daigai

Well-Known Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối

Chương 1.TỔNG QUAN ................................................................................ 3
1.1. Đơn thuốc và quy định kê đơn thuốc ngoại trú...................................... 3
1.1.1. Khái niệm đơn thuốc và kê đơn. ..................................................... 3
1.1.2. Quy chế kê đơn thuốc ngoại trú. ..................................................... 3
1.1.3. Sử dụng thuốc và các chỉ số sử dụng thuốc:................................... 6
1.2. Thực trạng kê đơn và sử dụng thuốc...................................................... 9
1.2.1. Thực trạng kê đơn và sử dụng thuốc trên thế giới:......................... 9
1.2.2. Thực trạng kê đơn và sử dụng thuốc tại Việt Nam:...................... 12
1.2.3. Sơ lược về BHYT....................................................................... 16
1.3. Sơ lược về bệnh viện đa khoa Thanh Hóa. .......................................... 17
1.3.1.Chức năng nhiệm vụ bệnh viện...................................................... 17
1.3.2. Cơ cấu nhân lực khoa Dược và bệnh viện đa khoa Thanh Hóa.... 18
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............. 20
2.1. Đối tượng nghiên cứu .......................................................................... 20
2.2. Thời gian và địa điểm........................................................................... 20
2.3. Phương pháp nghiên cứu...................................................................... 20
2.3.1. Thiết kế nghiên cứu....................................................................... 20
2.3.2. Biến số và chỉ số nghiên cứu ....................................................... 20
2.3.3. Tương tác thuốc trong đơn ngoại trú BHYT ................................ 29
2.3.4. Xác định cỡ mẫu ........................................................................... 30
2.3.5.Phương pháp thu thập số liệu......................................................... 31
2.3.6. Phương pháp trình bày và sử lý số liệu......................................... 32
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................................ 33
3.1. Phân tích việc thực hiện Quy chế kê đơn thuốc ngoại trú tại bệnh viên
đa khoa Thanh Hóa. .................................................................................... 33
3.1.1.Ghi thông tin bệnh nhân và bác sỹ:................................................ 33
3.1.2.Ghi tên thuốc trong đơn BHYT điều trị ngoại trú. ........................ 34
3.1.3. Ghi hướng dẫn sử dụng trong đơn thuốc BHYT ngoại trú.......... 35
3.2. Phân tích các chỉ số kê đơn thuốc ngoại trú tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh
Thanh Hóa................................................................................................... 37
3.2.1. Số thuốc kê trong đơn. .................................................................. 37
3.2.2. Tỷ lệ thuốc sản xuất trong nước, nhập khẩu được kê. .................. 39
3.2.3. Tỷ lệ đơn kê kháng sinh ................................................................ 39
3.2.4.Thời gian sử dụng kháng sinh trong đơn BHYT ngoại trú............ 41
3.2.5. Tỷ lệ các nhóm kháng sinh vitamin và khoáng chất được kê....... 43
3.2.6.Tương tác thuốc trong đơn ngoại trú BHYT. ................................ 47
3.2.7. Kết quả nghiên cứu về chi phí kê đơn thuốc ngoại trú BHYT. .... 50
Chương 4. BÀN LUẬN ................................................................................. 52
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................................... 63
TÀI LIỆU THAM KHẢO

ĐẶT VẤN ĐỀ
Sử dụng thuốc hợp lý an toàn đã và đang trở thành một vấn đề quan
trọng không chỉ của Việt Nam mà còn mang tính toàn cầu.Theo tổ chức y tế
thế giới(WHO)trên toàn thế giới có tới 50% bệnh nhân sử dụng thuốc không
phù hợp(hợp lý)[20]
Sử dụng thuốc không an toàn, hợp lý đã và đang gây một áp lực
không nhỏ lên y tế thế giới nói chung và y tế Việt Nam nói riêng không chỉ
ảnh hưởng trực tiếp đến kinh tế, sức lao động, thời gian và sức khỏe người
bệnh, mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả điều trị, tạo áp lực lên kinh tế
xã hội.
Kê đơn của bác sỹ là một trong những hoạt động đóng vai trò quan
trọng góp phần vào việc đảm bảo sử dụng thuốc an toàn hợp lý. Kê đơn là
một khâu quan trọng trong chu trình sử dụng thuốc ở các bệnh viện nói chung
và ở bệnh viện đa khoa Thanh Hóa nói riêng. Chính vì vậy Bộ Y tế đã có
những quy định chặt chẽ trong quản lý hoạt động kê đơn của bác sĩ. Đặc biệt
đối với hoạt động kê đơn Bảo hiểm y tế ngoại trú vốn bị hạn chế hơn so với
kê đơn ngoại trú thông thường do chịu áp lực của hạn mức giá trị tiền thuốc
đối với một đơn thuốc ngoại trú và hạn chế do danh mục thuốc Bảo hiểm y tế
chi trả . Vậy hiện nay hoạt động kê đơn Bảo hiểm y tế ngoại trú tại các bệnh
viện nói chung và bệnh viện đa khoa Thanh Hóa nói riêng đang diễn ra như
thế nào? Đã đáp ứng được tính an toàn và hợp lý trong sử dụng thuốc hay
chưa? Vẫn đang còn là một câu hỏi cần tiến hành nghiên cứu trong thời
gian dài. Riêng với bệnh viện đa khoa Thanh Hóa cho đến nay tuy đã có nhiều
đề tài nghiên cứu nhưng vẫn chưa có một nghiên cứu nào được thực hiện
nhằm tiến hành phân tích, đánh giá hoạt động kê đơn thuốc ngoại trú Bảo
hiểm y tế. Vì vậy tui thực hiện đề tài nghiên cứu:
“Phân tích thực trạng kê đơn thuốc ngoại trú tại bệnh viện đa khoa
Thanh Hóa năm 2016” Với mục tiêu:
- Phân tích thực trạng thực hiện Quy chế kê đơn thuốc ngoại trú tại
bệnh viện đa khoa Thanh Hóa năm 2016
- Phân tích một số chỉ số kê đơn thuốc ngoại trú tại bệnh viện đa khoa
Thanh Hóa năm 2016.
Trên cơ sở đó đưa ra một số kiến nghị đề suất đối với bệnh viện nhằm
góp phần thực hiện tốt quy chế kê đơn từng bước hướng tới sử dụng thuốc an
toàn hợp lý.

Chương 1.TỔNG QUAN
1.1. Đơn thuốc và quy định kê đơn thuốc ngoại trú.
1.1.1. Khái niệm đơn thuốc và kê đơn.
- Đơn thuốc:
Là tài liệu chỉ định dùng thuốc của bác sỹ cho người bệnh; Là cơ
sở pháp lý cho việc chỉ định sử dụng thuốc, bán thuốc và cấp thuốc theo
đơn[7],[2].
- Kê đơn:
Bác sỹ có thể ghi chỉ định điều trị cho người bệnh vào đơn thuốc
hay sổ y bạ, gọi chung là kê đơn thuốc[7].
1.1.2. Quy chế kê đơn thuốc ngoại trú.
 Nội dung của một đơn thuốc theo khuyến cáo WHO
Không có tiêu chuẩn thống nhất về đơn thuốc trên toàn thế giới, mỗi
quốc gia đều có những quy định riêng phù hợp vơi nước mình. Tuy nhiên, yêu
cầu quan trọng đó là đơn thuốc phải rỏ ràng, dễ đọc và chỉ định phải chính
xác những gì bệnh nhân cần. Theo khuyến cáo của WHO đơn thuốc cần thiết
nên có những thông tin sau[21]:
1 -Tên, địa chỉ của người kê đơn, số điện thoại (nếu có)
2- Ngày, tháng kê đơn
3-Tên gốc của thuốc, hàm lượng.
4-Dạng thuốc, tổng lượng thuốc
5- Hướng dẫn sử dụng,cảnh báo
6 -Tên, địa chỉ, tuổi của bệnh nhân
7- Chử ký của người kê đơn.
 Điều kiện của người kê đơn.
Theo điều 3 của quy chế kê đơn thuốc trong điều trị ngoại trú ban hành
kèm theo quyết định số 05/2016/TT-BYT ngày 29/02/2016 quy định rõ người
kê đơn phải đảm bảo các điều kiện như sau[2].
1. Bác sỹ
2. Y sỹ được kê đơn thuốc khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây:
a) Có chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh và đang làm việc tại
cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến huyện của Nhà nước hay trạm y tế xã,
phường, thị trấn, y tế cơ quan, trường học (sau đây gọi tắt là trạm y tế xã);
b) Phải có văn bản phân công của người đứng đầu cơ sở khám bệnh,
chữa bệnh tuyến huyện phân công khám bệnh, chữa bệnh theo phân cấp quản
lý y tế của địa phương.
3. Bác sỹ, y sỹ tại trạm y tế xã được phép kê đơn thuốc đối với các bệnh
ở các chuyên khoa tương ứng với phạm vi khám bệnh, chữa bệnh đa khoa
được quyết định trong phạm vi chuyên môn của trạm y tế xã và của bác sỹ, y
sỹ.
4. Trong trường hợp cấp cứu người bệnh mà chưa kịp làm thủ tục nhập
viện, người kê đơn thuốc của bất cứ chuyên khoa nào (kể cả y học cổ truyền)
đều được kê đơn thuốc để xử trí cấp cứu phù hợp với tình trạng của bệnh cấp
cứu.
 Yêu cầu chung đối với nội dung kê.
Theo thông tư 05/2016/TT-BYT ban hành ngày 29 tháng 02 năm 2016
về kê đơn thuốc trong điều trị ngoại trú, yêu cầu chung đối với một đơn thuốc
có nội dung như sau:
1. Ghi đủ, rõ ràng và chính xác các Mục in trong Đơn thuốc hay trong
Sổ khám bệnh hay Sổ Điều trị bệnh cần chữa trị dài ngày của người bệnh.
2. Ghi chính xác địa chỉ nơi người bệnh đang thường trú hay tạm trú: số
nhà, đường phố, tổ dân phố hay thôn, ấp, bản, xã, phường, thị trấn.
3. Đối với trẻ dưới 72 tháng tuổi thì phải ghi số tháng tuổi và ghi tên bố
hay mẹ của trẻ

4. Viết tên thuốc theo tên chung quốc tế (INN, generic) trừ trường hợp
thuốc có nhiều hoạt chất. Trường hợp ghi thêm tên thuốc theo tên thương mại
phải ghi tên thương mại trong ngoặc đơn sau tên chung quốc tế.
Ví dụ: đối với thuốc Paracetamol
- Viết tên thuốc theo tên chung quốc tế: Paracetamol 500mg.
- Trường hợp ghi tên thuốc theo tên thương mại: Paracetamol 500mg
(Hapacol hay Biragan hay Efferalgan hay Panadol,...)
5. Ghi tên thuốc, nồng độ/hàm lượng, số lượng, liều dùng, đường dùng,
thời Điểm dùng của mỗi loại thuốc.
6. Số lượng thuốc gây nghiện phải viết bằng chữ, chữ đầu viết hoa.
7. Số lượng thuốc: viết thêm số 0 phía trước nếu số lượng chỉ có một
chữ số (nhỏ hơn 10).
8. Trường hợp sửa chữa đơn thì người kê đơn phải ký tên ngay bên cạnh
nội dung sửa.
9. Gạch chéo phần giấy còn trống từ phía dưới nội dung kê đơn đến phía
trên chữ ký của người kê đơn; ký, ghi (hay đóng dấu) họ tên người kê đơn.
 Nguyên tắc khi kê đơn.
Theo điều 4, quy chế kê đơn thuốc trong điều trị ngoại trú ban hành kèm
theo thông tư số 05/2016/TT-BYT ban hành ngày 29 tháng 02 năm 2016.
Quy định nguyên tắc kê đơn như sau:
1. Chỉ được kê đơn thuốc sau khi đã có kết quả khám bệnh, chẩn
đoán bệnh.
2. Kê đơn thuốc phù hợp với chẩn đoán bệnh và mức độ bệnh.
3. Số lượng thuốc được kê đơn thực hiện theo hướng dẫn chẩn đoán và
điều trị của Bộ Y tế hay đủ sử dụng tối đa 30 (ba mươi) ngày, trừ trường hợp
quy định tại các Điều 7, 8 và 9 Thông tư này.
4. Y sỹ không được kê đơn thuốc thành phẩm dạng phối hợp có chứa
hoạt chất gây nghiện, thuốc thành phẩm dạng phối hợp có chứa hoạt chất
hướng tâm thần và thuốc thành phẩm dạng phối hợp có chứa tiền chất không
thuộc danh Mục thuốc không kê đơn do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành.
5. Không được kê vào đơn thuốc:
a) Các thuốc, chất không nhằm mục đích phòng bệnh, chữa bệnh;
b) Các thuốc chưa được phép lưu hành hợp pháp tại Việt Nam;
c) Thực phẩm chức năng;
d) Mỹ phẩm.
1.1.3. Sử dụng thuốc và các chỉ số sử dụng thuốc:
 Sử dụng thuốc hợp lý:
* Theo WHO: Sử dụng thuốc hợp lý :
Sử dụng thuốc hợp lý đòi hỏi “bệnh nhân được dùng thuốc thích hợp
với nhu cầu lâm sàng của họ, với liều lượng đáp ứng yêu cầu cá nhân, trong
một thời gian đủ thời gian và với chi phí thâp nhất cho họ và cộng đồng của
họ[20].
* Theo thông tư 21/2013/TT-BYT ngày 08/08/2013 Bộ Y tế: Sử dụng thuốc
hợp lý:
Là việc dùng thuốc đáp ứng được yêu cầu lâm sàng của người bệnh ở liều
thích hợp trên từng cá thể người bệnh (đúng liều, đúng khoảng cách đưa thuốc
và thời gian sử dụng thuốc), đáp ứng được những yêu cầu về chất lượng, khả
năng cung ứng và có giá cả phù hợp nhằm giảm tới mức thấp nhất chi phí cho
người bệnh và cộng đồng[3].
 Sử dụng thuốc không hợp lý:
Sử dụng thuốc không hợp lý là kê đơn thuốc không phù hợp với tình
trạng bệnh lý của người bệnh, người kê đơn không tuân thủ danh mục thuốc,
không tuân thủ phác đồ, hướng dẫn điều trị, không chú y đến sự tương tác của
thuốc trong đơn. Cấp phát thuốc nhầm lẫn, không thực hiện đầy đủ 5 đúng(đúng
thuốc, đúng người, đúng liều, đúng lúc, đúng cách). Sử dụng thuốc không đúng
cách, không đủ liều, không đúng thời điểm dùng thuốc, khoãng cách giữa các

lần dùng thuốc, pha chế, tương tác thuốc, các phản ứng có hại, tương tácgiữa
thuốc với thuốc, thuốc với thức ăn, hay thuốc không có tác dụng[3].
 Nguyên nhân của việc sử dụng thuốc không hợp lý:
Theo WHO nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sử dụng thuốc không hợp lý
bao gồm thiếu kiến thức, kỷ năng và thông tin độc lập, tính sẵn có hạn chế
của thuốc, làm việc quá sức đối với nhân viên y tế, sự tương tác của các loại
thuốc và động cơ lợi nhuận từ việc bán thuốc[20].
Các chính sách cốt lõi để thúc đẩy sử dụng thuốc hợp lý.
1. Thành lập một cơ quan quản lý quốc gia đa ngành để phối hợp các
chính sách sử dụng thuốc.
2. Hướng dẫn lâm sàng (hướng dẫn điều trị chuẩn, theo chính sách kê đơn)
3. Lựa chọn sử dụng danh mục thuốc thiết yếu dựa trên hướng dẫn lâm
sàng quốc gia.
4. Thành lập hội đồng thuốc và điều trị tại các bệnh viện.
5. Tăng cường chất lượng đào tạo tại các trường đại học dược
6. Tiếp tục cấp giấy phép cho các dịch vụ giáo dục y tế.
7. Kiểm tra, kiểm soát và phản hồi các thông tin.
8. Các thông tin độc lập về thuốc.
9. Tăng cường nâng cao nhận thức về thuốc cho cộng đồng.
10. Tránh khuyến khích tài chính đồi bại.
11. Ban hành các quy chế thích hợp đảm bảo sử dụng thuốc an toàn,hợp lý
12. Chính phủ phải đảm bảo tính sẵn có của thuốc thiết yếu và nhân viên y
tế có trình độ thích hợp[3].
 Một số các chỉ số sử dụng thuốc.
Các chỉ số cốt lõi của WHO/INRUD ban hành kèm theo thông tư
21/2013/TT-BYT để đánh giá hoạt động kê đơn sử dụng thuốc:
 Chỉ số kê đơn:
Để tiến hành điều tra những vấn đề cụ thể về sức khỏe và đưa ra đánh giá
về chất lượng chẩn đoán và điều trị[2],[20].
Số thuốc trung bình trong một đơn;
1. Tỷ lệ phần trăm các thuốc được kê tên genegic hay tên quốc
tế(INN);
2. Tỷ lệ phần trăm đơn có kê kháng sinh;
3. Tỷ lệ phần trăm đơn có kê thuốc tiêm;
4. Tỷ lệ phần trăm đơn có kê vitamin;
5. Tỷ lệ phần trăm đơn thuốc được kê có trong danh mục thuốc
thiết yếu do bộ y tế ban hành.
 Các chỉ số chăm sóc người bệnh:
1. Thời gian khám bệnh trung bình;
2. Thời gian phát thuốc trung bình;
3. Tỷ lệ phần trăm thuốc được cấp phát trên thực tế;
4. Tỷ lệ phần trăm thuốc được dán nhãn đúng;
5. Hiểu biết của người bệnh về liều lượng;
 Các chí số cơ sở:
1. Sự sẵn có của thuốc thiết yếu hay thuốc trong danh mục cho bác
sỹ kê đơn;
2. Sự sẵn có của các phác đồ điều trị;
3. Sự sẵn có của các thuốc chủ yếu
4. Các chỉ số sử dụng thuốc toàn diện:
5. Tỷ lệ phần trăm người bệnh điều trị không dùng thuốc;
6. Chi phí cho thuốc trung bình mỗi đơn;
7. Tỷ lệ phần trăm chi phí thuốc dành cho kháng sinh;
8. Tỷ lệ phần trăm chi phí thuốc dành cho thuốc tiêm;
9. Tỷ lệ phần trăm chi phí thuốc dành cho Vitamin;
10.Tỷ lệ phần trăm đơn kê phù hợp với phác đồ điều trị;

11.Tỷ lệ phần trăm người bệnh hài lòng với dịch vụ chăm sóc sức
khỏe;
12. Tỷ lệ phần trăm cơ sở y tế tiếp nhận được thông tin khách quan.
1.2. Thực trạng kê đơn và sử dụng thuốc.
1.2.1. Thực trạng kê đơn và sử dụng thuốc trên thế giới:
Thuốc đóng một vai trò quan trọng trong việc bảo vệ, duy trì và phục
hồi sức khỏe của người dân. Do đó việc sử dụng thuốc an toàn, hợp lý là một
vấn đề vô cùng quan trọng không phải của một quốc gia nào mà nó là vấn đề
của toàn thế giới. Theo Tổ chức y tế thế giới cho thấy các sai sót thường gặp
phải khi sử dụng thuốc không hợp lý thường là kê quá nhiều loại thuốc cho
một bệnh nhân, lạm dụng thuốc tiêm trong khi nếu sử dụng các công thức
thuốc uống sẽ hợp lý và tránh được nhiều tai biến hơn, sử dụng thuốc kháng
sinh không hợp lý như kê đơn không đủ liều dùng, không đủ thời gian hay sử
dụng thuốc kháng sinh khi không bị nhiễm khuẩn gây hiện tượng kháng
thuốc, kê đơn không theo hướng dẫn điều trị, bệnh nhân tự điều trị hay điều
trị không theo hướng dẫn là những trường hợp không hợp lý thường gặp khi
sử dụng thuốc[20].
Theo Tổ chức y tế thế giới có 50% thuốc được cấp phát, phân phối hoặc
bán không phù hợp, trong khi có tới 50% bệnh nhân sử dụng thuốc không hợp
lý [20]. Đặc biệt ở các quốc gia đang phát triển tối đa chỉ có 40% bệnh nhân
trong khu vực công và 30% bệnh nhân trong khu vực tư nhân được điều trị
theo hướng dẫn điều trị chuẩn[24]. Một nghiên cứu gần đây về tác hại việc sử
dụng thuốc không hợp lý tại Mỹ cho thấy sử dụng thuốc không hợp lý là một
trong 10 nguyên nhân gây tử vong hàng đầu của Mỹ và ước tính hàng năm đất
nước này phải chi từ 30 đến 130 tỷ USD do tác hại của việc sử dụng thuốc
không hợp lý gây ra[26].
Một nghiên cứu về sử dụng thuốc tại 35 quốc gia trên thế giới, được đánh
giá theo phương pháp chuẩn của WHO, trong giai đoạn 1988 – 2002 hầu hết
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

Các chủ đề có liên quan khác

Top