pi_bi

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
Luận văn ThS. Luật quốc tế -- Khoa Luật. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2012
Tổng quan lý luận chung về bảo hộ Quyền sở hữu công nghiệp đối với Nhãn hiệu theo pháp luật nước ngoài. Làm sáng tỏ về mặt lý luận, cơ sở pháp lý, cơ chế thực thi của việc bảo hộ nhãn hiệu theo pháp luật Mỹ, Anh, Trung Quốc và Nhật Bản. Nghiên cứu những quy định pháp luật Việt Nam hiện nay về Bảo hộ nhãn hiệu. Đề xuất những giải pháp góp phần hoàn thiện pháp luật Việt Nam về bảo hộ Nhãn hiệu
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN LÝ LUẬN CHUNG VỀ BẢO HỘ QUYỀN SỞ HỮU CÔNG
NGHIỆP ĐỐI VỚI NHÃN HIỆU THEO PHÁP LUẬT NƯỚC NGOÀI .....7
1. Khái niệm nhãn hiệu...................................................................................................................7
1.1 Khái niệm Nhãn hiệu theo quan niệm của Tổ chức Sở hữu Trí tuệ thế giới................8
1.2 Khái niệm Nhãn hiệu theo Pháp luật Mỹ. ...................................................................10
1.3 Khái niệm Nhãn hiệu theo Pháp luật Cộng đồng Châu Âu (EU)...............................12
1.4 Khái niệm Nhãn hiệu theo Pháp luật của Nhật Bản....................................................12
1.5 Khái niệm Nhãn hiệu theo Pháp luật Trung Quốc......................................................12
1.6 Theo quy định của Pháp luật Việt Nam.......................................................................13
2. Khái niệm pháp luật Nước ngoài.............................................................................................14
3. Lịch sử hình thành và phát triển của pháp luật bảo hộ nhãn hiệu ........................................15
3.1 Lịch sử hình thành và phát triển của pháp luật bảo hộ Nhãn hiệu trên thế giới.........15
3.2 Lịch sử hình thành và phát triển của pháp luật bảo hộ Nhãn hiệu ở Việt Nam .........21
4. Cơ sở pháp lý của việc bảo hộ nhãn hiệu. ..............................................................................25
4.1 Các dấu hiệu cấu thành Nhãn hiệu...............................................................................25
4.2 Các tiêu chí để được bảo hộ.........................................................................................29
4.2.1 Điều kiện về tính phân biệt...........................................................................29
4.2.2 Các trường hợp không được bảo hộ do thiếu tính phân biệt. ..........................34
4.2.3 Các trường hợp không được bảo hộ vì các lý do khác ...................................43
5. Các loại nhãn hiệu.....................................................................................................................45
5.1 Nhãn hiệu hàng hóa (NHHH) và nhãn hiệu dịch vụ (NHDV) ...................................46
5.2 Nhãn hiệu tập thể và nhãn hiệu chứng nhận................................................................47
5.2.1 Nhãn hiệu tập thể .........................................................................................47
5.2.2 Nhãn hiệu chứng nhận..................................................................................50
5.3 Nhãn hiệu liên kết và nhãn hiệu nổi tiếng ...................................................................53
5.3.1 Nhãn hiệu liên kết ........................................................................................53
5.3.2 Nhãn hiệu nổi tiếng......................................................................................54
6. Những lợi ích của việc bảo hộ nhãn hiệu ra nước ngoài.......................................................58
CHƯƠNG 2: BẢO HỘ QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP ĐỐI VỚI NHÃN HIỆU THEO
PHÁP LUẬT MỸ, ANH, TRUNG QUỐC VÀ NHẬT BẢN. ....................62
1. Căn cứ xét nhận đơn xin đăng ký bảo hộ nhãn hiệu..............................................................62
1.1 Các nguyên tắc chấp nhận đơn xin đăng ký bảo hộ nhãn hiệu.......................................
1.2 Yêu cầu về việc sử dụng nhãn hiệu. ............................................................................65
1.2.1 Hậu quả của việc không sử dụng ..................................................................67
1.2.2 Sử dụng nhãn hiệu một cách phù hợp. ..........................................................68
2. Xác lập quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu ..........................................................69
2.1 Nguồn luật điều chỉnh nhãn hiệu và cơ quan cho đăng ký nhãn hiệu ........................70
2.1.1 Nguồn luật điều chỉnh nhãn hiệu...................................................................70
2.1.2 Cơ quan cho đăng ký nhãn hiệu....................................................................71
2.2 Vai trò của cơ quan đăng ký nhãn hiệu. ......................................................................71
2.3 Các loại hình đăng ký bảo hộ Nhãn hiệu.....................................................................72
2.4 Yêu cầu đối với hình thức của đơn. .............................................................................72
2.5 Yêu cầu các tài liệu phải nộp kèm theo đơn................................................................73
2.6 Trình tự thẩm định đơn đăng ký nhãn hiệu. ................................................................74
2.7 Hiệu lực và gia hạn hiệu lực văn bằng bảo hộ.............................................................78
2.8 Vấn đề khiếu nại...........................................................................................................79
3. Hủy bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ nhãn hiệu..........................................................................84
3.1 Hình thức hủy bỏ hiệu lực một nhãn hiệu đã đăng ký. ...............................................84
3.2 Người có quyền nộp đơn đề nghị hủy bỏ một nhãn hiệu đã đăng ký.........................85
3.3 Thời hiệu khiếu nại yêu cầu hủy bỏ một nhãn hiệu đã đăng ký .................................86
3.4 Các trường hợp một nhãn hiệu đã đăng ký có thể bị hủy bỏ hiệu lực.......................86
a. Hủy bỏ vì không gia hạn ...................................................................................87
b.Hủy bỏ theo yêu cầu của chủ nhãn hiệu..............................................................87
c.Hủy bỏ do không sử dụng ..................................................................................87
d.Hủy bỏ do nhãn hiệu bị vô hiệu (việc cho phép đăng ký là không chính đáng) ....88
e.Hủy bỏ nhãn hiệu do đã mất tính phân biệt .........................................................89
f.Các trường hợp hủy bỏ khác...............................................................................89
3.5 Thẩm quyền hủy bỏ và quyền khiếu nại quyết định hủy bỏ....................................90
4. Nội dung cơ bản về quyền SHCN đối với nhãn hiệu............................................................91
4.1 Quyền sử dụng nhãn hiệu.............................................................................................91
4.2 Quyền cấm người khác sử dụng nhãn hiệu của mình.................................................92
5. Thực thi quyền đối với nhãn hiệu............................................................................................93
5.1 Xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu...........................................................................93
5.2 Cơ quan có thẩm quyền thực thi pháp luật bảo hộ nhãn hiệu.....................................98
5.3 Các biện pháp cần thiết chống lại hành vi vi phạm.....................................................98
6. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam......................................................................................102
CHƯƠNG 3: NHỮNG QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM,............................104
PHƯƠNG HƯỚNG VÀ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN PHÁP
LUẬT VIỆT NAM VỀ BẢO HỘ NHÃN HIỆU .......................................104
1. Những quy định của pháp luật Việt Nam.............................................................................104
1.1 Căn cứ xét nhận đơn xin đăng ký bảo hộ nhãn hiệu. ................................................104
a. Các nguyên tắc chấp nhận đơn xin đăng ký bảo hộ nhãn hiệu...........................104


b. Yêu cầu về việc sử dụng nhãn hiệu..................................................................105
1.2 Xác lập quyền SHCN đối với nhãn hiệu ...................................................................106
1.3 Hủy bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ nhãn hiệu .............................................................112
1.4 Nội dung cơ bản về quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu ..........................115
1.5 Thực thi quyền đối với nhãn hiệu ..............................................................................116
2. Phương hướng hoàn thiện......................................................................................................120
3. Kiến nghị để hoàn thiện pháp luật Việt Nam về bảo hộ nhãn hiệu....................................122
KẾT LUẬN................ ............................................................................................................135
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................136


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Nền kinh tế thị trường đang được áp dụng tại hầu hết các quốc gia cho phép
chủ thể tham gia nền kinh tế tự do cạnh tranh trong khuôn khổ pháp luật. Nền kinh
tế với quyền tự do cạnh tranh giữa các doanh nghiệp được coi là mô hình tốt nhất
thỏa mãn các quan hệ cung cầu của nền kinh tế đồng thời đáp ứng một cách tốt nhất
lợi ích của người tiêu dùng nói riêng và nền kinh tế nói chung. Tuy nhiên, cùng với
tự do cạnh tranh những hành vi xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ
thể khác cũng thường xuyên diễn ra. Những hành vi vi phạm có thể diễn ra dưới
nhiều hình thức, từ những hành vi trái luật nhưng vô hạn tới những hành vi gian lận
hiểm độc cố ý làm hại những đối thủ cạnh tranh hay những hành vi xâm phạm
quyền SHCN. Những hiện tượng nói trên có thể thấy rõ tại mọi quốc gia vào mọi
thời điểm cho dù với một hệ thống chính trị - xã hội như thế nào.
Trong các đối tượng sở hữu công nghiệp thì nhãn hiệu là đối tượng gắn chặt
nhất với lưu thông hàng hóa. Bằng nhãn hiệu nhà sản xuất có thể đánh dấu hàng hóa
của mình sản xuất khi đưa ra thị trường, có thể quảng cáo nhãn hiệu của mình thông
qua các phương tiện thông tin đại chúng. Mặt khác thông qua nhãn hiệu người tiêu
dùng có thể dễ dàng lựa chọn hàng hóa theo nhãn hiệu phù hợp với nhu cầu, sở
thích, chất lượng mà mình mong muốn.
Trong bối cảnh hội nhập của các nền kinh tế trên thế giới thành một thể
thống nhất. Tổ chức thương mại thế giới (WTO) bao gồm phần lớn các nước trên
thế giới và một loạt các nước thuộc các nền kinh tế đang chuyển đổi hay kém phát
triển cũng đang ráo riết đàm phán để gia nhập tổ chức này. Nền kinh tế toàn cầu
đang tiến đến một sân chơi kinh tế thống nhất với luật lệ hài hòa thống nhất. Các
hàng rào thuế quan và phi thuế quan trong hoạt động xuất nhập khẩu đang dần bị
bãi bỏ, hoạt động thương mại quốc tế đang ngày càng thông thoáng. Trong bối cảnh
đó, ngược với giảm thiểu các hàng rào mậu dịch quốc tế, việc bảo hộ các đối tượng
sở hữu công nghiệp tại nước ngoài lại ngày càng được tăng cường cả về mặt pháp lý
lẫn thực thi quyền. Tầm quan trọng của bảo hộ nhãn hiệu theo pháp luật nước ngoài


càng được đề cao nhằm bảo đảm và tăng cường tính cạnh tranh của hàng hóa và
dịch vụ.
Việc bảo hộ nhãn hiệu không chỉ thực hiện tại nước xuất xứ mà chủ nhãn
hiệu cần thiết phải mở rộng sự bảo hộ nhãn hiệu đến những vùng lãnh thổ mà mình
sẽ xuất khẩu hàng hóa tới bằng các thủ tục xác lập quyền của mình kịp thời tại các
vùng lãnh thổ đó. Việc bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu không
những bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của chủ sở hữu đối với nhãn hiệu đó mà
điều quan trọng hơn là bảo vệ lợi ích của người tiêu dùng.
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường thì thực trạng vi phạm nhãn
hiệu bảo hộ ngày càng phức tạp. Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá,
dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau với những đặc điểm là không có tính bí
mật và dễ bắt chước được. Vì vậy, nhiều doanh nghiệp đã làm giả, làm nhái nhãn
hiệu đã có uy tín trên thị trường nhằm trục lợi cho mình và đã bị các cơ quan chức
năng phát hiện, xử lý. Bên cạnh đó một thực tế là khi nhãn hiệu đã có uy tín trên thị
trường trong nước doanh nghiệp muốn phát triển kinh doanh ở nước ngoài trong khi
đó lại không đăng ký bảo hộ nhãn hiệu ở nước ngoài và bị các nhà sản xuất khác lợi
dụng đã đi đăng ký bảo hộ chính nhãn hiệu đó.
Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của Tổ chức Thương Mại Thế
giới (WTO), đây có thể coi là một cơ hội rất lớn cho các doanh nghiệp Việt Nam
trong việc giao lưu thương mại với các nước khác trên thế giới. Cơ hội để Việt Nam
giới thiệu, xúc tiến và hoạt động thương mại với các doanh nghiệp trên thế giới sẽ
tạo ra cho các doanh nghiệp Việt Nam xâm nhập và khẳng định vị thế của mình tại
các thị trường mới này đặc biệt là các thị trường khắt khe như Mỹ, Nhật, Anh,
Trung Quốc. Cùng với các cơ hội nêu trên, các doanh nghiệp Việt Nam cũng sẽ
phải đối mặt với những thách thức, khó khăn không nhỏ. Chúng ta dễ dàng nhận
thấy các doanh nghiệp tại các nước tư bản chủ nghĩa nhận thức rất sớm và đúng đắn
về tài sản trí tuệ do nền kinh tế thị trường tại các quốc gia này đã hình thành và phát
triển từ rất sớm. Họ đã sớm nhận thức được ý nghĩa cũng như những giá trị kinh tế
hết sức to lớn mà các tài sản trí tuệ sẽ mang lại cho các hoạt động sản xuất kinh

doanh của mình. Tuy nhiên, giá trị của các tài sản trí tuệ không phải được hình
thành một cách tự nhiên mà nó phải trải qua cả một quá trình tích luỹ lâu dài bởi các
hoạt động đầu tư tài chính của các doanh nghiệp là chủ sở hữu của các tài sản trí tuệ
đó. Để loại trừ nguy cơ bị chủ thể khác sử dụng trái phép các tài sản trí tuệ của mình,
các chủ đầu tư đã đặc biệt quan tâm tới vấn đề bảo hộ các tài sản trí tuệ đó trên
phạm vi lãnh thổ của tất cả các quốc gia được coi là thị trường tiêu thụ các sản
phẩm, dịch vụ của mình.
Hơn nữa, một thực tế tại Việt Nam hiện nay là vấn đề bảo hộ quyền SHTT
tại nước ngoài chưa được sự quan tâm và đánh giá đúng mức của các doanh nghiệp
Việt Nam. Nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã không đăng ký bảo hộ nhãn hiệu của
mình tại các thị trường xuất khẩu trọng điểm và sau khi nhãn hiệu của mình bị chủ
thể khác sử dụng họ mới tiến hành các biện pháp để giành lại các nhãn hiệu này.
Trong trường hợp đó, chi phí và thời gian cho việc khiếu nại là rất lớn điển hình
trường hợp vụ tranh chấp nhãn hiệu Trung Nguyên tại Mỹ, vụ tranh chấp nhãn hiệu
VINATABA tại Trung Quốc, Inđonexia,.vv là những ví dụ điển hình.
Với các luận điểm trên cho thấy tầm quan trọng của việc bảo hộ quyền sở
hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu ở nước ngoài trong thời đại kinh tế "thông
thoáng" hiện nay. Đó là lý do chính tui chọn đề tài "Bảo hộ Quyền sở hữu công
nghiệp đối với nhãn hiệu theo pháp luật Nước ngoài" làm đề tài luận văn tốt nghiệp
của mình, với mong muốn nghiên cứu quy định của pháp luật nước ngoài đặc biệt là
pháp luật của các nước có nền kinh tế phát triển như Mỹ, Anh, Trung Quốc, Nhật
Bản để từ đó đưa ra những đề xuất góp phần hoàn thiện pháp luật Việt Nam về bảo
hộ nhãn hiệu.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Trong các đối tượng SHCN, nhãn hiệu là một trong các đối tượng SHCN
hiện nay được đăng ký bảo hộ nhiều nhất ở các nước phát triển cũng như đang phát
triển. Nhiều triệu nhãn hiệu đã được đăng ký và đang được bảo hộ hiện nay trên
toàn thế giới. Các nhãn hiệu được đăng ký bảo hộ cho tất cả các sản phẩm hàng hóa
được sản xuất trên toàn thế giới (bao gồm 34 nhóm hàng hóa khác nhau) và toàn bộ

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

tranchithanh

New Member
Re: Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu theo luật nước ngoài : Luận văn ThS. Luật : 60 38 60

Ad cho mình xin link tải bài này nhé. Thanks ad!
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Bảo đảm quyền con người trong lĩnh vực quản lý nhà nước về hộ tịch từ thực tiễn Thành phố Hồ Chí Minh Văn hóa, Xã hội 0
D Bảo hộ quyền của nhà sản xuất ghi âm, ghi hình theo pháp luật Việt Nam Luận văn Luật 0
D Bảo hộ quyền của người biểu diễn theo pháp luật Việt Nam Luận văn Luật 1
H Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ sau khi gia nhập WTO Luận văn Kinh tế 0
D Vai trò của thông tin khoa học và công nghệ đối với hoạt động bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp trên đ Kinh tế quốc tế 0
B Bảo vệ quyền con người trong bốn công ước Geneva về việc bảo hộ nạn nhân chiến tranh : Luận văn ThS. Luận văn Luật 0
M Vấn đề bảo hộ quyền tác giả theo pháp luật Hoa Kỳ : Luận văn ThS. Luật: 60 38 60 Luận văn Luật 0
N Về việc bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu hàng hóa theo pháp luật Việt Nam và pháp l Luận văn Luật 0
G Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu hàng hóa theo pháp luật Việt Nam : Luận văn ThS. L Luận văn Luật 0
A Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với Kiểu dáng công nghiệp theo pháp luật Việt Nam : Luận văn ThS Luận văn Luật 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top