Jem

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
Danh mục bảng, biểu, sơ đồ, hình vẽ
Lời mở đầu 1
Chương 1. Lý luận chung về hoạt động gia công xuất khẩu của ngành Da- Giầy trong tiến trình hội nhập 4
1.1. Hội nhập kinh tế quốc tế 4
1.2. Hoạt động gia công xuất khẩu và vai trò của hoạt động gia công xuất khẩu 5
1.2.1. Khái niệm 5
1.2.2. Đặc điểm, vai trò hoạt động gia công xuất khẩu 6
1.2.3. Các hình thức gia công xuất khẩu 7
1.2.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến sư phát triển của ngành Da- Giây 7
1.3. Vị trí ngành Da- Giầy trong nền kinh tế quốc dân 10
1.3.1. Vị trí ngành Da- Giầy trong nền kinh tế 10
1.3.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của ngành Da- Giầy 12
1.4. Một só thị trường Gia- Giầy của Việt Nam trên thế giới 13
1.4.1. Thị trường Mỹ 13
1.4.2. Thị trường EU 15
1.4.3. Thị trường Nhật Bản 17
1.4.4. Một số thị trường khác
Chương 2. Thực trạng hoạt động gia công xuất khẩu tại công ty cổ phần vật tư và giầy dép xuất khẩu Hải Hưng 19
2.1. Tổng quan về công ty 19
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển 19
2.1.2. Chức năng nhiệm vụ, cơ câu, bộ máy tổ chức quản lý 21
2.2. Tình hình sản xuất gia công xuất khẩu giầy của công ty 25
2.2.1. Các nguồn lực sản xuất 26
2.2.1.1. Cơ sở hạ tầng 26
2.2.1.2. Vốn 28
2.2.1.3. Lao động 29
2.2.1.4. Công nghệ 31
2.2.2. Thực trạng xuất khẩu của công ty 33
2.2.2.1. Giá trị kim ngạch xuất khẩu 33
2.2.2.2. Chủng loại mặt hàng giầy xuất khẩu 35
2.2.2.3. Thị trường xuất khẩu của công ty 36
2.2.3. Đánh giá chung về hoạt động gia công xuất khẩu của công ty 39
2.2.3.1. Những mặt đạt được 39
2.2.3.2. Những mặt còn hạn chế 40
2.2.3.3. Nguyên nhân của thực trạng đó 41
Lời nói đầu


1. Tính cấp thiết của chuyên đề: “Hoạt động gia công xuất khẩu tại công ty cổ phần vật tư và giầy dép xuất khẩu Hải Hưng”

Khi xu thế hội nhập với khu vực và thế giới diễn ra ngày càng nhanh và qui mô ngày càng rộng, Việt Nam một quốc gia đang phát triển đã có những bước tiến đáng kể đặc biệt trong hoạt động thương mại quốc tế để tự khẳng định mình và tham gia vào quá trình toàn cầu hoá của thế giới. Trong quá trình ấy đòi hỏi mỗi quốc gia phải không ngừng khai thác những lợi thế vốn có của mình để cạnh tranh với các quốc gia khác.
Đối với Việt Nam một đất nước còn cùng kiệt lại thiếu vốn cũng như khoa học công nghệ, trong khi đó lao động chưa chó trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao, trình độ quản lý còn yếu. Ở giai đoạn hiện nay, để có thể tham gia vào thương mại quốc tế thì nước ta chủ yếu tiến hành những ngành sản xuất tận dụng được lợi thế có nguồn lao động dồi dào, đầu tư vốn ít, quay vòng vốn nhanh, tích cực thu hút đầu tư FDI để tiếp thu công nghệ và học hỏi kinh nghiệm quản lý, đó là những ngành như chế biến thuỷ sản, dệt may, giầy dép…
Trong đó, ngành Da- Giầy là một trong những ngành đang được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, cũng như các doanh nghiệp. Bởi đây là một ngành sản xuất hàng tiêu dùng đem lại hiệu quả kinh tế cao, giải quyết được nhiều công ăn việc làm và đóng góp đáng kể vào kim ngạch xuất nhập khẩu của đất nước.
Nhưng trên thực tế do việc tìm đầu ra cho sản phẩm còn yếu cùng với sự lạc hậu về kỹ thuật nên hầu hết các doanh nghiệp giầy Việt Nam vẫn đang hoạt động ở hình thức gia công xuất khẩu là chủ yếu. Chính vì vậy, việc nghiên cứu tìm hiểu để hoàn thiện hơn hoạt động gia công sau đó chuyển nhanh sang thành hoạt động xuất khẩu trực tiếp đang là một yêu cầu cấp thiết với các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay.
2. Mục đích nghiên cứu
Qua việc tìm hiểu nghiên cứu tình hình sản xuất kinh doanh của công ty Cổ phần vật tư và giầy dép xuất khẩu Hải Hưng, một doanh nghiệp hiện đang hoạt động theo mô hình gia công xuất khẩu để có thể nắm bắt những ưu điểm của hoạt động này mang lại cho công ty nói riêng và những doanh nghiệp hoạt động theo mô hình này nói chung. Đồng thời qua đó cũng thấy được hạn chế khi duy trì tiếp cách gia công từ đó tìm ra những biện pháp để có thể góp phần hoàn thiện hoạt động gia công xuất khẩu lớn mạnh tạo đà bước sang sản xuất xuất khẩu .
3. Đối tượng_phạm vi_phương pháp nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Hoàn thiện hoạt động gia công xuất khẩu
Phạm vi nghiên cứu: Chuyên đề “ Hoạt động gia công xuất khẩu tại công ty cổ phần vật tư và giầy dép xuất khẩu Hải Hưng” chỉ đi sâu vào nghiên cứu hoạt động gia công xuất khẩu. Đây là một bộ phận nhỏ của hoạt động thương mại quốc tế và là hình thức đang được sủ dụng nhiều tại các công ty có qui mô nhỏ ở Việt Nam. Ngành nghề được nghiên cứu ở đây là ngành Da- Giầy, là một ngành có đóng góp đáng kể vào GDP hiện nay. Các biện pháp đưa ra nhằm hoàn thiện cho công ty cổ phần vật tư và giầy dép xuất khẩu Hải Hưng cũng như những công ty có cách kinh doanh tương tự.
Phương pháp nghiên cứu: sử dụng phương pháp điều tra thu thập thông tin, phỏng vấn trực tiếp, thống kê, phân tích tổng hợp để đưa ra các kết luận và các nhận xét.
4. Ý nghĩa chuyên đề
Chuyên đề nghiên cứu về một hoạt động đang được áp dụng khá phổ biến trong hầu hết các doanh nghiệp sản xuất Da- Giầy hiện nay. Do vậy nó có ý nghĩa trong việc cung cấp những giải pháp giúp công ty có thể áp dụng trong quá trình sản xuất kinh doanh, và đây cũng là tài liệu tham khảo cho các bạn sinh viên những người muốn tìm hiểu về hoạt động gia công xuất khẩu.
5. Kết cấu của chuyên đề
Chuyên đề có kết cấu gồm 3 phần:

Chương1. Lý luận chung về hoạt động gia công xuất khẩu của các ngành Da- Giầy trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
Chương 2. Thực trạng hoạt động gia công xuất khẩu tại công ty cổ phần vật tư và giầy dép xuất khẩu Hải Hưng
Chương 3. Phương hướng và một số giải pháp để tiếp tục hoàn thiện hoạt động gia công xuất khẩu tại công ty cổ phần vật tư và giầy dép xuất khẩu Hải Hưng

Chương 1. Lý luận chung về hoạt động gia công xuất khẩu của ngành Da- Giầy trong tiến trình hội nhập

1.1. Hội nhập kinh tế quốc tế
Khi xu thế hội nhập đang ngày càng trở nên phổ biến thì không có một lý do gì mà một quốc gia lại đứng ngoài sân chơi đó. Việc hàng loạt các hiệp định song phương đa phương đã được ký kết, cùng với việc mở rộng phạm vi của các liên kết quốc tế đã cho thấy không khí sôi động của quá trình hội nhập. Và khi các quốc gia xoá nhoà dần biên giới tạo điều kiện thuận lợi hơn cho giao thương thì làm cho kinh tế toàn cầu tăng trưởng. Đánh giá về tình hình kinh tế thế giới năm 2005, các tổ chức kinh tế quốc tế đều thống nhất nhận định: mặc dù bị ảnh hưởng của giá dầu mỏ tăng cao kỷ lục, thiên tai, lãi suất tăng và tình trạng mất cân đối về thương mại toàn cầu…song kinh tế thế giới vẫn tiếp tục đà tăng trưởng đặc biệt trong những tháng cuối năm. Đó là do các quốc gia trên thế giới đều hiểu muốn tăng trưởng phải tham gia vào tiến trình hội nhập, nhận thức được điều này các quốc gia luôn đẩy mạnh hoạt động ngoại giao để có thế gia nhập các tổ chức như WTO, APEC hay các liên kết khu vực như NAFTA, AFTA…về cơ bản cuối cùng cũng để phát triển hoạt động thương mại và đầu tư của nước mình. Xét riêng về hoạt động thương mại quốc tế khi các quốc gia giảm bớt các rảo cản thương mại kỹ thuật, tạo điều kiện về thủ tục hành chính cũng như ưu đãi về thuế sẽ làm cho thương mại phát triển theo xu hướng hợp tác. Vậy có phải chỉ những nước mạnh có tiềm lực về kinh tế có thể tạo được thuận lợi cho các quốc gia khác thì mới tham gia được vào quá trình hội nhập đó? Thực tế đã chỉ ra tất cả các quốc gia đều có thể tham gia vào tiến trình toàn cầu hoá do mỗi quốc gia đều có lợi thế tương đối riêng của mình.
Gia công xuất khẩu là một ví dụ điển hình cho thấy các quốc gia đang phát triển cũng có thể tham gia vào tiến trình hội nhập chung của thế giới. Khi các nước mạnh giàu có về tài chính cũng như có trình độ khoa học công nghệ cao có thể dễ dàng thu hút đầu tư cho phát triển sản xuất ngành công nghệ cao, thì những ngành sản xuất hàng tiêu dùng hàng sinh hoạt sẽ được chuyển dần sang những nước phát triển ở mức độ thấp hơn. Những nước này có lợi thế tương đối về nguồn lao động còn yếu về trình độ cũng như năng lực chuyên môn nhưng lại có giá rẻ. Chính vì thế, những công việc không đòi hỏi hàm lượng kỹ thuật cao như dệt may, giầy da…là những công việc rất phù hợp. Bên cạnh vấn đề việc làm thì đây là cơ hội cho các quốc gia này có thể tiếp cận với môi trường kinh doanh quốc tế. Thông qua hình thức liên doanh liên kết với các đối tác bên nước ngoài qua đó có thể học hỏi được kinh nghiệm trong tìm thị trường tiêu thụ cũng như thị trường nguyên liệu cho sản xuất. Từ đó sau khi tham gia gia công xuất khẩu trong một thời gian nhất định, khi đã có đủ tiềm lực các doanh nghiệp nhân gia công thuê có thể tự đứng gia tham gia vào quá trình kinh doanh quốc tế.
1.2. Hoạt động gia công xuất khẩu và vai trò của hoạt động gia công xuất khẩu
1.2.1. Khái niệm
Gia công là hoạt động theo đó bên nhận gia công sử dụng một phần hay toàn bộ nguyên vật liệu của bên đặt gia công để thực hiện một hay nhiều công đoạn trong quá trình sản xuất. Khi hoạt động gia công vượt khỏi phạm vi quốc gia thì được gọi là gia công quốc tế.
Gia công quốc tế là biến lao động tại chỗ thành nguồn thu ngoại tệ, đưa các yếu tố sản xuất (chủ yếu là nguyên vật liệu) từ nước ngoài về để sản xuất hàng hoá, nhưng không phải để tiêu dùng trong nước mà để xuất khẩu thu ngoại tệ do tiền công (phí gia công) đem lại. Vì vậy suy cho cùng, gia công xuất khẩu là hình thức xuất khẩu lao động, nhưng là lao động dưới dạng sử dụng (được thể hiện trong hàng hoá), chứ không phải là xuất khẩu công nhân ra nước ngoài.
Gia công quốc tế nảy sinh do sự phát triển kinh tế của các nước không đồng đều, bên cạnh các nước có tiềm lực kinh tế mạnh, khoa học kỹ thuật phát triển, thu nhập bình quân đầu người cao, cũng còn nhiều nước cùng kiệt chậm phát triển, thu nhập bình


Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Thực trạng hoạt động của tổ chức Tài Chính Vi Mô CEP Luận văn Kinh tế 0
D Thực trạng hoạt động thẻ tín dụng tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín – Chi nhánh Bình Dương Luận văn Kinh tế 0
D Thực trạng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Việt Á Chi nhánh Bình Dương Luận văn Kinh tế 0
D Thực trạng và giải pháp đẩy mạnh hoạt động kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hóa Luận văn Kinh tế 0
D Thực trạng và giải pháp hoạt động bù trừ thanh toán và lưu ký Chứng khoán ở Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Thực trạng phát triển hoạt động logistics của nhật bản và bài học kinh nghiệm cho việt nam Luận văn Kinh tế 0
D Hoạt động gia công hàng may mặc xuất khẩu của công ty cổ phần May 10: Thực trạng và giải pháp hoàn thiện Luận văn Kinh tế 0
D Thực trạng hoạt động của công ty Bảo Hiểm Việt Nam - Bảo Việt trong thời gian qua Luận văn Kinh tế 0
D Thực trạng hoạt động của bảo hiểm tiền gửi việt nam Chi nhánh khu vực Hà Nội Luận văn Kinh tế 0
D Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả của hoạt động xuất khẩu than và tập đoàn công nghiệp thanh Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top