daigai

Well-Known Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối

Tiểu luận môn Kỹ năng giao tiếp

là phụ nữ - lúc đó họ sẽ tin vào thông điệp phi ngôn ngữ và không để ý
đến nội dung của lời nói.
Ví dụ, nếu bạn là người diễn thuyết và bạn yêu cầu người nghe phản hồi
lại những thông tin bạn vừa nói, và nếu anh ta trả lời là không đồng ý
với bạn thì anh ta sẽ thể hiện một vài cử chỉ của cơ thể phù hợp với việc
đó như lắc đầu chẳng hạn. Tuy nhiên có khi anh ta trả lời là đồng ý với
bạn nhưng bạn sẽ nhận ra có khả năng anh ta đang nói dối vì hành
động của anh ta không phù hợp với lời nói.
Khi lời nói và ngôn ngữ cơ thể của một người không phù hợp, phụ nữ sẽ
bỏ qua nội dung lời nói.
Nếu bạn thấy một chính trị gia đứng đằng sau bục thuyết diễn và nói
một cách tự tin nhưng với cánh tay khoanh trước ngực của mình (tư thế
biện hộ) và cằm hướng xuống (phê phán/ thù nghịch), trong khi nói về
làm cách nào để tiếp thu và mở rộng ý kiến của những người trẻ tuổi,
như vậy liệu có thể thuyết phục được người nghe không? Điều gì xảy ra
nếu anh ta đã cố gắng thuyết phục bạn của mình ấm áp, chăm sóc,
trong khi cách tiếp cận lại ngắn gọn, sắc bén?
Quan sát các cử chỉ của ngôn ngữ cơ thể và lời nói cùng lúc để giải thích
một cách chính xác thái độ của cơ thể thông qua các ngôn ngữ.
Tất cả các cử chỉ nên được xem xét trong bối cảnh mà họ xuất hiện.
Ví dụ, nếu một ai đó ngồi ở một trạm xe buýt với tư thế khoanh tay và
chân xoắn chặt và cằm hướng xuống trong một ngày lạnh của mùa
đông, nó sẽ hầu như có nghĩa là anh bị lạnh, không phải tư thế phòng
thủ. Tuy nhiên, nếu người sử dụng cùng một cử chỉ tương tự, trong khi
bạn đang cố gắng bán cho anh ta một ý tưởng, sản phẩm hay dịch vụ,
nó có thể được giải thích một cách chính xác là người đó có thái độ từ
chối các sản phẩm của bạn cung cấp.
III. SỨC MẠNH CỦA BÀN TAY

5. Bàn tay

Trang 12/16


Tiểu luận môn Kỹ năng giao tiếp

Lòng bàn tay mở: thể hiện sự cởi mở, trung thực.
Khi một người nói chuyện với tư thế hai tay dang rộng, lòng bàn tay
hướng ra và nói đại loại như: “tui không làm việc đó”, “Xin lỗi tui đã
làm hỏng mọi chuyện”. Người nghe sẽ bắt đầu tin là anh ta đang nói
thật.
Lòng bàn tay úp: thể hiện quyền lực.
Khi người nói chuyển lòng bàn tay úp mặt xuống, bạn sẽ ngay lập tức
nhận thấy họ có thẩm quyền. Những người khác sẽ hiểu rằng họ đang
nhận một mệnh lệnh và có thể bắt đầu cảm giác đối kháng với người
nói, tùy thuộc vào mối quan hệ của họ với anh ta hay các vị trí của họ
với anh ta trong một môi trường làm việc.
Ví dụ, nếu hai người đang ở trạng thái bình đẳng, thì họ có thể chống lại
cử chỉ úp bàn tay. Nếu bạn là cấp trên, thì cử chỉ úp bàn tay đó được
xem là có thể chấp nhận được bởi vì bạn có quyền hạn để sử dụng nó.
Nếu Adolf Hitler đã sử dụng cử chỉ úp bàn của mình trong buổi nhậm
chức thì ai cũng nhận ra sự nghiêm trọng và không ai dám có bất cứ
biểu hiện nào chống đối.
Chỉ ngón tay trỏ: cử chỉ này có nhiều ý nghĩa khác nhau tùy vào từng
bối cảnh nhưng chủ yếu là có thể tạo ra một bầu không khí thoải mái
hơn và có nhiều ảnh hưởng tích cực của những người khác, thường thấy
ở các chính trị gia, các diễn giả sử dụng với ý nghĩa là thực hiện điều
vừa nói.
IV. 6 BÍ QUYẾT TRONG GIAO TIẾP PHI NGÔN NGỮ
Những điều cần chú ý về giao tiếp phi ngôn ngữ
Tập trung chú ý vào những đầu mối có lợi nhất
Hiểu những thông tin không lời trong bối cảnh xảy ra.
Ghi chú những điều không nhất quán nếu có giữa lời nói và cử chỉ.
Nhận thức được những cảm nghĩ và phản ứng cơ thể của chính mình.
Chú ý mối quan hệ giữa giao tiếp ngôn từ và phi ngôn từ
Tránh chỉ xem xét và diễn giải một hiện tố phi ngôn từ hay một cử chỉ
đơn lẻ mà không lưu tâm tới cảnh huống và các hiện tố/cử chỉ khác.

Trang 13/16


Tiểu luận môn Kỹ năng giao tiếp

Chú ý “tính bản sắc” của các cộng đồng ngôn ngữ‐văn hoá khác nhau
trong giao
tiếp phi ngôn từ lại chính là các vi cử chỉ .
*Nét mặt: luôn giữ khuôn mặt tươi khỏe, có sức sống, cố giữ nụ cười
trên mặt nhẹ nhàng và chắc là để hở răng của bạn (một chút thôi).
*Cử chỉ: biểu hiện diễn cảm, phù hợp với lời nói nhưng không quá trớn,
giữ các ngón tay khép lại, và cố không khoanh tay hay bắt chéo chân.
*Cử động đầu: không cúi gầm mặt, để cằm hướng lên. Trong khi nghe
nên gật đầu 2-3 lần để thể hiện mình đang lắng nghe.
*Tiếp xúc mắt: nhìn vào người đối thoại (không nên nhìn chằm chặp,
quá lâu), tránh nhìn vào mắt những người thuộc tôn giáo hay nền văn
hóa không thích việc bị nhìn vào mắt.
*Khoảng cách: đứng đủ gần để bạn cảm giác dễ chịu, nhưng nếu
người đối diện lùi lại, bạn không nên tiến tới.
*Phản hồi: nên tinh tế quan sát hành vi, cử chỉ của đối phương và
phản hồi cho phù hợp.

Trang 14/16


Tiểu luận môn Kỹ năng giao tiếp

KẾT LUẬN
Các cử chỉ của cơ thể hay yếu tố phi ngôn ngữ rất quan trọng trong giao
tiếp và tầm ảnh hưởng của nó rất rộng đồng thời đem lại nhiều ý nghĩa
khác nhau trong mỗi nền văn hóa.
Để có thể sử dụng tốt và kiểm soát được đòi hỏi phải có một quá trình
rèn luyện tuy nhiên có một số dấu hiệu cơ bản bẩm sinh của con người
không thể thay đổi và cũng không cần học.
Bên cạnh đó việc đọc đúng và hiểu đúng các yếu tố phi ngôn ngữ này
cũng cần có kinh nghiệm, sự trải nghiệm trong thời gian dài mới có
thể giúp ta hiểu được người đối diện sử dụng các cử chỉ đó với mục đích
gì, là giả hay thật. Tương tự như vậy, tuổi tác sẽ giúp người ta kiểm
soát các cử chỉ, dấu hiệu của cơ thể tốt hơn, sử dụng chúng có hiệu quả
hơn.


Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

Các chủ đề có liên quan khác

Top