Download miễn phí Tiểu luận Những đặc điểm cơ bản của truyền thống "Quan họ Bắc Ninh"





MỤC LỤC

 

Lời mở đầu .Trang 3

Phần nội dung .Trang 4

I. Văn hóa Quan họ-tổng hòa của các loại hình văn hóa .Trang 4

1. Văn hóa Quan họ và Văn hóa lễ nghĩa Trang 4

2. Văn hóa Quan họ và Văn hóa lễ tín .Trang 5

3. Văn hóa Quan họ và văn hóa lễ hội .Trang 6

4. Văn hóa Quan họ và văn hóa hành vi công xã .Trang 7

II. Những khía cạnh cơ bản của Quan họ Bắc Ninh Trang 8

1. Tìm hiểu lối chơi Quan họ .Trang 8

2. Những đặc trưng ngôn ngữ lời ca Quan họ .Trang 9

3. Những đặc điểm âm nhạc của giọng giã bạn Quan họ .Trang 10

4. Mùa xuân đi trẩy hội Lim và những làn điệu Quan họ khác .Trang 11

5. Trang phục cổ truyền của người Quan họ .Trang 12

III. Quan họ Bắc Ninh: “xưa và nay” .Trang 14

1. Bắc Ninh đã, đang và sẽ phải làm gì để giữ mãi Trang 14

2. Cần phát triển những làng Quan họ mới .Trang 15

3. Bài hát: “ Người ơi người ở đừng về ” .Trang 16

Phần kết luận .Trang 18

Phần cam đoan Trang 19

Tài liệu tham khảo .Trang 20

 

 

 

 

 

 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ketnooi -


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


ưa và nay”.Trang 14
1. Bắc Ninh đã, đang và sẽ phải làm gì để giữ mãiTrang 14
2. Cần phát triển những làng Quan họ mới.Trang 15
3. Bài hát: “ Người ơi người ở đừng về ”...Trang 16
Phần kết luận..Trang 18
Phần cam đoanTrang 19
Tài liệu tham khảo..Trang 20
Lời mở đầu:
“ Làng Quan họ quê tôi, tháng giêng mùa hát hội. Những đêm trăng hát gọi, con sông Cầu làng bao xanh”. Đó là 1 làn điệu dân ca mang đậm nét “Quan họ Bắc Ninh”. Nói dến Bắc Ninh,vùng đất Kinh Bắc xưa không ai là không nhớ tới những câu dân ca quan họ, những làn điệu quan họ mang đậm bản sắc riêng có của Bắc Ninh và của dân tộc Việt Nam. Từ nhiều trăm năm nay, khách thập phương nói đến bắc ninh không thể không nói đến quan họ (và ngược lại). Người cả nước say đắm Quan họ không chỉ bởi tiếng hát đậm đà, thắm thiết, mà còn bởi nếp sống thanh lịch của con người nơi đây, thanh lịch được biểu hiện từ lời ăn, tiếng nói, cho tới sự nền nã, tế nhị trong giao tiếp giữa con người với nhau. Nét đẹp ấy vẫn còn nguyên giá trị cho tới ngày hôm nay, nó được kế thừa, phát huy trong sự nghiệp xây dựng và phát triển nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
Văn hóa Quan họ phản ánh đầy đủ và sâu sắc những mối quan hệ đặc thù của con người vùng Quan họ. Đó là mối quan hệ không những giữa những người trong một cộng đòng làng xóm mà còn là quan hệ của con người giữa các làng xã với nhau. Đó là một loại hình văn hóa cộng đồng, lấy chữ “lễ” làm trọng tâm trong mọi mặt sinh hoạt, lấy chữ “nghĩa” làm động lực trong mọi mối quan hệ giũa con người với nhau. Đó là nét đẹp nét tinh hoa của văn hóa quan họ
Em xin được giới thiệu đôi chút về nét đẹp văn hóa Quan họ Bắc Ninh qua bài tiểu luận này. Bài viết của em sẽ có rất nhiều sai xót, mong thầy xem xét, cho lời khuyên và bỏ qua cho em!
Em xin chân thành cảm ơn!
PHẦN NỘI DUNG:
I. Văn hóa Quan họ - tổng hòa của các loại hình văn hóa truyền thống Bắc Ninh:
1. Văn hóa Quan họ và văn hóa lễ nghĩa:
Văn hóa Quan họ phản ánh đầy đủ và sâu sắc những mối quan hệ đặc thù của người Bắc Ninh xưa. Từ các hình thức sinh hoạt nội tại cho tới giá trị thẩm mỹ của giao tiếp và ca hát, văn hóa Quan họ đều tập trung chủ yếu vào hai mặt là lễ và nghĩa. Hai mặt ấy hòa quyện vào nhau tạp thành nội dung phản ánh tình người trong cộng đồng và giữa các cộng đồng. Đây đồng thời là nội dung, là bản chất của tục kết chạ giữa các làng – một hình thức sinh hoạt văn hóa lễ nghĩa tiêu biểu của làng xã xưa.
Lệ tục kết chạ giữa các cộng đồng làng xã phát triển tới mức được xem như là nguồn gốc của hát Quan họ. “ Các cụ ở Lũng Giang – Tam Sơn kể: Xưa, người Lũng Giang (Lim) mua gỗ từ Thanh Hóa ra để làm Đình. Bè gỗ theo sông Tiêu Tương tới địa phận Tam Sơn thì mắc cạn, dân Tam Sơn ra rất đông giúp người Lim kéo gỗ. Từ đấy, hai bên kết chạ với nhau. Đi lại giao lưu rất mặn nồng. Phải những dịp hội hè, đình đám xuân thu nhị kỳ, người ta lại mời nhau đến hò hát câu vui, trai làng này hát với gái làng kia.”. Tục này cứ thế mà lưu truyền, rồi bài bản cũng được sáng tác mới cho phù hợp với ý tình đôi bên. Lối hát ấy sau gọi là Quan họ.
Mặc dù đó chỉ là những giai thoại, những truyền thuyết đầy tính hư cấu, một cách lý giải mà các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác gọi là “phép biện chứng dân gian”, hay “phương pháp lãng mạn dân gian”, xong nếu đối chiếu với những mặt sinh hoạt cụ thể của văn hóa Quan họ ta sẽ thấy cách lý giải trên là có cơ sở.
Có thể giả thiết rằng tục kết bạn Quan họ chính lá là tục kết chạ vốn có của hàng xóm. Đặc trưng của ngôn ngữ giao tiếp và lời ca Quan họ là tính trân trọng, cung kính bạn hát. Khi nói chuyện và khi hát cả hai bên đều xưng “em” hay “chúng em” và gọi bên kia là“anh” hay “chị”. Đó cũng chính là nét khác biệt của ngôn ngữ kết chạ với ngôn ngữ của những làng không cùng chạ.
Như vậy, văn hóa Quan họ đã kế thừa các yếu tố lễ nghĩa truyền thống của văn hóa cộng đồng công xã Bắc Ninh. Đó là sự kế thừa theo hướng phát triển ngày càng mở rộng, từ gốc là các yếu tố của tục kết chạ giữa các làng, tới chỗ là phổ biến chung cho cả vùng Quan họ, trở thành đặc điểm, đặc trưng cho tất cả các liền anh, liền chị, tất cả các bọn Quan họ. Chính quá trình mở rộng và hoàn thiện ấy là nét mới của văn hóa lễ nghĩa Quan họ so với truyền thống.
2. Văn hóa Quan họ và văn hóa lễ tín.
Đối với sinh hoạt văn hóa quan họ thì dân ca vẫn chỉ là một bộ phận hợp thành một loại hình văn hóa tổng hợp, trong đó Quan họ vẫn gắn liền với những nghi lễ, tín ngưỡng. Tính chất này biểu hiện rõ ở mọi lĩnh vực hoạt động văn hóa quan họ.
Nghi lễ tín ngưỡng trong tục kết bạn: trong lối chơi Quan họ có câu “ trai đi tìm, gái hát trước”. Nghĩa là bọn nam phải chủ động đi tìm bọn nữ để kết bạn, còn trong các cuộc hát thì bao giờ cũng phải nhường phần nữ hát trước. Vào dịp hội hè mùa xuân, Quan họ mời bạn sang làng mình chảy hội. Lúc này Quan họ đôi bên buộc phải làm lễ và hát ở đình sau đó mới tham gia vào phần hội.
Quan họ và tín ngưỡng thờ nữ thần: Một đặc điểm nổi bật của việc thờ thần ở Bắc Ninh xưa là tín ngưỡng thờ nữ thần rất phổ biến. Việc người quan họ tôn sùng vua bà làm thủy tổ Quan họ là một mối quan hệ kéo theo tất yếu. Mặt khác việc thờ nữ thần là dấu ấn của thời kỳ mẫu hệ. Phải chăng đó là cơ sở tín ngưỡng công xã dẫn tới đặc điểm quan họ bao giờ cũng trân trọng, kính trọng phụ nữ, mà ít nhất cũng là sự bình đẳng mọi mặt giữa các liền anh, liền chị Quan họ. Chắc chắn là nghi lễ, tín ngưỡng có trước Quan họ. Nhưng với tư cách là một loại hình hoạt động văn hóa cộng đông, Quan họ đã hòa nhập vào nghi lễ tín ngưỡng của làng xã và dần dần trở thành phần quan trọng của trò diễn xướng dân gian trọng ngày lễ.
Như vậy, văn hóa Quan họ là một bộ phần hợp thành văn hóa cộng đông làng xã, do đó đã tiếp thu các văn hóa tín ngưỡng của làng xã rồi nó lại góp phần làm phong phú thêm, tôn nghiêm thêm các hình thức nghi lễ tín ngưỡng của cộng đồng mình. Chính sự tham gia, sự hòa nhập vào văn hóa tín ngưỡng ấy đã tạo ra bản sắc riêng vô cùng độc đáo của sinh hoạt văn hóa Quan họ.
3. Văn hóa Quan họ và văn hóa lễ hội
Mối quan hệ giữa văn hóa quan họ và văn hóa lễ hội là một mối quan hệ tương tác, hai chiều: Văn hóa lễ hội là điều kiện để Quan họ tồn tại, phát triển. Ngược lại, văn hóa Quan họ với tư cách là một bộ phận cấu thành làng xã đã làm cho lễ hội vùng Quan họ mang màu sắc riêng. Lễ hội vừa được nâng cao hơn về tính cộng đồng, lại vừa thêm tôn nghiêm, sôi động và trữ tình.
Trong ngày hội xuân của một làng Quan họ nào đó, trai gái Quan họ từ các làng nô nức rủ nhau đến trẩy hội và ca hát. Đó là các bọn Quan họ (đã kết bạn) rủ nhau đi chơi hội. Từng cặp nhóm quan họ kết bạn đứng hát với nhau ở ngoài trời nơi trung tâm hội, như sườn đồi (ở Lim) hay sân đình, sân chùasự gặp gỡ mùa xuân này làm cho không khí ngày hội ở trung tâm làng rất náo nhiệt.
Như vậy, lễ hội là môi trường, là điều kiện của sinh hoạt văn hóa quan họ. Đến lượt mình, chính sinh hoạt văn hóa quan họ đã tạo cho lễ hội mang tinh tích cực hơn. Đặc biệt, ngoài tính vui vẻ, sôi động, lễ hội ở các làng Quan họ còn mang tính trữ tình bởi sự giao lưu của các liền anh, liền chị Quan họ. Đây chính là bản sắc riêng của lễ hội mùa xuân vùng Quan họ.
4. văn hóa quan họ và văn hóa hành vi công xã
Văn hóa Quan họ bắt gốc từ văn hóa lễ nghĩa, và lại là văn hóa lễ hội, nên đã tiếp thu và mang những đặc điểm văn hóa hành vi của các loại hình văn hóa trên.
Trong ngôn ngữ giao tiếp cũng như trong lời ca Quan họ, hầu như không thấy có thủ pháp chuyển nghĩa bằng ngoa dụ mà chủ yếu là dung uyển ngữ. Người Quan họ bao giờ cũng cung kính, nhún nhường với bạn mình, nên thủ pháp uyển ngữ được sử dụng rộng rãi nhất là trong giao tiếp. Ví dụ như giọng hát của một liền anh, liền chị nào đó vốn rất nổi tiếng, nhưng vẫn nói với bạn hát rằng: “Chúng em đã ca đôi câu. Thật đúng là cầm đèn soi giăng, đánh trống qua cửa nhà sấm. Giờ xin Quan họ người ca đôi câu để chị em chúng em theo tiếp”.
Người Quan họ sử dụng nhiều nhã ngữ khi giao tiếp và ca hát. Nhã ngữ là lối nói gián tiếp, tránh gọi tên trực tiếp các sự vật, hiện tượng. Trong đời sống gọi tên trực tiếp là “khiếm nhã”. Việc kiêng kỵ kiêng húy trong giao tiếp và lời ca cũng chính là xuất phát từ tục kiêng kỵ, kiêng húy của cộng đồng làng xã, nhất là kiêng nói tên các vị thần thành hoàng.
Người Quan họ cũng đã sử dụng triệt để một loại ngôn ngữ giao tiesp đặc biệt của xứ Bắc đó là “miếng giầu”. Người xưa thường nói “miếng giầu là đầu câu chuyện”. Như thế, miếng giầu cũng là ngôn ngữ, một loại ngôn ngữ thầm, không thành tiếng, nhưng bản thân miếng giầu đã nói rất rõ tiếng lòng, tình nghĩa, tình cảm của người mời. Trong mọi lĩnh vực sinh hoạt Quan họ đều gắn liền với miếng giầu.
Người Quan họ bao giờ cũng gọi nhau là “anh” hay “chị” và tự xưng “em” để biểu hiện sự trân trọng, cung kính bạn mình. Đó là tiếp thu từ cách xưng hô trong giao thiệp của người dân ở những làng cùng chạ. Rộng hơn nữa, hiện tượng này cũng rất phổ biến trong lời ăn, tiếng nói của người Bắc Ninh xưa. Tính bình đẳng giữa con người trong cộng đồng làng xã và trong mối quan hệ v...

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D những đặc điểm cơ bản của triết học phương đông Văn hóa, Xã hội 0
D những đặc điểm kinh tế cơ bản của chủ nghĩa đế quốc và ý nghĩa của nó đối với việc nghiên cứu chủ nghĩa tư bản hiện nay Môn đại cương 0
D Những đặc điểm kinh tế của chủ nghĩa đế quốc và địa vị lịch sử của nó trong chủ nghĩa đế quốc giai đoạn tột cùng của chủ nghĩa tư bản Môn đại cương 0
D Những đặc điểm trong quá trình hình thành nhà nước ở phương đông cổ đại Văn hóa, Xã hội 3
H Bạn cần biết! Những đặc điểm về loại đèn led âm trần 20W Thị trường, Mua bán 0
P Quá trình hình thành và phát triển của xí nghiệp bán lẻ xăng dầu Hà Nội, những đặc điểm chủ yếu của Luận văn Kinh tế 0
L Những đặc điểm kinh doanh chung của Nhà xuất bản giáo dục phía Bắc Luận văn Kinh tế 0
V Những đặc điểm kinh tế, kỹ thuật và tổ chức cơ sở của Công ty ứng dụng phát triển phát thanh truyền Luận văn Kinh tế 0
A Những đặc điểm cơ bản của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Thường Tín Luận văn Kinh tế 0
T Những đặc điểm cơ bản có ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty in Hàng Không Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top