trungkienairvn

New Member

Download miễn phí Đề tài Nghiên cứu đề xuất mô hình khu công nghiệp TTMT hướng đến PTBV khu công nghiệp Mỹ Phước - Bình Dương đến năm 2020





CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU

1.1. Đặt vấn đề 1

1.2. Mục tiêu đề tài 2

1.3. Phạm vi đề tài 2

1.4. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước 2

1.4.1. Tình hình nghiên cứu ngoài nước 2

1.4.2. Tình hình nghiên cứu trong nước 3

1.5. Phương pháp nghiên cứu 4

1.6. Nội dung nghiên cứu 5

1.7. Ý nghĩa khoa học – thực tiễn và tính mới của đề tài 6

CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN VỀ CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TỈNH BÌNH DƯƠNG

2.1. Tổng quan về điều kiện tự nhiên và kinh tế – xã hội tỉnh Bình Dương 7

2.1.1. Điều kiện tự nhiên 7

2.1.2. Tình hình phát triển kinh tế – xã hội 11

2.1.3. Quy hoạch, định hướng phát triển trong tương lai 15

2.1.4. Tổ chức bộ máy quản lý môi trường của tỉnh Bình Dương 18

2.2. Tổng quan về các khu công nghiệp tỉnh Bình Dương 19

2.2.1. Vị trí các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dương 19

2.2.2. Phân cấp quản lý Nhà nước đối với khu công nghiệp 20

2.3. Các vấn đề môi trường do hoạt động của các khu công nghiệp 22

2.3.1.Ô nhiễm do nước thải công nghiệp 23

2.3.2.Ô nhiễm khí thải công nghiệp 23

2.3.3.Vấn đề quản lý chất thải rắn công nghiệp 23

 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ketnooi -


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


sản phẩm phụ/phế phẩm/chất thải có thể dẫn đến việc loại bỏ một số cơ sở đã từng thu lợi từ chất thải và sản phẩm phụ (như các cơ sở thu mua phế liệu hay cơ sở tái sinh, tái chế tư nhân). Sự hình thành mạng lưới tái sinh hay trao đổi sản phẩm phụ giữa các doanh gnhiệp trong KCN TTMT có thể làm mất đi nguồn thu nhập, kế sinh nhai của hàng ngàn hộ gia đình. Do đó, các nhà đầu tư KCN TTMT có thể hổ trợ kinh phí, tạo điều kiện cho các cơ sở tiểu thủ công nghiệp này nâng cao hiệu quả sản xuất và đảm bảo TCMT. Các cơ sở này cũng có thể trở thành thành viên của Trung Tâm Trao Đổi Chất Thải của KCN TTMT.
Hầu hết các chính sách môi trường hiện nay của nước ta vẫn tập trung vào xử lý cuối đường ống (end-of-pipe treatment) hơn là các giải pháp ngăn ngừa ô nhiễm. Do đó, các nhà đầu tư KCN TTMT và các tổ chức liên quan cần cố gắng thuyết phục việc cải thiện và hoàn thiện các chính sách và luật để hỗ trợ sự hình thành và phát triển các KCN TTMT trong tương lai.
3.2.7. Kinh nghiệm mô hình quản lý KCN TTMT trên thế giới
Mô hình triad-network do Mol (1995): phát triển được áp dụng để phân tích mối liên hệ giữa các cơ quan chức năng này và các thành phần của KCN TTMT xây dựng theo ba lĩnh vực chính: (i)kinh tế (economic network), (ii)chính sách (policy network), và (iii)xã hội (social network). Economic network phân tích mối quan hệ giữa hệ công nghiệp với (i) các nhà cung cấp nguyên vật liệu và người tiêu thụ sản phẩm; (ii) với các hệ cong nghiệp khác sản xuất cùng mặt hàng, cũng như các hiệp hội ngành hay chi nhánh; (iii) với các cơ quan tài chính khác (như thuế, ngân hàng, bảo hiểm,) và các viện nghiên cứu, trường đại học, và (iv) với các yếu tố tự nhiên khác trong khu vực. Policy network phân tích mối tương quan giữa hệ công nghiệp và nhà nước (industry – government), tập trung vào chính sách, luật lệ, quy định, tiêu chuẩn đang được áp dụng và thực tế thực thi. Mô hình Social network: nhằm phân tích vai trò của các tổ chức xã hội (như cộng đồng dân cư, hội cựu chiến binh, hội phụ nữ, đoàn thanh niên,) trong việc thúc đẩy các cơ sở công nghiệp quan tâm đến môi trường. Vai trò của các phương tiện thông tin đại chúng như báo chí, truyền thanh, truyền hình, cũng được phân tích trong phần này.
Những phân tích này là cơ sở để đề xuất công cụ quản lý (luật lệ, chính sách, quy định, tiêu chuẩn,) và các cơ quan chức năng chịu trách nhiệm đưa mô hình kỹ thuật KCN TTMT đã xây dựng vào thực tế ứng dụng.
Mô hình kỹ thuật xây dựng KCN TTMT theo quốc tế gồm có bốn bước chính Trần Thị Mỹ Diệu (2003)
.
Bước thứ nhất: phân tích dạng vật liệu và năng lượng liên quan đến KCN nghiên cứu;
Bước thứ hai: tập trung vào việc ngăn ngừa phát sinh chất thải tại nguồn;
Bước thứ ba: chủ yếu xác định, phân tích và thiết kế các phương án thu hồi, tái sinh và tái sử dụng các chất thải còn lại sau khi đã áp dụng các biện pháp SXSH. Những chất thải không thể tái sinh, tái sử dụng tại nguồn, sẽ được tái sinh, tái sử dụng ở những nhà máy khác trong KCN hay bên ngoài KCN;
Bước cuối cùng: đòi hỏi xác định phần chất thải còn lại cần xử lý hợp lý trước khi thải vào môi trường xung quanh. Công nghệ xử lý cuối đường ống rất hữu dụng trong việc xử lý hòan toàn các chất ô nhiễm còn lại này.
Sự tổ hợp của 04 bước nói trên hình thành một phương pháp có tính hệ thống cho phép chúng ta phân tích và xây dựng mô hình kỹ thuật cho KCN TTMT.
Cho đến nay, thực tế áp dụng, các dự án hiện tại và kinh nghiệm về hệ sinh thái công nghiệp (industrial ecosystem) thể hiện những đặc điểm đặc biệt cũng như những hạn chế nhất định.
Khái niệm về sinh thái công nghiệp đã được áp dụng chủ yếu ở các nước phát triển có kỹ thuật, hệ thống tổ chức và cấu trúc thể chế tiên tiến;
Các dự án này thường được phát triển cho các hệ thống công nghiệp có quy mô lớn như khu công nghiệp sinh thái;
Hầu hết các dự án sinh thái công nghiệp mang tính chất nghiên cứu lý thuyết chủ yếu tập trung vào công nghệ và cân bằng dạng vật chất.
Trong khi đó, vấn đề về tổ chức, quản lý và vai trò của các cơ quan chức năng trong việc đưa mô hình lý thuyết vào thực tế ứng dụng hầu như rất ít được quan tâm đến.
3.2.8. Giả thuyết áp dụng mô hình quản lý KCN TTMT ở Việt Nam
Dựa trên các tài liệu tham khảo hiện có cũng như kinh nghiệm của các nước công nghiệp, chúng ta có thể thấy rất nhiều ưu điểm của chiến lược bảo vệ môi trường thành công trên cở sở áp dụng mô hình thân thiện môi trường, sử dụng khái niệm sinh thái công nghiệp thay vì xử lý cuối đường ống. Tuy nhiên, để áp dụng lý thuyết phát triển từ những nước phát triển tren thế giới vào điều kiện của Việt Nam, chúng ta cần lưu ý những vấn đề chính sau đây:
Thứ nhất: mô hình sinh thái công nghiệp của các nước phát triển không thể áp dụng trực tiếp vào Việt Nam do sự khác biệt về điều kiện kỹ thuật, kinh tế và xã hội. Hiển nhiên, Việt Nam có thể học tập kinh nghiệm của các hệ sinh thái công nghiệp hiện có của các nước khác và hiệu chỉnh cho phù hợp với điều kiện của nước ta.
Thứ hai: nước ta đã có nhiều KCN đã hình thành và đi vào hoạt động. Do đó, mô hình đề xuất phải có tính khả thi để áp dụng đối với KCN hiện có với nhiều loại hình công nghiệp khác nhau.
Thứ ba: khi áp dụng lý thuyết sinh thái công nghiệp để xây dựng KCN TTMT ở Việt Nam, chúng ta sẽ không chỉ quan tâm đến công nghệ và lĩnh vực tối ưu hóa dạng vật chất mà còn xem xét đến vai trò của các tổ chức và cơ quan chức năng liên quan đến việc đưa mô hình lý thuyết vào thực tế.
3.3. Tổng quan về các giải pháp kỹ thuật & hệ thống bền vững
Xử lý cuối đường ống (EOP treatment: end-of-pipe treatment) là giải pháp xử lý chất thải từ các hoạt động công nghiệp mang tính truyền thống, thụ động. Giải pháp này tập trung vào việc xử lý các chất thải trước khi thải vào môi trường. Đây là phương pháp nhằm hạn chế bớt sự ô nhiễm môi trường. Nhìn chung quy trình xử lý cuối đường ống như sau:
Trạm xử lý
Thiết bị lọc
Xử lý hay tái chế
Các sản phẩm công nghiệp hòan tất
Các chất thải
ô nhiễm
Dạng lỏng
Dạng khí
Dạng rắn
Quá trình
công nghiệp
Nhân lực
Các vật liệu thô
Năng lượng
Hình 12-Sơ đồ quy trình xử lý cuối đường ống trong sản xuất công nghiệp
Trong thực tế, cách tiếp cận này chính là việc xây dựng và vận hành các trạm xử lý nước thải; lắp đặt các thiết bị làm sạch khí thải; các lò đốt CTR và các bộ phận chuyên dùng để khử độc tính kèm theo; các bãi chôn lấp rác an tòan và hợp vệ sinh. Do đó giải pháp này không mang tính chủ động ngăn ngừa ô nhiễm. Đó là một trong những yếu tố quan trọng khiến giải pháp này không thể đáp ứng được nhu cầu chủ động phòng ngừa tại nguồn các nguy cơ gây phát sinh chất thải, hướng đến PTBV các hoạt động sản xuất công nghiệp. Một số giải pháp kỹ thuật và hệ thống bền vững có thể cung cấp công cụ quản lý mang tính chủ động ngăn ngừa ô nhiễm công nghiệp được trình bày cụ thể ở phần tiếp theo.
3.3.1. Sản xuất sạch hơn – CP (Cleaner Production)
Khái niệm
Theo UNEP, SXSH hơn là “ việc áp dụng liên tục chiến lược phòng ngừa tổng hợp về môi trường vào các quá trình sản xuất, sản phẩm và dịch vụ nhằm nâng cao hiệu suất sinh thái và giảm thiểu rủi ro cho con người và môi trường”
Đối với quá trình sản xuất: SXSH bao gồm bảo toàn nguyên liệu và năng lượng, loại trừ các nguyên liệu dộc hại và giảm lượng và tính dộc hại của tất cả các chất thải ngay tại nguồn thải.
Đối với sản phẩm: SXSH bao gồm việc giảm các ảnh hưởng tiêu cực trong suốt chu kỳ sống của sản phẩm, từ khâu thiết kế dến thải bỏ.
Đối với dịch vụ: SXSH dưa các yếu tố về môi trường vào trong thiết kế và phát triển các dịch vụ.
Mục tiêu của SXSH là tránh ô nhiễm bằng cách sử dụng tài nguyên, nguyên vật liệu và năng lượng một cách có hiệu quả nhất. Điều này có nghĩa là thay vì bị thải bỏ sẽ có thêm một tỷ lệ nguyên vật liệu nữa được chuyển vào thành phẩm.
Các lợi ích của SXSH
Kinh nghiệm thực tế đã chỉ ra rằng SXSH không chỉ mang lại lợi ích kinh tế mà còn cả lợi ích về mặt môi trường. Các lợi ích này có thể tóm tắt như sau:
Cải thiện hiệu suất sản xuất;
Sử dụng nguyên liệu, nước, năng lượng có hiệu quả hơn;
Tái sử dụng phần bán thành phẩm có giá trị;
Giảm ô nhiễm;
Giảm chi phí xử lý và thải bỏ các chất thải rắn, nước thải, khí thải;
Tạo nên hình ảnh về mình tót hơn; và
Cải thiện sức khoẻ nghề nghiệp và và an toàn.
Các giải pháp về SXSH
Tránh các rò rỉ, rơi vãi trong quá trình vận chuyển và sản xuất, hay còn gọi là kiểm soát nội vi;
Đảm bảo các điều kiện sản xuất tối ưu từ quan điểm chất lượng sản phẩm, sản lượng, tiêu thụ tài nguyên và lượng chất thải tạo ra;
Tránh sử dụng các nguyên vật liệu độc hại bằng cách dùng các nguyên liệu thay thế khác;
Cải tiến thiết bị để cải thiện quá trình sản xuất;
Lắp đặt thiết bị sản xuất có hiệu quả, và
Thiết kế lại sản phẩm để có thể giảm thiểu lượng tài nguyên tiêu thụ.
Các bước thực hiện SXHS
Hình 13-Các bước thực hiện SXSH
3.3.2. Hệ thống quản lý môi trường – EMS (Environmental Management Systems), ISO 14001
Hệ thống Quản lý Môi trường là một công cụ để quản lý các tác động do các hoạt động của một tổ chức gây nên với môi ...

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Nghiên cứu và đề xuất quy trình xây dựng hệ thống mạng an toàn Công nghệ thông tin 0
D Đề cương nghiên cứu tình hình đề kháng kháng sinh của một số vi khuẩn gây nhiễm khuẩn vết mổ Y dược 0
D Ebook Nghiên cứu quốc tế - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn Văn hóa, Xã hội 0
D Điều tra, nghiên cứu hiện trạng quản lý chất thải rắn y tế tại Thanh Hóa và đề xuất các giải pháp cải thiện Khoa học Tự nhiên 0
D Nghiên cứu đề xuất các biện pháp bảo vệ môi trường cho Nhà máy xử lý chất thải nguy hại Huy Thịnh Nông Lâm Thủy sản 0
D Nghiên cứu vấn đề điều khiển lò nhiệt. Đi sâu xây dựng chương trình giám sát nhiệt độ lò nhiệt trong phòng thí nghiệm sử dụng card PCI 1710 Công nghệ thông tin 0
D nghiên cứu vấn đề học ngoại ngữ của sinh viên Luận văn Sư phạm 0
D Nghiên cứu đánh giá hiện trạng quản lý chất thải rắn y tế nguy hại trên địa bàn tỉnh Hải Dương và đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý Kiến trúc, xây dựng 0
D Nghiên cứu xu thế phát triển, những tác động của công nghệ IoT (internet of things) và đề xuất giải pháp quản lý phù hợp Công nghệ thông tin 0
D Nghiên cứu xâm nhập mặn và đề xuất các giải pháp kiểm soát mặn phục vụ phát triển kinh tế xã hội cho Khoa học Tự nhiên 1

Các chủ đề có liên quan khác

Top