greenagervn

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối

PHẦN MỞ ĐẦU....................................................................................................1
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ LÝ
LUẬNCHUNG VỀ ĐẦU TƢ PHÁT TRIỂN KẾT CẤU HẠ TẦNG GIAO
THÔNG TĨNH ......................................................................................................4
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu ..........................................................................4
1.2. Lý luận chung về đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông tĩnh ....................7
1.2.1. Khái niệm về đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông tĩnh .......................7
1.2.2. Vai trò của kết cấu hạ tầng giao thông tĩnh.......................................................9
1.2.3. Đặc điểm của kết cấu hạ tầng giao thông tĩnh ................................................10
1.2.4 Chức năng của kết cấu hạ tầng giao thông tĩnh ...............................................10
1.2.5. Một số đặc điểm cơ bản của đầu tư phát triển KCHT giao thông tĩnh ...........11
1.2.6. Nguồn vốn đầu tư cơ bản cho phát triển kết cấu hạ tầng giao thông tĩnh......13
1.2.7. Một số loại hình đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông tĩnh ở Việt Nam
hiện nay .....................................................................................................................14
1.2.8. Một số vấn đề về công tác quản lý nhà nước trong đầu tư phát triển kết cấu hạ
tầng giao thông tĩnh...................................................................................................16
CHƢƠNG 2: PHƢƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU ...................21
2.1. Địa điểm nghiên cứu ..........................................................................................21
2.2. Phương pháp và thiết kế nghiên cứu..................................................................21
2.2.1. Cách tiếp cận ...................................................................................................21
2.2.2. Phương pháp nghiên cứu.................................................................................21
2.2.3. Quy trình nghiên cứu ......................................................................................21
CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG ĐẦU TƢ PHÁT TRIỂN KẾT CẤU HẠ TẦNG
GIAO THÔNG TĨNH Ở TP VINH, TỈNH NGHỆ AN GIAI ĐOẠN 2008-2013
..............................................................................................................................23
3.1. Những nhân tố ảnh hưởng đến đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông tĩnh
ở thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An...............................................................................23
3.1.1. Khái quát về kết cấu hạ tầng giao thông tĩnh ở thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An
...................................................................................................................................23
3.1.2. Tiềm năng phát triển kết cấu hạ tầng giao thông tĩnh.....................................24
3.1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến kết cấu hạ tầng giao thông tĩnh ..........................29
3.2. Thực trạng tình hình đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông tĩnh ở thành
phố Vinh, tỉnh Nghệ An giai đoạn 2008-2013..........................................................31
3.2.1. Thực trạng vốn đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông tĩnh ..................31
3.2.2. Thực trạng công tác quản lý đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông tĩnh
ở thành phố Vinh.......................................................................................................34
3.3. Một số nhận xét thực trạng đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông tĩnh ở
thành phố Vinh giai đoạn 2008 - 2013......................................................................36
3.3.1. Những kết quả đạt được ..................................................................................36
3.3.2. Hạn chế và nguyên nhân .................................................................................42
CHƢƠNG 4: ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP ĐẦU TƢ PHÁT TRIỂN KẾT
CẤU HẠ TẦNG GIAO THÔNG TĨNH Ở THÀNH PHỐ VINH, TỈNH NGHỆ AN
GIAI ĐOẠN ĐẾN NĂM 2020...............................................................................46
4.1. Định hướng đầu tư phát triển KCHT giao thông tĩnh ở thành phố Vinh, tỉnh
Nghệ An giai đoạn đến năm 2020.............................................................................46
4.1.1. Một số dự báo về KCHT giao thông tĩnh ở thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An giai
đoạn đến năm 2020 ...................................................................................................46
4.1.2. Định hướng phát triển KCHT giao thông tĩnh ở thành phố Vinh giai đoạn đến
năm 2020...................................................................................................................51
4.1.3. Mục tiêu phát triển KCHT giao thông tĩnhở thành phố Vinh đến năm 2020 .53
4.2. Giải pháp đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông tĩnh ở thành phố Vinh
giai đoạn đến năm 2020 ............................................................................................57
4.2.1. Giải pháp đối với công tác Quy hoạch, Kế hoạch...........................................57
4.2.2. Giải pháp về nguồn vốn đầu tư .......................................................................59 4.2.3. Giải pháp phân kỳ đầu tư và hình thức đầu tư theo nguyên tắc lựa chọn thứ tự
ưu tiên........................................................................................................................62
4.2.4. Giải pháp tăng cường hiệu quả công tác quản lý nhà nước ............................63
4.2.5. Giải pháp về giải phóng mặt bằng ..................................................................67
KẾT LUẬN..........................................................................................................69
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...........................................................70
phần thực hiện nhiệm vụ phát triển và khả năng đáp ứng vai trò trung tâm kinh tế -
văn hoá của vùng Bắc Trung Bộ, tạo điều kiện tiền đề phát triển kinh tế - xã hội của
thành phố.
Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn và kinh nghiệm bản thân trong quá trình
công tác, việc nghiên cứu để hiểu rõ thực trạng và đưa ra các giải pháp đầu tư phát
triển kết cấu hạ tầng giao thông tĩnh ở thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An là thực sự
cần thiết, do vậy tác giả đã lựa chọn đề tài “Đầu tƣ phát triển kết cấu hạ tầng
giao thông tĩnh ở thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An” để nghiên cứu luận văn thạc
sĩ của mình.
Quá trình nghiên cứu đề tài này nhằm trả lời cho những câu hỏi sau:
+ Đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông tĩnh là gi? Đầu tư phát triển kết
cấu hạ tầng giao thông tĩnh ở thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An trong thời gian qua như
thế nào?
+ Việc đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông tĩnh ở thành phố Vinh có
những điểm đặc thù gì?
+ Những kết quả mà thành phố Vinh đã đạt được và các định hướng của thành
phố trong thời gian tới để nâng cao hiệu quả đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao
thông tĩnh?
+ Những vấn đề cần giải quyết để phù hợp các yêu cầu nâng cao chất
lượng và hiệu quả đầu tư?
+ Cần có những giải pháp nào trong việc đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao
thông tĩnh ở thành phố Vinh để phù hợp với định hướng phát triển của thành phố từ
nay đến năm 2020?
2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu về đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông tĩnh; đánh giá
thực trạng đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông tĩnh ở thành phố Vinh, tỉnh
Nghệ An, chỉ ra những thành tựu, hạn chế và nguyên nhân.
Đề xuất các giải pháp đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông tĩnh tương
xứng với yêu cầu phát triển của đô thị loại I.

3. Nhiệm vụ nghiên cứu:
Hệ thống những vấn đề cơ bản về đầu tư phát kết cấu hạ tầng giao thông
tĩnh, vai trò của đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông tĩnh đối với việc phát
triển kinh tế xã hội ở các đô thị.
Phân tích, đánh giá thực trạng đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông
tĩnh ở thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An.
Đề xuất một số giải pháp chủ yếu trong đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao
thông tĩnh ở thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hoạt động đầu tư phát triển kết cấu hạ
tầng giao thông tĩnh.
Phạm vi nghiên cứu:
Nội dung: Hoạt động đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông tĩnh trên địa bàn
thành phố
Không gian: Thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An.
Thời gian: Từ năm 2008 đến năm 2013.
5. Kết cấu của luận văn
Nội dung chính của luận văn được chia thành 4 chương:
Chƣơng 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và lý luận chung về đầu tư phát
triển kết cấu hạ tầng giao thông tĩnh.
Chƣơng 2: Phương pháp và thiết kế nghiên cứu.
Chƣơng 3: Thực trạng đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông tĩnh ở
thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An giai đoạn 2008-2013.
Chƣơng 4: Định hướng và Đề xuất giải pháp đầu tư phát triển kết cấu hạ
tầng giao thông tĩnh ở thành phố Vinh giai đoạn đến năm 2020.

CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ LÝ
LUẬNCHUNG VỀ ĐẦU TƢ PHÁT TRIỂN KẾT CẤU HẠ TẦNG
GIAO THÔNG TĨNH
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Giao thông tĩnh có vai trò quan trọng đến cả phát triển kinh tế và phát triển
xã hội nên cần được các các ngành, các cấp, các cơ quan chức năng quan tâm với
mức độ hợp lý nhằm đưa giao thông tĩnh nói riêng và giao thông đô thị nói chung
trở thành động lực phát triển kinh tế xã hội. Ở Việt Nam, đã có rất nhiều công trình
nghiên cứu về hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông, tuy nhiên hiện chưa có nhiều
nghiên cứu về đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông tĩnh. Một số công trình
nghiên cứu về kết cấu hạ tầng giao thông nói chung và kết cấu hạ tầng giao thông
tĩnh trên cả nước cũng như trên địa bàn tỉnh Nghệ An:
- Luận văn thạc sĩ Phan Minh Sang (2004) trường Đại học Kinh tế Quốc dân:
Đầu tư với sự phát triển kết cấu hạ tầng giao thông vận tải ở Việt Nam giai đoạn
2001-2010 - Luận văn đi vào phân tích thực trạng hoạt động đầu tư phát triển kết
cấu hạ tầng giao thông vận tải ở Việt Nam giai đoạn 2001 - 2010 và tác động của nó
tới sự phát triển của KCHT Giao thông vận tải. Từ đó đưa ra các phương hướng, kế
hoạch và giải pháp đẩy mạnh đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông vận tải.
- Luận văn thạc sĩ Nguyễn Quang Nhật (2006) Đại học Kinh tế Quốc dân:
Đổi mới quản lý nhà nước về kết cấu hạ tầng kỹ thuật ở thành phố Tam Kỳ, tỉnh
Quảng Nam trong giai đoạn hiện nay - Luận văn chủ yếu tập trung vào nghiên cứu
và phân tích công tác quản lý nhà nước về kết cấu hạ tầng kỹ thuật ở thành phố Tam
Kỳ, tỉnh Quảng Nam, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm đổi mới công tác quản lý
nhà nước về kết cấu hạ tầng kỹ thuật ở thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam.
- Luận văn thạc sĩ Vũ Thị Nguyệt (2008) trường Đại học Kinh tế quốc dân:
Phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ của khu vực đô thị vùng kinh tế
trọng điểm Bắc Bộ đến năm 2020 - Luận văn đi sâu vào phân tích thực trạng và đưa
ra giải pháp phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ đến năm 2020, chủ yếu là giao thông động.
- Luận văn thạc sĩ Nguyễn Thị Thơ (2008) trường Đại học kinh tế - Đại học
Quốc gia Hà nội: Phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đáp ứng yêu cầu CNH - HĐH
ở Việt Nam - Luận văn phân tích thực trạng phát triển kết cấu hạ tầng giao thông và
vai trò của kết cấu hạ tầng giao thông đối với sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại
hóa ở Việt nam, đề xuất định hướng và một số giải pháp phát triển kết cấu hạ tầng
giao thông đáp ứng yêu cầu sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta.
- Luận văn thạc sĩ Lê Kế Trường (2009) Đại học Xây dựng: Giải pháp cho
vấn đề giao thông tĩnh trên địa bàn quận Hà Đông - Luận văn chủ yếu đi sâu vào
phân tích và đề ra giải pháp khắc phục vấn đề tồn tại về giao thông tĩnh ở quận Hà
Đông, đó là sự thiếu hụt của các bãi đỗ xe, gửi xe và tình trạng đỗ xe bừa bãi ở trên
lòng đường, vỉa hè các tuyến đường; Tình trạng vắng khách ở bến xe Yên Nghĩa và
xe dù bến cóc ở bến xe Hà Đông cũ.
- Luận văn Thạc sĩ Đàm Anh Tài (2010) trường ĐH Kinh tế Quốc dân: Đầu tư
phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Nghệ An - Luận văn
tập trung nghiên cứu hoạt động đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ
(đường, bến xe, bến cảng, sân bay) trên địa bàn toàn tỉnh Nghệ An.
- Luận văn Thạc sĩ Nguyễn Doãn Hùng (2010) trường ĐH Kinh tế Quốc dân:
Phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ vùng miền Tây tỉnh Nghệ An - Luận
văn phân tích hiện trạng mạng lưới giao thông đường bộ (hiện trạng đường, mật độ
đường, quốc lộ, đường tỉnh, đường huyện, đường đô thị, đường xã, đường chuyên
dùng); hiện trạng quỹ đất dành cho đường bộ và thực trạng đầu tư phát triển hệ
thống giao thông đường bộ; thực trạng công tác quản lý, duy tu bảo dưỡng đường
bộ và giải pháp phát triển hạ tầng giao thông đường bộ vùng miền Tây Nghệ An.
- Luận văn thạc sĩ Trần Thị Trúc Liễu (2010) trường Đại học Giao thông vận
tải: Quy hoạch hệ thống giao thông tĩnh cho quận Thủ Đức và quận 9 Thành phố Hồ
Chí Minh giai đoạn 2010 - 2015, tầm nhìn sau năm 2015 - Luận văn tập trung vào
nghiên cứu, phân tích hiện trạng về giao thông và giao thông tĩnh tại khu vực nghiên cứu, từ đó đề xuất luận cứ khoa học và thực tiễn làm cơ sở cho việc lập quy
hoạch hệ thống giao thông tĩnh nói chung, trong đó tập trung chủ yếu vào các điểm
đỗ xe công cộng.
- Luận văn thạc sĩ Hoàng Văn Tâm (2010) Đại học Kiến trúc: Đề xuất
phương án quy hoạch giao thông tĩnh quận Cầu Giấy đến năm 2020 - Luận văn chủ
yếu đề cập đến quy hoạch cho giao thông tĩnh và giải pháp quy hoạch: xác định loại
hình đỗ xe, quy hoạch vị trí tại các điểm, giải pháp tổ chức quản lý.
- Luận văn thạc sĩ Nguyễn Tuấn Anh (2012) trường Đại học Giao thông vận
tải: Đề xuất phương án quy hoạch giao thông tĩnh tại bệnh viện Bạch Mai - Luận
văn phân tích thực trạng quy hoạch giao thông tĩnh trong phạm vi nhỏ là bệnh viện
Bạch Mai, từ đó đề xuất các phương án quy hoạch giao thông tĩnh tại bệnh viện.
- Luận văn thạc sĩ Dương Lê Vân (2013) trường Đại học kinh tế - Đại học
Quốc gia Hà Nội: Hoàn thiện khung pháp lý về đối tác công - tư (PPP) ở Việt Nam
trong phát triển kết cấu hạ tầng - Luận văn phân tích, đánh giá thực trạng chính sách
pháp lý về đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ nói chung và
khung pháp lý về PPP trong phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ ở Việt
Nam, đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện khung pháp lý về PPP
trong phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ ở Việt Nam.
- Luận văn thạc sĩ Tô Đức Thiện (2013) trường Đại học Giao thông vận tải:
Nghiên cứu việc quy hoạch giao thông tĩnh trong khu đô thị và trong khu nhà cao
tầng Hà Nội - Luận văn tập trung phân tích thực trạng hệ thống giao thông tĩnh ở
phạm vị hẹp là trong các khu đô thị và trong các nhà cao tầng Hà Nội, từ đó đề xuất
các giải pháp quy hoạch hệ thống giao thông tĩnh tại các khu vực nói trên.
- Luận án tiến sĩ Đỗ Đức Tú (2013) - Viện chiến lược phát triển: Phát triển
kết cấu hạ tầng giao thông Vùng Đồng bằng sông Hồng đến năm 2030 theo hướng
hiện đại - Luận án đã làm rõ nhận thức và quan niệm về KCHT, phát triển KCHT
giao thông theo hướng hiện đại; đưa ra được bộ chỉ tiêu đánh giá tính hiện đại, đồng
bộ của KCHT giao thông. Luận án đã đề xuất được hệ thống các quan điểm phát Trung Việt Nam gắn với việc mở đường xuyên Á, theo các hành lang Đông-Tây).
4.1.3. Mục tiêu phát triển KCHT giao thông tĩnhở thành phố Vinh đến năm 2020
4.1.3.1. Nhà ga
a) Ga đƣờng sắt:
Đường sắt qua ga Vinh: Tách ga hàng hóa ra khỏi ga hành khách hiện nay và
nằm cách ga hành khách hiện nay hơn 1Km về phía Bắc, cạnh Khu công nghiệp
Bắc Vinh. Tại đây đất đai rộng rãi sẽ xây dựng hệ thống kho bãi phục vụ yêu cầu
của mọi đối tượng. Quy hoạch xây dựng ga hàng hoá Vinh đủ phương tiện thiết bị
hiện đại như hệ thống lập tàu, xếp dỡ, kho bãi trung chuyển.
Vì vậy, từ nay đến năm 2020 sẽ xây dựng ga hàng hóa với tổng mức đầu tư
dự kiến khoảng 200 tỷ đồng.
b) Ga hàng không:
Nghệ An có sân bay Vinh do Cục Hàng không Dân dụng quản lý. Bởi vậy,
công tác quy hoạch đã được phối hợp với cơ quan chuyên ngành (Cục Hàng không
Dân dụng Việt Nam).
Giai đoạn từ nay đến năm 2020, tiến hành xây dựng đường trục vào cảng
hàng không rộng 56m, lắp đặt thiết bị tín hiệu bay đêm, mở rộng sân đỗ ô tô, sân đỗ
máy bay, xây dựng hàng rào quanh sân bay. Lắp đặt thiết bị hạ cánh ILS, kéo dài
đường băng về phía Bắc 600 m. Mở thêm các tuyến bay mới từ Vinh đến các địa
phương khác trong cả nước như Vinh-Cần Thơ; Vinh-Hải Phòng và mở thêm các
tuyến bay quốc tế sang Lào, Thái Lan.
Theo quy hoạch của Cục Hàng không Dân dụng Việt Nam: Sân bay bay
Vinh từ nay đến 2020 sẽ có vai trò chức năng là cảng hàng không nội địa và liên
vùng Bắc Bộ – Bắc Trung Bộ – Nam Bộ. Tính chất sử dụng: Sân bay chung cho cả
dân sự và quân sự. Quy mô: Đạt CHK cấp 4C theo tiêu chuẩn ICAO và sân bay
quân sự cấp II. Công suất 200.000 HK/ năm và giờ cao điểm đạt 300 HK vào năm
2015. Công suất 650.000 HK/ năm và giờ cao điểm đạt 450 HK vào năm 2020.
Giai đoạn từ nay đến năm 2020, đầu tư nâng cấp nhà ga hành khách với công
suất thiết kế 2,5 triệu hành khách/năm với số vốn đầu tư 3.800 tỷ đồng. 4.1.3.2. Bến cảng
Cảng Bến Thủy: Di chuyển cảng than Bến thủy xuống hạ lưu, tiếp tục đầu tư
nâng cấp, xây dựng cảng Bến thủy với quy mô là cảng du lịch đạt tiêu chuẩn cảng
khách cấp I, cảng công cộng đầu mối, phục vụ đi lại của nhân dân, khách du lịch
của khu vực. Diện tích xây dựng cảng Bến Thuỷ: 185.000 m2, tàu 1.000 DWT.
Bến Cửa Tiền (tại bến VLXD trước đây, phường Cửa Nam, TP Vinh): Bến
Cửa Tiền được quy hoạch thay thế bến cát sỏi và VLXD hiện nay, phục vụ du lịch
và thương mại chợ Vinh. Công trình bến cần đảm bảo độ sâu trước bến và kết cấu
công trình đảm bảo tiếp nhận thuyền trọng tải đến 20 tấn và các thiết bị hoạt động
trên bến phù hợp với quy mô khai thác.
Bến Cầu Đước (Km6+700 kênh Vinh, phường Cửa Nam, TP Vinh): Bến Cầu
Đước được quy hoạch để nhận và trả hàng, bốc xếp VLXD khu vực, vận chuyển xi
măng Cầu Đước. Công trình bến cần đảm bảo độ sâu trước bến và kết cấu công
trình đảm bảo tiếp nhận thuyền trọng tải đến 20 tấn và các thiết bị hoạt động trên
bến phù hợp với quy mô khai thác
4.1.3.3. Bến xe
Xây dựng mới, nâng cấp các bến xe hợp lý trên nguyên tắc là: bến xe hiện đại,
đủ phương tiện thông tin. Bến xe có đủ diện tích theo quy định cho từng loại bến.
Diện tích bến xe động, bến xe tĩnh phải được quy hoạch từ 5-7% diện tích đô thị.
Theo quy hoạch đến năm 2020 tại Quyết định 1544/QĐ-UBND ngày
22/5/2011 của UBND tỉnh Nghệ An, toàn tỉnh Nghệ An sẽ có 52 bến xe, trong đó
có 5 bến loại 1. Hiện trên địa bàn TP Vinh có 02 bến xe là bến xe Vinh và bến xe
chợ Vinh với tổng diện tích 2,5 ha. Khả năng thông xe là 650 xe/ngày. Đến năm
2020, TP Vinh sẽ có 03 bến xe loại 1 (xóa bỏ bến xe Vinh hiện tại) gồm:
Bến xe chợ Vinh tại phường Vinh Tân: Sửa chữa cải tạo, nâng cấp với diện
tích 1,5 ha, tổng mức đầu tư 5 tỷ đồng.
Bến xe Nam Vinh tại xã Hưng Lợi: Xây dựng bến mới và tổ hợp khu dịch vụ
thương mại, diện tích 16 ha, tổng mức đầu tư 90 tỷ đồng.
Bến xe Bắc Vinh tại xã Nghi Kim: Xây dựng bến mới và tổ hợp khu dịch vụ
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

ngocanh11582

New Member
Re: [Free] Đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông tĩnh ở thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An

Thank bạn nhiều nhé
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D kế toán nguyên vật liệu tại công ty cổ phần thương mại đầu tư xây dựng nam phát Luận văn Kinh tế 0
D Phát triển văn hóa doanh nghiệp tại công ty cổ phần đầu tư và phát triển công nghệ điện tử viễn thông Luận văn Kinh tế 0
D Giải pháp nâng cao hiệu quả quy trình sau tuyển dụng nhân sự của Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Thuận Lợi Quản trị Nhân lực 0
D Phát triển dịch vụ Ngân hàng điện tử tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Phân tích và định giá cổ phiếu công ty cổ phần đầu tư phát triển đô thị và khu công nghiệp sông đà Luận văn Kinh tế 0
D Xây dựng chiến lược phát triển ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam đến năm 2015 Luận văn Kinh tế 0
D Thu hút đầu tư của doanh nghiệp vào phát triển du lịch ở tỉnh nghệ an Luận văn Kinh tế 0
D Ảnh hưởng của đầu tư du lịch đối với phát triển bền vững tỉnh Hải Dương Luận văn Kinh tế 0
D Hoàn thiện hoạt động chăm sóc khách hàng tại ngân hàng Đầu tư & phát triển Việt Nam chi nhánh Đà Nẵng Luận văn Kinh tế 0
D Hoàn thiện quy trình phát triển sản phẩm mới của công ty cổ phần đầu tư – mở du lịch việt nam Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top