Culhwch

New Member

Download miễn phí Đề tài Tăng trưởng kinh tế với công bằng xã hội theo định hướng XHCN





A. Đặt vấn đề 1

B. Nội dung 2

1. Tăng trưởng kinh tế 2

1.1 Khái niệm 2

1.2 vai trò của tăng trưởng king tế 2

2. Thế nào là công bằng xã hội? Làm thế nào và làm gì để thực hiện được công bằng xã hội ngay trong từng bước phát triển? 3

3. Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội 6

3.1 Hiện trạng việc thực hiện tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội trong nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa tại TP.HCM 6

3.2 nội dung của mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội 8

3.3 một số phương hướng giải pháp nhằn thực hiện tăng trưởng kinh tế với công bằng xã hội theo định hướng XHCN 12

C. Kết luận 16

D. Tài liệu tham khảo 17

 

 

 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ketnooi -


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


inh tế thể hiện bằng sự tăng lên về số lượng và chất lượng hang hóa, dịch vụ và các yếu tố sản xuất ra nó do đó tăng trưởng kinh tế là tiền đề vật chất để giảm bớt tình trạng cùng kiệt đói. Tăng trưởng kinh tế nhanh là vấn đề có ý nghĩa quyết định đối với mọi quốc gia trên con đường vươn lên khắc phục sự lạc hậu, hướng tới giàu có, thịnh vượng
Tăng trưởng kinh tế làm cho mức thu nhập của dân cư tăng, phúc lợi xã hội và chất lượng cuộc sống của cộng đồng được cải thiện như: kéo dài tuổi thọ, giảm tỉ lệ suy dinh dưỡng và tử vong ở trẻ em, giúp cho giáo dục, y tế, văn hóa phát triển.
Tăng trưởng kinh tế tạo điều kiện giải quyết công ăn việc làm, giảm thất nghiệp. Khi một nước có nền kinh tế có tỉ lệ tăng trưởng cao thì một trong những nguyên nhân quan trong là đã được sử dụng tốt hơn lực lượng lao động vì vậy tăng trưởng kinh tế nhanh thì thất nghiệp có xu hướng giảm
Tăng trưởng kinh tế tạo tiền đề vật chất để củng cố an ninh quốc phòng, củng cố chế độ chin trị, tăng uy tín và vai trò quản lí của nhà nước đối với xã hội.
Đối với các nước chậm phát triển như nước ta thì tăng trưởng kinh tế còn là điều kiện tiên quyết để khắc phục sự tụt hậu xa hơn về kinh tế so với các nước đang phát triển.
2. Thế nào là công bằng xã hội? Làm thế nào và làm gì để thực hiện được công bằng xã hội ngay trong từng bước phát triển?
Đó là những vấn đề cần được trao đổi để có nhận thức chung trong quan niệm và giải pháp thực hiện. Chênh lệch giàu cùng kiệt là biểu hiện rõ nhất của bất công xã hội, nếu khoảng cách chênh lệch này ngày càng giãn ra trong khi kinh tế đất nước vẫn có tốc độ tăng trưởng khá, song mức độ cải thiện thu nhập của lớp người cùng kiệt không được bao nhiêu, thì đây là một vấn đề rất đáng được báo động.
Xin dẫn ra đây một số con số. Theo Báo cáo phát triển con người 2007-2008 của UNDP, ở nước ta, 10% dân số cùng kiệt nhất chỉ chiếm 4,2% thu nhập và chi tiêu quốc gia; 10% giàu nhất chiếm 28,8% thu nhập và chi tiêu quốc gia; 20% dân số cùng kiệt nhất chiếm 9% thu nhập và chi tiêu quốc gia, còn 20% dân số giàu nhất chiếm 44,3% thu nhập và chi tiêu quốc gia. Chênh lệch giữa 10% dân số giàu nhất với 10% dân số cùng kiệt nhất là 6,9 lần.
Còn theo chỉ số Gini (chỉ số chênh lêch giàu nghèo) ở Việt Nam là 34,4 lần. Theo số liệu thống kê của nước ta, nếu như năm 1993, thu nhập của 20% số hộ có thu nhập cao nhất gấp 4,43 lần số hộ có thu nhập thấp nhất, thì năm 1996, con số này đã là 7,3 lần và năm 2005 đã là khoảng 9 lần. Như vậy khoảng cách giàu cùng kiệt có xu hướng ngày càng rộng ra.
Đó là chênh lệch giàu cùng kiệt nói chung. ở Việt Nam, vấn đề còn quan trọng và gay gắt hơn nhiều chính là chênh lệch về thu nhập và chi tiêu giữa nông thôn và thành thị.
Theo số liệu thống kê năm 2004, thu nhập bình quân đầu người một tháng (theo giá thực tế) của dân thành thị là 815.400 đồng, còn của dân nông thôn là 378.100 đồng; riêng vùng Tây Bắc là thấp nhất, chỉ có 265.700 đồng. Chi tiêu cho đời sống bình quân đầu người một tháng (theo giá thực tế) của thành thị là 594.500 đồng, còn của nông thôn là 283.500 đồng. Cũng có nghĩa là về thu nhập cũng như chi tiêu, thành thị đều gấp hơn hai lần so với nông thôn.
Nhưng đó cũng chỉ là những con số đã được “bình quân hóa”, trong thực tế, khoảng cách giàu cùng kiệt còn nặng nề và đau xót hơn rất nhiều. Nhiều vùng nông thôn miền núi còn thiếu lương thực, hay chỉ có bắp không có gạo, thiếu nước sinh hoạt, thiếu các dịch vụ công cộng tối thiểu.
Đáng quan tâm nhất là ở nông thôn, nạn thiếu việc làm đang rất nghiêm trọng, không chỉ trong những tháng nông nhàn, mà ngày càng nghiêm trọng tại những vùng đất đai chuyển sang công nghiệp hay dịch vụ, người dân sau khi nhận được một số tiền đền bù ít ỏi đã trở nên trắng tay, không nghề nghiệp, buộc phải di chuyển ra thành thị. Cái cùng kiệt bám theo họ từ nông thôn ra thành thị, làm tăng thêm số người cùng kiệt vốn đã khá đông ở thành thị. Hàng chục vạn phụ nữ nông thôn phải đi kiếm sống ở xứ người mong có tiền gửi về nuôi sống gia đình.
Nhưng người cùng kiệt ở nước ta hiện nay không chỉ cùng kiệt về kinh tế mà còn cùng kiệt về kiến thức và quá yếu thế trong việc bảo đảm các nhu cầu về y tế. Nhiều bài viết trên báo chí gần đây đã cho thấy nông dân đang là tầng lớp chịu nhiều bất công vì được hưởng ít nhất thành quả của công cuộc đổi mới.
Khuyến khích làm giàu hợp pháp và công bằng trong giáo dục, y tế
Trong công cuộc phát triển kinh tế với chất lượng cao và bền vững ngày nay, chúng ta chủ trương kết hợp giữa tăng trưởng kinh tế với tiến bộ và công bằng xã hội trong từng bước phát triển. Công bằng xã hội được coi là một giá trị cơ bản định hướng cho việc giải quyết các mối quan hệ giữa người và người trong các lĩnh vực của đời sống xã hội.
Thực tế nhiều nước trên thế giới cho thấy, thực hiện công bằng xã hội, thu hẹp khoảng cách giàu cùng kiệt là một quá trình lâu dài; trong quá trình một nền kinh tế chuyển đổi, chênh lệch giàu cùng kiệt giãn ra trong những năm đầu là không tránh khỏi. Vấn đề là không để cho khoảng cách ngày càng quá xa vì nó có thể dẫn đến những bất ổn về chính trị, xã hội.
Công bằng xã hội, trong điều kiện ngày nay, được hiểu là mọi người đều được tiếp cận công bằng các cơ hội phát triển, các nguồn lực phát triển; mọi người đều có điều kiện tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản về thông tin, giáo dục, y tế, việc làm... Do vậy, cần có những chính sách đồng bộ trong việc hình thành cơ cấu kinh tế cũng như trong cơ chế quản lý; bảo đảm sự công bằng trong lĩnh vực kinh tế đến công bằng trong các lĩnh vực chính trị, pháp lý, văn hóa, xã hội; từ khâu sản xuất, kinh doanh cho đến khâu phân phối, không chỉ coi đây là vấn đề thuộc khâu phân phối.
Công bằng xã hội trước hết và quan trọng nhất là công bằng trong việc tiếp cận các cơ hội kinh doanh, mọi công dân được tự do kinh doanh không hạn chế về quy mô trong những lĩnh vực mà pháp luật không cấm (với tinh thần những danh mục cấm ngày càng ít đi). Trong luật pháp và trong thực tế, cần khuyến khích và trợ giúp cho việc phát triển thật nhiều cơ sở kinh doanh, xóa bỏ sự phân biệt đối xử theo thành phần kinh tế. Phát triển nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa, nhất là ở nông thôn, là biện pháp chủ yếu để thanh niên nông thôn tiếp cận việc làm và có thu nhập một cách công bằng, góp phần xóa đói giảm cùng kiệt ở nông thôn.
Đây chính là sự thể hiện ở mức cao quyền tự do, dân chủ của mỗi công dân để khai thác mọi tiềm năng kinh tế, dù lớn, nhỏ, phát huy sức mạnh của mọi tầng lớp nhân dân, của toàn dân tộc vào công cuộc chấn hưng kinh tế đất nước.
Sẽ là không công bằng nếu chỉ ưu ái doanh nghiệp nhà nước trong việc giao đất, ưu tiên vay vốn, tạo thuận lợi cho các tập đoàn kinh tế nhà nước đầu tư vào những lĩnh vực kém hiệu quả, khó tránh khỏi tình trạng làm giàu cho một số cá nhân.
Trong điều kiện đất nước còn kém phát triển, sản lượng quốc gia cũng như thu nhập bình quân đầu người còn quá nhỏ bé như hiện nay, việc khuyến khích làm giàu hợp pháp là con đường đúng đắn nhất để tăng nhanh tiềm lực kinh tế của đất nước, từ đó tạo ra nguồn của cải vật chất để giảm sự chênh lệch giàu nghèo. 
Ngoài ra, công bằng xã hội còn cần được thể hiện trong các lĩnh vực giáo dục, đào tạo và y tế, để mọi người có cơ hội như nhau trong việc tiếp cận hệ thống giáo dục cơ bản cũng như trong việc bảo vệ sức khỏe. Cần phát triển giáo dục, y tế rộng khắp trong cả nước, nhất là ở nông thôn, vùng sâu vùng xa là những nơi đang còn nhiều yếu kém hiện nay để trẻ em cùng kiệt cũng được học tập, người cùng kiệt cũng được chữa bệnh chu đáo.
3. Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội
3.1 Hiện trạng việc thực hiện tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội trong nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa tại TP.HCM
Đại hội VI của Đảng vào tháng 12 năm 1986 đã đề ra đường lối đổi mới toàn diện, trong đó có chủ trương mang tính đột phá là chuyển nền kinh tế từ mô hình kế hoạch hóa tập trung quan liêu, bao cấp sang nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận động theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Nhà nước ta đã sử dụng cơ chế thị trường như là thành quả của nền văn minh nhân loại làm phương tiện để năng động hóa và đẩy nhanh nhịp độ tăng trưởng kinh tế, tăng cường xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội, nâng cao đời sống nhân dân. Chúng ta không rập khuôn theo mô hình kinh tế thị trường tự do - dù là dựa vào lý thuyết của chủ nghĩa tự do cổ điển hay lý thuyết của chủ nghĩa tự do mới. Bởi thực tế đã cho thấy, bản thân nền kinh tế thị trường tự do không tự động dẫn đến công bằng xã hội, trái lại còn làm cho phân hóa giàu cùng kiệt quá mức, kéo theo nhiều mâu thuẫn và xung đột xã hội nan giải. Chúng ta chú ý tham khảo và tiếp thu có lựa chọn một số kinh nghiệm cụ thể của mô hình kinh tế thị trường xã hội trong việc thực hiện các chính sách phúc lợi công cộng, nhưng cũng không sao chép mô hình này. Vì về thực chất, đó vẫn là mô hình duy trì địa vị thống trị của quan hệ sản xuất và thượng tầng kiến trúc tư bản chủ nghĩa trong xã hội.
Xuất phát từ đặc điểm của đất nước sau hơn 70 năm tiến hành cách mạng dưới ngọn cờ độc lập dân tộ...

 

Các chủ đề có liên quan khác

Top