starious_1516

New Member

Download miễn phí Chuyên đề Chất lượng tín dụng của chi nhánh NHNN & PTNT huyện Yên Sơn





MỤC LỤC

 

DANH MỤC BẢNG BIỂU 4

DANH MỤC KÝ HIỆU VIẾT TẮT 5

LỜI MỞ ĐẦU 6

Chương 1. Những vấn đề cơ bản về chất lượng tín dụng của ngân hàng thương mại 8

1.1.Hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại 8

 1.1.1.Khái quát về ngân hàng thương mại 8

 1.1.2.Hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại 11

 1.1.2.1.Khái niệm và phân loại 11

 1.1.2.2.Quy trình tín dụng của ngân hàng thương mại 13

1.2.Chát lượng tín dụng của ngân hàng thương mại 16

 1.2.1.Khái niệm tín dụng của ngân hàng thương mại 16

 1.2.2.Các chỉ tiêu phản ánh chất lượng tín dụng của ngân hàng thương mại 17

1.3.Nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng tín dụng của ngân hàng thương mại 21

 1.3.1.Nhân tố chủ quan 21

 1.3.2.Nhân tố khách quan 23

Chương 2. Thực trạng chất lượng tín dụng tại chi nhấnh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Yên Sơn 26

2.1.Giới thiệu về chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Yên Sơn 26

 2.1.1.Quá trình hình thành và phát triển 26

 2.1.2.Cơ cấu tổ chức 27

 2.1.3.Kết quả hoạt động chủ yếu 28

2.2.Thực trạng chất lượng tín dụng tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Yên Sơn 34

 2.2.1.Thực trạng hoạt động tín dụng tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Yên Sơn 34

 2.2.2.Phân tích chất lượng tín dụng tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Yên Sơn 38

2.3. Đánh giá thực trạng chất lượng tín dụng tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Yên Sơn 43

 2.3.1.Kết quả đạt được 43

 2.3.2.Hạn chế và nguyên nhân 44

 2.3.2.1.Hạn chế 44

 2.3.2.2.Nguyên nhân 44

Chương 3. Giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Yên Sơn 48

3.1. Định hướng hoạt động tín dụng của chi nhánh ngân hàng nông nghịêp và phát triển nông thôn huyện Yên Sơn từ nay đến 2010 48

 3.1.1. Định hướng phát triển chung 48

 3.1.2. Định hướng phát triển tín dụng 48

3.2.Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển huyện Yên Sơn 51

 3.2.1.Nâng cao trình độ chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp của cán bộ, đặc biệt là cán bộ tín dụng 51

 3.2.2.Chấp hành thể lệ, chế độ tín dụng, thực hiện đúng quy trình tín dụng 52

 3.2.3. Tích cực xử lý các khoản nợ xấu 53

 3.2.4.Kết hợp chặt chẽ với chính quyền và các cơ quan liên quan đến hoạt động của ngân hàng 55

 3.2.5.Nâng cao chất lượng thông tin tín dụng 56

 3.2.6.Xây dựng chiến lược Marketing, thực hiện tốt chiến lược khách hàng 58

 3.2.7. Đẩy mạnh công tác huy động vốn 59

 3.2.8.Nâng cấp cơ sở vật chất và trang thiết bị hiện đại 59

3.3.Một số kiến nghị 59

 3.3.1.Kiến nghị với nhà nước 59

 3.3.2.Kiến nghị với Ngân hàng nhà nước 61

 3.3.3.Kiến nghị với NHNN&PTNT Việt Nam 61

 3.3.4.Kiến nghị với NHNN&PTNT tỉnh Tuyên Quang 62

 3.3.5.Kiến nghị với UBND huyện Yên Sơn 62

KẾT LUẬN 64

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 66

 

 

 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ketnooi -


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


nợ ngân hàng. Tuy nhiên nếu khách hàng không có khả năng quản lý, cung cách sản xuất kinh doanh non yếu thì việc thua lỗ là điều khó tránh khỏi, khi đó rủi ro tín dụng sẽ xảy ra.
Khách hàng sử dụng vốn sai mục đích: Đây là yếu tố thuộc về chủ quan của khách hàng, ngân hàng rất khó có thể kiểm soát từ đầu. Sử dụng vốn vay không đúng với phương án xin vay, thậm chí dùng cả vốn vay vào nộp thuế, dùng vốn ngắn hạn đầu tư vào tài sản cố địnhViệc sử dụng vốn sai mục đích là ý định của khách hàng có thể là trước hay sau khi vay. Tuy nhiên khách hàng sử dụng vốn sai mục đích đã vi phạm nguyên tắc cho vay, vì vậy ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng.
Đạo đức khách hàng: Đây là yếu tố thuộc phạm trù đạo đức, đạo đức của khách hàng là yếu tố rất quan trọng vì khoản vay có được sử dụng đúng mục đích hay không, có được hoàn trả đúng hạn hay không là phụ thuộc vào đạo đức của khách hàng.
Tóm lại, nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng có thể là nhân tố chủ quan, khách quan hay cả hai. Đối với mỗi khoản vay cán bộ tín dụng phải nắm bắt được rõ các nhân tố đó vận dụng vào thực tế để từ đó tìm ra được những biện pháp hạn chế rủi ro, nâng cao chất lượng tín dụng.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI CHI NHÁNH NHNN & PTNT HUYỆN YÊN SƠN
2.1.Giới thiệu về chi nhánh NHNN & PTNT huyện Yên Sơn
2.1.1.Quá trình hình thành và phát triển của chi nhánh NHNN & PTNT huyện Yên Sơn
NHNN & PTNT huyện Yên Sơn tiền thân là NHNN & PT huyện Mỹ Sơn, từ một phòng giao dịch trực thuộc NHNN & PTNT huyện Mỹ Sơn, Giám đốc NHNN & PTNT tỉnh Hà Tuyên (cũ) đã có quyết định về việc thành lập ngân hàng khu vực Yên Sơn, trực thuộc ngân hàng tỉnh hoạt động riêng từ ngày 01/07/1996, quản lý cho vay 10 xã, 01 thị trấn thuộc khu vực Yên Sơn. Khi tỉnh Tuyên Quang tái lập từ 01/01/1997 ngân hàng khu vực Yên Sơn chuyển thành NHNN & PTNT Yên Sơn. Hiện nay ngân hàng là chi nhánh cấp II trực thuộc NHNN & PTNT huyện Yên Sơn
NHNN & PTNT huyện Yên Sơn nằm trên địa bàn huyện Yên Sơn, khách hàng chủ yếu của NH là hộ sản xuất, tư nhân, cá thể, tuy là một huyện đông dân có điều kiện tự nhiên thuận lợi nhưng nhìn chung hoạt động kinh doanh của ngân hàng trong những năm qua có nhiều thuận lợi xen lẫn với những khó khăn thử thách. Trên một địa bàn nhỏ có rất nhiều ngân hàng cùng hoạt động nhưng hoạt động của NHNN & PTNT Yên Sơn vẫn chiếm thị phần chủ yếu. Hoạt động huy động vốn được xem là tiền đề mở rộng thị trường tín dụng và là hoạt động sống còn của ngân hàng. Một điểm không kém phần quan trọng giúp ngân hàng tồn tại và phát triển là ngân hàng có đội ngũ cán bộ nghiệp vụ chuyên môn giỏi, có thái độ phục vụ khách hàng chu đáo, tận tình.
Là một ngân hàng nằm trong hệ thống NHNN & PTNT Việt Nam, ngoài việc thực thi đường lối chính sách chung của toàn hệ thống ngân hàng, NHNN & PTNT huyện Yên Sơn còn đề ra những chiến lược kinh doanh cụ thể phù hợp với từng địa bàn hoạt động, ứng dụng công nghệ tiên tiến, đổi mới phong cách giao dịch, tiết kiệm chi phí. Ngân hàng đã biết tranh thủ tình cảm và sự tín nhiệm của khách hàng. Như vậy qua hơn 10 năm hoạt động tuy là ngân hàng mới thành lập nhưng ngân hàng đã vượt qua khó khăn thử thách hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Trong 6 năm liên tục NHNN & PTNT huyện Yên Sơn luôn là đơn vị lá cờ đầu của tỉnh.
2.1.2. Cơ cấu tổ chức của chi nhánh NHNN & PTNT huyện Yên Sơn
Là một ngân hàng mới thành lập từ năm 1996 đến nay, phương châm của ngân hàng là cơ cấu gọn nhẹ, hoạt động hiệu quả và an toàn. Hiện nay, ngân hàng có tổng số 43 cán bộ, trong đó trình độ đại học trở nên có 34, chiếm tỷ lệ 79%, trình độ trung cấp 9 người, chiếm tỷ lệ 21%. Bộ máy tổ chức của NHNN & PTNT huyện Yên Sơn được bố trí theo mô hình sau:
Ban giám đốc
Phòng tín dụng
Phòng kế toán ngân quỹ
Phòng hành chính
Phòng giao dịch Yên Sơn
Phòng giao dịch Lăng Quán
Phòng giao dịch Lưỡng Vượng
Ghi chú: Chỉ đạo trực tiếp của Ban giám đốc
Chỉ đạo nghiệp vụ của các phòng trung tâm
Với sự quan tâm giúp đỡ của NHNN & PTNT tỉnh Tuyên Quang, của các cấp các ngành cùng với sự chỉ đạo chặt chẽ của ban lãnh đạo cùng với sự cố gắng của toàn thể cán bộ công nhân viên trong đơn vị những năm qua NHNN & PTNT huyện Yên Sơn đã đạt được một số kết quả đáng ghi nhận.
2.1.3. Kết quả hoạt động chủ yếu
2.1.3.1. Tình hình huy động vốn
Vốn của NHTM là những giá trị tiền tệ do NHTM tạo lập hay huy động được để cho vay, đầu tư hay thực hiện các dịch vụ kinh doanh khác. Đối với ngân hàng vốn không chỉ là phương tiện kinh doanh mà còn là đối tượng kinh doanh. Trong tổng nguồn vốn của ngân hàng thì vốn huy động chiếm tỷ trọng lớn, do đó huy động vốn không chỉ là phương tiện kinh doanh chủ yếu quyết định quy mô hoạt động quy mô tín dụng mà nó còn quyêt định đến khả năng thanh toán và năng lực cạnh tranh của ngân hàng trên thị trường.
Bảng 2: Thống kê công tác huy động vốn
Đơn vị: triệu đồng
TT
Chỉ tiêu
31/12/2005
31/12/2006
31/12/2007
Tăng / giảm
Số tiền
Số tiền
Số tiền
2007/2005
2007/2006
Số tiền
%
Số tiền
%
1
Tiền gửi tiết kiệm
219,348
228,089
273,425
54,077
24.65
45,336
19.88
2
Tiền gửi TCKT, TCXH
10,080
13,793
14,848
4,768
47.30
1,055
7.65
3
Tiền gửi TCTD
594
235
181
-413
-69.53
-54
-22.98
4
TG kỳ phiếu và chứng chỉ TG
15,469
54,874
9,515
-5,954
-38,49
-45,359
-82.66
Tổng cộng
245,491
296,991
297,969
52,478
21.38
978
0.33
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của NHNN & PTNT huyện Yên Sơn)
NHNN & PTNT huyện Yên Sơn luôn coi trọng công tác huy động vốn, coi đây là một trong những công tác quan trọng nhằm mở rộng và nâng cao hoạt động của mình, giúp ngân hàng tự bản thân cân đối được nguồn vốn và sử dụng vốn, mở rộng đầu tư tín dụng.
Qua số liệu ở biểu 1 cho thấy nguồn vốn huy động của NHNN & PTNT huyện Yên Sơn luôn tăng trưởng. Tính đến năm 2007 nguồn vốn đạt 297.969 triệu đồng, so với năm 2006 tăng 978 triệu đồng, tỷ lệ tăng là 0,33%. So với năm 2005 tăng 52.478 triệu đồng, tỷ lệ tăng 28,31%. Nguồn vốn huy động của ngân hàng tăng, chủ yếu là tiền gửi tiết kiệm, đây là nguồn vốn mang tính chất ổn định, giúp ngân hàng chủ động trong việc đầu tư tín dụng. Tỷ trọng tiền gửi của các tổ chức kinh tế qua các năm có tăng nhưng không đáng kể, chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng nguồn vốn, vì đây là nguồn có chi phí thấp nên ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả kinh doanh của ngân hàng. Tiền gửi kỳ phiếu và chứng chỉ tiền gửi năm 2007 giảm, năm 2007 giảm mạnh là do ngân hàng ngừng huy động tiền gửi này, chuyển sang huy động tiền gửi tiết kiệm dự thưởng. Do nhu cầu vốn lớn và sự cạnh tranh giữa các ngân hàng, cùng với tâm lý của đa số người dân “cái gì lợi thì họ chạy theo” nên ngân hàng chuyển sang tiết kiệm dự thưởng. Qua đó tiền gửi tiết kiệm tăng nhưng mức tăng trưởng chưa cao, do năm 2007 giá cả thị trường liên tục tăng giá, giá vàng trong nước chưa ổn định, giá bất động sản biến động. Mặt khác trên địa bàn có nhiều ngân hàng cùng tham gia hoạt động, do vậy việc huy động vốn đối với ngân hàng gặp nhiều khó khăn.
Trong điều kiện đó với kết quả huy động như trên, cũng chứng tỏ biện pháp và cách thức huy động vốn mà NHNN & PTNT huyện Yên Sơn đã phát huy được hiệu quả tốt, sự tăng trưởng nguồn vốn vững là thước đo uy tín tầm vóc của NHNN & PTNT huyện Yên Sơn nói riêng và của NHNN & PTNT Việt Nam nói chung.
2.3.1.2. Tình hình sử dụng vốn
Việc tạo lập được nguồn vốn hợp lý với giá rẻ là một nỗ lực lớn của NHNN & PTNT huyện Yên Sơn, song việc kinh doanh nói chung và hoạt động tín dụng nói riêng đảm bảo an toàn và có lãi lại càng khó hơn. Trong những năm vừa qua NHNN & PTNT huyện Yên Sơn đã tập trung chấn chỉnh mọi hoạt động đặc biệt là củng cố chất lượng tín dụng vốn được tập trung thực hiện các mục tiêu quan trọng nhằm thúc đẩy việc dịch chuyển cơ cấu kinh tế toàn bộ theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá như cho vay các doanh nghiệp, các cá nhân sản xuất tại các khu công nghiệp; cho vay phát triển các làng nghề truyền thống; cho vay cải tạo vườn thành vườn cây có giá trị cao, cho vay những hộ sản xuất, những doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả.
Hoạt động tín dụng là hoạt động đem lại nguồn thu chính trong tất cả các hoạt động kinh doanh của NHTM nói chung và NHNN & PTNT huyện Yên Sơn nói riêng, nhưng đây cũng là hoạt động có nhiều rủi ro, vì vậy ngân hàng thực hiện mở rộng tín dụng đi đôi với an toàn tín dụng, áp dụng nhiều hình thưc cho vay phù hợp với nguồn vốn huy động cho vay phát triển đối với mọi thành phần kinh tế, mọi đối tượng trên địa bàn.
Trong những năm gần đây, hoạt động tín dụng của NHNN & PTNT huyện Yên Sơn đã phát triển kịp thời, phù hợp với nhịp độ phát triển kinh tế của tỉnh, hoạt động tín dụng của ngân hàng Yên Sơn đã góp phần đáng kể vào sự phát triển kinh tế của địa phương. Đặc biệt trong lĩnh vực phát triển và giữ gìn làng nghề truyền thống, đã tạo được uy tín với các cấp, các ngành và nhất là đối với khách hàng.
Bảng 3: Tình hình dư nợ
Đơn vị: triệu đồng
TT
Chỉ tiêu
31/12/2005
31/12/2006
31/12/2007
Tăng / giảm
Số tiền
Số tiền
Số tiền
2007/2005
2007/2006
Số tiền
%
Số tiền
%
1
Cho vay ngắn hạn
...

 
Các chủ đề có liên quan khác

Các chủ đề có liên quan khác

Top