keo_mut110

New Member

Download miễn phí Đề tài Toàn cầu hoá và vấn đề hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam





MỤC LỤC

 

LỜI NÓI ĐẦU 1

PHẦN NỘI DUNG 2

I/ TOÀN CẦU HOÁ 2

1/ Qúa trình hình thành và phát triển toàn cầu hoá: 2

2/Nội dung của quá trình toàn cầu hoá 4

II/ HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM 6

1/Tính tất yếu hội nhập kinh tế Việt Nam 6

1.1.Việt Nam hội nhập vào nền kinh tế quốc tế là một tất yếu khách quan 6

1.2.Cơ hội và thách thức của Việt Nam trước xu thế toàn cầu hoá, hội nhập kinh tế quốc tế 8

2/ Qúa trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam 10

2.1. Giai đoạn trước năm 1985 10

2.2. Giai đoạn mở cửa hội nhập tù năm 1986 đến năm 1990 11

2.3. Giai đoạn từ năm 1991- 1995 12

2.4. Giai đoạn đẩy mạnh quá trình hội nhập kinh tế khu vực và thế giới từ năm 1996 đến nay 13

III/ Thực trạng và giải pháp để thúc đẩy quá trình hội nhập kinh tế quốc tế 14

1/ Thực trạng tiến trình đổi mới và hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam 14

2/ Các giải pháp nhằm thúc đẩy quá trình hội nhập kinh tế quốc tế 15

KẾT LUẬN 17

 

 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ketnooi -


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


ia gắn bó và tuỳ từng trường hợp vào nhau, dần dần hình thành một thể thống nhất xoá dần đi những ngăn trở và khoảng cách về nhiều phương diện.
- Nền sản xuất thế giới mang tính toàn cầu. Phân công lao động quốc tế đã đạt tới trình độ rất cao, không chỉ giới hạn ở chuyên môn hoá sản phẩm mà đã là chuyên môn hoá các chi tiết sản phẩm. Với phương châm kinh doanh lấy thế giới làm nhà máy của mình, lấy các nước làm phân xưởng của mình, các nước có thể lợi dụng ưu thế kỹ thuật, tiền vốn, sức lao động và thị trường của nước khác, từ đó thúc đẩy quốc tế hoá sản xuất phát triển nhanh chóng. Thí dụ, một loại xe của hang Toyota sản xuất tại Mỹ có 25% linh kiện được sản xuất ở ngoài nước mỹ. Một loại xe ô tô của công ty Ford có 27% linh kiện do nước khác sản xuất.
- Các công ty xuyên quốc gia phát triển chưa từng có trong lịch sử và đóng vai trò hết sức quan trọng, nó thúc đẩy xu thế toàn cầu hoá và khu vực hoá. Theo thống kê của Liên Hiệp Quốc, năm 1996, thế giới có 44.000 công ty xuyên quốc gia, trong đó 28.000 công ty con có tổng giá trị sản xuất chiếm 40% GDP thế giới, chiếm 50% giá trị thương mại của thế giới. Tổng kim ngạch tài sản năm 1996 của các công ty xuyên quốc gia này lên tới 3.200 tỷ USD.Hàng năm đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của chúng chiếm 90% đầu tư trực tiếp của thế giới. Năm 1998, các vụ sát nhập đã lên đến 2.500 tỷ USD. Năm 1999, riêng 10 vụ sát nhập các công ty lớn trên thế giới đã lên tới 1.500 tỷ USD.Năm 2000, các cuộc cạnh tranh và sát nhập các tập đoàn lớn lại diễn ra gay gắt, quyết liệt với quy mô chưa từng thấy.
- Trong quá trình toàn cầu hoá và khu vực hoá, nổi lên xu hướng liên kết kinh tế, dẫn đến sự ra đời các tổ chức kinh tế và thương mại, tài chính quốc tế và khu vực. Đó là Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), Ngân hàng thế giới (WB), Liên minh châu Âu ( EU), Khu vực thương mại tự do Bắc Mỹ (NAFTA), Liên minh các nước Đông Nam á (ASIAN), Thị trường tự do Nam Mỹ Mercosur, Khối cộng đồng kinh tế Tây Phi, và hang chục tổ chức kinh tế khác ở khắp các châu lục. Thông qua các tổ chức kinh tế, thương mại, tài chính quốc tế này, quy mô lưu thông vốn quốc tế lớn chưa từng thấy, tốc độ tăng trưởng mậu dịch thế giới vượt xa tốc độ tăng trưởng kinh tế; các lĩnh vực hợp tác trong toàn cầu hoá kinh tế không ngừng phát triển.
- Qúa trình toàn cầu hoá kinh tế hiện đại tác động mạnh mẽ đến lĩnh vực chính trị, dẫn đến sự hình thành các tổ chức chính trị quốc tế mà lớn nhất là Liên hợp quốc. Liên hợp quốc cùng với các tổ chức của nó như Cương trình phát triển LHQ (UNDP), Quỹ LHQ về các hoạt động dân số (UNFPA), Tổ chức giáo dục, khoa học và văn hoá của LHQ (UNESCO), Quỹ Nhi động LHQ (UNICEF), Hội nghị Liên Hợp Quốc tế và phát triển (UNCTAD) đang tác động mạnh ,mẽ đến tất cả các khu vực, các nước trên phạm vi toàn cầu. Cùng với sự phát triển của các tổ chức này, luật pháp quốc tế cũng hình thành. Thí dụ: Công ước quốc tế về luật biển (1982), Công ước quốc tế về quyền trẻ emNhư vậy, có thể nói rằng, toàn cầu hoá thúc đẩy sự thẩm thấu lẫn nhau chẳng những của các nền kinh tế mà còn lan toả ra tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội và các quốc gia trên thế giới.
Hai là, hình thành kết cấu hạ tầng sản xuất quốc tế và giá cả quốc tế
Ngày nay, khi xây dựng kết cấu hạ tầng sản xuất như đường giao thong, sân bay,bến cảng, kho bãi, hệ thống thong tin lien lạc và cả các lĩnh vực khác như dịch vụ, khách sạncác quốc gia đều giựa theo tiêu chuẩn quốc tế. Hệ quả của nó là tạo ra điều kiện thuận lợi hơn cho mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại của các quốc gia. Toàn cầu hoá kinh tế còn biểu hiện ở sự hình thành giá cả quốc tế. Ngày nay, các sản phẩm phổ biến ( như xăng dầu, gạo, sắt, thép, cà phê) đều có giá cả quốc tế. Sự xuất hiện giá cả quốc tế lại giúp cho các quốc gia tìm ra lợi thế cảu mình, tập trung sản xuất những sản phẩm có thế mạnh để xuất khẩu và mua những sản phẩm mà chưa sản xuất được hay chất lượng chưa cao, giá cả lại đắt. Chính vì vậy, trong những thập niên gần đây, thương mại quốc tế phát triển rất mạnh mẽ và có những xu hướng mới.
Ba là, Nền kinh tế mới trong toàn cầu hoá là nền kinh tế công nghệ cao- nền kinh tế tri thức.
Cuối thế kỷ XIX, đã có nhiều phát minh khoa học, một cuộc cách mạng thực sự đã diễn ra trong vật lý học: Phát hiện ra tia Rơn-ghen (1895), hiện tượng phóng xạ (1896), điện tử (1897), radium (1898), rồi đến những phát minh trong thế giới vi mô (nguyên tử), và vĩ mô (vũ trụ). Khoa học đã thu thập được một khối lượng lớn những tri thức về thế giới tự nhiên tạo nền móng cho khoa học hiện nay. Theo tính toán của nhiều nhà khoa học, toàn bộ lượng thông tin, tri thức trong thế kỷ XX tăng gấp 1.000 lần so với hồi đầu thế kỷ, và vượt trội so với tổng tri thức mà loài người tích luỹ được trong suốt 19 thế kỷ qua. Khoa học hiện đại ngày càng phát triển, tiến vào lĩnh vực vi mô và vĩ mô. Cuộc cách mạng khoa học công nghệ đầu thế kỷ XX là cái nguồn tất yếu của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại, mở đầu từ sau chiến tranh thế giới thứ hai.
Nền kinh tế toàn thế giới bắt đầu cơ cấu lại, trang bị lại. Bên cạnh những ngành kinh tế gắn với nền đại công nghiệp, như các ngành luyện kim, điện lực, sản xuất ô tô, xi măng. sắt thépcòn có các ngành kinh tế mới phát triẻn cực nhanh (điện tử - bán dẫn, máy tính, viễn thông), trong đó có các dịch vụ liện quan đến thông tin ( ngân hàng, tư vấn, thiết kế, bảo hiểm) phát triển mạnh, thậm chí ở một số nước, lĩnh vực này chiếm tới 70% thu nhập của nền kinh té quốc dân.Các ngành công nghệ cao được hình thành và trở thành những mũi nhọn kinh tế của các quốc gia.
Thứ hai là sự phát triển vượt bậc của công nghệ sinh học, khoa học hiện đại đã khám phá ra gen dưới dạng các phân tử hình xoắn kép (AND), hiểu rõ được mật mã của sự sống, đã tạo ra một tiềm năng vô tận cho việc sản xuất cac vật phẩm phục vụ cho nhu cầu của con người như lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh và các vật liệu công nghiệp để thoả mãn nhu cầu ngày càng tăng của con người. Sự phát triển của công nghệ sinh học, việc tạo ra những sinh vật và nhân giống chúng một cách tối ưu đã mở ra những triển vọng vô cùng to lớn trong việc tăng năng suất lao đọng, giải đáp những vấn đề nhu cầu cuộc sống mà loài người trước đây chưa từng biết.
Thứ 3, nhiều công nghệ mới quan trọng khác như công nghệ vật liệu mới, công nghệ năng lượng mới, công nghệ hàng không vũ trụra đời, mở ra những tiềm năng mới, triển vọng mới. Ngày nay, việc sử dụng nguồn điện nguyên tử, thuỷ điện nguyên tử, thuỷ điện và điện mặt trời ngày càng nhiều trong đời sống xã hội. Các vật liệu mới như chất dẻo dặc biệt, vật liệu tổng hợp, sợi quang họcthay thế ngày càng nhiều những nguyên liệu truyền thống.
II/ HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM
1/Tính tất yếu hội nhập kinh tế Việt Nam
1.1.Việt Nam hội nhập vào nền kinh tế quốc tế là một tất yếu khách quan
Thời đại ngày nay, quan hệ kinh tế quốc tế đang phát triển rất mạnh mẽ cả về chiều rộng và chiều sâu, trở thành một xu thế tất yếu mà không một quốc gia nào có thể phát triển nếu đứng ngòai xu thế đó. Trong thời đại ngày nay,toàn cầu hoá kinh tế lôi cuốn mọi quốc gia vào dòng xoáy của nó, dù là quốc gia tiên tiến hay lạc hậu, phát triển hay chậm phát triển. Toàn cầu hoá kinh tế tạo ra những thời cơ và những thách thức mới; quốc gia nào nắm bắt được thời cơ, vượt qua được thách thức sẽ phát triển nhanh hơn, ngược lại sẽ bị tụt hậu xa hơn. Trong bối cảnh đó, hội nhập vào nền kinh tế quốc tế trở thành tất yếu đối với mọi quốc gia
Khi mà xu hướng toàn cầu hoá và khu vực hoá phát triển ngày càng nhanh thì các nước trên thế giới ở mức độ này hay mức độ khác đều phụ thuộc vào nhau, quan hệ qua lại với nhau. Vì thế,nước nào đóng cửa lại với thế giới là đi ngược với xu thế của thời đại và khó tránh khỏi bị rơi vào lạc hậu. Trái lại, mở cửa và hội nhập kinh tế quốc tế, tuy có thể phải trả giá nhất định, song đó là yêu cầu tất yếu hướng tới sự phát triển và nó cũng vì mục tiêu phát triển kinh tế nhanh đuổi kịp các nước khác trên thế giới, xu thế trên trở thành xu thế khách quan, lôi kéo tất cả các quốc gia không loại trừ một nước nào.Việt Nam cũng không nằm ngoài xu thế đó, Việt Nam muốn bắt kịp các nước khác trên thế giới phải gia nhập vào “dòng chảy” phát triển cúa thế giới, nhanh chóng học hỏi và nắm bắt những công nghệ tiên tiến áp dụng vào sản xuất tạo ra những bước đột phá phát triển đất nước.
Việt Nam hội nhập vào nền kinh tế là tất yếu khách quan, việc nhận thức được xu thế chung của thời đại và việc đề ra việc hội nhập là một trong những tư tưởng sang suốt của Đảng ta đã khẳng định: “Đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá xây dựng nền tảng cho một nước công nghiệp phải gằn liền với việc xây dựng một nền kinh tế độc lập tự chủ và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế”. Việc mở rộng và nâng cao hiệu quả kinh tế đối ngoại trở thành tất yếu khách quan và là một trong các nhiệm vụ kinh tế cơ bản trong thời kỳ qua độ ở nước ta và được nhấn mạnh nhiều lần trong các văn kiện quan trọng của Đảng và Nhà nước “Đẩy mạnh hoạt động kinh tế đối ngoại, hội nhập sâu hơn và đầy đủ h...

 

Các chủ đề có liên quan khác

Top