thụ hưởng hay TK giữa các Ngân hàng).
Nếu đơn vị vay vốn đảm bảo cho khoản vay của mình bằng tài sản hay được bảo lãnh thì kế toán hạch toán:
Nhập TK 994 “Tài sản thế chấp cầm cố của khách hàng”.
hay nhập TK 93 “Các cam kết bảo lãnh”.
Căn cứ để kế toán hạch toán ngoại bảng là phiếu nhập kho và tài khoản ngoại bảng được mở chi tiết cho từng khách hàng.
Kế toán cho vay phải theo dõi và ghi chép trên HĐTD đầy đủ các yếu tố khi phát tiền vay như: Ngày, tháng, năm vay; Số tiền vay; Ngày trả nợ; Lãi suất và ký tên trên HĐTD; Lấy chữ ký nhận tiền của khách hàng vay vốn. Sau đó kế toán giao một liên HĐTD kiêm khế ước vay tiền cho khách hàng. Các hồ sơ bản gốc như: Giấy đề nghị vay vốn, giấy nhận nợ, HĐTD và các giấy tờ khác có liên quan cũng phải được lưu tại bộ phận kế toán để tiện cho việc theo dõi khoản nợ.
Trường hợp khách hàng nhận nợ tiền vay nhiều lần một HĐTD, kể từ lần giải ngân thứ hai trở đi, trước khi lập chứng từ giải ngân các đợt không được vượt quá số tiền cho vay đã ký trên HĐTD.
Do tổ chức và hạch toán kế toán được ban lãnh đạo quan tâm, trưởng phó phòng kế toán là những người có năng lực và trình độ kinh nghiệm nên các nghiệp vụ phát sinh được kế toán cho vay phản ánh, hạch toán chính xác đầy đủ kịp thời đúng chế độ, không có sai lầm làm tổn thất xảy ra. Điều này đã góp phần to lớn vào kết quả tăng trưởng của chi nhánh.
Kế toán cho vay đã góp phần quan trọng trong hạch toán theo dõi kết cấu khối lượng dư nợ theo thời gian và theo thành phân kinh tế. Sau đây là các số liệu minh họa:
Bảng 2.3 Kết cấu dư nợ cho vay theo thời hạn cho vay và theo thành phần kinh tế
Đơn vị: triệu đồng
Năm
Nội dung
2005
2006
2007
So sánh 2006/2005
So sánh 2007/2006
1. Theo thời hạn cho vay:
1.100.000
1.070.000
1.110.000
+ Ngắn hạn
200.000
220.000
410.000
110%
186,36%
+ Trung và dài hạn
900.000
850.000
690.000
94,45%
81,17%
2. Theo thành phần:
1.100.000
1.070.000
1.110.000
+ DNNN
880.000
778.000
800.000
88,4%
102,82%
+ DN Ngoài quốc doanh
220.000
292.000
300.000
132,72%
102,74%
(Nguồn: Báo cáo tổng kết năm 2005, 2006, 2007 Chi nhánh NHCT Hoàn Kiếm)
Về cơ cấu tổng dư nợ cho vay theo thời gian:
Phần lớn vốn tín dụng của chi nhánh được dùng để cho vay trung và dài hạn. Tỷ lê dư nợ cho vay trung và dài hạn năm 2005 là 81,2% trên tổng dư nợ, năm 2006 là 79,45% và năm 2007 là 62,72%. Tỷ lệ dư nợ cho vay trung dài hạn trên tổng dư nợ năm 2005, 2006 và 2007 là vượt giới hạn do NHNN và NHCT Việt Nam qui định. Nguyên nhân là NHCT Hoàn Kiếm trong ba năm qua đã giải ngân cho một số khách hàng lớn là các TCT với các dự án lớn như TCT Điện lực, TCT Than Việt Nam, TCT Đường sông miền Bắc. Tỷ lệ dư nợ trung dài hạn như vậy là khá cao, sẽ gây khó khăn cho NH trong vấn đề thanh khoản. Với quyết định 453 của NHNN thì tỷ lệ này không đáp ứng được tỷ lệ an toàn theo qui định mặc dù khách hàng cho vay là khách hàng truyền thống. Thực tế cho thấy NH đã có những điều chỉnh để khắc phục tình trạng này. Tỷ lệ dư nợ cho vay ngắn hạn năm 2006 so với năm 2005 đạt 110%,năm 2007 so với năm 2006 đạt 186,36%. Trong khi tỷ lệ dư nợ cho vay trung dài hạn năm 2006 so với năm 2005 là 94,45%, năm 2007 so với năm 2006 là 81,17%. Như vậy đã có dấu hiệu giảm dần qua các năm. Cơ cấu dư nợ đã thay đổi theo hướng tích cực. Điều này tạo điều kiện giúp NH chủ động trong vấn đề thanh khoản.
Về cơ cấu tổng dư nợ cho vay theo thành phần kinh tế:
Do đặc điểm kinh tế xã hội trên địa bàn quận Hoàn Kiếm là nơi có nhiều DNNN, hơn nữa thế mạnh cho vay của NHCT Hoàn Kiếm là đối với khách hàng là các doanh nghiệp lớn. Do vậy tỷ lệ dư nợ DNNN chiếm 80% năm 2005 và 72,72% năm 2006 trên tổng dư nợ. Tỷ lệ tuy đã giảm song vẫn còn khá cao so với định hướng của Ban lãnh đạo NHCT Việt Nam cụ thể như sau:
Biểu đồ kết cấu dư nợ cho vay theo thành phần kinh tế
Đơn vị: Tỷ đồng
Qua số liệu trên ta thấy, NHCT Hoàn Kiếm đã quan tâm khai thác tiềm năng cho va...

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Một số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động marketing tại Công ty TNHH TM&DV Thanh Kim Marketing 0
D Một Số Giải Pháp Nhằm Hoàn Thiện Hoạt Động Marketing Tại Công Ty TNHH Midea Consumer Electric Marketing 0
D Một Số Giải Pháp Hoàn Thiện Công Tác Tuyển Dụng, Đào Tạo Và Phát Triển Nguồn Nhân Lực Luận văn Kinh tế 0
D Một số giải pháp về thị trường tiêu thụ sản phẩm đóng tàu của Tập đoàn công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D một số giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống kênh phân phối tại công ty tnhh hàn việt hana Luận văn Kinh tế 0
D Phân tích tình hình tiêu thụ và một số giải pháp marketing nhằm đẩy mạnh công tác tiêu thụ sản phẩm ở công ty may xuất khẩu Luận văn Kinh tế 0
D một số giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức xã Văn hóa, Xã hội 0
D Một số Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh dịch vụ ăn uống tại khách sạn Thắng Lợi Luận văn Kinh tế 0
D Đánh giá hiện trạng môi trường nước mặt và đề xuất một số giải pháp quản lý chất lượng nước trên địa bàn Huyện Mê Linh Nông Lâm Thủy sản 0
D nghiên cứu giải pháp công nghệ sản xuất một số loại rau ăn lá trái vụ bằng phương pháp thủy canh Nông Lâm Thủy sản 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top