bupbe412002

New Member

Download miễn phí Chuyên đề Tố tụng kinh tế tại toà án nhân dân: Thực trạng giải pháp





 

LỜI NÓI ĐẦU 1

I,NHỮNG QUI ĐỊNH CHUNG VỀ CƠ CHẾ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP KINH TẾ TẠI TOÀ ÁN 2

1.KHÁI NIỆM ,ĐẶC ĐIỂM VÀ PHƯƠNG THỨC GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP KINH TẾ 2

. 2

1.1. khái niệm tranh chấp kinh tế. 2

1.2Đặc điểm 2

1.3 Giải quyết tranh chấp kinh tế 3

1. 4.cách giải quyết tranh chấp kinh tế. 4

2.Cơ chế giải quyết tranh chấp kinh tế thông qua tố tụng tại Tòa án 5

2.1.Sơ lược về sự ra đời của Toà kinh tế-cơ quan có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp kinh tế ở việt Nam hiện nay 5

2.2. Tố tụng kinh tế. 7

2.2.1. Khái niệm 7

2.2.2. Đặc điểm. 8

2.2.3. Các nguyên tắc của tố tụng kinh tế ( nguyên tắc của việc giải quyết các vụ án kinh tế) 8

3.Thẩm quyền của Tòa kinh tế 11

3.1.Thẩm quyền xét xử theo tính chất ,nội dung vụ việc 11

3.2.Thẩm quyền theo cấp Tòa án 12

3.3.Thẩm quyền của tòa án theo lãnh thổ 13

4.Thẩm quyền của Tòa án theo sự lựa chọn của nguyên đơn 13

5.TRÌNH TỰ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP KINH TẾ TẠI TOÀ ÁN 14

5.1.Khởi kiện vụ án 14

5.2Thụ lý vụ án 14

5.3.Chuẩn bị xét xử 15

5.4 Phiên toà sơ thẩm 15

5.5Thủ tục phúc thẩm 17

5.6. Thủ tục xem xét lại bản án và quyết định đã có hiệu lực pháp luật 18

II.THỰC TRẠNG ,NHỮNG BẤT CẬP ĐẶT RA VÀ MỘT SỐ ĐỀ XUẤT ĐỐI VỚI TỐ TỤNG KINH TẾ TẠI TÒA ÁN 20

1.Tình hình giải quyết các vụ án kinh tế tại Tòa án 20

2.Những khó khăn vướng mắc từ thực tiễn giải quyết các tranh chấp kinh tế . 22

Tài liệu tham khảo 28

 

 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ketnooi -


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


h nhiệm, đều phải thực hiện những nghĩa vụ do pháp luật quy định. Doanh nghiệp nào bị vi phạm đều được pháp luật bảo vệ
Nguyên tắc này đảm bảo cho việc giải quyết các vụ án kinh tế được công bằng, đúng pháp luật, bảo vệ được quyền và lợi ích hợp pháp của các đương sự.
.Nguyên tắc xét sử công khai
Xét sử công khai là một trong những nguyên tắc cơ bản trong hoạt động của Tòa án. Việc giải quyết các vụ án kinh tế ngoài mục đích bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự còn có mục đích tuyên truyền giáo dục pháp luật. Do đó về nguyên tắc, các vụ án kinh tế được xét sử công khai trừ trường hợp cần giữ bí mật Nhà nước hay giữ bí mật của đương sự theo yêu cầu chính đáng của họ. Trong hoạt động kinh doanh, người kinh doanh có thể có bí quyết kinh doanh riêng , nếu họ yêu cầu Tòa án có thể xét xử kín nếu Tòa thấy yêu cầu đó là chính đáng. Xong dù Tòa có xét xử kín thì phần quyết định của bản án cũng phải công bố.
. Nguyên tắc Tòa án không tiến hành điều tra mà chỉ xác minh thu thập chứng cứ
Khi giải quyết các vụ án kinh tế, Tòa án chỉ căn cứ vào những chứng cứ mà đương sự có nghĩa vụ cung cấp chứng cứ và chứng minh để bảo vệ quyền lợi của mình. Trong trường hợp quyền lợi của đương sự bị vi phạm mà đương sự không đưa ra được chứng cứ để chứng minh thì Tòa án không có trách nhiệm giải quyết. Khi cần thiết, Tòa án có thể xác minh, thu thập chứng cớ để đảm bảo cho việc giải quyết vụ án được chính xác. Tòa án không tiến hành điều tra như trong vụ án hình sự và dân sự.
. Nguyên tắc hòa giải
Khi có tranh chấp kinh tế xảy ra, các bên đương sự phải chủ động gặp gỡ nhau để hòa giải, thương lượng. Khi mà sự thương lượng đó không đem lại kết quả thì bên bị vi phạm có quyền khởi kiện vụ án kinh tế ra Tòa án nhân dân có thẩm quyền. Trong quá trình giải quyết vụ án kinh tế Tòa án nhân dân có nhiệm vụ phải hòa giải giữa các bên đương sự. Hòa giải là bắt buộc trong tố tụng kinh tế. Nếu như khi giải quyết vụ án kinh tế của Tòa án không hòa giải giữa các bên thì coi như đã vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng. Tòa án chỉ đưa vụ án ra xét sử khi hòa giải không thành. Hòa giải có ý nghĩa quan trọng đối với cả hai bên đương sự và với cả Tòa án. Nó giúp vụ án được giải quyết nhanh chóng, đạt được yêu cầu của cả hai bên và tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện những thỏa thuận sau này.
Nguyên tắc giải quyết vụ án nhanh chóng, kịp thời, dứt điểm
Hoạt động kinh doanh trong nền kinh tế thị trường rất năng động, linh hoạt, thời gian đối với các nhà kinh doanh có ý nghĩa sống còn. Do đó khi có tranh chấp phát sinh từ hoạt động kinh doanh, các nhà kinh doanh cần các cơ quan giải quyết tranh chấp, không những giải quyết đúng pháp luật mà phải nhanh chóng kịp thời, dứt điểm, tránh dây dưa kéo dài. Thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế đơn giản hơn thủ tục giải quyết các vụ án dân sự. Cũng nhằm vào việc giải quyết nhanh chóng, vì vậy mà trong quá trình giải quyết các vụ án kinh tế Tòa án không cần giai đoạn điều tra, hạn chế việc quay vòng vụ án để xét sử nhiều lần
3.Thẩm quyền của Tòa kinh tế
Tòa kinh tế là một cơ quan xét xử của nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.Những tranh chấp kinh tế thuộc lĩnh vực giải quyêt của Tòa kinh tế.Nói đến thẩm quyền của tòa kinh tế tức là nói đến những thẩm quyền trong việc giải quyết các tranh chấp về kinh tế.khi xảy ra một tranh chấp kinh tế thì việc xác định nó thuộc thẩm quyền của cơ quan nào có ý nghĩa quan trọng trong việc thụ lý ,chuẩn bị hồ sơ giải quyết tranh chấp kinh tế cũng như việc thi hành quyết định bản án của tòa kinh tế.
Thẩm quyền của tòa án trong việc giải quyết các tranh chấp kinh tế được thể hiện ở các mặt sau:
3.1.Thẩm quyền xét xử theo tính chất ,nội dung vụ việc
Theo điều 12 Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế,Toà kinh tế có thẩm quyền giải quyết các vụ việc sau:
v các tranh chấp về hợp đồng kinh tế giữa pháp nhân với pháp nhân
,giữa pháp nhân vói cá nhân có đăng ký kinh doanh;
v Các tranh chấp kinh tế giữa các công ty với công ty,giữa các thành
viên của công ty với nhau liên quan đến việc thành lập,hoạt động
,giải thể công ty;
v Các tranh chấp liên quan đến việc mua bán cổ phiếu trái phiếu ;
v Các tranh chấp kinh tế khác mà pháp luật quy định thuộc thẩm
quyền giải quyết của Tòa kinh tế.
Việc quy định tòa kinh tế được :”giải quyết các tranh chấp khác theo quy định của pháp luật” là một quy phạm mở,cho phép Tòa kinh tế tòa án nhân dân các cấp được giải quyết các tranh chấp liên quan đến đầu tư nước ngoài theo Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam ,các tranh chấp phát sinh từ các quan hệ kinh tế quốc tế thuộc các kĩnh vực như thương mại ,hàng hải,hàng không ,bưu chính viền thông ,tài chính ,ngân hàng,bảo hiểm... và các tranh chấp thuộc thẩm quyền xem xét của Trung tâm Trọng tài quốc tế Việt Nam mà các bên đương sự quyết định khởi kiện tại tòa kinh tế tòa án nhân dân các cấp khi không đồng ý với phán quyết của Trọng tài.
3.2.Thẩm quyền theo cấp Tòa án
Điều 13 Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế quy đinh:
v Tòa án nhân dân huyện ,quận ,thị xã,thành phố thuộc tỉnh(gọi chung là tòa án cấp huyện )giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp hợp đồng kinh tế mà giá trị tranh chấp dưới 50 triệu đồng,trừ trường hợp có nhân tố nước ngoài.
v Tòa án nhân dân tỉnh ,thành phố trực thuộc trung ương(gọi chung là Tòa án cấp tỉnh)giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những vụ án kinh tế được quy đinh tại điều 12 của pháp lệnh này,trừ những vụ án thuộc thẩm quyền của tòa án nhân dân cấp huyện.Trong trường hợp cần thiết tòa án cấp tỉnh có thể lấy lên để giải quyết vụ án kinh tế thuộc thẩm quyền giải quyết của tòa án cấp huyện.Theo quy đinh này:
Tại các tòa án nhân dân cấp huyện mặc dù không có tranh chấp kinh tế nhưng tòa án vẫn được giao thẩm quyền xét xử sơ thẩm các vụ tranh chấp hợp đông kinh tế có giá trị tranh chấp nhỏ ,tình tiết đơn giản.Đó là các tranh chấp hợp đồng kinh tế có giá trị dưới 50 triệu đồng,còn nếu là các tranh chấp khác như tranh chấp về quyền sở hữu công nghiệp ,chứng khoán... dù có giá trị tranh chấp dưới 50 triệu đồng vẫn không thuộc thẩm quyền sơ thẩm của Tòa án nhân dân cấp huyện .
v Thẩm quyền của Tòa kinh tế Tòa án nhân dân tối cao là giám đốc thẩm ,tái thẩm những vụ án kinh tế má bản án ,quyết định đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị theo quy định của pháp luật tố tụng (khoản3-điều23 Luật sửa đổi bổ sung một số điều của luật tổ chức Tòa án nhân dân).
3.3.Thẩm quyền của tòa án theo lãnh thổ
Theo quy định tại Điều 14 Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế Tòa án có thẩm quyền xét xử sơ thẩm các vụ án kinh tế là Tòa án nơi bị đơn có trụ sở hay cư trú ; trong trường hợp vụ án chỉ liên quan đến bất động sản thì Tòa án nơi có bất động sản giải quyết.
4.Thẩm quyền của Tòa án theo sự lựa chọn của nguyên đơn
Điều 15 Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế quy định nguyên đơn có quyền lựa chọn Tòa án để yêu cầu giải quyết vụ án ,gồm các trường hợp:
; Nếu không biết trụ sở hay nơi cư trú của bị đơn thì có
quyền yêu cầu Tòa án nơi có tài sản , nơi có rụ sở hoặc
nơi cư trú cuối cùng của bị đơn để giải quyết;
; Nếu vụ án phát sinh là hoạt động của chi nhánh doanh
nghiệp thì có thể yêu cầu tòa án nơi doanh nghiệp có trụ
sở hoăc nơi cư trú cuối cùng của bị đơn để giải quyết;
; Nếu vụ án phát sinh do vi phạm hợp đồng kinh tế thì có
quyền yêu cầu tòa án nơi có trụ sở hay nơi cư trú của
một trong số các bị đơn giải quyết vụ án ;
; Nếu vụ án không chỉ liên quan đến bât động sản thì có
quyền yêu cầu tòa án nơi có bât động sản hay nơi cư trú
của bị đơn giải quyết ;
; Nếu vụ án liên quan đến bất động sản ở nhiều nơi khác thì
có quyền yêu cầu Tòa án của một trong số các nơi đó giải
quyết .
Trong trường hợp có tranh chấp về thẩm quyền của Tòa án thì do Tòa án cấp trên trực tiếp giải quyết.
.
5.TRÌNH TỰ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP KINH TẾ TẠI TOÀ ÁN
5.1.Khởi kiện vụ án
Khởi kiện vụ án kinh tế là quyền của công dân, pháp nhân có lợi ích bị xâm hại hay có tranh chấp cần được bảo vệ.
Theo khoản 1 - điều 31- Pháp lệnh quy định: Người khởi kiện phải làm đơn yêu cầu Toà án giải quyết vụ án kinh tế trong thời hạn 6 tháng, kể từ ngày phát sinh tranh chấp.
Theo khoản 2- diều 31 quy định : đơn khởi kiện phải có các nội dung sau đây:
Ngày, tháng, năm viết đơn.
Toà án được yêu cầu giải quyết vụ án .
Tên của nguyên đơn, bị đơn.
Địa chỉ của nguyên đơn, bị đơn.
Tóm tắt nội dung tranh chấp, giá trị tranh chấp.
Quá trình thương lượng của các bên.
Các yêu cầu, đề nghị Toà án xem xét, giải quyết.
Ngoài ra, đơn kiện phải do nguyên đơn hay người thay mặt của nguyên đơn ký. Kèm theo đơn kiện phải có các tài liệu chứng cứ cho yêu cầu của nguyên đơn (khoản 3- điều 31)
5.2Thụ lý vụ án
Thụ lý vụ án là việc Toà án chấp nhận đơn của người khởi kiện và ghi vào sổ thụ lý vụ án của Toà án.
Theo điều 32 – Pháp lệnh quy định Toà án thụ lý vụ án với các điều kiện sau đây:
Người khởi kiện có quyền khởi kiện .
Đơn kiện gửi đúng thời hiệu khởi kiện.
Sự việc chưa được giải quyết bằng bản án hay ...

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
R Bài tập án phí luật tố tụng dân sự và câu hỏi nhận định kinh tế luật Luận văn Luật 0
T Pháp luật về giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại theo thủ tục tố tụng tòa án ở Việt Nam hiện Luận văn Luật 3
J Nghiên cứu, so sánh mô hình tố tụng hình sự tranh tụng và mô hình tố tụng thẩm vấn - Những kinh nghi Luận văn Luật 2
N Tiểu luận: pháp luật kinh tế và tố tụng kinh tế Luận văn Luật 0
D Nguyên tắc quyền yêu cầu tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự trong tố tụng dân sự Luận văn Luật 0
D Hoạt động thu thập và đánh giá chứng cứ của Tòa án trong tố tụng dân sự và thực tiễn áp dụng tại các Tòa án nhân dân ở tỉnh Lạng Sơn Luận văn Luật 0
D hoạt động thu thập chứng cứ trong bộ luật tố tụng dân sự tại tòa án nhân dân huyện lấp vò – tỉnh đồng tháp Luận văn Luật 0
D Vai trò của luật sư trong hoạt động thu thập chứng cứ trong tố tụng dân sự Việt Nam Luận văn Luật 0
D Những vấn đề lý luận về nguyên tắc quyền định đoạt của đương sự trong tố tụng dân sự Luận văn Luật 0
D Khởi kiện và thụ lý vụ án hành chính theo quy định của pháp luật tố tụng hành chính việt nam Luận văn Luật 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top