tieuminhthu

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
MỤC LỤC
NHIỆM VỤ CỦA ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
LỜI CẢM ƠN
LỜI MỞ ĐẦU
TÓM TẮT NỘI DUNG
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết của đề tài
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
3. Nội dung nghiên cứu của đề tài
4. Phương pháp nghiên cứu
5. Phạm vi nghiên cứu
PHẦN NỘI DUNG
Chương 1 : TỔNG QUAN VỀ CHẤT THẢI RẮN 1
1.1. Những khái niệm cơ bản về chất thải rắn 1
1.1.1. Định nghĩa 1
1.1.2. Nguồn gốc phát sinh 1
1.1.3. Phân loại 2
1.1.4. Tốc độ phát sinh chất thải rắn 6
1.1.5. Thành phần CRT 6
1.1.6. Tính chất CTR 7
1.2. Ô nhiễm môi trường do chất thải rắn 11
1.2.1. Tác hại của CTR đến môi trường nước 11
1.2.2. Tác hại của CTR đến môi trường đất 12
1.2.3. Tác hại của CTR đến môi trường không khí 12
1.2.4. Tác hại của CTR đến cảnh quan và sức khoẻ con người 14
1.3. Các phương pháp quản lý CTR 15
1.3.1. Giảm thiểu tại nguồn (source redue ) 15
1.3.2. Tái chế/ tái sinh (recycle ) 16
1.4. Các kỹ thuật và thiết bị xử lý chất thải rắn hiện nay 17
1.4.1. Phương pháp cơ học 17
1.4.2. Phương pháp cơ lý 17
1.4.3. Phương pháp sinh học 17
1.5. Một số mô hình quản lý và xử lý CTR trên thế giới và Việt Nam 19
1.5.1. Một số mô hình quản lý và xử lý trên thế giới 19
1.5.2. Một số công nghệ xử lý rác hiện có ở Việt Nam 24
Chương 2 : HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ VÀ XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN TẠI THÀNH PHỐ BUÔN MA THUỘT TỈNH ĐĂK LĂK 26
2.1. Tổng quan về tỉnh Đăk Lăk 26
2.1.1.Vị trí địa lý 26
2.1.2. Địa hình -Địa mạo 26
2.1.3. Điều kiện tự nhiên 28
2.1.3.1. Nhiệt độ 29
2.1.3.2. Chế độ mưa 29
2.1.3.3. Các yếu tố khí hậu khác 29
2.1.4. Đặc điểm khí tượng thuỷ văn 30
2.1.5. Điều kiện kinh tế- xã hội 32
2.1.5.1. Phát triển xã hội 32
2.1.5.2. Phát triển kinh tế 34
2.1.6. Các nguồn tài nguyên 35
2.1.6.1 Tài nguyên đất 35
2.1.6.2 Tài nguyên nước 37
2.1.6.3 Tài nguyên rừng 39
2.1.6.4. Tài nguyên khoáng sản 40
2.1.6.5. Tài nguyên nhân văn 40
2.2. Hiện trạng môi trường tỉnh Đăk Lăk 41
2.2.1. Hiện trạng môi trường nước 41
2.2.1.1. Nước mặt 42
2.2.1.2. Nước ngầm 45
2.2.1.3. Chất lượng nước thải 47
2.2.2.Hiện trạng môi trường không khí và tiếng ồn 48
2.2.2.1. Nguồn thải gây ô nhiễm môi trường không khí 48
2.2.2.2. Chất lượng không khí đô thị và công nghiệp tại các khu vực 49
2.2.2.3. Mức độ ô nhiễm tiếng ồn 54
2.2.2.4. Tác động của ô nhiễm không khí và tiếng ồn 55
2.3. Đặc điểm, thành phần, tính chất và nguồn gốc phát sinh CTR của thành phố Buôn Ma Thuột 56
2.3.1. Rác thải sinh hoạt vùng đô thị 57
2.3.2. Rác thải từ hoạt động công nghiệp 59
2.3.3. Rác thải y tế 59
2.4. Hiện trạng thu gom, phân loại và quản lý chất thải rắn ở thành phố 60
2.4.1. Tình hình quản lý chất thải rắn 60
2.4.1.1. Quản lý rác thải sinh hoạt 60
2.4.1.2. Quản lý rác thải công nghiệp 60
2.4.1.3. Quản lý rác thải y tế 60
2.4.2.Tình trạng thu gom và xử lý CTR 61
2.4.3. Tình hình xử lý chất thải rắn 63
2.4.3.1. Xử lý và tiêu huỷ rác thải sinh hoạt 63
2.4.3.2. Xử lý và tiêu huỷ rác thải công nghiệp 64
2.4.3.3. Xử lý và tiêu huỷ rác thải y tế 64
2.5. Các vấn đề còn tồn tại 64
Chương 3 :ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ – XÃ HỘI VÀ DỰ BÁO THÀNH PHẦN KHỐI LƯỢNG PHÁT SINH CTR CỦA THÀNH PHỐ BUÔN MA THUỘT TỈNH ĐĂK LĂK ĐẾN NĂM 2020 66
3.1. Định hướng phát triển kinh tế – xã hội của TP BMT đến năm 2020 66
3.1.1. Mục tiêu tổng quát 66
3.1.2. Mục tiêu cụ thể 66
3.1.2.1. Mục tiêu kinh tế 66
3.1.2.2. Mục tiêu xã hội 67
3.1.3. Phương hướng, mục tiêu phát triển theo ngành, lĩnh vực 68
3.1.3.1. Nông, lâm nghiệp và nông thôn 68
3.1.3.2. Công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp 69
3.1.3.3. Khu vực dịch vụ 71
3.1.3.4. Phát triển cơ sở hạ tầng 72
3.1.4. Các chỉ tiêu về dân số – lao động 76
3.1.4.1. Tổng dân số 76
3.1.4.2. Tổng số lao động 76
3.1.4.3. Xoá đói giảm cùng kiệt và chính sách đối với người có công 77
3.2. Dự báo khối lượng phát sinh chất thải rắn của thành phố Buôn Ma Thuột đến năm 2020 77
3.2.1. Dự báo dân số 77
3.2.2. Dự báo sự biến đổi thành phần và khối lượng phát sinh CTR của thành phố Buôn Ma Thuột từ nay đến năm 2020 78
3.2.2.1. Tốc độ phát sinh chất thải rắn 79
3.2.2.2. Dự báo khối lượng phát sinh chất thải rắn của Tp BMT 79
3.2.3. Dự báo khối lượng chất thải rắn y tế 80
3.2.3.1. Thành phần và nguồn gốc phát sinh chất thải rắn y tế 80
3.2.3.2. Tính toán dự báo sự biến động về khối lượng CTR y tế 81
3.3. Phương hướng xây dựng cơ chế quản lý CTR từ nay đến năm 2020 82
3.3.1 Đánh giá tổng quan về hiện trạng thu gom, phân loại và quản lý CTR 82
3.3.1.1 Đối với công tác thu gom, vận chuyển rác 82
3.3.1.2 Tái sinh, tái chế và xử lý 84
3.3.2. Phương hướng xây dựng 84
Chương 4 : NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT QUY HOẠCH MÔI TRƯỜNG VÀ QUẢN LÝ CTR CHO THÀNH PHỐ BUÔN MA THUỘT ĐẾN 2020 85
4.1. Tổ chức quản lý 85
4.2. Đề xuất mô hình thu gom và phân loại rác tại nguồn 86
4.2.1. Đề xuất mô hình thu gom và phân loại 86
4.2.1.1. Phân loại và tồn trữ chất thải 86
4.2.1.2. Quá trình thu gom 88
4.3. Quy hoạch mạng lưới thu gom, phân loại và quản lý CTR 92
4.1.1 Mạng lưới thu gom rác sinh hoạt 92
4.1.2 Mạng lưới thu gom chất thải y tế 92
4.1.3 Mạng lưới thu gom chất thải công nghiệp 93
4.4. Phương án xây dựng mở rộng, thu gom và xử lý rác 93
4.4.1. Lựa chọn địa điểm xây dựng bãi rác 93
4.4.2. Nhu cầu đất quy hoạch xây dựng bãi rác 94
4.5. Xây dựng kế hoạch hành động 94
4.5.1. Mục tiêu chính từ nay đến năm 2020 94
4.5.2. Xây dựng chương trình giáo dục, thông tin về công tác BVMT 95
4.6. Đề xuất một số luật lệ quản lý chất thải rắn 96
KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ 98
1. Kết luận 98
2. Kiến nghị 99
PHỤ LỤC
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Chương 1 TỔNG QUAN VỀ CHẤT THẢI RẮN

1.1 Những khái niệm cơ bản về chất thải rắn
1.1.1 Định nghĩa
Chất thải rắn là toàn bộ các loại vật chất được con người loại bỏ trong các hoạt động kinh tế – xã hội của mình (bao gồm các hoạt động sản xuất, các hoạt động sống và duy trì sự tồn tại của cộng đồng ...). Trong đó quan trọng nhất là các loại chất thải sinh ra từ các hoạt động sản xuất và hoạt động sống.
Theo quan điểm mới: Chất thải rắn đô thị (gọi chung là rác thải đô thị) được định nghĩa là: Vật chất mà người tạo ra ban đầu vứt bỏ đi trong khu vực đô thị mà không đòi hỏi được bồi thường cho sự vứt bỏ đó. Thêm vào đó, chất thải được coi là chất thải rắn đô thị nếu chúng được xã hội nhìn nhận như một thứ mà thành phố phải có trách nhiệm thu gom và tiêu huỷ.
1.1.2 Nguồn gốc phát sinh
Nguồn gốc phát sinh, thành phần, tốc độ phát sinh của CTR là cơ sở quan trọng để thiết kế, lựa chọn công nghệ xử lý và đề xuất các chương trình quản lý hệ thống quản lý chất thải rắn.
Các nguồn và thành phần chủ yếu phát sinh CTR gồm:
Bảng 1.1. Nguồn gốc chất thải rắn đô thị
Nguồn phát sinh Hoạt động và vị trí phát sinh CTR Loại chất thải rắn
Khu dân cư Các hộ gia đình, các biệt thự và các căn hộ chung cư Thực phẩm, giấy, carton, plastic, gỗ, thuỷ tinh, can thiếc, nhôm, các kim loại khác, tro, các “chất thải đặc biệt” (bao gồm vật dụng to lớn, đồ điện tử gia dụng, rác vườn, vỏ xe...chất thải độc hại)
Khu trung tâm thương mại Cửa hàng bách hoá, nhà hàng, khách sạn, siêu thị, văn phòng giao dịch, nhà máy in, cửa hàng sửa chữa... Giấy carton, plastic, gỗ, thực phẩm, thuỷ tinh, kim loại, chất thải đặc biệt, chất thải độc hại.
Cơ quan, công sở Trường học, bêänh viện, nhà tù, văn phòng cơ quan nhà nước. Các loại chất thải giống như khu thương mại. Chú ý, hầu hết CTR y tế được thu gom và xử lý tách riêng bởi vì tính chất độc hại của nó
Công trình xây dựng và phá hủy Các công trình xây dựng, công trình sửa chữa hay làm mới đường giao thông, cao ốc, san nền xây dựng và các mảnh vỡ của vật liệu lót vỉa hè. Gỗ, thép, bê tông, thạch cao, gạch, bụi....
Dịch vụ công cộng Hoạt động vệ sinh đường phố, làm đẹp cảnh quan, làm sạch các hồ chứa, bãi đậu xe, bãi biển, khu vui chơi, giải trí. Chất thải đặc biệt, rác quét đường, cành cây và lá cây, xác chết động vật....
Các nhà máy xử lý chất thải đô thị Nhà máy xử lý nước cấp, nước thải và các quá trình xử lý chất thải công nghiệp khác Bùn, tro
CTR đô thị Tất cả các nguồn kể trên Bao gồm tất cả các loại trên
Công nghiệp Nhà máy sản xuất vật liệu xây dựng, nhà máy hoá chất, nhà máy lọc dầu, các nhà máy chế biến thực phẩm, các ngành công nghiệp nặng và nhẹ,... Chất thải sản xuất công nghiệp, vật liệu phế thải, chất thải độc hại, chất thải đặc biệt.
Nông nghiệp Các hoạt động thu hoạch trên đồng ruộng, trang trại, nông trường và các vườn cây ăn quả, sản xuất sữa và lò giết mổ súc vật. Các loại sản phẩm phụ của quá trình nuôi trồng và thu hoạch chế biến như rơm rạ, rau quả, sản phẩm thải của các lò giết mổ heo bò,...
Nguồn: Quản lý CTR (tập 1). Tác giả: GS.TS. Trần Hiếu Nhuệ; TS.Ứng Quốc Dũng; TS. Nguyễn Thị Kim Thái. NXB Xây Dựng.

1.1.3 Phân loại: Các loại chất rắn được thải ra từ các hoạt động khác nhau được phân loại theo nhiều cách khác nhau:
1.1.3.1 Theo vị trí hình thành: người ta phân biệt rác hay chất thải rắn trong nhà, ngoài nhà, trên đường phố, chợ,...
1.1.3.2 Theo thành phần hoá học và vật lý: người ta phân loại theo các thành phần hữu cơ, vô cơ, cháy được, không cháy được, kim loại, phi kim, da, giẻ vụn, cao su, chất dẻo....
1.1.3.3 Theo bản chất nguồn tạo thành, CTR được phân thành các loại:
i. Chất thải rắn sinh hoạt: Là những chất thải liên quan đến các hoạt động cuả con người, nguồn tạo thành chủ yếu từ các khu dân cư, các cơ quan, trường học, các trung tâm dịch vụ, thương mại. CTR sinh hoạt có thành phần bao gồm kim loại, sành sứ, thuỷ tinh, gạch, ngói vỡ, đất, đá, cao su, chất dẻo, thực phẩm dư thừa hay quá hạn sử dụng, xương động vật, tre, gỗ, lông gà, lông vịt, vải, giấy, rơm, rạ, xác động vật, vỏ rau quả.... Theo phương diện khoa học, có thể phân biệt các loại chất thải rắn sau:
 Chất thải thực phẩm bao gồm thức ăn thừa, rau, quả..., loại chất thải này mang bản chất dễ bị phân huỷ sinh học, quá trình phân huỷ tạo ra các mùi khó chịu, đặc biệt trong điều kiện thời tiết nóng ẩm. Ngoài ra loại thức ăn dư thừa từ gia đình còn có thức ăn dư thừa từ các bếp ăn tập thể, các nhà hàng, khách sạn, ký túc xá, chợ...;
 Chất thải trực tiếp của động vật, chủ yếu là phân, bao gồm phân người và phân của các động vật khác;
 Chất thải lỏng chủ yếu là bùn ga cống rãnh, là các chất thải ra từ các khu vực sinh hoạt của dân cư;
 Tro và các chất dư thừa thải bỏ khác bao gồm: các loại vật liệu sau đốt cháy, các sản phẩm sau khi đun nấu bằng than, củi và các chất thải dễ cháy khác trong gia đình, trong kho các cơ sở, cơ quan, xí nghiệp, các loại xỉ than;
 Các chất thải rắn từ đường phố có thành phần chủ yếu là lá cây, que, củi, nilon, vỏ bao gói....
ii. Là chất thải phát sinh từ các hoạt động sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp. Các nguồn phát sinh chất thải công nghiệp gồm:
 Các phế thải từ vật liệu trong quá trình sản xuất công nghiệp, tro , xỉ trong các nhà máy nhiệt điện;
 Các phế thải từ nguyên, nhiên liệu phục vụ cho sản xuất;
 Các phế thải trong quá trình công nghệ;
 Bao bì đóng gói sản phẩm.
iii. Chất thải xây dựng: là các phế thải như đất, đá, gạch, ngói, bê tông vỡ do các hoạt động phá dỡ, xây dựng công trình... chất thải xây dựng gồm:
 Vật liệu xây dựng trong quá trình dỡ bỏ công trình xây dựng;
 Đất đá do việc đào móng trong xây dựng;
 Các vật liệu như kim loại, chất dẻo...;
 Các chất thải từ các hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật như trạm xử lý nước thiên nhiên, nước sinh hoạt bùn cặn từ các cống thoát nước thành phố.
iv. Chất thải nông nghiệp: Là những chất thải và mẩu thừa thải ra từ các hoạt động nông nghiệp, thí dụ như trồng trọt, thu hoạch các loại cây trồng, các sản phẩm thải ra từ chế biến sữa, của các lò giết mổ.... Hiện tại việc quản lý và xả các loại chất thải nông nghiệp không thuộc về trách nhiệm của các công ty môi trường đô thị của các địa phương.
1.1.3.4 Theo mức độ nguy hại
i. Chất thải nguy hại: Bao gồm các loại hoá chất dễ gây phản ứng, độc hại, chất thải sinh học dễ thối rữa, các chất dễ cháy, nổ hay các chất phóng xạ, các chất thải nhiễm khuẩn, lây lan.... Có nguy cơ đe doạ tới sức khoẻ con người, động vật và cây cỏ. Nguồn phát sinh ra chất thải nguy hại chủ yếu từ các hoạt động kinh tế, công nghiệp và nông nghiệp.
Chất thải y tế nguy hại: Là chất thải có chứa các chất hay hợp chất có một trong các đặc tính gây nguy hại trực tiếp hay tương tác với các chất khác gây nguy hại tới môi trường và sức khoẻ cộng đồng. Theo quy chế quản lý chất thải y tế, các loại chất thải y tế nguy hại được phát sinh từ các hoạt động chuyên môn trong các bệnh viện, trạm xá và trạm y tế. Các nguồn phát sinh ra chất thải nguy hại y tế bao gồm:
 Các loại bông, băng, gạc, nẹp;
 Các loại kim tiêm, ống tiêm;
 Các phần có thể cắt bỏ, tổ chức mô cắt bỏ;
 Chất thải sinh hoạt từ các bệnh nhân;
 Các chất thải có chứa nồng độ cao Thuỷ ngân, Chì, Cadmi, Xianua...
 Các chất thải phóng xạ trong bệnh viện.
Các chất thải nguy hại do các cơ sở công nghiệp hoá chất thải ra có tính độc hại cao, tác động xấu đến sức khoẻ, do đó việc xử lý chúng phải có giải pháp kỹ thuật để hạn chế tác động độc hại đó.
Các chất thải nguy hại từ các hoạt động nông nghiệp chủ yếu là các loại phân bón hoá học, các loại thuốc bảo vệ thực vật.
ii. Chất thải không nguy hại: là những loại chất thải không chứa các chất và các hợp chất có một trong các đặc tính nguy hại trực tiếp hay tương tác thành phần.


Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

Các chủ đề có liên quan khác

Top