ngoctuyet_th207

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối

Tư duy vừa là một quá trình, vừa là một hoạt động trí nhớ của con người để nhận thức các sự vật, hiện tượng. Hoạt động trí nhớ muốn đạt được hiệu quả cao cần thông qua các hành động ghi nhớ cũng chính là hoạt động tư duy, thao tác tư duy. Nói cách khác bằng các thao tác như phân tích, tổng hợp, so sánh, trìu tượng hoá, khái quát hoá v.v đến việc hình thành khái niệm, ghi nhớ trong đầu óc của mỗi chúng ta đều là những hình dạng của tư duy. Việc hình thành khái niệm chính là để phản ánh đầy đủ những thuộc tính, mối quan hệ có tính qui luật, bản chất của sự vật, hiện tượng vào trong đầu óc con người một cách hoàn chỉnh nhất. Quá trình ghi nhớ, lưu giữ và tái hiện có diễn ra một cách hiệu quả hay không cũng chính là phụ thuộc vào các thao tác tư duy ấy. Trong ghi nhớ tài liệu, nhờ các thao tác tư duy mà người học có thể tái hiện lại sự vật, hiện tượng. Do đó khi đề cập đến vấn đề trí nhớ, đến đặc trưng của trí nhớ lôgíc không thể nghiên cứu tách rời với tư duy, nói cách khác tư duy là cơ sở là nền tảng để hình thành, củng cố và phát triển trí nhớ lôgíc.


NỘI DUNG
I-Cơ sở lý luận và thực tiễn của các biện pháp tâm lý nhằm phát triển trí nhớ lôgíc cho học viên trong học tập, nghiên cứu khoa học ở HVKTQS.
1. Cơ sở lý luận
1.1. Các khái niệm cơ bản
a. Trí nhớ
Trí nhớ – vấn đề trung tâm trong mọi hoạt động của con người đặc biệt là trong lĩnh hội tri thức, tích luỹ vốn kinh nghiệm và vận dụng chúng vào trong hoạt động thực tiễn. Ngay từ thời cổ đại đã có rất nhiều nhà khoa học tập trung nghiên cứu về vấn đề trí nhớ, cùng với sự phát triển của lịch sử xã hội loài người, ngày nay vấn đề trí nhớ đã trở thành đối tượng nghiên cứu của nhiều nhà khoa học, nhiều ngành khoa học.
Tuy nhiên, trí nhớ theo quan điểm của chủ nghĩa Mác Lênin đến nay vẫn được coi là chính xác nhất.Trí nhớ là các quá trình ghi nhớ giữ lại và tái hiện những kinh nghiệm đã trải qua của con người. Trí nhớ là một hoạt động tâm lý phức tạp bao gồm các quá trình cơ bản : ghi nhớ, giữ lại tái hiện (nhớ lại nhận lại). Các quá trình trên có quan hệ chặt chẽ với nhau, bổ sung cho nhau trong một thể thống nhất tạo nên kho tàng trí nhớ của con người. Trí nhớ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: nội dung, tính chất của tài liệu cần nhớ, phương pháp ghi nhớ…Cơ sở sinh lý của trí nhớ là sự thiết lập, giữ lại và xuất hiện trở lại những đường liên hệ thần kinh tạm thời và những biến đổi sinh hóa, điện sinh diễn ra trong vỏ não và phần dưới vỏ của con người. Những đường liên hệ thần kinh tạm thời đó được củng cố tương đối vững chắc nhờ có sự lặp đi lặp lại nhiều lần và có thời gian nhất định để củng cố.
b. Trí nhớ lôgíc và trí nhớ lôgíc của học viên quân sự
Cũng giống như trí nhớ, nghiên cứu về trí nhớ lôgíc cũng có nhiều quan điểm khác nhau. Đây là loại trí nhớ phản ánh những ý nghĩa, tư tưởng của con người. Trong đó hệ thống tín hiệu thứ hai có vai trò quyết định đối với loại trí nhớ này. Loại trí nhớ này ngày càng chiếm vị trí quan trọng, chủ động ở con người, nó chi phối cả sự phát triển của các loại trí nhớ khác và giữ vai trò chính trong sự lĩnh hội của con người. Ta có thể rút ra một số kết luận :
Trí nhớ lôgic là một kiểu loại trí nhớ cao nhất trong các kiểu loại trí nhớ của người học
Trí nhớ lôgic chủ yếu dựa trên sự thông hiểu nội dung, ý nghĩa và bản chất của vấn đề cần nhớ.
Trí nhớ lôgic gắn liền với quá trình tư duy và tưởng tượng
Trí nhớ lôgic là một dạng hoạt động
ở Học viện Kỹ thuật quân sự, với nhiệm vụ là đào tạo đội ngũ cán bộ sỹ quan khoa học phục vụ cho quân đội. Hoạt động trung tâm chủ yếu là hoạt động dạy học, giáo dục và rèn luyện người học nhằm trang bị cho họ một hệ thống kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo, phát triển khả năng tư duy sáng tạo hình thành những phẩm chất nhân cách của người sĩ quan trong tương lai. Trí nhớ lôgíc của học viên quân sự được hình thành và phát triển một phần nhờ như vậy. Dưới góc độ tâm lý học có thể xem xét trí nhớ lôgíc của học viên quân sự dưới các khía cạnh sau:
Thứ nhất: Trí nhớ lôgíc của học viên quân sự là loại trí nhớ gắn liền với đặc thù hoạt động quân sự, nhằm mục đích ghi nhớ đầy đủ các nội dung huấn luyện theo mục tiêu, yêu cầu đào tạo đã được đặt ra trước khi lĩnh hội tri thức, kỹ năng, kỹ xảo, kinh nghiệm, năng lực hoạt động được người dạy truyền thụ theo chuyên ngành đào tạo để vận dụng, phát triển nó trong hoạt động thực tiễn sau này.
Thứ hai: Nội dung các tài liệu cần nhớ rất rộng và sâu, bao gồm hệ thống các kiến thức khoa học cơ bản, khoa học cơ sở chuyên ngành, các kỹ xảo, kỹ năng nghề nghiệp quân sự, hệ thống những kinh nghiệm hoạt động sáng tạo, hệ thống các chuẩn mực giá trị về thái độ hành vi, nhân cách quân nhân và trình độ nhận thức đối với các vấn đề tự nhiên, xã hội, quân đội trong quá khứ và tương lai.
Thứ ba: Việc phát triển trí nhớ lôgíc của học viên cấp quân sự diễn ra trong sự phối hợp hoạt động của người dạy và người học thể hiện ở việc người dạy tổ chức, rèn luyện phương pháp nhớ lôgíc cho người học, đồng thời người học tự tổ chức ra các phương pháp rèn luyện trí nhớ lôgíc trên cơ sở nắm vững nội dung, ý nghĩa, bản chất của vấn đề cần nhớ.
Thứ tư: Trí nhớ lôgíc của học viên quân sự luôn luôn vận động và phát triển, xong sự phát triển như thế nào điều đó phụ thuộc vào khả năng suy luận lôgíc của từng học viên, vào việc sử dụng các cách thức, biện pháp, công cụ, phương pháp nhớ cho phù hợp với bản thân để lĩnh hội nội dung học tập một cách nhanh nhất, đầy đủ nhất và chính xác nhất, đúng với mục tiêu, yêu cầu đào tạo của nhà trường đã đặt ra.
Thứ năm: Nội dung của trí nhớ lôgíc phản ánh ý nghĩa tư tưởng của con người, của hoạt động quân sự gắn với chức trách, chuyên môn của từng quân nhân.
Như vậy, trí nhớ lôgíc của học viên quân sự là loại trí nhớ dựa trên việc nắm chắc bản chất, nội dung và ý nghĩa của các tài liệu cần nhớ, tìm ra các điểm tựa trong nội dung chínhvà các mối liên hệ, tính lôgíc của tài liệu cần nhớ từ đó hình dung và nhớ lại.
Trong quá trình nhớ lôgíc có thể sử dụng ngôn ngữ nói, viết tóm tắt, biểu diễn lại bằng sơ đồ, biểu đồ theo một trình tự nhất định, trí nhớ lôgíc lưu giữ các tài liệu lâu dài và vững chắc vì vậy khi quên có thể suy luận nhanh chóng nhớ lại, hiệu quả của việc ghi nhớ này rõ ràng cao hơn hẳn trí nhớ máy móc.
c. Phát triển trí nhớ lôgíc của học viên cấp phân đội
Khái niệm về phát triển, phát triển trí nhớ lôgíc được đề cập và sử dụng trong nhiều lĩnh vực khoa học và đời sống. Theo Từ điển tiếng việt thì: “Phát triển là biến đổi hay làm cho biến đổi từ ít đến nhiều, hẹp đến rộng, thấp đến cao, đơn giản đến phức tạp”. Cũng trên quan điểm ấy, qua thực tiễn nghiên cứu các nhà kinh điển Mác- Lênin khẳng định rằng: đã nói đến phát triển là có sự biến đổi, nhưng không phải mọi sự biến đổi đều đồng nghĩa với sự phát triển mà sự biến đổi đó phải là sự biến đổi về chất, biến đổi theo sự tiến bộ, theo hướng đi lên.
Dưới góc độ tâm lý học, cũng có nhiều quan điểm và cách giải thích khác nhau về sự phát triển và phát triển trí nhớ lôgíc. Từ những quan điểm chung về phát triển trí nhớ lôgíc và xuất phát từ đặc điểm hoạt động học tập của học viên cấp phân đội ở Học viện Kỹ thuật quân sự tui cho rằng: Phát triển trí nhớ lôgíc cho học viên quân sự là quá trình tác động sư phạm tạo ra sự biến đổi về chất trong hoạt động nhận thức, đặc trưng ở sự tiến bộ, đi lên trong ghi nhớ, lưu giữ và tái hiện lại tài liệu đã tri giác một cách chính xác, linh hoạt, độc đáo và sáng tạo của người học nhằm thực hiện các nhiệm vụ học tập theo chương trình đào tạo.
Như vậy sự phát t...

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:


 

daigai

Well-Known Member
Trích dẫn từ mrquangco1994:
cho e cai link ad oi.hom truoc e mat lick kia oy.gio tim không thay.thank


Mất nick á? quên mật khẩu hả, thế thì yêu cầu mật khẩu mới

Của em đây
 

Ducthanhasdfg

New Member
Cho e xin link

[ Post bai thong qua Mobile ]
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top