si.roho

New Member

Download miễn phí Đề án Kế hoạch chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế và những giải pháp chủ yếu nhằm thực hiện mục tiêu chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế Việt Nam giai đoạn 2006 – 2010





MỤC LỤC

 

LỜI MỞ ĐẦU 3

NỘI DUNG CHÍNH 4

CHƯƠNG I: 4

I. Những vấn đề chung về cơ cấu kinh tế. 4

1. Khái niệm cơ cấu kinh tế. 4

2. Phân loại cơ cấu kinh tế. 4

II. Cơ cấu ngành kinh tế và xu hướng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trong quá trình phát triển. 5

1. Khái niệm cơ cấu ngành kinh tế. 5

1.1. Khái niệm cơ cấu ngành kinh tế. 5

1.2. Những nội dung của cơ cấu ngành kinh tế. 6

2. Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế và ý nghĩa nghiên cứu của nó. 7

2.1. Khái niệm chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế. 7

2.2. Ý nghĩa nghiên cứu cơ cấu ngành kinh tế. 8

3. Những chỉ tiêu phản ánh sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế. 9

3.1. Cơ cấu GDP 9

3.2. Cơ cấu lao động đang làm việc trong nền kinh tế. 9

4. Xu hướng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trong qúa trình phát triển. 9

CHƯƠNG II: 12

I. Nhiệm vụ của kế hoạch chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế. 12

1. Khái niệm kế hoạch chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế. 12

2. Nhiệm vụ của kế hoạch chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế. 12

II. Đánh giá thực hiện kế hoạch chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của Việt Nam giai đoạn 2006 – 2010. 13

1. Những thành tựu và tồn tại của công cuộc chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế Việt Nam giai đoạn 2001 – 2005. 13

1.1. Cơ cấu GDP 13

1.2. Cơ cấu lao động 16

2. Mục tiêu chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trong giai đoạn 2006-2010. 17

2.1. Khung kế hoạch chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế Việt Nam giai đoạn 2006-2010 17

2.2. Một số nhận định về kế hoạch chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế Việt Nam giai đoạn 2006 – 2010. 18

3. Đánh giá thực hiện kế hoạch chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế năm 2007 trong quý III. 20

4. Những nhận định về việc hoàn thành kế hoạch 2006 – 2010. 22

CHƯƠNG III: 25

I. Lựa chọn các ngành cần tập trung phát triển 25

II.Huy động vốn cho chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế và hợp lý hóa vốn đầu tư 28

1. Tạo môi trường khuyến khích và nâng cao hiệu quả vốn đầu tư 30

2. Phát triển thị trường tài chính 31

3. Tiếp tục hoàn thiện chính sách tài chính, tiền tệ 31

4. Nâng cao hiệu quả các nguồn đầu tư từ ngân sách. 32

LỜI KẾT 33

TÀI LIỆU THAM KHẢO 34

 

 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ketnooi -


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


rõ sự phát triển của nền kinh tế VN trong 5 năm 2001- 2005 chúng ta cần xem xét kĩ lưỡng từng khía cạnh của nền kinh tế dưới nhiều góc độ khác nhau. Cụ thể ở đây là sự chuyển biến trong cơ cấu ngành kinh tế của Việt Nam.
Bảng 2. Tình hình thực hiện kế hoạch chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế giai đoạn 2001 – 2005.
Đơn vị tính: %
STT
Chỉ tiêu
Mục tiêu
2001
2002
2003
2004
2005
5năm
2001-2005
1
Tăng trưởng kinh tế
7,5
6,89
7,08
7,34
7,79
8,4
7,5
- Nông, lâm và thủy sản
4,3
3,0
4,2
3,6
4,4
4,0
3,8
- Công nghiệp và xây dựng
10,8
10,4
9,5
10,5
10,2
10,6
10,2
- Dịch vụ
6,2
6,1
6,5
6,5
7,3
8,5
7,0
2
Tốc độ tăng giá trị sản xuất
- Nông, lâm và thủy sản
4,8
4,7
6,5
5,5
5,8
4,9
5,4
- Công nghiệp và xây dựng
13,1
14,6
14,8
16,8
16,0
17,2
16,0
3
Cơ cấu kinh tế
- Nông, lâm nghiệp và thủy sản
20 - 21
23,3
23,0
22,5
21,8
20,9
- Công nghiệp và xây dựng
38 - 39
38,1
38,5
39,5
40,2
41,0
- Dịch vụ
41 - 42
38,6
38,5
38,0
38,0
38,1
Nguồn: tổng hợp số liệu từ Tổng cục Thống kê
Cơ cấu ngành kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Tỷ trọng của khu vực Nông, lâm nghiệp và thủy sản thì giảm dần trong khi tỷ trọng của khu vực công nghiệp và dịch vụ thì tăng lên đáng kể. Năm 2001, tỷ trọng của khu vực nông nghiệp là 23,3% nhưng đến năm cuối cùng của kỳ kế hoạch 5 năm, năm 2005 thì tỷ trọng của ngành này chỉ còn có 20,9%. Như vậy sau 5 năm, tỷ trọng của ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản giảm 2,4%. Trái ngược với sự giảm xuống về tỷ trọng của ngành nông nghiệp là sự tăng lên về tỷ trọng của ngành công nghiệp và xây dựng. Từ 38,1% năm 2001 đến năm 2005 con số này đã là 41%, tăng 2,9% (vượt chỉ tiêu kế haọch đề ra. Ngành dịch vụ vẫn giữ được vị thế quan trọng của mình khi chiếm tới 38,1% trong GDP, vượt xa đóng góp của khu vực nông nghiệp và gần bằng tỷ trọng của công nghiệp.
Xét về mối quan hệ tương quan giữa các ngành, chúng ta có thể thấy, ngành công nghiệp và xây dựng là ngành có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất và cao nhất 10,2%, gấp 1,36 lần mức tăng GDP của toàn nền kinh tế (7,5%) và gấp 2,7 lần ngành nông nghiệp. Ngành dịch vụ có mức tăng xấp xỉ mức tăng GDP của cả nền kinh tế nên tỷ trọng không đổi, duy trì ở mức 38%. Dù đạt tốc độ tăng trưởng gần gấp 3 lần so với ngành dịch vụ, nhưng vì quy mô tuyệt đối nhỏ hơn, nên mức độ thay đổi tương quan tỷ lệ giữa hai khu vực nông nghiệp và công nghiệp không nhanh tương ứng với mức tăng trưởng công nghiệp.
Sự tăng trưởng nhanh của các ngành công nghiệp và một số ngành dịch vụ đã tạo nên sự thay đổi đáng kể trong cơ cấu kinh tế, bước đầu hình thành được một số ngành, sản phẩm quan trọng tạo động lực cho phát triển như: công nghiệp dầu khí, sản xuất thép, xi măng, cơ khí đóng tàu, lắp ráp ô tô, xe máy...
Về sự chuyển dịch trong nội bộ từng ngành. Trong 5 năm 2001 – 2005, ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản vượt qua nhiều khó khăn, duy trì được tốc độ tăng trưởng khá, tăng 5,4% trong khi kế hoạch đặt ra là 4,8%. Trong nội bộ của ngành đã có sự thay đổi nhất định, trong đó rõ rệt nhất là sự gia tăng của ngành thủy sản và sự suy giảm về tỷ trọng của sản xuất nông nghiệp. Đây là một tín hiệu đáng mừng cho thấy sự được theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa của ngành. Ngành thủy sản đã có những bước phát triển tương đối vững chắc, tỷ trọng giá trị sản xuất thủy sản trong toàn ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng từ 15,6% năm 200o lên 21,2% năm 2005. Đáng chú ý là hàng thủy sản xuất khẩu gia tăng nhanh chóng và trở thành một trong số những mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn. Trong khi đó, sản xuất nông nghiệp mặc dù có sự giảm đi về tỷ trọng nhưng vẫn đáp ứng được nhu cầu về lương thực thực phẩm trong nước và duy trì được vị trí là một trong ba nước hàng đầu thế giới về xuất khẩu gạo (Thái Lan, Hoa Kỳ, Việt Nam). Còn ngành lâm nghiệp vẫn tiếp tục chú trọng vào bảo vệ và trồng rừng. Độ che phủ rừng tăng từ 33,7% năm 2000 lên 37,4% năm 2005.
Ngành công nghiệp tăng trưởng ổn định ổn định với tốc độ cao hơn nhiều so với 5 năm trước, giá trị sản xuất công nghiệp tăng 16% vượt mức kế hoạch đề ra (kế hoạch là 13,1%). có thể nói khu vực công nghiệp đã thực sự đóng vai trò đầu tàu trong sự phát triển và chuyển dịch cơ cấu của toàn bộ nền kinh tế.
Cùng với quá trình chuyển đổi nền kinh tế sang cơ chế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, ngành dịch vụ đã từng bước hình thành và phát triển đa dạng, góp phần phục vụ đắc lực cho sản xuất của các ngành nông nghiệp và công nghiệp, tốc độ tăng thêm giá trị của dịch vụ đạt nhịp độ khá cao, tăng 7,6%.
Tuy đạt được những kết quả tích cực nhưng việc chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế còn nhiều hạn chế thể hiện chất lượng tăng trưởng kinh tế chưa cao.
Mức tăng trưởng nông nghiệp so với mức tăng trưởng GDP của toàn bộ nền kinh tế là khá cao, thể hiện mức đóng góp của tăng trưởng nông nghiệp cho tổng mức GDP là khá lớn.
Về ngành công nghiệp, mặc dù vị trí và vai trò của công nghiệp trong nền kinh tế quốc dân đã được nâng lên trong những năm qua nhưng trong cơ cấu nội bộ nganh công nghiệp sự chuyển biến diễn ra vẫn còn chậm. Thực chất đóng góp cho tăng trưởng công nghiệp trong những năm vừa qua chủ yếu vẫn là công nghiệp khai thác khoáng ản, tỷ trọng công nghiệp chế biến và chế tạo còn rất nhỏ bé. Trong khi đó, các ngành công nghiệp mới như công nghiệp điện tử, công nghiệp cơ khí như xe máy, ôtô mới phát triển ở giai đoạn đầu...
Riêng trong khu vực dịch vụ, trái với sự mong đợi là tỷ trọng tăng lên thì trên thực tế hầu như không thay đổi thậm chí còn giảm từ từ 38,6% năm 2001 xuống còn 38,1% năm 2005. Tỷ trọng của các ngành khách sạn, nhà hàng, vận tải, bưu điện, du lịch là quá thấp (khoảng 3-4% trong GDP). Thương mại, mặc dù có tỷ trọng yương đối lớn khoảng 13-14% GDP nhưng chủ yếu vẫn là buôn bán nhỏ. Các loại hình dịch vụ như tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, vận tải hàng không, vận tải biển, dịch vụ tư vấn pháp lý chưa được phát triển. Ngành tài chính – ngân hàng với tỷ trọng chưa đến 2% trong GDp là quá thấp.
Cơ cấu lao động
Đến năm 2005, tổng số lao động làm việc trong nền kinh tế đạt gần 42,7 triệu người; trong đó 24,2 triệu người làm việc trong ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản; 7,8 triệu người làm việc trong ngành công nghiệp và xây dựng; 10,9 triệu người làm việc trong các ngành dịch vụ.
Trong 5 năm 2001-2005: số lao động được giải quyết việc làm đạt khoảng 7,5 triệu người, trong đó ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản đạt trên 4,7 triệu; công nghiệp và xây dựng đạt trên 1,2 triệu người; các nàgnh thương mại và dịch vụ đạt 1,6 triệu.
Bước đầu tạo ra sự chuyển dịch về cơ cấu lao động theo hướng tích cực, đáp ứng yêu cầu của sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa và nâng cao hiệu qủa đầu tư trong kinh doanh. Tỷ trọng lao động trong nông, lâm, thủy sản trong tổng số lao động xã hội từ 68,2% năm 2000 giảm xuống còn 56,8% năm 2005; công nghiệp và xây dựng tăng từ 12,1% lên 17,9%, được tăng từ 19,7% lên 25,3%.
Bảng 3. Tình hình thực hiện kế hoạch kế hoạch lao động giai đoạn 2001 – 2005.
STT
Chỉ tiêu
Đvị tính
Mục tiêu
2001
2002
2003
2004
2005
1
Số lao động làm việc trong nền kinh tế.
Tr. ng
38,6
39,5
40,6
41,6
42,7
Cơ cấu lao động
- Nông, lâm nghiệp và thủy sản
%
56-57
63,4
61,9
60,3
58,8
56,8
- Công nghiệp và xây dựng
%
20-21
14,3
15,4
16,5
17,3
17,9
- Dịch vụ
%
22-23
22,3
22,7
23,2
23,9
25,3
2
Tỷ lệ lao động qua đào tạo
%
16,8
18,7
21,2
22,5
25,0
3
Tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị
%
5,4
6,28
6,01
5,78
5,60
5,31
4
Tỷ lệ sử dụng thời gian lao động ở nông thôn
%
80
74,26
75,42
77,65
79,10
80,65
Nguồn: tổng hợp số liệu từ Tổng cục Thống kê
Số liệu cho thấy sự chuyển dịch lao động từ nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ còn rất chậm chạp. Sự phát triển các ngành công nghiệp, xây dựng và dịch vụ chưa tạo ra việc làm tương ứng cho lao động nông thôn, trong khi các khu đô thị mới, khu công nghiệp mở rộng đã lấy đi khá nhiều diện tích đất canh tác màu mỡ của nông nghiệp. lao động vẫn tập trung khá lớn ở khu vực nông nghiệp, lại không được đào tạo dẫn đến khả năng tìm việc làm rất khó khăn, cho dù nhiều khu công nghiệp vẫn đang tìm công nghiệp có tay nghề. Cho đến năm 2005, tỷ lệ lao động qua đào tạo của Việt Nam mới đạt 25% - là một tỷ lệ rất thấp so với các nước trong khu vực. Điều này dẫn đến tình trạng năng suất lao động ở khu vực nông nghiệp rất thấp, hạn chế năng suất lao động chung của cả nước: năm 2005, năng suất lao động của nhóm ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản đạt 450 USD, của ngành dịch vụ là 1.860 USD và của nhóm ngành công nghiệp và xây dựng là 2.852 USD, năng suất lao động bình quân cả nước là 1.243.4 USD.
Mục tiêu chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trong giai đoạn 2006-2010.
Khung kế hoạch chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế Việt Nam giai đoạn 2006-2010
Bảng 4. Mục tiêu chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trong giai đoạn 2006-2010.
Đơn vị tính: %
STT
Chỉ tiêu
Thực hiện 2001- 2005
Kế hoạch
2006 - 2010
1
Tăng trưởng kinh tế
7,50
7,5 ...

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Đề án Đặc điểm kế toán ở các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam Luận văn Kinh tế 3
C Sử dụng một số phần mềm thiết kế giáo án điện tử dạy chuyên đề sinh lí thực vật cho học sinh chuyên Luận văn Sư phạm 0
N [Free] Đề án Bàn về chế độ kế toán chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán và hàng bán bị trả lại Luận văn Kinh tế 0
S [Free] Đề án Thiết kế mẫu mã sản phẩm - Một giải pháp nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của Luận văn Kinh tế 0
S [Free] Đề án Tìm hiểu về kế toán nguyên vật liệu trong các doanh nghiệp sản xuất theo phương pháp kê Luận văn Kinh tế 0
H [Free] Đề án Hoàn thiện phương pháp tính và kế toán khấu hao Tài sản cố định hữu hình theo chế độ hi Luận văn Kinh tế 0
N [Free] Đề án Bàn về nội dung phương pháp lập, trình bày, kiểm tra và phân tích bảng cân đối kế toán Luận văn Kinh tế 0
C [Free] Đề án Một số ý kiến nhằm hoàn thiện chuẩn mực kế toán Việt Nam số 15 - "hợp đồng xây dựng" Luận văn Kinh tế 0
C Đề án Chế độ kế toán các khoản dự phòng trong doanh nghiệp Việt Nam hiện hành Luận văn Kinh tế 0
L Đề án Công tác kế hoạch hoá kinh doanh trong nền kinh tế thị trường và các giải pháp nâng cao công t Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top