pinkysmile99

New Member

Download miễn phí Đề tài Nội thất Mạnh Quỳnh





Do đặc điểm, tính chất qui mô của công trình có tải trọng không lớn, địa điểm xây dựng có vị trí thuận lợi 4 mặt thông thoáng không ảnh hưởng đến các công trình xung quanh nên ta dùng phương pháp thi công cọc ép. Có 2 phương pháp ép cọc là ép trước và ép sau.

Phương pháp ép trước là ép cọc xong mới làm đài móng và thi công phần thân. ưu điểm của phương pháp này lày không gian thi công thoáng, dễ điều khiển thiết bị thi công nhưng phải có đối trọng hay thiết bị neo giữ giá máy; thời gian thi công kéo dài. Còn phương pháp ép sau là đổ bêtông đài móng, trừ các lỗ để ép cọc, thi công phần thân, sau đó lợi dụng tải trọng bản thân của công trình để làm đối trọng; phương pháp này không cần neo giữ giá máy hay sử dụng đối trọng, thời gian thi công rút ngắn nhưng không gian thi công chật hẹp, khó điều khiển thiết bị thi công, chỉ thích hợp với những công trình có bước cột lớn.

 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ketnooi -


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


ho công trình như sau:
+ Ván khuôn cột và dầm sàn sử dụng hệ ván khuôn định hình.
+ Xà gồ sử dụng gỗ nhóm V.
+ Cột chống cho dầm và sàn là cột chống thép, hệ giáo PAL; hay kết hợp cột chống và giáo PAL tuỳ theo kích thước thực tế mà ta chọn bố trí hệ ván khuôn cho phù hợp.
- Đối với công trình thi công, do chiều cao nhà lớn, sử dụng bêtông mác cao nên việc sử dụng bêtông trộn và đổ tại chỗ là một vấn đề khó khăn khi mà khối lượng bêtông lớn. Chất lượng của loại bêtông trộn tại chỗ rất khó đạt được đúng mác thiết kế .
- Bêtông thương phẩm hiện đang được sử dụng nhiều cho các công trình cao tầng do có nhiều ưu điểm trong khâu bảo đảm chất lượng và thi công thuận lợi. Xét về giá cả theo m3 bêtông thì giá bêtông thương phẩm so với bêtông tự chế tạo cao hơn khoảng 50%. Nhưng về mặt chất lượng thì việc sử dụng bêtông thương phẩm hoàn toàn yên tâm, đảm bảo đúng yêu cầu thiết kế.
- Do công trình có mặt bằng rộng rãi, chiều cao công trình lớn, khối lượng bêtông nhiều, yêu cầu chất lượng cao nên để đảm bảo tiến độ thi công và chất lượng công trình, ta lựa chọn phương án:
+ Thi công cột, dầm, sàn toàn khối dùng bêtông thương phẩm được chở đến chân công trình bằng xe chuyên dụng, có kiểm tra chất lượng bêtông chặt chẽ trước khi thi công.
+ Đổ bêtông cột và dầm, sàn bằng cơ giới, dùng cần trục tháp để đưa bêtông lên vị trí thi công có tính cơ động cao. Công tác thi công phần thân được tiến hành ngay sau khi lấp đất móng. Việc tổ chức thi công phải tiến hành chặt chẽ, hợp lý, đảm bảo lượng kỹ thuật an toàn.
Quá trình thi công phần thân bao gồm các công tác sau:
+ Lắp đặt cốt thép cột, lõi.
+ Lắp dựng, ghép cốt pha cột, lõi.
+ Đổ bêtông cột, lõi.
+ Lắp dựng ván khuôn dầm sàn.
+ Cốt thép dầm sàn.
+ Đổ bêtông dầm sàn.
+ Bảo dưỡng bêtông.
+ Tháo dỡ ván khuôn và hoàn thiện.
Bảng đặc tính ván khuôn phẳng:
Bảng đặc tính kỹ thuật của tấm khuôn phẳng :
Hình dạng
Rộng
(mm)
Dài
(mm)
Cao
(mm)
Mômen quán
tính (cm4)
Mômen kháng
uốn (cm3)
300
300
220
200
150
150
100
1800
1500
1200
1200
900
750
600
55
55
55
55
55
55
55
28,46
28,46
22,58
20,02
17,63
17,63
15,68
6,55
6,55
4,57
4,42
4,3
4,3
4,08
Bảng đặc tính kỹ thuật tấm khuôn góc ngoài :
Kiểu
Rộng
(mm)
Dài
(mm)
100´100
1800
1500
1200
900
750
600
Bảng đặc tính kỹ thuật tấm khuôn góc trong :
Kiểu
Rộng
(mm)
Dài
(mm)
700
600
300
1500
1200
900
2-Thiết kế ván khuôn cột, dầm, sàn, thang máy.
2.1-thiết kế ván khuôn cột:
a-Yêu cầu kỹ thuật:
Ván khuôn, cột chống được thiết kế sử dụng phải đáp ứng được các yêu cầu:
+ Ván khuôn phải được chế tạo, tổ hợp đúng theo kích thước của các bộ phận kết cấu công trình.
+ Phải bền, cứng, ổn định, không cong, vênh.
+ Phải gọn nhẹ, tiện dụng và dễ tháo lắp.
+ Phải dùng được nhiều lần (hệ số luân chuyển cao).
+ Lắp dựng tháo gỡ nhanh chóng, đơn giản bằng thủ công.
b-Số liệu về công trình và tổ hợp cột:
- Nhà cao 7 tầng, tầng các tầng cao 3.3m.
- Cột tầng trệt- 2 có tiết diện:35x45 cm và 45x55cm, cột tầng 3-4 có tiết diện 30x40cm và 40x45cm. cột tầng 5-6 có tiết diện 30x30cm và35x35cm.
- Dầm chính có tiết diện: 30x60 cm, dầm phụ có tiết diện: 22x50cm.
- Sàn các tầng dày 12cm
*Tổ hợp cột:
b1.Tầng trệt
+ Với cột tầng trệt, chiều cao tính toán của ván khuôn là H=2.5-0.6-0.5= 1.4m, tiết diện 35x45cm
- Cạnh ngắn dùng 30cm còn thiếu 5cm thì bù bằng gỗ.
- Cạnh dài dùng 1 tấm 20cm và 1 tấm25cm
- Chiều cao dùng 1 tấm 1200 còn thiếu 20cm thì bù bằng gỗ.
+Với cột 45x55cm chiều cao 1,6cm
- Cạnh ngắn dùng 1 tấm rộng 20cm,và 1 tấm 25cm
- Cạnh dài dùng 1 tấm 25cm và 1 tấm30cm
- Chiều cao dùng 1 tấm 1200 còn thiếu 20cm thì bù bằng gỗ.
b2.Tầng 1
+ Cột tầng 1, chiều cao tính toán của ván khuôn là H=3.6-0.6-0.5 = 2.5m, tiết diện 35x45.
- Cạnh ngắn dùng 1 tấm rộng 30cm,còn thiếu 5cm bù bằng gỗ
- Cạnh dài dùng 1 tấm 25cm và 1 tấm 20cm
- Chiều cao dùng 2 tấm 1.2m, còn thiếu 10cm thì bù bằng gỗ.
+ Cột tầng 1, chiều cao tính toán của ván khuôn là H=3.6-0.6-0.5 = 2.5m,tiết diện 45x55.
- Cạnh ngắn dùng 1 tấm rộng 20cm và 1 tấm 25cm
- Cạnh dài dùng 1 tấm 25cm và 1 tấm 30cm
- Chiều cao dùng 2 tấm 1.2m, còn thiếu 10cm thì bù bằng gỗ.
b3.Tầng 2
+ Cột tầng 2, chiều cao tính toán của ván khuôn là H=3.3-0.6-0.5 = 2.2m, tiết diện 35x45.
- Cạnh ngắn dùng 1 tấm rộng 30cm còn thiếu 5cm bù bằng gỗ
- Cạnh dài dùng 1 tấm 20cm và 1 tấm 25cm
- Chiều cao dùng 1 tấm 1cm và 1 tấm 1.2m
+ Cột tầng 2, chiều cao tính toán của ván khuôn là H=3.3-0.6-0.5 = 2.2m, tiết diện 45x55.
- Cạnh ngắn dùng 1 tấm rộng 20cm và 1 tấm 25cm
- Cạnh dài dùng 1 tấm 30cm và 1 tấm 25cm
- Chiều cao dùng 1 tấm 1m và 1 tấm 1.2m
b3.Tầng 3-4
+ Cột tầng 3-4, chiều cao tính toán của ván khuôn là H=3.3-0.6-0.5 = 2.2m, tiết diện 30x40.
- Cạnh ngắn dùng 1 tấm rộng 30cm
- Cạnh dài dùng 2 tấm 20cm
- Chiều cao dùng 1 tấm 1cm và 1 tấm 1.2m
+ Cột tầng 3-4 chiều cao tính toán của ván khuôn là H=3.3-0.6-0.5 = 2.2m, tiết diện 40x45.
- Cạnh ngắn dùng 2 tấm rộng 20cm
- Cạnh dài dùng 1 tấm 20cm và 1 tấm 25cm
- Chiều cao dùng 1 tấm 1cm và 1 tấm 1.2m
b4.Tầng 5-6
+ Cột tầng 5-6, chiều cao tính toán của ván khuôn là H=3.3-0.6-0.5 = 2.2m, tiết diện 30x30.
-Các cạnh dùng 1 tấm 30cm
- Chiều cao dùng 1 tấm 1m và 1 tấm 1.2m
+ Cột tầng 5-6 chiều cao tính toán của ván khuôn là H=3.3-0.6-0.5 = 2.2m, tiết diện 35x35.
- Các cạnh dùng 1 tấm rộng 30cm và bù 5cm bằng gỗ
- Chiều cao dùng 1 tấm 1cm và 1 tấm 1.2m
c- Tính toán ván khuôn cột:
Độ ổn định của ván khuôn định hình rất lớn nên không cần kiểm tra mà chỉ cần chọn ván khuôn, chọn gông, kiểm tra khoảng cách giữa các gông
-Tính toán khoảng cách gông cột:
Sơ đồ tính:
Coi ván khuôn như dầm liên tục tựa
trên các gối tựa là các gông, chịu tải
phân bố (gần đúng coi là đều).
Tải trọng tác dụng lên ván khuôn gồm 2 thành phần: tải trọng tác dụng do bê tông tươi và tải trọng do chấn động phát sinh ra khi đổ bê tông.
+ Tải trọng tác dụng do bê tông tươi:
q1tc = γH = 2500x0.75 = 1875 kg/m2
q1tt = n.q1tc = 1.3x1875 = 2438 kg/m2
+ Tải trọng tác dụng do đổ bê tông:
q2tc = 200 kg/m2 ( do đổ bằng đường ống từ máy bơm bê tông)
q2tt = n.q2tc = 1.3x200 = 260 kg/m2
=> Tổng tải trọng tác dụng vào ván khuôn có bề rộng 0.3m:
qtc = 0.3x(q1tc + q2tc) = 0.3x(1875 + 200) = 519 kg/m
qtt = 0.3x(q1tt + q2tt ) = 0.3x(2438 + 260) = 674.5 kg/m
- Coi ván khuôn cột như dầm liên có các gối là gông, chịu tải trọng phân bố đều qtt=674.5 kg/m
Tính cho một tấm ván khuôn định hình có chiều rộng 0,3m có: W=6,45 cm3; J=28,59 (cm4)
Giả sử chọn khoảng cách các gông là 75cm
Kiểm tra khoảng cách gông theo điều kiện bền:
Mô men trên dầm liên tục là:
Kiểm tra theo điều kiện biến dạng:
Vậy chọn khoảng cách gông là 75 cm là thoả mãn
2.2-Thiết kế ván khuôn dầm:
Hệ dầm sử dụng trong kết cấu của công trình gồm nhiều loại tiết diện, ở đây ta chỉ tính toán ván khuôn cho dầm chính tiết diện D1:30x60cm, dầm phụ tiết diện D2:22x50cm.Ván khuôn dầm cũng sử dụng ván khuôn thép, các tấm ván dầm được tựa lên các thanh xà ngang, xà dọc, dùng giáo PAL để đỡ xà gồ.
2.2.1Tính toán dầm chính( D1:30x60cm)
a- Tổ hợp ván khuôn
Ta sử dụng tấm ván góc kích thước tiết diện 150x150 tại góc liên kết giữa dầm và sàn.
+Chiều cao ván thành yêu cầu: ho = hd - hs - hv.góc =60-12-15 = 33cm. Ta sử dụng 1 tấm ván phẳng bề rộng 30cm còn lại 3cm bù gỗ
+Với chiều rộng đáy dầm là 30cm, ta sử dụng tấm ván bề rộng 30cm
+Dầm có chiều dài dầm là 7.5- 0.35=7.15m nên sử dụng 4 tấm chiều dài 1,5m, 1 tấm chiều dài 1m,còn thiếu 15cm thì chèn bằng gỗ.
Vậy một dầm cần: 4tấm 300x1500x60, 1tấm 300x1000x60, 4tấm thép góc dài 1500,
b-Tính toán hệ thống xà gồ:
Đặc trưng tiết diện của ván đáy bề rộng 300 là: J = 22,58 cm4 ; W = 4,57 cm3
- Xác định tải trọng tác dụng lên ván đáy dầm gồm tải trọng tác dụng lên ván đáy dầm bao gồm: tải trọng do trọng lượng bản thân ván khuôn, trọng lượng bê tông mới đổ, trọng lượng cốt thép và tải trọng do người và các phương tiện vận chuyển.
*b1-Tính toán ván đáy dầm D1
+ Tải trọng do bêtông và cốt thép:
q1tc = 0.3´0.6´(2500 + 120) = 471(kG/m) .
q1tt = n.g1tc= 1.2´471 = 565.9 (kG/m) .
+ Tải trọng do trọng lượng ván khuôn:
q2tc = 0,3 ´20 = 6 (kG/m)
q2tt = n.g2tc = 1.1´6 = 6.6 (kG/m) .
+ Tải trọng do đổ vữa bê tông:
p3tc=250 Kg/m2.
q3tc= bxp3tc= 0.3x250=75 kG/m.
q3tt= bxn4xp3tc= 75x1,3=97.5 kG/m.
Tổng tải trọng tác dụng lên ván đáy là:
qtc = q1tc + q2tc + q3tc = 471 + 6+ 75 = 552(kg/m)
qtt = q1tt + q2tt + q3tt = 565.9 + 6.6+97.5 =670 (kg/m)
Coi đáy dầm chính là dầm liên tục ,gối tựa là những cột chống chịu tải trọng phân bố đều
-Kiểm tra theo điều kiện bền:
- Kiểm tra theo điều kiện độ võng:
Vậy với khoảng cách giữa các cột chống l=75cm ván đáy dầm thoả mãn điều kiện
*b2 Tính ván khuôn thành dầm D1:
- Tải trọng tác dụng lên ván thành:
+ áp lực ngang lớn nhất do trọng lượng bê tông:
q1tc= gbtxh2=2500x0,6=1500 kG/m.
q1tt=n1xqtc=1,2x1500=1800 kG/m.
+ áp lực ngang lớn nhất khi đổ bê tông:
q2tc=Ptcxh=200x0,6=120 kG/m.
q2tt=n2xq2tc=1,3x120=156 kG/m.
+ Tải trọng do đầm bằng đầm...

 
Các chủ đề có liên quan khác

Các chủ đề có liên quan khác

Top