Download miễn phí Đề tài Thực trạng và những tồn tại của các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam





MỤC LỤC

 

 

Chương I. Những cơ sở lý luận chung của doanh nghiệp vừa và nhỏ

1. Khái niệm của doanh nghiệp vừa và nhỏ

2. Tiêu chí phân loại doanh nghiệp vừa và nhỏ

3. Ưu thế của doanh nghiệp vừa và nhỏ

4. Hạn chế của doanh nghiệp vừa và nhỏ

5. Vai trò của doanh nghiệp vừa và nhỏ

6. Pháp luật chi phối doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam

Chương II. Thực trạng của các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam

I. Quá trình hình thành và phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam

1. Doanh nghiệp vừa và nhỏ trong lĩnh vực công nghiệp

2. Doanh nghiệp vừa và nhỏ trong lĩnh vực thương mại dịch vụ

3. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở khu vực nông thôn

II. Tác động của các chính sách vĩ mô đến sự phát triển của các doanh nghiệp vừa và nhỏ

1. Tác động của chính sách thương mại

2. Tác động cảu chính sách tài chính tiền tệ

3. Tác động của chính sách đất đai

4. Tác động của chính sách công nghệ, giáo dục đào tạo

5. Tác động của chính sách hợp tác quốc tế về các doanh nghiệp vừa và nhỏ

III. Thực trạng và những tồn tại của các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam

1. Vốn của các doanh nghiệp vừa và nhỏ

2. Tình hình thiết bị công nghệ

3. Trình độ nhân lực, lao động và quản lý

4. Tình hình và khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ về sản phẩm, thị trường

 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ketnooi -


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


gắt do sự tập trung quá đông các DNVVN tại cùng một địa điểm, cùng một lĩnh vực kinh doanh.
3. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở khu vực nông thôn.
Với đặc trưng là một nền kinh tế nông nghiệp đi lên thì hiển nhiên là trong chiến lược phát triển DNVVN để công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước thì vai trò của các DNVVN ở khu vực nông thôn có ý nghĩa rất quan trọng. Bộ mặt của các DNVVN đã thay đổi phần nào qua dự án VIE/816 do UNDP tài trợ trong vòng 4 năm từ 11/1997 đến 2001.Hiện nay, các ngành nghề nông thôn thu hút hơn 5 triệu lao động nông nhàn và 11 triệu lao động phi nông nghiệp. Năm 2000, đã tạo ra hơn 4000 tỷ đồng giá trị sản lượng, 90% tiêu thụ nội địa và 10% xuất khẩu.
Các DNVVN ở khu vực nông thôn với thay mặt phổ biến là các doanh nghiệp hộ gia đình và các doanh nghiệp tư nhân
Về vốn: Vốn bình quân rất thấp cả về tương đối và tuyệt đối so với các DNVVN nói chung.Theo báo cáo của Viện bảo hộ lao động và các vấn đề xã hội - NXB Khoa học và Kỹ thuật , Hà nội , 1998 thì :Với doanh nghiệp hộ gia đình vốn bình quân là 921 USD, với doanh nghiệp tư nhân thì là 2.153 USD, vốn thấp không chỉ hiểu là như cầu về vốn ở các DNVVN khu vực nông thôn thấp mà còn hiểu ở sự thiếu hỗ trợ tín dụng.
Về thị trường và tiêu thụ sản phẩm: Thị trường chủ yếu được phân làm hai loại là thị trường địa phương và thị trường ở các thành phố lớn.
Một điểm sáng trong quá trình phát triển các DNVVN ở nông thôn, nhằm bắt tay vào tìm tiếng nói chung cho các DNVVN khu vực này, ngày 16/8/2002 tại Hà nội, Đại hội thành lập “ Hiệp hội các DNVVN khu vực nông thôn Việt nam” do VCCI tổ chức đã khai mạc với sự tham gia của hơn 100 DNVVN khu vực nông thôn. “Hiệp hội các DNVVN khu vực nông thôn” ra đời nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh, phát triển ngành nghề nông thôn, hỗ trợ bảo vệ lẫn nhau, đẩy mạnh sản xuất kinh doanh, nghiên cứu khoa học, thông tin kinh tế, thị trường, xúc tiến thương mại, đầu tư, thúc đẩy quan hệ hợp tác thương mại trong nước và quốc tế, giữ gìn và phát triển các làng nghề truyền thống, đầu tư thiết bị hiện đại, đổi mới công nghệ nâng cao năng suất cây trồng, vật nuôi, góp phần xoá đói giảm nghèo, thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông thôn. Hiệp hội cũng đã thông qua nhiệm kỳ 2002-2007, tập trung vào một số lĩnh vực phổ biến như thông tin kinh tế, trao đổi góp ý về các cơ chế, chính sách, đào tạo và tư vấn, tổ chức phát triển DNVVN ở các địa phương, tạo nhịp cầu giao thương phát triển.
II. Tác động của các chính sách vĩ mô đến sự phát triển của các DNVVN
Một trong những yếu tố quan trọng nhất tác động đến sự tồn tại và phát triển của các DNVVN là vấn đề cơ chế chính sách, môi trường hành lang pháp lý cho hoạt động của các DNVVN. Dưới đây là những nét chính khái quát về ảnh hưởng của một số chính sách vĩ mô đến hoạt động và phát triển của DNVVN Việt nam.
1. Tác động của chính sách thương mại
Trước hết, về vấn đề khởi sự tiến hành sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, các DNVVN cũng đã được “cởi trói” qua quy định mới về việc tiến hành đăng ký kinh doanh thành lập doanh nghiệp được quy định tại Luật doanh nghiệp. Luật doanh nghiệp được Quốc hội thông qua ngày 20/6/1999, có hiệu lực từ 1/1/2000 đã luật hoá các quy định thành lập doanh nghiệp theo hướng bãi bỏ cơ chế xin phép thành lập, chủ đầu tư chỉ đăng ký kinh doanh với hồ sơ hết sức đơn giản, xoá bỏ mọi kiểm tra kiểm soát trước khi thành lập, tạo điều kiện cho phép chủ đầu tư nhanh chóng tiếp cận thị trường, việc giám sát kiểm tra của nhà nước chuyển sang giai đoạn sau đăng ký kinh doanh. Luật doanh nghiệp cũng xoá bỏ vốn pháp định ở hầu hết các ngành nghề ( chỉ còn áp dụng đối với một số ngành nghề như Ngân hàng, Bảo hiểm..) đã tạo điều kiện cho các DNVVN ra đời thuận lợi, giảm tối thiểu các chi phí cho việc thành lập doanh nghiệp.
Kế đó, sự đổi mới chính sách thương mại theo hướng “mở cửa”, không ngừng đa phương hoá, đa dạng hoá các quan hệ quốc tế, tăng cường thu hút vốn đầu tư nước ngoài với chiến lược vốn đầu tư trong nước có vai trò quyết định, vốn đầu tư nước ngoài có vai trò quan trọng đã là một trong những nhân tố quyết định trong đổi mới kinh tế, đóng góp đáng kể vào tình hình đổi mới kinh tế ở Việt nam trong những năm gần đây.
Chính sách thương mại của Việt nam đã đạt được những tiến bộ đáng kể trong suốt giai đoạn vừa qua, đặc biệt với sự ra đời của Luật Thương mại có hiệu lực từ 1-1-1998 và nghị định số 57/CP hướng dẫn thi hành Luật Thương mại ngày 31/7/1998 đã cải thiện đáng kể các điều kiện tiếp cận thương mại quốc tế của các DNVVN. Thêm vào đó là việc tham gia vào hàng loạt các tổ chức hợp tác kinh tế khu vực và thế giới như ASEAN(1995), APEC(1998)và đặc biệt là ký được Hiệp định thương mại song phương với Hoa kỳ vào 20/7/2001 và mở đường cho việc gia nhập WTO đã được cụ thể hoá bằng nhiều biện pháp cải tổ thương mại theo hướng tự do hơn, hội nhập hơn cũng là những thuận lợi và cũng là chứa đựng những thách thức không nhỏ đối với doanh nghiệp nói chung và DNVVN nói riêng.
a. Điều kiện tham gia xuất nhập khẩu của các DNVVN được cải thiện theo cơ chế thông thoáng hơn.
Điều kiện tham gia hoạt động xuât nhập khẩu đã thực sự được mở ra cho tất cả các doanh nghiệp nói chung và các DNVVN nói riêng. Nghị định 57/CP đã cho phép tất cả các doanh nghiệp được tham gia hoạt động xuất nhập khẩu trong phạm vi kinh doanh đã đăng ký mà không cần có giấy phép xuất nhập khẩu. Có thể xem đây là một bước tiến tích cực của Việt nam trong quá trình tự do hoá thương mại.
Trước đó, Theo quy định của Nghị định 33/TTG của Thủ tướng chính phủ về quản lí nhà nước đối với hoạt động xuất nhập khẩu ban hành ngày 19/4/1994, các DNVVN muốn tham gia hoạt động xuất nhập khẩu thì phải có giấy phép mà muốn có giấy phép thì phải đáp ứng các điều kiện như:
Thứ nhất, phải là một pháp nhân có đăng ký kinh doanh theo pháp luật hiện hành và hoạt động đúng theo phạm vi hoạt động kinh doanh đã đăng ký.
Thứ hai, mức vốn lưu động không được dưới 200.000 USD vào thời điểm đăng ký kinh doanh, trừ những doanh nghiệp ở miền núi và ở những vùng kinh tế khó khăn khác, hay những doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xuất khẩu được khuyến khích đòi hỏi mức vốn thấp. Trong những trường hợp đó, số vốn lưu động phải tương đương 100.000 USD.
Thứ ba, có bằng chứng xác nhận rằng doanh nghiệp có đội ngũ nhân viên có đủ khả năng thích hợp để ký kết và thực hiện hợp đồng ngoại thương.
Thêm vào đó, trước khi Nghị định 57/CP được ban hành thì các doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân muốn được thành lập như tổ chức xuất nhập khẩu thì phải có giấy phép của Thủ tướng Chính phủ theo Điều 11 của Luật công ty.
Rất nhiều các DNVVN không đáp ứng được các điều kiện kể trên và chỉ có thể xuất khẩu các sản phẩm cuả mình thông qua một công ty được phép kinh doanh xuất nhập khẩu. Bên cạnh việc phải trả cho công ty xuất nhập khẩu trung gian này một khoản phí thông thường là từ 0,5% đến 1% giá trị hợp đông xuất nhập khẩu, Các DNVVN còn phải chịu thêm rủi ro khi tiết lộ thông tin quan trọng và bí mật về các hợp đồng ngoại thương và họ thậm chí còn bị các công ty chuyên doanh xuất nhập khẩu đó chiếm mất đối tác nước ngoài.
Nghị định 57/CP chỉ yêu cầu các DNVVN phải tiến hành hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu trong phạm vi hoạt động kinh doanh đã đăng ký.Với một số lượng lớn các công ty có khả năng tham gia trực tiếp vào thương mại quốc tế thì những chi phí và khó khăn trong giao dịch sẽ được giảm đáng kể. Đến ngày 2/8/2001 thì tất cả mọi pháp nhân ( doanh nghiệp và cá nhân) đã được xuất khẩu hầu hết mọi hàng hoá mà không phải xin phép qua việc Chính phủ ban hành sửa đổi nghị định thực hiện Luật thương mại theo Nghị định 44/2001/ND-CP, ngày 2-8-2001.
Bên cạnh đó, cũng trong năm 2001 Chính phủ đã tiếp tục tăng cường hỗ trợ xuất khẩu cho các DNVVN qua Quyết định 133/2001/QD-TTg ngày 10/9/2001 về việc thành lập Quỹ hỗ trợ phát triển nhằm hỗ trợ các tổ chức kinh tế, các doanh nghiệp và các cá nhân tham gia xuất khẩu.
Mặc dù đã có nhiều tiến bộ đáng kể, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động ngoại thương của các DNVVN. Nhưng nó cũng có những thiếu sót, những tồn tại mà chưa thực sự hỗ trợ các DNVVN. Điển hình là việc Bộ Thương mại và Tổng cục Hải quan đã ban hành ngay sau nghị định 57/CP thông tư hướng dẫn quy định các doanh nghiệp muốn tham gia hoạt động xuất nhập khẩu thì phải có mã số hải quan, muốn có mã số hải quan thì phải nộp đơn đăng ký cho Bộ Tài chính, từ đó phát sinh thêm nhiều thủ tục khó khăn.
b. Cơ chế tự do hoá thương mại qua việc nới lỏng kiểm soát phi thuế quan.
Bên cạnh những giải pháp tạo điều kiện thuận lợi cho các DNVVN thể hiện trong điều kiện tham gia, Nhà nước cũng quản lí xuất nhập khẩu bằng cách ban hành các danh mục hàng hoá thương mại bị cấm, hay hạn chế nhập khẩu theo hạn ngạch, hay ban hành các danh mục hàng hoá bị tạm ngừng xuất nhập khẩu, quy định mới nhất về các loại hàng hoá xuất nhập khẩu được nêu rõ tại Nghị định 73/2002/NDCP ngày 20/8/2002 của Chính phủ về danh mục các loại hàng hoá trong kinh doanh xuất nhập khẩu phfu hợp với tinh thần nêu rõ trong Nghị định 57/CP về danh mục hàng h...

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Thực trạng và một số yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ tiêm chủng mở rộng tại huyện Tu mơ rông năm 2016 Y dược 0
N Nhờ tải giúp em Thực trạng và các yếu tố tác động đến việc làm thêm của sinh viên Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay (Luận văn thạc sĩ) - Phan Thị ThuThảo Khởi đầu 3
D Thực trạng công tác kế toán tại công ty cổ phần xây dựng và đầu tư 492 Luận văn Kinh tế 0
T Nhờ tải TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG và THỰC TRẠNG NUÔI DƯỠNG NGƯỜI BỆNH tại KHOA hồi sức TÍCH cực Khởi đầu 1
D Thực trạng công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại FSI Luận văn Kinh tế 0
D Chính sách của việt nam với mỹ và quan hệ việt mỹ những năm đầu thế kỷ XXI, thực trạng và triển vọng Văn hóa, Xã hội 0
D Đánh giá thực trạng công tác giao đất, cho thuê đất và thu hồi đất trên địa bàn quận Hoàng Mai Văn hóa, Xã hội 0
D Đánh giá thực trạng sản xuất cà phê và giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm Nông Lâm Thủy sản 0
D thực trạng sử dụng thư viện của sinh viên trường đại học khoa học xã hội và nhân văn Luận văn Sư phạm 0
D Thực trạng và giải pháp đẩy mạnh hoạt động kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hóa Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top