Michael

New Member

Download miễn phí Đồ án Quản lý phân lớp và theo dõi học viên tại trung tâm đào tạo ngoại ngữ





MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN

LỜI MỞ ĐẦU. 1

CHưƠNG 1 : GIỚI THIỆU VÀ LỰA CHỌN CÔNG NGHỆ. 2

1.1. Giới thiệu công nghệ Web-based . 2

1.2. Giới thiệu về Word Wide Web. 2

1.3. Giao thức HTTP - HTTPS . 3

1.3.1. HTTP. 3

1.3.2. HTTPS . 3

1.4. Giao thức FTP . 4

1.4.1. Giới thiệu . 4

1.4.2. Mục đích của giao thức FTP. 4

1.5. Tổng quan về PHP . 5

1.5.1. Lịch sử phát triển. 5

1.5.2. Các lệnh cơ bản. 6

1.5.3. Xuất giá trị ra trình duyệt. 7

1.5.4. Biến, hằng, chuỗi và các kiểu dữ liệu. 7

1.5.5. Các cách được sử dụng trong lập trình PHP. 9

1.5.6. Cookie và Session trong PHP. 10

1.5.7. Hàm. 12

1.6. Tổng quan về MySQL. 13

1.6.1. Định nghĩa . 13

1.6.2. Đặc điểm MySQL . 13

1.6.3. Loại dữ liệu trong MySQL. 14

1.6.4. Những cú pháp cơ bản . 14

CHưƠNG 2 : PHÂN TÍCH HỆ THỐNG QUẢN LÝ . 16

2.1. Yêu cầu bài toán . 16

2.1.1. Mô tả nội dung đề tài: . 16

2.1.2. Phạm vi và ràng buộc cho hệ thống . 16

2.2.Mô hình hoạt động nghiệp vụ quản lý. 17

2.2.1.Biểu đồ ngữ cảnh hệ thống . 17

2.2.2. .Biểu đồ phân rã chức năng . 18

2.2.3.Mô tả chi tiết chức năng sơ cấp . 182.2.4. Danh sách hồ sơ dữ liệu được sử dụng. 19

2.2.5. Ma trận thực thể chức năng . 19

2.3. Các mô hình xử lý nghiệp vụ. 20

2.3.1. Biểu đồ luồng dữ liệu mức 0 . 20

2.3.2. Biểu đồ luồng dữ liệu mức 1 . 21

2.4. Mô hình dữ liệu quan niệm . 23

2.4.1. Xác định thực thể và thuộc tính. 23

2.4.2.Xác định mối quan hệ giữa các thực thể. 23

2.4.3. Biểu đồ của mô hình dữ liệu quan niệm. 24

Chương 3 : THIẾT KẾ HỆ THỐNG QUẢN LÝ . 25

3.1. Thiết kế cơ sở dữ liệu . 25

3.1.1. Chuyển mô hình E-R sang mô hình quan hệ . 25

3.1.3. Thiết kế vật lý dữ liệu. 26

3.2 Xác định các giao diện nhập liệu ứng với mô hình ER. 29

3.2.1. Các giao diện ứng với các thực thể. 29

3.2.2. Các giao diện ứng với các mối quan hệ. 29

3.2.3. Các giao diện xử lý . 29

3.3. Tích hợp hệ thống giao diện và thiết kế hệ thực đơn. 30

3.3.1. Tích hợp các giao diện. 30

3.3.2 Thiết kế hệ thống thực đơn . 31

CHưƠNG 4: CÀI ĐẶT VÀ THỬ NGHIỆM HỆ THỐNG. 32

4.1. Môi trường cài đặt . 32

4.2. Hệ thống chương trình. 32

4.2.1. Hệ con Quản lý hồ sơ và giảng dạy. 32

4.2.2. Quản lý thống kê. 33

4.3. Một số giao diện và kết quả ra . 33

KẾT LUẬN . 40

TÀI LIỆU THAM KHẢO . 41





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ketnooi -


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


ư
Internet hay Intranet.
Những ứng dụng web được xây dựng thông qua những ngôn ngữ mà các trình
duyệt hỗ trợ như HTML, JavaScript... Những ứng dụng dựa trên nền tảng web ngày càng
trở lên rất phổ biến vì những ưu điểm vượt trội của nó, mà đặc biệt là ưu điểm to lớn đối
với người sử dụng (hay người sử dụng cuối cùng) trên các máy trạm (clients).
Ưu điểm đối với phần máy trạm ở chỗ sử dụng những ứng dụng (application) hay
phần mềm (chẳng hạn gmail, những điểm bán lẻ,...) mà không cần cài đặt chương
trình gì mà chỉ cần chạy thông qua web. Với việc sử dụng trình duyệt (Browser) thì người
dùng có thể sử dụng máy tính tại bất kỳ đâu có kết nối internet với đường truyền tốt đều
có thể làm việc với máy chủ (Server) từ rất xa.
Bên cạnh những ưu điểm vượt trội về máy trạm, những ứng dụng web còn rất
nhiều ưu điểm khác như: Tự động cập nhật chương trình thông qua việc cập nhật tại máy
chủ, việc dùng trình duyệt làm việc có thể kết hợp với các ứng dụng web khác như thư
điện tử, tìm kiếm. Người sử dụng có thể chạy chương trình trên mọi hệ điều hành như
Windows, Linux, Mac bởi chúng ta chỉ cần có mỗi trình duyệt để làm việc. Ngoài ra,
máy tính của chúng ta cũng không cần đòi hỏi quá cao về cấu hình, đĩa trống
1.2. Giới thiệu về Word Wide Web
Word Wide Web, gọi tắt là Web hay WWW, là một không gian thông tin toàn
cầu mà mọi người có thể truy nhập (đọc và viết) qua các máy tính nối với mạng Internet.
Thuật ngữ này thường được hiểu nhầm là từ đồng nghĩa với chính thuật ngữ Internet.
Nhưng Web thực ra chỉ là một trong các dịch vụ chạy trên Internet, chẳng hạn như dịch
vụ thư điện tử. Web được phát minh và đưa vào sử dụng vào khoảng năm 1990, 1991 bởi
Đồ án tốt nghiệp Quản lý phân lớp và theo dõi học viên tại trung tâm đào tạo ngoại ngữ
Sinh viên: Trần Quang Cường - Khóa 13 - ngành Công nghệ thông tin Trang 3
viện sĩ Viện Hàn lâm Anh Tim Berners- Lee và Robert Cailliau (Bỉ) tại CERN, Geneva,
Switzerland.
Các tài liệu trên World Wide Web được lưu trữ trong một hệ thống siêu văn bản
(hypertext), đặt tại các máy tính trong mạng Internet. Người dùng phải sử dụng một
chương trình được gọi là trình duyệt web (web browser) để xem siêu văn bản.
Chương trình này sẽ nhận thông tin (documents) tại ô địa chỉ (address) do người
sử dụng yêu cầu (thông tin trong ô địa chỉ được gọi là tên miền (domain name), rồi sau đó
chương trình sẽ tự động gửi thông tin đến máy chủ (web server) và hiển thị trên màn hình
máy tính của người xem. Người dùng có thể theo các liên kết siêu văn bản (hyperlink)
trên mỗi trang web để nối với các tài liệu khác hay gửi thông tin phản hồi theo máy chủ
trong một quá trình tương tác. Hoạt động truy tìm theo các siêu liên kết thường được gọi
là duyệt Web.
1.3. Giao thức HTTP - HTTPS
1.3.1. HTTP
HTTP (HyperText Transfer Protocol - Giao thức truyền tải siêu văn bản) là một
trong năm giao thức chuẩn về mạng Internet, được dùng để liên hệ thông tin giữa máy
cung cấp dịch vụ (Web server) và máy sử dụng dịch vụ (Web client).
HTTP hoạt động dựa trên mô hình Client – Server. Trong mô hình này, các máy
tính của người dùng sẽ đóng vai trò làm máy khách (Client). Sau một thao tác nào đó của
người dùng, các máy khách sẽ gửi yêu cầu đến máy chủ (Server) và chờ đợi câu trả lời từ
những máy chủ này. Để có thể nói chuyện được với nhau, các máy chủ và máy khách
phải thực hiện việc trao đổi thông qua các giao thức mà giao thức được sử dụng thường
xuyên nhất chính là HTTP.
1.3.2. HTTPS
HTTPS (Hypertext Transfer Protocol Secure). Đây là một sự kết hợp giữa giao
thức HTTP và giao thức bảo mật SSL hay TLS. HTTPS giúp cho việc trao đổi thông tin
một cách bảo mật trên nền Internet.
Đồ án tốt nghiệp Quản lý phân lớp và theo dõi học viên tại trung tâm đào tạo ngoại ngữ
Sinh viên: Trần Quang Cường - Khóa 13 - ngành Công nghệ thông tin Trang 4
1.4. Giao thức FTP
1.4.1. Giới thiệu
FTP (File Transfer Protocol) được dùng để trao đổi tập tin qua mạng lưới truyền
thông dùng giao thức TCP/IP. Hoạt động của FTP cần có ít nhất hai máy tính, một máy
chủ và một máy khách.
Máy chủ FTP, dùng chạy phần mềm cung cấp dịch vụ FTP, gọi là trình chủ, lắng
nghe yêu cầu về dịch vụ của các máy tính khác trên mạng.
Máy khách chạy phần mềm FTP dành cho người sử dụng dịch vụ, gọi là trình
khách, thì khởi đầu một liên kết với máy chủ. Một khi hai máy liên kết với nhau, máy
khách có thể xử lý một số thao tác về tập tin, như tải tập tin lên máy chủ, tải tập tin từ
máy chủ xuống máy khách, đổi tên của tập tin, hay xóa tập tin ở máy chủ v.v.
Giao thức FTP là một giao thức chuẩn công khai, cho nên bất cứ một công ty
phần mềm nào, hay một lập trình viên nào cũng có thể viết trình chủ FTP hay trình
khách FTP. Hầu như bất cứ một nền tảng hệ điều hành máy tính nào cũng hỗ trợ giao thức
FTP. Điều này cho phép tất cả các máy tính kết nối với một mạng dựa trên TCP/IP, xử lý
tập tin trên một máy tính khác trên cùng một mạng, không phụ thuộc vào hệ điều hành
(nếu các máy tính ấy đều cho phép sự truy cập của các máy tính khác, dùng giao thức
FTP).
1.4.2. Mục đích của giao thức FTP
Mục đích của giao thức FTP, như được phác thảo trong bản RFC, là:
1) Khuyến khích việc dùng chung tập tin (như chương trình ứng dụng vi tính
hay dữ liệu)
2) Khuyến khích việc sử dụng máy tính ở xa một cách gián tiếp.
3) Che đậy sự khác biệt về hệ thống lưu trữ tập tin giữa các máy chủ, hầu cho
người dùng không cần quan tâm đến những sự khác biệt riêng
tư của chúng.
4) Truyền tải dữ liệu một cách đáng tin cậy và có hiệu quả cao.
Đồ án tốt nghiệp Quản lý phân lớp và theo dõi học viên tại trung tâm đào tạo ngoại ngữ
Sinh viên: Trần Quang Cường - Khóa 13 - ngành Công nghệ thông tin Trang 5
1.5. Tổng quan về PHP
1.5.1. Lịch sử phát triển
a. PHP
Được phát triển từ một sản phẩm có tên là PHP/FI. PHP/FI do Rasmus Lerdorf
tạo ra năm 1995, ban đầu được xem như là một tập con đơn giản của các mã kịch bản Perl
để theo dõi tình hình truy cập đến bản sơ yếu lý lịch của ông trên mạng. Ông đã đặt tên
cho bộ mã kịch bản này là 'Personal Home Page Tools'.
b. PHP 2
PHP 2.0 được chính thức công bố vào tháng 11 năm 1997, sau một thời gian khá
dài chỉ được công bố dưới dạng các bản hoàn chỉnh chức năng. Nhưng không lâu sau đó,
nó đã được thay thế bởi các bản thử nghiệm đầu tiên của PHP 3.0.
c. PHP 3
PHP 3.0 là phiên bản đầu tiên cho thấy một hình ảnh gần gũi với các phiên bản
PHP mà chúng ta được biết ngày nay. Nó đã được Andi Gutmans và Zeev Suraski tạo ra
năm 1997 sau khi viết lại hoàn toàn bộ mã nguồn trước đó. PHP 3.0 đã chính thức được
công bố vào tháng 6 năm 1998, sau thời gian 9 tháng được cộng đồng kiểm nghiệm.
d. PHP 4
Vào mùa đông năm 1998, ngay sau khi PHP 3.0 chính thức được công bố, Andi
Gutmans và Zeev Suraski đã bắt đầu bắt tay vào việc viết lại phần lõi của PHP. Một cơ
chế xử lý mới, có tên 'Zend Engine' (ghép từ các chữ đầu trong tên của Zeev và Andi), đã
đáp ứng được các nhu cầu thiết kế này một cách thành công, và lần đầu tiên được giới
thiệu vào giữa năm 1999. PHP 4.0, dựa trên cơ chế xử lý này, và đi kèm với hàng loạt các
chức năng mới bổ sung, đã chính thức được công bố vào tháng 5 năm 2000, gần 2 năm sau
khi bản PHP 3.0 ra đời.
e. PHP 5
Sự thành công hết sức to lớn của PHP 4.0 đã không làm cho nhóm phát triển PHP
tự mãn. Cộng đồng PHP đã nhanh chóng giúp họ nhận ra những yếu kém của PHP 4 đặc
Đồ án tốt nghiệp Quản lý phân lớp và theo dõi học viên tại trung tâm đào tạo ngoại ngữ
Sinh viên: Trần Quang Cường - Khóa 13 - ngành Công nghệ thông tin Trang 6
biệt với khả năng hỗ trợ lập trình hướng đối tượng (OOP), xử lý XML, không hỗ trợ giao
thức máy khách mới của MySQL 4.1 và 5.0, hỗ trợ dịch vụ web yếu. Những điểm này
chính là mục đích để Zeev và Andi viết Zend Engine 2.0, lõi của PHP 5.0. Ngày 29 tháng
6 năm 2003, PHP 5 Beta 1 đã chính thức được công bố để cộng đồng kiểm nghiệm. Đó
cũng là phiên bản đầu tiên của Zend Engine 2.0.
Phiên bản Beta 2 sau đó đã ra mắt vào tháng 10 năm 2003 với sự xuất hiện của
hai chức năng rất được chờ đợi: Iterators, Reflection nhưng namespaces một chức năng gây
tranh cãi khác đã bị loại khỏi mã nguồn. Ngày 21 tháng 12 năm 2003: PHP 5 Beta 3 đã
được công bố để kiểm tra, bỏ hỗ trợ Windows 95, khả năng gọi các hàm PHP bên trong
XSLT, sửa chữa nhiều lỗi và thêm khá nhiều hàm mới. PHP 5 bản chính thức đã ra mắt
ngày 13 tháng 7 năm 2004 sau một chuỗi khá dài các bản kiểm tra thử bao gồm Beta 4,
RC 1, RC2, RC3. Mặc dù coi đây là phiên bản sản xuất đầu tiên nhưng PHP 5.0 vẫn còn
một số lỗi trong đó đáng kể là lỗi xác thực HTTP.
1.5.2. Các lệnh cơ bản
PHP cũng có thẻ bắt đầu và kết thúc giống với ngôn ngữ HTML. Chỉ khác, đối
với PHP chúng có nhiều cách để thể hiện.
Cách 1: Cú pháp chính:
Cách 2: Cú pháp ngắn gọn
Cách 3: Cú pháp giống với ASP.
Cách 4: Cú pháp bắt đầu bằng script
.....
Mặc dù có 4 cách thể hiện, nhưng đối với 1 lập trình vi...

 

Các chủ đề có liên quan khác

Top