Download miễn phí Đề tài Trình tự thủ tục tố tụng trong quá trình giải quyết yêu cầu tuyến bố phá sản doanh nghiệp





LỜI NÓI ĐẦU 1

CHƯƠNG I 3

KHÁI NIỆM PHÁ SẢN DOANH NGHIỆP VÀ PHÁP LUẬT VỀ PHÁ SẢN. 3

1. KHÁI NIỆM PHÁ SẢN DOANH NGHIỆP. 3

2. PHÁP LUẬT VỀ PHÁ SẢN: 9

CHƯƠNG II 14

TRÌNH TỰ THỦ TỤC GIẢI QUYẾT YÊU CẦU TUYÊN BỐ PHÁ SẢN 14

1. THỦ TỤC NỘP VÀ THỤ LÝ ĐƠN YÊU CẦU TUYÊN BỐ PHÁ SẢN DOANH NGHIỆP. 14

1-1. Thủ tục nộp đơn: 14

1-2.Thủ tục thụ lý đơn yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp: 19

1-3. Khiếu nại quyết định không mở thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản. 20

2- MỞ THỦ TỤC GIẢI QUYẾT YÊU CẦU TUYÊN BỐ PHÁ SẢN DOANH NGHIỆP. 21

2-1. Quyết định mở thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản. 21

2-2. Thủ tục cử thẩm phán phụ trách việc giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản và các nhân viên tổ quản lý tài sản. 23

2-3. Ấn định thời điểm ngừng thanh toán nợ. 26

3.HỘI NGHỊ CHỦ NỢ. 29

3-1. Hội nghị chủ nợ- một thủ tục hoà giải bắt buộc trong quá trình giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp. 29

3-2. Thủ tục tiến hành hội nghị chủ nợ. 30

3.3. Trách nhiệm thực hiện những thoả thuận tại Hội nghị chủ nợ. 31

4. TUYÊN BỐ PHÁ SẢN DOANH NGHIỆP 32

4.1 Quyết định tuyên bố phá sản doanh nghiệp. 32

4-2. Cách thức xác định và phân chia giá trị tài sản còn lại của doanh nghiệp. 33

4-3. Thủ tục khiếu nại và kháng nghị quyết định tuyên bố phá sản doanh nghiệp. 35

4-4. Thủ tục thông báo quyết định tuyên bố phá sản doanh nghiệp đã có hiệu lực. 35

5.THI HÀNH QUYẾT ĐỊNH TUYÊN BỐ PHÁ SẢN DOANH NGHIỆP. 36

5-1. Để thi hành quyết định tuyên bố phá sản doanh nghiệp của Thẩm phán chậm nhất là 10 ngày kể từ ngày ra quyết định thi hành quyết định tuyên bố phá sản, Trưởng phòng thi hành án phải ra quyết định thành lập Tổ thanh toán tài sản. 36

5-2. Thủ tục nhận bàn giao tài sản từ Tổ quản lý tài sản: 38

5-3. Thủ tục thu hồi và bán đấu giá tài sản của doanh nghiệp phá sản. 39

5-4. Việc mở tài khoản phá sản doanh nghiệp tài Ngân hàng và phân chia tài sản còn lại của doanh nghiệp. 39

5-5. Thủ tục khiếu nại và chấm dứt việc thi hành quyết định tuyên bố phá sản. 40

Chương III 42

Những đánh giá và kiến nghị 42

1. NHỮNG ĐÁNH GIÁ CHUNG. 42

2. NHỮNG KIẾN NGHỊ. 45

2.1- cần tiếp tục hoàn thiện pháp luật về phá sản: 45

2-2. Hạn chế những ảnh hưởng xấu của các vụ việc phá sản đối với các mặt đời sống kinh tế xã hội nước ta. 47

2-3. Đảm bảo tính khả thi của Luật phá sản doanh nghiệp. 50

TÀI LIỆU THAM KHẢO 52

 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ketnooi -


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


h mở hay không mở thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp là tuỳ từng trường hợp doanh nghiệp đó có thực sự lâm vào tình trạng phá sản hay không. Điều 13 Luật phá sản doanh nghiệp quy định: trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày thụ lý đơn, Chánh án Toà án kinh tế cấp tỉnh phải xem xét đơn cùng các giấy tờ tài liệu có liên quan, nếu xét thấy không đủ căn cứ, thì quyết định không mở thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp.
Như vậy việc điều tra về khả năng thanh toán nợ của doanh nghiệp chỉ kéo dài 30 ngày kể từ ngày thụ lý đơn.
Đối với cơ quan toà án, khi xem xét khả năng thanh toán của doanh nghiệp với tư cách là căn cứ để thụ lý vụ phá sản, cần xem xét bản chất của của hiện tưọng chứ không chỉ xem xét hình thức bên ngoài là trả hay không trả được nợ bởi vì thực tế, rất có thể có những doanh nghiệp không trả được một vài khoản nợ nào đó nhưng hiện tượng đó chỉ mang tính nhất thời, trong khi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp vẫn diễn ra bình thường. Các chủ nợ cũng có thể lợi dụng quyền nộp đơn yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp cuả mình để gây áp lực đời nợ hay là thủ đoạn gây bất ổn định cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, cạnh tranh với doanh nghiệp trên thị trường.
1-3. Khiếu nại quyết định không mở thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản.
Điều 13 luật phá sản doanh nghiệp có quy định việc khiếu nại và giải quyết khiếu nại như sau:
- Quyền khiếu nại thuộc về người làm đơn (chủ nợ có bảo đảm một phần, chủ nợ không có bảo đảm, thay mặt công đoàn hay thay mặt người lao động nơi chưa có tổ chức công đoàn) và doanh nghiệp mắc nợ.
- Thời hạn khiếu nại: Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được quyết định không mở thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản.
- Thẩm quyền giải quyết khiếu nại: Thuộc thẩm quyền của chánh án toà án nhân dân cấp tỉnh.
- Thủ tục giải quyết khiếu nại:
+ Đơn khiếu nại phải gửi lên chánh án toà án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
+ Trong thời hạn 7 ngày kể từ khi có khiếu nại, chánh án Toà án nhân dân phải ra một trong hai quyết định sau:
. Giữ nguyên quyết định của Chánh toà Toà kinh tế.
. Huỷ quyết định của chánh toà kinh tế, yêu cầu Chánh toà Toà kinh tế xem xét lại.
+ Trong thời hạn 7 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu, Chánh toà Toà kinh tế phải ra quyết định mới và phải gửi cho Chánh án Toà án nhân dân và các bên đương sự.
+ Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được quyết định mới nếu các bên vẫn còn khiếu nại thì trong thời hạn 7 ngày Chánh án Toà án nhân dân cấp tỉnh phải xem xét và quyết định. Quyết định này là quyết định cuối cùng và có hiệu lực.
2- mở thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp.
2-1. Quyết định mở thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản.
Việc mở thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản được bắt đầu bằng quyết định mở thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản.
Thẩm quyền ra quyết định thuộc về Chánh toà Toà kinh tế cấp tỉnh.
Nội dung của quyết định được quy định trong điều 15 Luật phá sản doanh nghiệp, bao gồm:
- Lý do mở thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp.
- Thời điểm ngừng thanh toán nợ của doanh nghiệp.
Họ, tên của Thẩm phán phụ trách việc giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản và các nhân viên tổ quản lý tài sản.
Thủ tục ra quyết định mở thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản được quy định như sau: Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày thụ lý đơn hay sau 7 ngày kể từ ngày Chánh án Toà án nhân dân ra quyết định giữ nguyên hay huỷ bỏ quyết định của Chánh án Toà Kinh tếnếu thấy đủ căn cứ Chánh Toà kinh tế ra quyết định mở thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản. Như vậy việc ra quyết định trên được hiểu như sau:
Thứ nhất: Sau khi thụ lý đơn, kết thúc điều tra, trong thời hạn 30 ngày kể từ khi thụ lý Chánh toà Toà kinh tế sẽ ra quyết định này nếu như đủ căn cứ.
Thứ hai: Nếu việc ra quyết định của Chánh toà Toà kinh tế (quyết định mở hay không mở thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản) bị khiếu nại thì sau khi có quyết định của Chánh án Toà án nhân dân, trong thời hạn 7 ngày Chánh toà Toà kinh tế sẽ ra quyết định mới về việc này nếu thấy đủ căn cứ.
Căn cứ ra quyết định mở thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp.
Khi doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản, điều tất yếu là Toà án sẽ áp dụng thủ tục tố tụng phá sản để giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản song phải dựa trên những căn cứ nhất định. Điều đáng quan tâm ở đây là phải xem xét dấu hiệu mất khả năng thanh toán nợ với tư cách là căn cứ để Toà án ra quyết định mở thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản như thế nào.
* Doanh nghiệp được coi là có dấu hiệu lâm vào tình trạng phá sản nếu kinh doanh thua lỗ trong 2 năm liên tiếp đến mức không trả được các khoản nợ đến hạn, không trả đủ lương cho người lao động trong 3 tháng liên tiếp. Do vậy các trường hợp trên chỉ được coi là dấu hiệu của sự mất khả năng thanh toán nợ đến hạn khi nó là hậu quả của sự kinh doanh thua lỗ trong 2 năm liên tiếp.
* Theo điều 2 Luật phá sản doanh nghiệp thì doanh nghiệp được coi là lâm vào tình trạng phá sản sau khi đã áp dụng các biện pháp tài chính cần thiết mà vẫn mất khả năng thanh toán nợ đến hạn.Cụ thể:
- Có phương án tổ chức lại sản xuất kinh doanh, quản lý chặt chẽ các khoản chi phí, tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm.
Có biện pháp xử lý hàng hoá, sản phẩm, vật tư tồn đọng.
Thu hồi các khoản nợ, tài sản bị chiếm dụng.
Thương lượng với các chủ nợ để hoãn nợ, mua nợ, bảo lãnh nợ, giảm xoá nợ.
Tìm kiếm các khoản tài trợ, các khoản vay để trang trải các khoản nợ đến hạn và đầu tư đổi mới công nghệ.
Như vậy, về thực chất quyết định mở thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản là sự ghi nhận của Toà án sau khi đã điều tra về khả năng thanh toán nợ của doanh nghiệp là doanh nghiệp đã lâm vào tình trạng phá sản và cần được áp dụng thủ tục tố tụng phá sản để giải quyết việc thanh toán giữa doanh nghiệp mắc nợ và các chủ nợ khác.
Trong thực tế kinh doanh, một doanh nghiệp mất khả năng thanh toán thường có những dấu hiệu phụ sau:
- Doanh nghiệp đã không trả được những chi phiếu hay thương phiếu đã ký.
- Doanh nghiêp không thi hành án lệnh trả nợ đã có hiệu lực pháp luật.
Số nợ đến hạn quá cao đối với mức hoạt động của doanh nghiệp, nhất là trong đó số nợ thuế khá nhiều.
Tài sản doanh nghiệp đã bị tịch biên.
Giá bán tài sản của doanh nghiệp có hành vi thanh toán nợ bất hợp pháp.
Doanh nghiệp vay tiền với số lãi suất quá cao.
Doanh nghiệp bán tài sản cầm cố hay tẩu tán tài sản..
Song như vậy không có nghĩa là cứ thấy doanh nghiệp có những dấu hiệu như vậy đã có thể kết luật doanh nghiệp bị lâm vào tình trạng phá sản mà còn phải xem xét các dấu hiệu đó trong mối quan hệ biện chứng với các dấu hiệu khác trước khi ra quyết định mở thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản.
Quyết định mở thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản phải được đăng báo địa phương nơi doanh nghiệp đặt tru sở chính và báo hàng ngày của Trung ương trong 3 số liên tiếp.
2-2. Thủ tục cử thẩm phán phụ trách việc giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản và các nhân viên tổ quản lý tài sản.
Điều 15 Luật phá sản doanh nghiệp quy định: Trong quyết định mở thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản phải nêu rõ họ tên của thẩm phản phụ trách việc giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp và các nhân viên Tổ quản lý tài sản. Tuỳ tính chất của từng việc cụ thể, Chánh án Toà án kinh tế chỉ định một thẩm phán hay một tập thể gồm 3 thẩm phá và Tổ quản lý tài sản....
Như vậy việc cử thẩm phán và các nhân viên Tổ quản lý tài sản thuộc về Chánh toà Toà kinh tế. Cụ thể:
* Chánh toà Toà kinh tế có thể chỉ định một hay ba thẩm phán phụ trách việc giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản, tuỳ theo từng vụ việc. Trong trường hợp có ba thẩm p0hán thì một người được giao nhiệm vụ phụ trách. Quy chế làm việc của tập thể Thẩm phán do Chánh án Toà án nhân dân tối cao quy định.Thẩm phán phải chịu trách nhiệm trước Chánh án Toà án nhân dân tỉnh về việc thực hiện nhiệm vụ quyền hạn của mình.
Theo điều 17 NĐ 189/CP trước khi mở thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản Chánh toà Toà kinh tế yêu cầu các cơ quan có liên quan cử người có năng lực, độc lập về kinh tế và pháp lý với các chủ nợ và doanh nghiệp mắc nợ tham gia Tổ quản lý tài sản.
- Thành phần Tổ quản lý tài sản bao gồm:
. Một cán bộ Toà kinh tế Toà án nhân dân cấp tỉnh do Chánh toà Toà kinh tế phân công, làm tổ trưởng.
. Một chấp hành viên Phòng thi hành án do Trưởng phòng thi hành án thuộc Sở Tư pháp cử.
. Chủ nợ có số nợ nhiều nhất hay thay mặt chủ nợ do Hội nghị chủ nợ cũ.
. Một thay mặt của doanh nghiệp mắc nợ do chủ doanh nghiệp hay người thay mặt hợp pháp của doanh nghiệp cử.
. Một thay mặt công đoàn doanh nghiệp.
. Một thay mặt Sở tài chính do Giám đố Sở tài chính cử.
. Một thay mặt Ngân hàng Nhà nước cấp tỉnh do Giám đốc Ngân hàng đó cử.
Tuỳ từng trường hợp Chánh toà Toà kinh tế có thể mời thêm một số chuyên gia khác tham gia.
- Tổ quản lý tài sản làm việc theo sự điều hành của Tổ trưởng Tổ quản lý tài sản và chịu sự giám sát của Thẩm phán, ...

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
N Nghiên cứu quá trình tự làm sạch nguồn nước ở một số ao, hồ ở quận Thủ Đức Khoa học Tự nhiên 0
N Những vấn đề pháp lý về trình tự thủ tục đấu thầu mua sắm trong các dự án ODA do ngân hàng thế giới Luận văn Luật 0
T Tiểu luận: : Phân tích và nêu ý kiến về trình tự, thủ tục đình công Tài liệu chưa phân loại 0
H Nghiên cứu các quy định về trình tự, thủ tục thu hồi đất và hướng hoàn thiện các quy định này Luận văn Luật 0
D Trình tự thủ tục xử lý kỷ luật đối với cán bộ, công chức Luận văn Luật 2
N Tiểu luận: Điều kiện, trình tự, thủ tục chào bán chứng khoán ra công chúng Luận văn Kinh tế 0
T Nghiên cứu các giải pháp nâng cao chất lượng thực hiện trình tự, thủ tục để hoàn thành một dự án đầu Tài liệu chưa phân loại 0
T Tiểu luận Trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại hành chính Tài liệu chưa phân loại 0
P Phân tích những quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành về trình tự, thủ tục giải thể Công ty TNHH Tài liệu chưa phân loại 2
P [Free] Đề tài Trình tự, thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở nước ta hiện nay Tài liệu chưa phân loại 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top