daigai

Well-Known Member
Bài văn mẫu cho các bạn

Đề : Cảm nhận vẻ đẹp trong hai đoạn thơ sau :

“ Dù ở gần con “ Chân phải bước tới cha
Dù ở xa con Chân trái bước tới mẹ
Lên rừng xuống bể Một bước chạm tiếng nói
Cò sẽ tìm con Hai bước chạm tiếng cười
Cò mãi yêu con Người đồng mình thương lắm con ơi
Con dù lớn vẫn là con của mẹ Đan lờ cài nan hoa
Đi suốt đời lòng mẹ vẫn theo con.” Vách nhà ken câu hát
( Con cò – Chế Lan Viên ) Rừng cho hoa
Con đường cho những tấm lòng
Cha mẹ mãi nhớ về ngày cưới
Ngày đầu tiên đẹp nhất trên đời ”
(Nói với con – Y Phương )
Bài làm

Một trong những bất hạnh lớn nhất của ai đó là không gia đình. Gia đình là mái ấm, là cái nôi nuôi dưỡng biết bao tình cảm tốt đẹp và nhân cách đáng quý của mỗi người. Bởi thế, tình yêu gia đình là một thứ tình cảm thiêng liêng, sâu nặng nhất trong thế giới tình cảm của con người. Và có lẽ cũng vì thế, Y Phương và Chế Lan Viên đã lần lượt sáng tác ra “ Nói với con “ và “ Con cò” .Điều đó được thể hiện qua những dòng thơ :

“ Dù ở gần con “ Chân phải bước tới cha
Dù ở xa con Chân trái bước tới mẹ
Lên rừng xuống bể Một bước chạm tiếng nói
Cò sẽ tìm con Hai bước chạm tiếng cười
Cò mãi yêu con Người đồng mình thương lắm con ơi
Con dù lớn vẫn là con của mẹ Đan lờ cài nan hoa
Đi suốt đời lòng mẹ vẫn theo con.” Vách nhà ken câu hát
( Con cò – Chế Lan Viên ) Rừng cho hoa
Con đường cho những tấm lòng
Cha mẹ mãi nhớ về ngày cưới
Ngày đầu tiên đẹp nhất trên đời ”
(Nói với con – Y Phương )
Đầu tiên , trong lời hát ru con , dù chẳng cần trau chuốt lời văn, ý thơ ; dù chỉ nhẹ nhàng và giản đơn nhưng Chế Lan Viên đã làm xao xác tận sâu thẳm tâm hồn người đọc :

“ Dù ở gần con
Dù ở xa con
Lên rừng xuống bể
Cò sẽ tìm con
Cò mãi yêu con”

Khi đọc đến đây , ta đã tự hỏi lòng chẳng lẽ còn thứ tình cảm tha thiết, mãnh liệt hơn thứ tình cảm kia nữa? Đây là tình cảm vượt lên trên tất cả khó khăn, ngăn cách, nối liền những nẻo đường dù xa xăm, cách trở và có sức lay động, ám ảnh tâm can dù chỉ mới làn đầu nhìn thấy. Tình mẫu tử… có lẽ còn thiêng liêng hơn mọi điều thiêng liêng nhất. Với việc dùng điệp từ , phép đối và thành ngữ nhằm thành công lột tả hết sự thiêng liêng cao quý của tình mẫu tử , của tấm lòng đầy ắp nhân hậu , sự yêu thương trong trái tim người mẹ dành cho con. Con có thể ngủ yên, có thể vui sướng cắp sách đến trường, có thể vững bước chắc trên đường đời sóng gió, tất cả vì đã có tình mẹ chở che, nâng bước. Dù ở đâu, dù ở trong bất cứ hoàn cảnh nào, lòng mẹ cũng sẽ như cánh cò kia, vẫn bên con, vẫn lặn lội đi tìm, lặn lội sưởi ấm trái tim con, cho con sức mạnh, cho con niềm tin vào cuộc sống, hi sinh tất cả vì con . Lời thơ ẩn chứa một sức mạnh tiềm tàng, một sự khẳng định chắc chắn: tình mẹ bền chặt sẽ theo con đi suốt cuộc đời, sẽ trở thành một phần tâm hồn không thể thiếu, soi rọi mọi nẻo đường con sẽ bước chân qua. Tình mẹ, lòng yêu thương bao la của mẹ sẽ gửi trọn vào cuộc đời con mãi mãi, vì với mẹ đâu còn thứ gỉ thiêng liêng , quí giá và gần gũi hơn con; con là mặt trời của mẹ, là lẽ sống mà vì nó mẹ có thể dâng trọn cuộc đời. Điều đó còn được khẳng định qua 2 dòng thơ sau :

“Con dù lớn vẫn là con của mẹ
Đi suốt đời lòng mẹ vẫn theo con.”

“Dù” và “vẫn” - sự khẳng định chắc chắn hơn bao giờ hết. Nó hiển nhiên như chính cuộc đời. Con dù lớn khôn, dù trưởng thành đến đâu, song trong lòng mẹ bao la thì con vẫn luôn bé bỏng. Mặt trời con luôn sưởi ấm trái tim mẹ, còn mẹ, mẹ mãi yêu con, yêu con bằng tình yêu theo bé bước đi mãi mãi. Tình mẹ là thế, bao la, lời ru của mẹ là thế, êm đềm, tha thiết, suốt đời con được hưởng, suốt đời con tìm thấy. Chế Lan Viên, thi sĩ tìm thấy trong cánh cò yêu thương bay ra từ câu hát, một triết lí thiêng liêng đủ soi rọi vào mọi tâm hồn , vào tận những ngóc ngách sâu thẳm nhất. Có lẽ phút hiểu ra cái điều cả đời mình tìm kiếm, nhà thơ đã phải nén lại niềm xúc động đến rưng rưng trực tuôn trào ra khoé mắt để viết lên cái điều ấp ủ bấy lâu, rằng tình mẹ là vĩnh hằng, bất diệt, luôn tìm thấy bên cuộc đời chúng ta, rằng long mẹ là bao la, vô bờ bến, luôn ôm ấp tâm hồn mỗi con người. Với mẹ, con là hơi ấm nồng nàn, là sự sinh tồn, sự sống, con đem lại cho mẹ hơi sống, niềm hạnh phúc yêu thương lớn nhất cuộc đời. Ta chỉ có thể nói như vậy về cái quy luật bất biến ấy, vì tự nó đã nói lên tất cả những điều thấm thía nhất trong cuộc đời.

Trong khi đó , Y Phương – nhà thơ người dân tộc Tày – lại mô tả bao quát hơn về tình cảm cha mẹ dành cho con cái . Mở đầu bài thơ, tác giả viết:

“ Chân phải bước tới cha
Chân trái bước tới mẹ
Một bước chạm tiếng nói
Hai bước chạm tiếng cười”
Câu thơ tưởng như chỉ là kể, tả mà xiết bao trìu mến thân thương. Bằng phương pháp liệt kê , tác giả đã vẽ ra bức tranh gia đình với hình ảnh: “ chân phải, chân trái, tiếng nói, tiếng cười” của một em bé đang chập chững tập đi, bi bô tập nói. Điệp ngữ “ bước tới” cùng với động từ “chạm” làm nổi bật không khí gia đình ấm áp, hạnh phúc của đôi vợ chồng trẻ với đứa con thơ đầu lòng. Từng bước đi, giọng nói, tiếng cười của đứa con đều được mẹ chăm chút, nâng niu đón nhận. Và cứ thế con lớn lên trong tình yêu thương, trong sự nâng đỡ và mong chờ của cha mẹ. Tiếp theo, là bước tương lai trưởng thành của con trong chiếc nôi của quê hương, trong nghĩa tình của làng bản:
“Người đồng mình thương lắm con ơi
Đan lờ cài nan hoa
Vách nhà ken câu hát
Rừng cho hoa
Con đường cho những tấm lòng
Cha mẹ mãi nhớ về ngày cưới
Ngày đầu tiên đẹp nhất trên đời”.
Bằng những hình ảnh cụ thể thể hiện cuộc sống bình dị, mộc mạc lại thêm những hình ảnh đẹp và thơ mộng, ta hình dung cuộc sống lao động của họ rất nên thơ với những con người cần cù, khéo léo. Quê hương hiện lên bằng ba yếu tố : rừng, con đường, và người đồng mình. Rừng, con đường tuy chỉ là những vật vô tri nhưng cũng biết đem cho những thứ mà đứa trẻ cần lớn. Thiên nhiên đâu chỉ cho nguồn lâm sản quý giá mà còn cho cả sắc màu của hoa thơm trái ngọt. Rừng thì che chở, con đường thì mở lối con đường ấy đâu chỉ đi ngược về xuôi mà còn cho những tấm lòng bao dung nhân hậu, nhưng có lẽ đáng yêu hơn vẫn là con người xứ sở “ người đồng mình yêu lắm con ơi”. Quê hương và gia đình cùng nuôi đứa trẻ lớn lên ở chặng đường đời đầu tiên của đứa trẻ. Là cội nguồn chung đúc giúp cho đứa trẻ trưởng thành chen chân lên con đường dài, rộng hơn kế tiếp.
Những lời thơ, lời hát ấy như thấm vào máu thịt, vào hồn ta, làm ta thêm yêu gia đình, tình yêu ấy sẽ chi phối các nhân cách xã hội khác như đức hy sinh, tính cần cù, lòng vị tha .Có thể nói , Y Phương và Chế Lan Viên đã thành công trong việc chứng minh rằng :Tình yêu gia đình là tiền đề, là khởi nguồn của tình yêu quê hương, đất nước và các nhân cách xã hội khác. Nó có mối quan hệ chặt chẽ, bởi không có tình yêu gia đình thì cũng không có bất cứ một thứ tình yêu nào khác.
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top