tinh_le65

New Member

Download miễn phí Chuyên đề Quản lý tài chính tại công ty tài chính cao su - Tổng công ty cao su Việt Nam





Mục Lục

PHẦN MỘT: Cơ Sở Lý Luận Về Quản Lý Tài Chính 1

1. Khái niệm 1

2. Mục đích 1

3. Nội dung 2

3.1 Quyết định đầu tư 2

3.1.1 Khái niệm 2

3.1.2 Mục tiêu 2

3.1.3 Các loại tài sản được các ĐCTC đầu tư 4

3.1.4 Các bước quản lý mà các ĐCTC cần theo đuổi 5

3.2 Quyết định tài trợ 6

3.2.1 Khái niệm 6

3.2.2 Mục tiêu 6

3.2.3 Các hình thức huy động 7

3.2.4 Chi phí vốn huy động và lợi ích 11

3.2.5 Rủi ro gắn với việc huy động vốn 11

3.3 Quyết định phân phối 12

3.3.1 Khái niệm 12

3.3.2 Mục tiêu 12

3.3.3 Mô hình tài sản ưu tiên 13

4. Phương pháp 13

5. Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả quản trị tài chính 13

PHẦN HAI: Phân Tích Tình Hình Thực Tế Tại Công Ty 19

A. Giới thiệu về công ty 19

1. Lịch sử hình thành 19

2. Mô hình tổ chức và chức năng hoạt động 19

2.1 Mô hình tổ chức 20

2.2 Chức năng hoạt động 22

3. Những thuận lợi và khó khăn trong hoạt động 22

3.1 Thuận lợi 22

3.2 Khó khăn 22

B. Phân tích tình hình thực tế tại công ty 24

1. Tình hình quản lý vốn 24

1.1 Tình hình nguồn vốn qua các năm 24

1.2 Đánh giá tình hình 24

2. Tình hình cho vay tại công ty 27

2.1 Tình hình cho vay qua các năm 27

2.2 Tình hình dư nợ quá hạn 29

3. Tình hình đầu tư tại công ty 31

4. Tình hình phân phối lợi nhuận 34

5. Tính toán các chỉ tiêu đánh giá 37

PHẦN BA: Các Giải Pháp Nhằm Hoàn Thiện 42

1. Giải pháp vốn 42

2. Giải pháp đầu tư 45

3. Giải pháp nguồn tài trợ 46

 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ketnooi -


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:



Nhận tiền gửi có kỳ hạn từ một năm trở lên của các tổ chức, cá nhân.
Phát hành kỳ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi và các loại giấy tờ có giá trị khác để huy động vốn của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của NHNN và pháp luật hiện hành.
Vay của các tổ chức tín dụng trong và ngoài nước theo đúng quy định của NHNN.
Tiếp nhận vốn uỷ thác của Chính phủ, các tổ chức cá nhân trong và ngoài nước.
CHO VAY VÀ CÁC HOẠT ĐỘNG KHÁC
Cho vay ngắn hạn, trung dài hạn đối với các tổ chức cá nhân.
Cho vay trả góp mua hàng tiêu dùng.
Cho vay uỷ thác theo hợp đồng uỷ thác của các tổ chức, cá nhân.
Thực hiện các hoạt động bảo lãnh theo quy định của NHNN.
Chiết khấu, cầm cố thương phiếu, trái phiếu và các giấy tờ có giá khác đối với tổ chức, cá nhân.
Tái chiết khấu, cầm cố thương phiếu, trái phiếu với các TCTD khác.
Góp vốn, mua cổ phần của các doanh nghiệp và TCTD khác.
Đầu tư cho các dự án, liên kết với các doanh nghiệp theo hợp đồng.
Thực hiện các dịch vụ kiều hối, kinh doanh vàng.
Làm đại lý phát hành trái phiếu, cổ phiếu và các loại giấy tờ có giá khác cho các doanh nghiệp.
Nhận uỷ thác làm đại lý trong các lĩnh vực liên quan đến tài chính, ngân hàng, bảo hiểm và đầu tư, kể cả việc quản lý tài sản, vốn đầu tư của các tổ chức, cá nhân theo hợp đồng.
Cung ứng các dịch vụ tư vấn về ngân hàng, tài chính, tiền tệ, đầu tư của các tổ chức, cá nhân theo hợp đồng.
Cung ứng dịch vụ bảo quản hiện vật quý, giấy tờ có giá, cho thuê tủ két theo quy định của pháp luật.
Hoạt động ngoại hối khi được NHNN cho phép.
Hoạt động bao thanh toán khi được NHNN cho phép.
3. Những Thuận Lợi Và Khó Khăn Trong Hoạt Động Của Công Ty
Do mô hình công ty tài chính trong tổng công ty là mô hình thí điểm đang thử nghiệm nên công ty có những khó khăn và thuận lợi sau:
3.1 Thuận lợi
Tuy công ty mới thành lập nhưng được sự hổ trợ tích cực của Tổng Công ty Cao Su Việt Nam nên công ty nhanh chóng đi vào ổn định tổ chức và hoạt động.
Nhờ nguồn vốn uỷ thác của Tổng Công ty Cao Su Việt Nam nên bước đầu công ty gặp thuận lợi trong việc phát triển nguồn vốn, do vậy dư nợ cho vay tăng lên nhanh chóng.
Tổng Công ty Cao Su Việt Nam có nhu cầu vốn rất lớn về nguồn vốn ngắn hạn và đầu tư trung và dài hạn, đây là một thị trường lớn và ổn định giúp công ty cho vay có hiệu quả và ít rủi ro.
Trong công tác điều hành NHNNVN đã ban hành hàng loạt các nghị định, thông tư hướng dẫn nhất là Nghị định 79 đã cho phép mở rộng phạm vi hoạt động giúp công ty phát triển được thị trường tăng nhanh nguồn vốn và dư nợ cũng như các hoạt động khác; các quy chế hoạt động, các quy chế về quản lý lãi suất giúp cho công ty nhiều thuận lợi và nâng cao chất lượng trong việc điều hành và quản lý.
3.2 Khó khăn
Về đối tượng và kỳ hạn huy động
Kỳ hạn huy động chỉ được phép trên một năm, khiến cho kênh huy động khó phát triển. Hơn nữa, mô hình công ty tài chính trong tổng công ty chủ yếu phục vụ cho ngành, việc mở rộng cho các đối tượng khác ngoài ngành gặp khó khăn.
Về xử lý tài sản thế chấp
Thủ tục xử lý tài sản cầm cố thế chấp hiện nay rất phức tạp, gây các khó khăn cho các TCTD trong việc xử lý tài sản thế chấp thu hồi nợ kịp thời, TCTD phải tăng dự phòng rủi ro tín dụng lớn ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh.
B - PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH THỰC TẾ TẠI CÔNG TY
Tình Hình Quản Lý Vốn Của Công Ty
Vốn là một yêu cầu quan trọng hàng đầu để cấp phép hoạt động cho công ty. Tương tự như vậy, giá trị đầy đủ của vốn phải nhất thiết được phản ánh trên Bảng cân đối kế toán của chính công ty. Giá trị vốn của công ty chính là giới hạn mức thua lỗ tối đa mà công ty có thể chấp nhận được. Như vậy, vốn đóng góp một vai trò rất quan trọng vừa để công ty bắt đầu hoạt động vừa đảm bảo khả năng tồn tại của công ty. Chính vì thế, khi nghiên cứu tình hình quản lý tài chính tại công ty, chúng ta không thể không quan tâm đến vốn.
Tình hình nguồn vốn của công ty qua các năm
Đơn vị tính: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm
2002
Năm
2003
Năm
2004
Chênh lệch 2003
so 2002
Chênh lệch 2004
so 2003
Mức
%
Mức
%
1.Vốn chủ sở hữu - các quỹ
51,084
61,627
73,164
10,543
20.64%
11,537
18.72%
+Vốn điều lệ
50,135
60,000
70,000
9,865
19.68%
10,000
16.67%
+Vốn khác
0
442
442
442
0
0.00%
+ Các quỹ
949
1,185
916
236
24.87%
-269
-22.70%
+ Lãi kỳ này
0
0
1,806
0
1,806
2. Vốn huy động
16,087
74,558
168,838
58,471
363.47%
94,280
126.45%
+Huy động tiền gửi
16,087
74,558
118,838
58,471
363.47%
44,280
59.39%
+Phát hành trái phiếu
0
0
50,000
0
50,000
3. Vốn vay TCTD
45,448
65,959
57,373
20,511
45.13%
-8,586
-13.02%
+Vay các TCTD
45,448
65,959
57,373
20,511
45.13%
-8,586
-13.02%
4. Vốn khác
2,325
6,487
5,274
4,162
179.01%
-1,213
-18.70%
Tổng nguồn vốn
114,944
208,631
304,649
93,687
81,51%
93,018
44,58%
Nguồn: Bảng cân đối kế toán công ty qua các năm 2004-2003-2002
Đánh giá tình hình
Theo kết quả tổng hợp và phân tích trong giai đoạn ba năm về thực trạng nguồn vốn của công ty, ta nhận thấy tình hình vốn của tổ chức đã có sự gia tăng theo thời gian. Nhìn tổng quát, nếu như tổng nguồn vốn trong năm 2002 là 114,994 tỷ Đ thì trong năm 2003 số vốn này đã gia tăng đạt 208,631 tỷ Đ tương ứng tăng 93,687 tỷ Đ tức tăng 81,51% so với năm trước; và trong năm vừa qua, năm 2004 số vốn này đã tiếp tục tăng và đạt dược tổng số là 304,649 tỷ Đ tương ứng tăng 93,018 tỷ Đ tức tăng 44,58% so với năm 2003.
Tình hình này là do, trong hai năm qua là giai đoạn ngành cao su được giá và được mùa, sản xuất cũng như tiêu thụ sản phẩm thuận lợi, đạt hiệu quả cao, tài chính dồi dào dẫn đến nhu cầu vay vốn của các doanh nghiệp trong ngành giảm mạnh, tuy nhiên lại có thuận lợi cho Công ty Tài Chính trong việc huy động vốn.
Cụ thể, trong năm 2003 Công Ty Tài Chính Cao Su đã được tổng công ty quan tâm cấp thêm 10 tỷ đồng nâng tổng vốn điều lệ từ 50 tỷ lên 60 tỷ và liên tiếp công ty lại được cấp thêm 10 tỷ đồng trong năm 2004, nâng tổng mức vốn điều lệ của công ty đạt 70 tỷ đồng.Như vậy, mặc dù vốn và các quỹ của công ty chiếm một tỷ trọng tương đối so với tổng tài sản, thường là từ 10 – 25%, tỷ trọng này nhìn chung thấp hơn nhiều so với tỷ trọng về vốn tự có của các doanh nghiệp công nghiệp và thương mại khác. Tuy nhiên, công ty đã hoạt động tốt và duy trì sự tăng trưởng này một cách đều đặn qua các năm, cho thấy khả năng chống đỡ hay bù đắp rủi ro của tổ chức ngày càng vững chắc.
Nguồn vốn tăng trưởng của công ty sẽ bảo vệ người gửi tiền, các chủ nợ của công ty và các bên hữu quan khác trong mọi trường hợp.Chính vì thế công ty luôn đảm bảo được uy tín của mình trong quan hệ với khách hàng và các tổ chức tín dụng khác. Công ty đã sử dụng tốt và duy trì số vốn, các quỹ cũng như mở rộng số vốn này nhờ tăng lợi nhuận giữ lại và đồng thời đáp ứng những đòi hỏi khác về sự cải thiện điều kiện làm việc của cán bộ, về lòng tin của khách hàng và dân chúng nói chung về sự an toàn lành mạnh trong quá trình hoạt động của công ty.
Nguồn vốn mang lại cho công ty thường do việc huy động từ: các tổ chức tín dụng như các Ngân hàng Nhà Nước như VCB TPHCM, Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Sài Gòn ( lãi suất 0,73%/tháng); từ các công ty tài chính bạn như: Công ty tài chính Dầu khí, công ty tài chính Bưu Điện (lãi suất: 0,74%/tháng); Huy động từ các đơn vị thành viên trong tổng công ty (lãi suất: 9%/năm); Huy động từ nhân dân(theo lãi suất thị trường). Tuy nhiên, nguồn vốn của công ty chủ yếu là được huy động từ các công ty thành viên, việc huy động vốn từ dân cư chiếm một tỷ lệ rất thấp so với tổng nguồn huy động có thể được.
Cụ thể là trong năm 2003 huy động từ nhân dân đạt 5,5 tỷ đồng, và đạt 7,8 tỷ đồng trong năm 2004. Như vậy, vấn đề đặt ra ở đây là công ty phải cố gắng đẩy mạnh khả năng huy động nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư. Tuy nhiên để tạo thế chủ động hơn trong việc huy động vốn đặc biệt là vốn trung hạn, nên trong năm vừa qua công ty thực hiện thí điểm phát hành trái phiếu Công Ty Tài Chính Cao Su, kỳ hạn 3 năm, lãi suất 8,6%/năm , với tổng mệnh giá phát hành là 50 tỷ. Thực hiện thành công việc phát hành trái phiếu có ý nghĩa lớn trong công tác huy động vốn, vì đã mở ra một hướng mới rất cơ bản trong công tác nguồn vốn, đã thiết lập được một kênh huy động vốn lớn, lâu dài và ổn định cho công ty. Đây là nổ lực lớn của ban giám đốc công ty và phòng kinh doanh và các phòng khác.
Như vậy, sự gia tăng liên tục nguồn vốn của công ty qua các năm đã thể hiện chức năng động, đạt tốc dộ tăng trưởng cao trong công tác huy động vốn. Trong bối cảnh của nền kinh tế, với sự khan hiếm nguồn vốn như hiện nay mà công ty đã có thể liên tục gia tăng các nguồn tài trợ và thông qua đó đã sử dụng số tiền nhàn rỗi này để mở rộng hoạt động cho vay và đầu tư tài chính nhằm mục đích sinh lời.
Đối với công ty nguồn tài trợ từ tiền gửi của các tổ chức kinh tế và dân cư –nguồn gửi tiết kiệm và có kỳ hạn – là nguồn vốn khá ổn định cho phép công ty chủ động trong việc đầu tư chúng vào các kế hoạch sinh lời, chủ yếu là cho vay cho các tổ chức kinh tế và các ...

 
Các chủ đề có liên quan khác

Các chủ đề có liên quan khác

Top