Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
Luận văn ThS. Luật Dân sự -- Khoa Luật. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2011
Tìm hiểu một số vấn đề lý luận về hành vi xâm phạm quyền SHCN (Sở hữu công nghiệp) đối với nhãn hiệu, đánh giá pháp luật hiện hành quy định về hành vi này và thực trạng xâm phạm quyền SHCN đối với nhãn hiệu, trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về hành vi xâm phạm quyền SHCN đối với nhãn hiệu: đưa ra khái niệm và phân tích các đặc trưng của hành vi xâm phạm quyền SHCN đối với nhãn hiệu theo pháp luật dân sự Việt Nam; so sánh hành vi xâm phạm quyền SHCN đối với nhãn hiệu với các hành vi vi phạm pháp luật khác có nhiều điểm tương đồng với hành vi này; phân tích các quy định pháp luật về hành vi xâm phạm quyền SHCN đối với nhãn hiệu theo Bộ luật Dân sự 2005, Luật SHTT (Sở hữu trí tuệ) 2005 và các văn bản liên quan; phân tích nội dung hành vi xâm phạm quyền SHCN đối với nhãn hiệu; đánh giá quy định về xâm phạm quyền SHCN đối với nhãn hiệu, thực trạng hành vi trên và đưa ra các đề xuất, kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về hành vi xâm phạm quyền SHCN đối với nhãn hiệu
Chƣơng 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ HÀNH VI XÂM PHẠM QUYỀN
SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP ĐỐI VỚI NHÃN HIỆU
1.1. Khái niệm nhãn hiệu và hành vi xâm phạm quyền sở hữu
công nghiệp đối với nhãn hiệu
1.1.1. Khái niệm nhãn hiệu và phân biệt nhãn hiệu với các đối
tượng khác
1.1.2. Phân loại nhãn hiệu
1.1.3. Khái niệm hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối
với nhãn hiệu
1.1.4. Phân loại hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối
với nhãn hiệu
1.2. Phân biệt hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối
với nhãn hiệu với các hành vi vi phạm pháp luật khác
1.2.1. Xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu với
xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với tên thương mại
1.2.2. Xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu với
xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với chỉ dẫn địa lý
1.2.3. Xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu với
cạnh tranh không lành mạnh liên quan tới nhãn hiệu
Chƣơng 2: NHỮNG QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH VỀ
HÀNH VI XÂM PHẠM QUYỀN SỞ HỮU CÔNG
NGHIỆP ĐỐI VỚI NHÃN HIỆU
2.1. Hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu
2.1.1. Hành vi xâm phạm nhãn hiệu thông thường
2.1.2. Hành vi xâm phạm nhãn hiệu nổi tiếng
2.2. cách xác định hành vi xâm phạm quyền sở hữu công
nghiệp đối với nhãn hiệu
2.2.1. Đối tượng bị xâm phạm
2.2.2. Yếu tố xâm phạm
2.2.3. Chủ thể thực hiện hành vi xâm phạm
2.2.4. Địa điểm thực hiện hành vi xâm phạm
2.3. Tính chất, mức độ thiệt hại do hành vi xâm phạm quyền sở
hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu gây ra
2.3.1. Khái niệm thiệt hại
2.3.2. Phân loại thiệt hại
2.3.3. Mức độ thiệt hại
2.3.4. cách xác định mức bồi thường thiệt hại do xâm phạm
nhãn hiệu
Chƣơng 3: THỰC TRẠNG HÀNH VI XÂM PHẠM VÀ PHƢƠNG
HƢỚNG HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ HÀNH VI
XÂM PHẠM QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP ĐỐI
VỚI NHÃN HIỆU
3.1. Thực trạng và tác động của hành vi xâm phạm quyền sở hữu
công nghiệp đối với nhãn hiệu
3.1.1. Thực trạng hành vi xâm phạm
3.1.2. Tác động của hành vi xâm phạm 94
3.2. Phương hướng hoàn thiện pháp luật về hành vi xâm phạm
quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu
106
3.2.1. Phương hướng hoàn thiện các quy định về hành vi xâm phạm
quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu
106
3.2.2. Phương hướng hoàn thiện các quy định về bảo vệ quyền sở
hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu
108
3.2.3. Giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về xâm phạm
quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu
110
KẾT LUẬN 113
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 115
1. Tính cấp thiết của đề tài
Hàng ngày chúng ta tiếp cận với các thông tin: Theo thay mặt của Tổ
chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO), "Mỗi năm, giả mạo, ăn cắp bản quyền sản
phẩm gây thiệt hại ít nhất 100 tỷ USD cho nền kinh tế toàn cầu" [60]; "trên chuyên
cơ Air Force One của Tổng thống Hoa Kỳ cũng có gắn phụ tùng giả" [59]; theo
số liệu tại Hội thảo "Hàng nhái và các biện pháp ngăn chặn" tại Thành phố Hồ
Chí Minh năm 2003, "tại Việt Nam, hàng nhái, hàng giả đang gia tăng với tốc
độ năm sau gấp 2,5 lần so năm trước" [21]; theo ông Trần Việt Hùng, Cục
trưởng Cục Sở hữu trí tuệ, mỗi năm, các lực lượng thực thi quyền sở hữu
công nghiệp (SHCN) đã "phát hiện và xử phạt khoảng 3.000 vụ vi phạm hành
chính liên quan đến hàng giả, vi phạm quyền sở SHCN" [10]…
Các số liệu trên chứng tỏ xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ (SHTT) nói
chung và xâm phạm quyền SHCN đối với nhãn hiệu nói riêng đang trở thành
một vấn nạn mà thế giới và Việt Nam đang phải đối mặt hàng ngày. Hành vi
này gây thiệt hại nhiều mặt cho Nhà nước và xã hội. Ở Việt Nam, xâm phạm
nhãn hiệu đang ngày càng mở rộng về phạm vi, tăng lên về quy mô, số lượng
và phức tạp, tinh vi về tính chất.
Trong khi đó, pháp luật điều chỉnh hành vi xâm phạm quyền SHCN
đối với với nhãn hiệu còn nhiều hạn chế như điều chỉnh muộn, không rõ ràng
và kém hiệu quả. Mãi đến năm 1982, văn bản pháp luật đầu tiên quy định
đúng bản chất của hành vi xâm phạm nhãn hiệu mới được ban hành. Sau đó,
đã có nhiều văn bản pháp luật điều chỉnh hành vi này nhưng nhìn chung vẫn
còn nhiều hạn chế. Ngay cả các văn bản hiện hành quy định về hành vi này
như Bộ luật Dân sự 2005, Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005, được sửa đổi, bổ
sung theo Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ năm
2009 (sau đây gọi tắt là Luật SHTT 2005) và các văn bản hướng dẫn thi hành cũng chưa hình thành nên một hệ thống pháp luật điều chỉnh hành vi xâm
phạm nhãn hiệu hiệu quả.
Trong khi đó, hành vi xâm phạm quyền SHCN đối với nhãn hiệu là
một đề tài mới và khó nên có rất ít các công trình nghiên cứu chuyên sâu, các
chuyên gia hay cơ chế tham vấn chính thức để có thể sử dụng là nguồn tham
khảo cho việc áp dụng pháp luật trong lĩnh vực này.
Vì vậy, các chủ thể kinh doanh, người tiêu dùng và các cơ quan thực
thi mất đi cơ hội có được công cụ pháp lý hiệu quả để bảo vệ nhãn hiệu, các
quyền và lợi ích hợp pháp của mình và đấu tranh phòng, chống các hành vi
xâm phạm quyền SHCN đối với nhãn hiệu.
Dựa trên các cơ sở lý luận và thực tiễn nêu trên, với mong muốn tìm hiểu
bản chất pháp lý và thực trạng hành vi xâm phạm quyền SHCN đối với nhãn
hiệu nhằm tìm ra các giải pháp thích hợp giúp cho việc hoàn thiện pháp luật
về xâm phạm quyền SHCN đối với nhãn hiệu, tác giả đã lựa chọn đề tài này.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Xâm phạm quyền SHCN đối với nhãn hiệu là một đề tài mới nên có
rất ít luận án, luận văn, khoá luận và bài viết chuyên sâu về đề tài này. Có thể
chia các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài làm ba nhóm sau:
- Nhóm thứ nhất xem xét đề tài như một nội dung trong các đề tài lớn
về hành vi xâm phạm quyền SHTT hay SHCN:
+ Bài viết: "Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp và vấn đề xâm phạm
quyền sở hữu công nghiệp của Công ty Honda Việt Nam", của Vũ Lê Trung,
đăng trên Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, số 5 năm 2005;
+ Bài viết: "Xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp - những vấn đề đặt
ra từ thực tiễn", của Lê Việt Long, đăng trên Tạp chí Nhà nước và Pháp luật,
số 5 năm 2005.
- Nhóm thứ hai nghiên cứu đề tài như một phần liên quan mật thiết cấu
thành nên các vấn đề về bảo hộ, bảo vệ, thực thi… quyền SHTT hay SHCN: + Luật văn thạc sỹ luật học: "Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối
với nhãn hiệu hàng hoá theo pháp luật Việt Nam", của Trần Nguyệt Minh,
bảo vệ năm 2004 tại Khoa luật, Đại học Quốc gia Hà Nội;
+ Luận văn thạc sỹ luật học:"Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp đối với
nhãn hiệu bằng biện pháp dân sự",của Vũ Thị Hương Giang, bảo vệ năm
2007 tại Đại học Quốc gia Hà Nội;
+ Bài viết: "Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ trong bối cảnh hội nhập và xây
dựng nền kinh tế tri thức", của Trần Thanh Lâm, đăng trên thongtinphapluatdansu.
wordpress.com ngày 27/09/2008.
- Nhóm thứ ba nghiên cứu một hay một phần nội dung của đề tài:
+ Bài viết: "Xác định thiệt hại trong pháp luật về sở hữu công nghiệp",
của Đinh Thị Mai Phương, tạp chí Nhà nước và Pháp luật, số 9 năm 2008;
+ Khoá luận: "Xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu
ở Việt Nam hiện nay", của Đặng Mai Anh, bảo vệ tại Đại học Quốc gia Hà
Nội năm 2008;
+ Khoá luận: "Xác định các hành vi xâm phạm quyền sở hữu công
nghiệp đối với các dấu hiệu dùng để phân biệt sản phẩm dịch vụ", của Vũ Thị
Vân Nga, bảo vệ tại Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2008.
Trong các công trình nghiên cứu trên, khoá luận của tác giả Đặng Mai
Anh được coi là gần gũi với đề tài nghiên cứu nhất. Tuy nhiên, trong khuôn
khổ của một khoá luận, tác giả Đặng Mai Anh chỉ trình bày các nội dung rất
sơ lược, thiên về việc nêu hậu quả của hành vi xâm phạm và hệ thống cơ quan
thực thi quyền SHCN. Với các công trình khác, đề tài có sự khác biệt rõ ràng.
Vì vậy, với cách tiếp cận mới vừa có chiều sâu (làm nổi bật bản chất pháp lý
của hành vi) vừa có chiều rộng (xem xét tổng thể hành vi trong mối quan hệ
với các nội dung liên quan, mối quan hệ nhân quả giữa nguyên nhân, hành vi
và hậu quả của hành vi và tương quan giữa quy định của Việt Nam với pháp
luật của các nước và quốc tế về hành vi xâm phạm quyền SHCN đối với nhãn hiệu) có thể thấy tính mới vượt trội của đề tài. Bên cạnh đó, việc nghiên cứu
bài bản, khoa học đề tài sẽ bảo đảm cơ sở cho việc ứng dụng kết quả nghiên
cứu vào trong công tác bảo vệ và thực thi quyền SHCN đối với nhãn hiệu. Đó
là các lý do chính thúc đẩy tác giả nghiên cứu đề tài này.
3. Mục đích và mục tiêu nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của đề tài là nhằm làm sáng tỏ một số vấn đề lý
luận về hành vi xâm phạm quyền SHCN đối với nhãn hiệu, đánh giá pháp luật
hiện hành quy định về hành vi này và thực trạng xâm phạm quyền SHCN đối
với nhãn hiệu, trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật
về hành vi xâm phạm quyền SHCN đối với nhãn hiệu.
Từ mục đích trên, luận văn đặt ra các mục tiêu nghiên cứu sau:
- Đưa ra khái niệm và phân tích các đặc trưng của hành vi xâm phạm
quyền SHCN đối với nhãn hiệu theo pháp luật dân sự Việt Nam;
- So sánh hành vi xâm phạm quyền SHCN đối với nhãn hiệu với các
hành vi vi phạm pháp luật khác có nhiều điểm tương đồng với hành vi này;
- Phân tích các quy định pháp luật về hành vi xâm phạm quyền SHCN
đối với nhãn hiệu theo Bộ luật Dân sự 2005, Luật SHTT 2005 và các văn bản
liên quan;
- Phân tích nội dung hành vi xâm phạm quyền SHCN đối với nhãn hiệu;
- Đánh giá quy định về xâm phạm quyền SHCN đối với nhãn hiệu,
thực trạng hành vi trên và đưa ra các đề xuất, kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp
luật về hành vi xâm phạm quyền SHCN đối với nhãn hiệu.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: là một dạng hành vi vi phạm pháp luật, cụ thể
là hành vi xâm phạm quyền SHCN đối với nhãn hiệu theo quy định của Bộ
luật Dân sự 2005, Luật SHTT 2005 và các văn bản liên quan.

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Tags: Một số vấn đề lý luận Pháp luật về xử lý hành vi giả mạo nhãn hiệu thực phẩm chức năng, Luận văn các hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu, FB Law Phân tích hành vi xâm phạm quyền đối với kiểu dáng công nghiệp, pháp luật về hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu, Hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu và các biện pháp xử lý - Thực trạng và kiến nghị, tiểu luận xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp về chỉ dẫn địa lý theo pháp luật việt nam, c hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu, phân tích hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu, phân biệt hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu, thực trạng xâm phạm quyền đối với chỉ dẫn địa lý tại Việt Nam hiện nay, tieu luan bao ve quyen so huu cong nghiep doi voi nhan hieu, thực trạng xâm phạm quyền đối với kiểu dáng công nghiệp, thực trạng xâm phạm kiểu dáng công nghiệp, Kiến nghị hoàn thiện pháp luật về xử lý hành vi xâm phạm kiểu dáng công nghiệp, thực trạng pháp luật xâm phạm nhãn hiệu, kiến nghị pháp luật về xâm phạm kiểu dáng công nghiệp, Hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu và các biện pháp xử lý – Thực trạng và kiến nghị hoàn thiện., tiểu luận về quyền sở hữu công nghiệp thực trạng và kiến nghị, vụ án vi phạm quyền sở hữu công nghiệp của việt nam và quốc gia khác, phân biệt hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp nhãn hiệu và hành vi xâm phạm nhãn hiệu, luận văn Hành vi xâm phạm kiểu dáng công nghiệp theo quy định pháp luật sở hữu trí tuệ Việt Nam

tranchithanh

New Member
Re: Hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu theo pháp luật dân sự Việt Nam: Luận văn ThS. Luật: 60 38 30

Ad cho mình xin link tải bài này nhé! Thanks bạn!
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Thực hành quyền công tố trong giai đoạn xét xử phúc thẩm các vụ án xâm phạm tính mạng, sức khỏe của con người từ thực tiễn Viện kiểm sát nhân dân cấp Luận văn Luật 0
R Các biện pháp xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ theo pháp luật Việt Nam hiện hành Luận văn Kinh tế 0
T Thư khuyến cáo về hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ Luận văn Luật 0
F Xác định hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với kiểu dáng công nghiệp. Luận văn ThS. Luật Luận văn Luật 0
O Xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với chỉ dẫn địa lý theo pháp luật Việt Nam : Luậ Luận văn Luật 0
M Tiểu luận: PHÁP LUẬT VỀ XÁC ĐỊNH TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI DO HÀNH VI XÂM PHẠM MÔI TRƯỜNG Tài liệu chưa phân loại 0
L Nhận thức, hành vi của trẻ em đường phố đối với những nguy cơ và hành vi xâm hại tình dục trẻ em Văn hóa, Xã hội 2
D Thơ ca Thịnh Trần – Hành trình đi tìm cái đẹp Văn học 0
D Các yếu tố ảnh hưởng tới sự sẵn lòng chi trả cho dịch vụ quản lý vận hành chung cư trên địa bàn Hà Nội Luận văn Kinh tế 0
D Thực trạng kiến thức thái độ hành vi về sức khỏe sinh sản ở học sinh trung học phổ thông huyện Đại Từ Thái Nguyên Y dược 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top