lop9c0708_pro

New Member

Download miễn phí Các chính sách kinh tế và các chính sách xã hội tác động như thế nào đến nền kinh tế Việt Nam





MỤC LỤC

 

PHẦN A: ĐẶT VẤN ĐỀ 1

PHẦN B: NỘI DUNG 2

I. PHẦN LÝ LUẬN 2

1- Xã hội là gì? 2

2- Những hoạt động cơ bản của xã hội 3

4- Quy luật phù hợp của quan hệ sản xuất với trình độ phát triển của lưc lượng sản xuất. 4

5- Quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng 5

6- Chính sách kinh tế và chính sách xã hội 6

II. CÁC CHÍNH SÁCH KINH TẾ VÀ CÁC CHÍNH SÁCH XÃ HỘI TÁC ĐỘNG NHƯ THẾ NÀO ĐẾN NỀN KINH TẾ VIỆT NAM 6

1- Đối với nền kinh tế Việt Nam trong giai đoạn trước thời kỳ đổi mới ( Giai đoạn 1979 -1986) 6

2- Thời kỳ đổi mới (từ 1986 đến nay) 7

2.1. Về đổi mới cơ chế qua các kỳ đại hội 7

22.Các thành tựu kinh tế kinh tế cơ bản 7

23. Những vấn đề còn tồn tại: 9

3- Vận dụng lý luận về quan hệ biện chứng cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng trong việc vận dụng kết hợp chính sách kinh tế và chính sách xã hội của nhà nước trong công cuộc đổi mới hiện nay ở nước ta. 9

31- Đánh giá ảnh hưởng của các chính sách kinh tế và xã hội đối với sự nghiệp xây dựng đất nước từ 1976 đến nay. 10

3.2- Vận dụng lý luận về quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng trong việc kết hợp chính sách kinh tế và chính sách xã hội của Nhà nước trong công cuộc đổi mới hiện nay ở nước ta. 12

PHẦN C: PHẦN KẾT LUẬN 18

 

 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ketnooi -


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


à tác động mạnh mẽ đối với cơ sở hạ tầng.
Trong xã hội có giai cấp nhà nước là yếu tố có tác động phát triển nhất đối với cơ sở hạ tầng vì đó là bộ máy bạo lực tập trung của giai cấp thống trị về kinh tế, các yếu tố khác cũng đều tác động đến cơ sở hạ tầng nhưng chúng đều bị nhà nước pháp luật chi phối.
Trong mỗi chế độ xã hội sự tác động của các bộ phận kiến trúc thượng tầng không phải bao giờ cũng theo một xu hướng. Chức năng xã hội cơ bản của kiến trúc thượng tầng thống trị là xây dưng bảo vệ và phát triển cơ sở hạ tầng đã sinh ra nó, chống lại mọi nguy cơ làm suy yếu hay phá hoại chế độ kinh tế đó.
Sự tác động của kiến trúc thượng tầng với cơ sở hạ tầng diễn ra theo hai chiều. Nếu kiến trúc thượng tầng tác động phù hợp với các quy luật kinh tế khách quan thì nó là động lực mạnh mẽ thúc đẩy kinh tế phát triển, nếu tác động ngựoc lại, nó sẽ kìm hãm sự phát triển kinh tế, kìm hãm phát triển xã hội. Nếu kiến trúc thượng tầng kìm hãm phát triển kinh tế thì sớm hay muộn, bằng cách này hay cách khác kiến trúc thượng tầng cũ sẽ được thay thế bằng kiến trúc thượng tầng mới tiến bộ tiến bộ để tiếp tục thúc đẩy kinh tế phát triển.
6- Chính sách kinh tế và chính sách xã hội
*) Chính sách kinh tế là những chính sách tác động về mặt kinh tế mà chủ yếu tác động đến lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất.
*) Chính sách xã hội là những chính sách tác động chủ yếu đến kiến trúc thượng tầng
Do vậy có mối quan hệ biện chứng với nhau như mối quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng.
II. CÁC CHÍNH SÁCH KINH TẾ VÀ CÁC CHÍNH SÁCH XÃ HỘI TÁC ĐỘNG NHƯ THẾ NÀO ĐẾN NỀN KINH TẾ VIỆT NAM
Đối với nền kinh tế Việt Nam trong giai đoạn trước thời kỳ đổi mới ( Giai đoạn 1979 -1986)
Sau khi giải phóng miền nam thống nhất đất nước, cả dân tộc Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản đã tiến vào công cuộc xây dựng, phát triển đất nước theo con đường XHCN trên cơ sở đường lối do Đại hội IV đề ra. Tuy nhiên vẫn mắc phải những sai lầm chủ quan duy ý chí, tiến hành cải tạo công thương ở miền Nam, thực hiện đường lối công nghiệp hóa, xây dựng phát triển đất nước theo mô hình kinh tế kế hoạch hóa tập trung.
Những vấp váp và tổn thất trong công nghiệp hóa, cải tạo công thương nghiệp, hợp tác hóa triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội IV đã dẫn đến tình trạng kinh tế đất nước hết sức khó khăn, sản xuất bị kìm hãm, sản xuất và đời sống nhân dân đi xuống nhanh chóng, buộc phải xem xét lại tình hình và tìm giải pháp mới. Từ đó Đảng có chủ trương: “làm cho sản xuất bung ra”
Thể chế hóa chủ trương đổi mới đó của Đảng, năm 1981 Ban bí thư Trung ương Đảng đã ra chỉ thị số 100 về “khoán sản phẩm đến nhóm và người lao động” (khoán 100) tạo ra động lực mới trong phát triển nông nghiệp, không những đem lại hiệu quả kinh tế lớn mà còn mở ra triển vọng cho việc cải tiến nông nghiệp khắc phục đáng kể tình trạng tham ô, lãng phí tồn tại trong thời gian dài trước đó ở hầu hết các hợp tác xã nông nghiệp.
Cũng theo chủ trương trên, ngày 21/01/1981 Chính phủ ra quyết định số 25-CP về “Một số chủ trương biện pháp phát huy quyền chủ động sản xuất kinh doanh và quyền tự chủ về tài chính của các xí nghiệp quốc doanh”.
Đồng thời với đổi mới trong quản lý nông nghiệp và công nghiệp, trong hai năm 1981,1982, Việt Nam đã bắt đầu cải cách giá và lương: tăng giá, tăng lương, thực hiện chuyển đổi từ cơ chế một giá do Nhà nước quy định sang cơ chế hai giá đối với cả hàng tiêu dùng, vật tư và sản phẩm giao dịch theo hợp đồng, giảm các mặt hàng cung cấp theo tem phiếu, chuyển phần lớn giá cung cấp sang giá kinh doanh thương nghiệp sát giá thị trường, tiền lương thực tế đảm bảo cho ngưòi làm công ăn lương sống chủ yếu bằng lương, xóa bỏ cung cấp hiện vật.
Như vậy các nghị quyết của Đảng trong thời kỳ từ 1979 đến 1985 trên thực tế là những nấc thang đầu tiên của quá trình đổi mới tư duy kinh tế, về kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, mô hình tổng quát của Việt Nam trong suốt thời kỳ quá độ đi lên CNXH.
2- Thời kỳ đổi mới (từ 1986 đến nay)
2.1. Về đổi mới cơ chế qua các kỳ đại hội
Đại hội VI của Đảng Cộng Sản Việt Nam tháng 12/1986 đã chính thức thừa nhận sự tồn tại khách quan của sản xuất hàng hóa và kinh tế thị trường; phê phán triệt để cơ chế kế hoạch hóa tập trung quan liêu bao cấp, và khẳng định phải chuyển hẳn sang hạch toán kinh doanh. Đại hội cũng đã chủ trương phát triển nền kinh tế nhiều thành phần với những hình thức kinh doanh phù hợp.
Đại hội VII nói rõ hơn về việc coi chính sách phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần là chính sách chiến lược, là con đường đi lên CNXH của Việt Nam. Cương lĩnh năm 1991 khẳng định: “Phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo định hướng XHCN, vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước”.
Đại hội VIII của Đảng đưa ra kết luận rất quan trọng: “Sản xuất hàng hóa không đối lập với CNXH mà là thành tựu phát triển của nền văn minh nhân loại, tồn tại khách quan, cần thiết cho công cuộc xây dựng CNXH và cả khi CNXH đã được xây dựng”
Tuy nhiên Đại hội VIII mới nói đến nền kinh tế hàng hóa và cơ chế thị trường mà chưa khái niệm “kinh tế thị trường”. Phải đến đại hội IX, tháng 4 năm 2001 Đảng mới chính thức đưa ra khái niệm: “kinh tế thị trường định hướng XHCN”. Đại hội khẳng định: Phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN là đường lối chiến lược nhất quán, là mô hình kinh tế tổng quát trong suốt thời kỳ đi lên CNXH ở Việt Nam.
Có thể nói từ năm 1979 đến nay, nhận thức về kinh tế thị trường định hướng XHCN ở VN ngày một nâng cao, đầy đủ và đúng đắn hơn. Như Nghị quyết Đại hội IX đã chỉ rõ: Kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam là một kiểu tổ chức kinh tế vừa tuân theo quy luật của thị trường vừa dựa trên cơ sở và được dẫn dắt, chi phối bởi các nguyên tắc và bản chất của CNXH, thể hiện trên cả ba mặt: Sở hữu, tổ chức quản lý và phân phối.
Như vậy hai mươi năm qua, công cuộc đổi mới ở nước ta đã đạt được những thành tựu to lớn và có ý nghĩa lịch sử.
Đất nước ra khỏi khủng hoảng kinh tế, có sự thay đổi căn bản, toàn diện. Kinh tế tăng trưởng khá nhanh, sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN được đẩy mạnh. Đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt. Hệ thống chính trị ổn định. Vị thế nước ta trên trường quốc tế không ngừng nâng cao. Những thành tựu đó chứng tỏ đường lối của Đảng trong thời kỳ quá độ lên CNXH bỏ qua giai đoạn TBCN là đúng đắn, sáng tạo, phù hợp với thực tiễn VN.
22.Các thành tựu kinh tế kinh tế cơ bản
Năm 1979 có thể được coi là một mốc quan trọng trong quá trình đổi mới kinh tế ở nước ta. Các doanh nghiệp được trao quyền tự chủ hơn, các quan hệ thị trường bắt đầu được thiết lập với “kế hoạch ba phần” cho doanh nghiệp nhà nước. Đến năm 1981, nước ta thực hiện chế độ “khoán 100” (khoán sản phẩm), các nông hộ cũng được trao quyền tự chủ hơn trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm
Với việc bãi bỏ hệ thống giá kế hoạch, thay thế hệ thống tiền tệ cũ vào năm 1985, nước ta bắt đầu thực hiện chương trình đổi mới. Từ đây ghi nhận những đột phá trong tư duy phát triển kinh tế. Nền kinh tế nước ta là nền kinh tế nhiều thành phần, trong đó kinh tế nhà nước vươn lên giữ vai trò chủ đạo, áp dụng cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước. Năm 1988, Nhà nước ta phê chuẩn liên doanh đầu tiên. Xuất khẩu lần đầu tiên đạt mức 1 tỷ USD. Từ một nước nhập khẩu gạo, Việt Nam đã trở thành nước xuất khẩu gạo lớn thứ ba trên thế giới vào năm 1989. Lạm phát cao cũng đã được kiềm chế.
Năm 1990, sản lượng lương thực đạt mốc 20 triệu tấn, sản lượng dầu thô khai thác đạt 2 triệu tấn, tổng vốn đầu tư nước ngoài đã đăng ký đạt 1 tỷ USD.
Năm 1991 đánh dấu thành công trong chống lạm phát. Kinh tế - xã hội ổn định và tạo được cơ sở để tăng trưởng cao ở những năm sau. Tốc độ tăng trưởng của ngành công nghiệp đạt 9%
Tổng vốn đầu tư nước ngoài đã đăng ký năm 1992 vượt mốc 5 tỷ USD, số doanh nghiệp nhà nước giảm trong khi số doanh nghiệp tư nhân tăng lên. Tỷ lệ biết chữ ở người lớn là 87% cùng với chương trình xóa đói giảm nghèo.
Năm 1993, điện thoại di động đầu tiên đã được đưa vào sử dụng. Mối quan hệ giữa Việt Nam với các nhà tài trợ quốc tế được thiết lập. Lệnh cấm vận của Mỹ được bãi bỏ, Hội nghị CG đầu tiên được tổ chức tại Paris.
Việt Nam trở thành thành viên của ASEAN vào năm 1994. Tổng vốn đầu tư nước ngoài đã đăng ký vượt mức 10 tỷ USD. Năm 1995 Việt Nam trở thành thành viên AFTA, xuất khẩu đạt mốc 5 tỷ USD, bình thường hóa quan hệ với Mỹ, tốc độ tăng trưởng GDP đạt 9,5%. Đến năm 1996, đất nước đã ra khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội, tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký đạt 27 tỷ USD, tốc độ tăng trưởng GDP đạt 9,3%. Chỉ sau đó 1 năm, xuất khẩu gạo đạt mức 3 triệu tấn, sản lượng khai thác dầu thô đạt mốc 10 triệu tấn, internet lần đầu tiên được đưa vào sử dụng tại Việt Nam.
Đến năm 1998 trên 90% trẻ em được tiêm chủng vắc-xin, tỷ lệ tăng dân số hàng năm dưới 2%. Dựa trên Điều tra mức sống cư dân Việt Nam, tỷ lệ đói cùng kiệt giảm từ 58% năm 1993 xuống 37% năm 1998. Cũng trong năm này, Việt Nam trở thành thành viên APEC. Tỷ lệ biết chữ ...

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Chính sách cổ tức tại các công ty ngành công nghệ thông tin niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam Luận văn Kinh tế 0
D Phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi giữa ngân sách các cấp chính quyền địa phương của thành phố hà nội Văn hóa, Xã hội 0
D Nhận dạng các cụm liên kết ngành và một số đề xuất chính sách tại Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Thực Trạng Và Giải Pháp Nhằm Đẩy Mạnh Chính Sách Cho Vay Bất Động Sản Ở Các Ngân Hàng Thương Mại Luận văn Kinh tế 0
D Chính sách cổ tức của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D PHÂN TÍCH CHÍNH SÁCH CỔ TỨC VÀ TÁC ĐỘNG CỦA NÓ ĐẾN GIÁ TRỊ THỊ TRƯỜNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM Luận văn Kinh tế 0
D Các tổ chức xã hội nghề nghiệp và hiệp hội kinh tế với việc xây dựng chính sách và pháp luật kinh tế trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam Luận văn Luật 1
D Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn chính sách kế toán của các doanh nghiệp xây lắp trên địa bàn thành phố Đà Nẵng Luận văn Kinh tế 0
D chính sách pháp luật tố tụng hình sự trong các nghị quyết của đảng về cải cách tư pháp thể hiện tron Luận văn Luật 0
D Hoàn thiện chính sách đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong các cơ quan nhà nước tỉnh Quảng Niinh Văn hóa, Xã hội 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top