sodepgiadep

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
Phần 1 Tổng quan tài liệu
1.1. Đặc điểm của cây đu đủ
1.1.1. Nguồn gốc và phân loại
1.1.2. Giá trị kinh tế
1.1.3. Phân bố
1.1.4. Các bệnh về cây đu đủ
1.2. Đặc điểm virus gây bệnh đốm vòng ở đu đủ (PRSV)
1.2.1. Cấu trúc
1.2.2. Cơ chế lan truyền
1.2.3. Các biện pháp phòng trừ
1.2.4. Gen kháng virus
1.2.5. Những thành tựu trong việc chống lại PRSV ở cây đu đủ
1.2.5.1. Trường đại học Hawaii và đại học Cornell, Mỹ
1.2.5.2. Trường đại học Kasetsart, Thailand và Queensland, Austrailia
1.2.5.3. Trung tâm Công nghệ sinh học, MARDI, Malaysia
1.3. Công nghệ sinh học phân tử và ứng dụng để tạo cây chuyển gen
1.3.1. Một số vector sử dụng trong sinh học phân tử
1.3.1.1 Vector nhân dòng TA-cloning
1.3.1.2 Vector biểu hiện protein pRSET
1.3.1.3 Vector chuyển gen
1.3.2. Một số loại enzim sử dụng trong sinh học phân tử
1.3.2.1 Enzim sao mã ngược (reverse transcriptase)
1.3.2.2 Enzim ligase
1.3.2.3 Enzim DNA polymerase
1.3.2.4 Enzim cắt giới hạn (restriction enzim)
1.3.2.5 Enzim Mung-bean nuclease
1.3.3. Một số kỹ thuật sinh học phân tử
1.3.3.1 Kỹ thuật RT-PCR
1.3.3.2 Kỹ thuật Western blotting
1.4. Công nghệ thông tin và ứng dụng trong sinh học phân tử
1.4.1. Phần mềm tin học DNAstar sử dụng trong SHPT
1.4.2. Internet và SHPT.
Phần 2 Nguyên liệu và phương pháp nghiên cứu
2.1. Nguyên liệu
2.2. Phương pháp
2.2.1. Tách RNA tổng số chứa mRNA mã hoá protein vỏ của virus PRSV
2.2.2. Phương pháp điện di
2.2.3. Thiết kế Primer
2.2.4. Phương pháp RT-PCR
2.2.5. Phương pháp tách và tinh sạch DNA từ gel Agarose bằng ly tâm
2.2.6. Phản ứng ghép nối đoạn gen với vector
2.2.7. Phương pháp xử lý với enzim giới hạn và Mung-bean nuclease
2.2.8. Phương pháp biến nạp
2.2.9. Kiểm tra khuẩn lạc chứa vector tái tổ hợp bằng PCR
2.2.10. Tách chiết DNA plasmid từ E. coli
2.2.11. Phân tích trình tự nucleotide
2.2.12. Thiết kế vector chuyển gen mang gen PRSVN
2.2.13. Biểu hiện gen CP trong E.coli
2.2.14. Western blotting
Phần 3 Kết quả và thảo luận
Phần 4 Kết luận và đề nghị
Phần 5 Tài liệu tham khảo


Mục lục
Mở đầu
Phần 1 Tổng quan tài liệu
1.1. Đặc điểm của cây đu đủ
1.1.1. Nguồn gốc và phõn loại
1.1.2. Giỏ trị kinh tế
1.1.3. Phõn bố
1.1.4. Các bệnh về cây đu đủ
1.2. Đặc điểm virus gây bệnh đốm vũng ở đu đủ (PRSV)
1.2.1. Cấu trỳc
1.2.2. Cơ chế lan truyền
1.2.3. Cỏc biện phỏp phũng trừ
1.2.4. Gen khỏng virus
1.2.5. Những thành tựu trong việc chống lại PRSV ở cây đu đủ
1.2.5.1. Trường đại học Hawaii và đại học Cornell, Mỹ
1.2.5.2. Trường đại học Kasetsart, Thailand và Queensland, Austrailia
1.2.5.3. Trung tõm Cụng nghệ sinh học, MARDI, Malaysia
1.3. Công nghệ sinh học phân tử và ứng dụng để tạo cây chuyển gen
1.3.1. Một số vector sử dụng trong sinh học phõn tử
1.3.1.1 Vector nhõn dũng TA-cloning
1.3.1.2 Vector biểu hiện protein pRSET
1.3.1.3 Vector chuyển gen
1.3.2. Một số loại enzim sử dụng trong sinh học phõn tử
1.3.2.1 Enzim sao mó ngược (reverse transcriptase)
1.3.2.2 Enzim ligase
1.3.2.3 Enzim DNA polymerase
1.3.2.4 Enzim cắt giới hạn (restriction enzim)
1.3.2.5 Enzim Mung-bean nuclease
1.3.3. Một số kỹ thuật sinh học phõn tử
1.3.3.1 Kỹ thuật RT-PCR
1.3.3.2 Kỹ thuật Western blotting
1.4. Cụng nghệ thụng tin và ứng dụng trong sinh học phõn tử
1.4.1. Phần mềm tin học DNAstar sử dụng trong SHPT
1.4.2. Internet và SHPT.
Phần 2 Nguyên liệu và phương pháp nghiên cứu
2.1. Nguyờn liệu
2.2. Phương pháp
2.2.1. Tỏch RNA tổng số chứa mRNA mó hoỏ protein vỏ của virus PRSV
2.2.2. Phương pháp điện di
2.2.3. Thiết kế Primer
2.2.4. Phương pháp RT-PCR
2.2.5. Phương pháp tách và tinh sạch DNA từ gel Agarose bằng ly tâm
2.2.6. Phản ứng ghép nối đoạn gen với vector
2.2.7. Phương pháp xử lý với enzim giới hạn và Mung-bean nuclease
2.2.8. Phương pháp biến nạp
2.2.9. Kiểm tra khuẩn lạc chứa vector tỏi tổ hợp bằng PCR
2.2.10. Tỏch chiết DNA plasmid từ E. coli
2.2.11. Phõn tớch trỡnh tự nucleotide
2.2.12. Thiết kế vector chuyển gen mang gen PRSVN
2.2.13. Biểu hiện gen CP trong E.coli
2.2.14. Western blotting
Phần 3 Kết quả và thảo luận
Phần 4 Kết luận và đề nghị
Phần 5 Tài liệu tham khảo





Mở đầu

Đu đủ là cây ăn quả được trồng phổ biến ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới. Quả chín để ăn tráng miệng và quả xanh được dùng làm salad. Ngoài ra nhựa đu đủ cũn là nguyờn liệu tỏch chế phẩm enzim papain cú giỏ trị thương mại sử dụng trong công nghiệp thực phẩm và thuộc da. ở Việt Nam, diện tích trồng đu đủ vào khoảng 2500 ha với sản lượng khoảng 100.000 tấn ước tính đạt 200 - 300 tỉ đồng [17].
Nhưng hạn chế lớn nhất đối với sự phát triển cây đu đủ là sự hoành hành của bệnh đốm vũng do virus đốm vũng (papaya ringspot virus) gõy ra. Virus này thuộc nhúm Potyirus cú vật liệu di truyền là sợi ARN đơn. Khi virus này nhiễm vào cây đu đủ thỡ làm cho lỏ cõy cú những vũng đốm và mất khả năng quang hợp dẫn đến giảm nghiêm trọng năng suất và chất lượng quả. Bệnh được truyền do các loại rệp cây nên lan rộng rất nhanh. Đến nay toàn bộ các vùng trồng đu đủ ở nước ta [17] cũng như Austrailia [16], Thái Lan [14], Đài Loan [18], Malaysia [10]... và đặc biệt là Hawaii [5] đều đó bị nhiễm bệnh.
Những phương pháp thường sử dụng để ngăn chặn sự lan rộng của PRSV như chặt bỏ cây bị bệnh, cách ly vùng bị bệnh [7], sử dụng thuốc trừ sâu để diệt rệp truyền bệnh hay sử dụng chủng PRSV yếu cho nhiễm vào cây chưa bị bệnh để ngăn sự nhiễm các chủng mạnh hơn theo cơ chế bảo vệ chéo [19,20]. Nhưng những phương pháp này chỉ làm giảm sự lan truyền mang tính chất phũng trừ chứ khụng thể chống lại bệnh này.
Hiện nay nhờ ứng dụng tiến bộ mới trong kỹ thuật di truyền, người ta đó tạo ra cỏc giống cõy trồng cú khả năng kháng lại bệnh do virus gây ra bằng cách đưa gen mó hoỏ protien vỏ (coat proetin gene) của virus vào genom của thực vật. Thành cụng đầu tiên là ở thuốc lá và cà chua kháng lại virus khảm thuốc lá [12]. Sau đó là sự kháng lại nhiều loại virus khác như cucumber mosaic virus [1], alfalfa mosaic virus [6] và potato leaf roll virus [4]. Gần đây ở Hawaii đó tạo được dũng đu đủ 55-1 kháng lại PRSV [2,3]. Dũng đu đủ được chuyển gen này đó trở thành giống thương mại sau khi lai với giống Kapoho [9]. Nhưng tính kháng của cây đu đủ chuyển gen này chỉ có hiệu quả đối với các chủng virus của Hawai mà không kháng với các chủng virus từ các vùng khác [15]. Chính vỡ vậy mà cần tỏch dũng gen mó hoỏ protien vỏ (coat protein gene) từ chớnh cỏc virus gõy bệnh của vựng đó thỡ mới cú khả năng tạo ra cây kháng bệnh.
Xuất phát từ cơ sở trên, chúng tui đó xõy dựng đề tài: " Tách dũng và thiết kế vector chuyển gen của gen mó hoỏ protein vỏ (coat protein) từ virus gây bệnh đốm vũng cõy đu đủ (PRSV) ở việt nam". Với mục đích là tạo được một vector chuyển gen mang gen mó hoỏ cho protein vỏ của PRSV của Việt Nam phục vụ cho việc chuyển gen này vào cõy đu đủ tạo ra giống đu đủ mới có khả năng kháng lại PRSV ở Việt Nam.






















Phần 1
Tổng Quan tài liệu
1.1 Đặc điểm cây đu đủ
1.1.1 Nguồn gốc và phân loại:
Đu đủ (Carica papaya L.) thuộc giống Carica, chi Caricaeae, họ hai lá mầm. Trong chi còn 3 giống khác là Cyclimorpha, Jacaratia và Jarilla. Đu đủ được biết có tới 45 loài trong giống Carica (Willis 1973).
Các loài của Carica papaya L. đã được tìm thấy dạng dại trong tự nhiên. Nó có thể được bắt đầu từ vùng đất thấp của Trung Mỹ, giữa Nam Mexico và Nicaragua (Story 1969), có thể từ sự lai giống giữa hai loài Carica Mexico. Đu đủ được phát tán dọc theo đường biển thương mại vùng nhiệt đới nhờ những người thám hiểm và nhà buôn vào giữa thế kỷ 16. Năm 1601, người Bồ Đào Nha đã phổ biến cây đu đủ tới ấn độ và Malaca, người Tây Ban Nha đã đưa cây đu đủ vào Philippin... Ngày nay, đu đủ có thể thấy trong phạm vi từ vĩ tuyến 320 Bắc đến 320 Nam của xính đạo. Nó được trồng phổ biến trong đồn điền hay mùa vụ tiểu nông.
Đu đủ là loại cây trồng cho quả ăn nhỏ, dạng cây thảo. Cây sinh trưởng lâu năm nhưng thời kỳ cây con ngắn, trung bình khoảng 6 tháng. Sau một năm có thể cho thu hoạch quả chín và sau đó là thu hoạch liên tục trong vòng nhiều năm. Hầu hết cây trồng mang tính thương mại chỉ được thu hoạch trong vòng 3 hay 4 năm trước khi tàn lụi và cây trở lên quá cao gây khó khăn cho việc thu hoạch. Một cây cho sản lượng từ 30 đến 40 kg quả chín trong một năm. Năng suất từ 30 - 40 tấn/ha/năm và có thể đạt 100 tấn/ha/năm.
Đu đủ là cây đa tính, nhiều loài là khác gốc (cây đực và cái riêng rẽ), nhiều loài là cùng gốc (cây lưỡng tính). Cây khác gốc phải được thụ phấn chéo do sự chia rẽ của nhị và nhuỵ hoa và hầu như sự phân tán của phấn hoa là nhờ gió. Cây cùng gốc có hoa lưỡng tính nên có hiện tượng tự thụ phấn.
1.1.2. Giá trị dinh dưỡng và kinh tế của cây đu đủ
Đu đủ được sử dụng chủ yếu là quả chín làm món ăn tráng miệng vì quả có vị ngon, rất giầu vitamin và muối khoáng(Table 1), một phần quả xanh được dùng làm salad, lá xanh dùng để hầm thịt trong một số món ăn truyền thống. Ngoài ra, nhựa đu đủ còn được sử dụng làm nguyên liệu tách chế phẩm papain (chiếm 1% chất khô của quả xanh) là enzim thương mại được sử dụng trong công nghiệp thực phẩm và thuộc da. Thêm nữa, đu đủ còn được coi là một loại dược liệu quí: rễ, hoa, lá được dùng rộng rãi trong đông y như hoa đu đủ đực được dùng để trị ho, hạt dùng làm thuốc chống giun sán, hạ sốt...(Vũ Công Hậu)
Table 1: Thành phần dinh dưỡng của quả đu đủ chín (100g)
Thành phần 100g quả chín
Năng lượng 35.0 - 59 cal
Nước 88.4 - 90.7 g
Protein 1.0 - 1.5 g
Chất béo 0.1 g
Carbohydrates 7.1 - 13.5 g
Ash 0.1 g
Calcium 11.0 - 31.0 mg
Phospho 7.0 - 17 mg
Iron 0.6 - 0.7 mg
Sodium 2.0 - 3.0 mg
Potassium 39 - 337 mg
Carotene 1.16 - 2.43 mg
Vitamin B1 0.03 - 0.08 mg
Vitamin B2 0.7 - 0.15 mg
Niacin 0.1 mg
Vitamin C 69.3 - 71.0 mg

Sản lượng quả đu đủ chín ở nước ta ước tính đạt 100.000 tấn/năm. Mỗi kg quả chín trị giá khoảng 2500đ đến 3500đ thì tổng giá trị đạt từ 2500 - 3500 tỉ đồng (khoảng 150 -200 triệu USD).
Tổng sản lượng quả đu đủ tươi trên thế giới năm 1995 ước tính đạt 5.9 triệu tấn đạt giá trị khoảng 15 đến 20 tỉ USD (Sản lượng quả đu đủ hàng năm của một số nước sản xuất chính được đưa ra trong bảng 2).


Bảng 2: Sản lượng quả đu đủ hàng năm của một số nước
Nước sản xuất Tổng sản lượng các năm ( x1000 tấn)
1984 1987 1990 1993 1995
Châu Phi 237 247 282 -
Nam Mỹ - - 685 723 754
Bắc Mỹ - - 1697 1738 1872
Hawaii - - - 2866 3208
Thailan - - 206.5 363 342.9
Malaysia - 84.28 - - 66
Philipine - - 65 64.8 58.1
Việt Nam - - - - 100
Indonexia - - 349.6 422.4 714.1
(-) số liệu không được xác định
1.1.3. Phân bố
Ở nước ta đu đủ được trồng trong vườn nhà ( từ 5 đến 10 cây) của gần 50% hộ nông dân. Đu đủ cũng được trồng tập trung trong các nông trường hay trang trại vùng đồng bằng sông hồng, ven biển miền trung, đồng bằng sông Mekong và sườn núi đá vôi. Tổng diện tích vào khoảng 2500 ha gồm khoảng 1250 ha trồng tập trung (Bảng 3) và 1250 ha trồng trong vườn nhà
Bảng 3: Vùng phân bố tập trung của cây đu đủ ở Việt Nam
Vùng phân bố Diện tích (ha)
Vùng núi và trung du phía bắc
- Sơn La
- Lạng Sơn 500

Đồng bằng sông Hồng
- Hà Nội
- Hưng Yên
- Nam Hà
- Ninh Bình 250
Ven biển miền trung
- Nghệ An
- Thanh hoá 100

Đồng bằng sông Mekong
- Ninh Thuận
- Nha Trang
- Tây Ninh
- Tiền Giang 500-550

1.1.4. Các bệnh và sâu hại của cây đu đủ
- Bệnh đốm vòng: Hạn chế lớn nhất đối với sự phát triển cây đu đủ là sự hoành hành của bệnh đốm vòng do virus đốm vòng (papaya ringspot virus) gây ra. Khi virus này nhiễm vào cây đu đủ thì lá cây có những vòng đốm, các gân lá xoăn lại và phồng lên làm mất khả năng quang hợp, ở quả có những vòng xanh ô lưu. Cây chậm phát triển dẫn đến giảm nghiêm trọng năng suất và chất lượng quả. Bệnh được truyền do các loại rệp cây nên lan rộng rất nhanh. Hiện nay tất cả các vùng trồng đu đủ ở nước ta đều đã bị nhiễm bệnh kể cả khi lấy hạt của những cây đu đủ không bị bệnh đem gieo thì cũng chỉ khoảng 4- 5 tháng sau khi trồng chưa kịp thu hoạch đã thấy xuất hiện triệu trứng bệnh.
- Rệp sáp, rệp mình mềm, bọ nhảy... ngoài việc hút nhựa gây tác hại trực tiếp còn là vật truyền bệnh PRSV nhất thiết phải trị bằng những thuốc hiện có như Bi 58ND, Mipcin 20ND, Trebon 10ND, Applaud-BAM 50ND.... Những cây đu đủ trồng lẻ tẻ, không chăm sóc có rất nhiều loại côn trùng và thực sự là những ổ dịch nếu không phá bỏ thì nghề trồng đu đủ rất khó phát triển.
- Tuyến trùng: tấn công vào rễ, gây những nốt sần. Bệnh bị nặng ở nơi đất cát, nơi đã trồng đu đủ nhiều vụ. Phòng trị bằng luân canh, đổ formalin 4% 25cc vào mỗi hố trồng.
- Nhện đỏ: Gây hại chủ yếu vào mùa khô, đẻ trứng ở phía dưới lá, cả sâu non và sâu trưởng thành đều hút nhựa làm cho phiến lá mất diệp lục, chuyển màu vàng. Trị bằng Kelthane hay nếu không dùng Trebon phun vào dưới lá.


Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

willis

New Member
bạn ơi có thể cho mình xin link để dowload tài liệu này không?Tách dòng và thiết kế vector chuyển gen của gen mã hoá protein vỏ (coat protein) từ virus gây bệnh đốm vòng cây đu đủ (PRSV) ở Việt Nam
 
Các chủ đề có liên quan khác

Các chủ đề có liên quan khác

Top