hoang_quan735

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối

TÓM TẮT LUẬN VĂN
1. Tên luận văn: “Phát trıển làng nghề ở Quận Bắc Từ Lıêm, thành phố
Hà Nộı”
2. Tác giả: Phún Khánh Linh
3. Chuyên ngành: Quản lý kinh tế
4. Bảo vệ năm: 2015
5. Giáo viên hướng dẫn: TS. Dương Ngọc Thanh
5.1 Mục đích: Đưa ra giải pháp phát triển làng nghề trong quá trình phát
triển kinh tế Quận Bắc Từ Liêm theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá
nông thôn.
5.2 Nhiệm vụ của luận văn: Khái quát một số cơ sở lý luận và thực tiễn
về Phát triển làng nghề trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông
thôn trong điều kiện hiện nay. Đánh giá thực trạng phát triển làng nghề trong
thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn của Quận Bắc
Từ Liêm. Đề xuất phương hướng và các giải pháp để phát triển Làng nghề ở
Quận Bắc Từ Liêm theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, góp phần tạo
động lực thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn và phát triển kinh
tế - xã hội ở địa phương.

MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ NHỮNG
VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ 5
1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu ......................................................... 5
1.2. Lý luận chung về làng nghề và phát triển làng nghề........................ 6
1.2.1. Khái niệm và phân loại làng nghề. ............................................... 6
1.2.2. Nội dung và các tiêu chí phát triển làng nghề............................ 10
1.3 Đặc điểm làng nghề và các nhân tố ảnh hƣởng đến sự phát triển
của làng nghề ............................................................................................. 18
1.3.1 Đặc điểm làng nghề ...................................................................... 18
1.3.2 Vai trò phát triển làng nghề trong phát triển kinh tế - xã hội .... 19
1.3.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển làng nghề ...................... 21
1.4 Một số kinh nghệm thực tiễn phát triển làng nghề.......................... 26
1.4.1 Kinh nghiệm nước ngoài .............................................................. 26
1.4.2 Kinh nghiệm trong nước............................................................... 30
1.4.3 Rút ra kinh nghiệm phát triển làng nghề ở Quận Bắc Từ Liêm,
Thành phố Hà nội:................................................................................. 33
CHƢƠNG 2. PHƢƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU............. 35
2.1 Phƣơng pháp nghiên cứu đƣợc sử dụng ........................................... 35
2.1.1 Phương pháp thu thập thông tin:................................................. 35
2.1.2 Phương pháp phân tích :.............................................................. 35
2.1.3 Phương pháp xử lý số liệu............................................................ 36
2.2 Địa điểm và thời gian thực hiện nghiên cứu..................................... 36
2.2.1 Địa điểm nghiên cứu..................................................................... 37
2.2.2 Thời gian thực hiện nghiên cứu................................................... 37
2.3. Các công cụ đƣợc sử dụng................................................................. 37
2.3.1. Phương pháp nghiên cứu tại bàn................................................ 37
2.3.2. Phương pháp quan sát................................................................. 37
2.4. Độ tin cậy của nghiên cứu ................................................................. 37
CHƢƠNG 3. THỰC TRẠNG VỀ PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ Ở QUẬN
BẮC TỪ LIÊM, THÀNH PHỐ HÀ NỘI.................................................... 39
3.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội của quận bắc từ liêm.............. 39
3.1.1. Đặc điểm tự nhiên - xã hội .......................................................... 39
3.1.2 Khái quát về Làng nghề ở quận Bắc Từ Liêm ............................ 40
3.2 Thực trạng phát triển làng nghề ở Quận Bắc Từ Liêm từ năm 2013
đến năm 2015 ............................................................................................. 41
3.2.1 Nguồn lao động tham gia vào các làng nghề .............................. 41
3.2.2 Về nguồn vốn làng nghề............................................................... 44
3.2.3 Trình độ kỹ thuật, công nghệ và năng lực làng nghề ................. 44
3.2.4. Yếu tố thị trường và nguồn nguyên vật liệu ............................... 48
3.2.5. Hệ thống cơ sở hạ tầng................................................................ 50
3.2.6 Chính sách hỗ trợ của Nhà nước................................................. 52
3.2.7 Điển hình một số làng nghề chủ yếu ở quận Bắc Từ Liêm :...... 53
3.3 Đánh giá chung về phát triển làng nghề ở Quận Bắc Từ Liêm...... 56
3.3.1 Những kết quả đạt được của làng nghề ở Quận Bắc Từ Liêm .. 56
3.3.2 Những khó khăn, tồn tại của làng nghề ở Quận Bắc Từ Liêm.. 58
CHƢƠNG 4. MỘT SỐ PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP VỀ PHÁT
TRIỂN LÀNG NGHỀ Ở QUẬN BẮC TỪ LIÊM HIỆN NAY................. 61

4.1 Phƣơng hƣớng phát triển làng nghề của Quận Bắc Từ Liêm đến
năm 2020 .................................................................................................... 61
4.1.1 Quan điểm của Đảng bộ quận Bắc Từ Liêm về phát triển làng
nghề đến năm 2020 ................................................................................ 61
4.1.2 Các chỉ tiêu kinh tế chủ yếu ở quận Bắc Từ Liêm...................... 61
4.1.3 Phương hướng phát triển làng nghề Quận Bắc Từ Liêm đến năm
2020......................................................................................................... 62
4.2 Những giải pháp chủ yếu về phát triển làng nghề Quận Bắc Từ
Liêm............................................................................................................ 63
4.2.1 Xây dựng quy hoạch phát triển làng nghề của Quận Bắc Từ
Liêm cho phù hợp với tình hình hiện nay ............................................ 63
4.2.2 Phát triển thị trường ..................................................................... 64
4.2.3 Tăng vốn ........................................................................................ 66
4.2.4 Đổi mới cơ chế, chính sách .......................................................... 69
4.2.5 Đẩy mạnh đào tạo, nâng cao trình độ người lao động ............... 70
4.2.6 Phát triển làng nghề gắn với bảo vệ môi trường......................... 71
4.2.7 Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát và quản lý chất lượng
sản phẩm của các ngành làng nghề, trước hết là các ngành nghề chủ
yếu ........................................................................................................... 74
4.2.8 Tăng cường quản lý Nhà nước đối với các ngành nghề làng nghề
ở Quận Bắc Từ Liêm.............................................................................. 75
KẾT LUẬN .................................................................................................... 77
KIẾN NGHỊ................................................................................................... 80
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................... 83
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, trong đó công
nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn được xác định là nhiệm vụ
quan trọng hàng đầu trong giai đoạn hiện nay nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh
tế, giải quyết việc làm và các vấn đề xã hội ở nông thôn. Mục tiêu tổng quát,
lâu dài của công nghệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn là xây dựng
một nền nông nghiệp sản xuất hàng hoá lớn, hiệu quả và bền vững, có năng
suất, chất lượng và sức cạnh tranh cao trên cơ sở ứng dụng những thành tựu
khoa hoc, công nghệ tiên tiến đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu.
Phát triển làng nghề là một trong những nội dung chủ yếu của công
nghiệp hoá nông nghiệp, hiện đại hoá nông thôn. Thực tế đã chứng minh vai
trò quan trọng của làng nghề trong quá trình thực hiện công nghiệp hoá, hiện
đại hoá. Làng nghề sẽ là cầu nối giữa nông nghiệp và công nghiệp, giữa nông
thôn và thành thị, giữa truyền thống và hiện đại, sẽ huy động một cách tổng
hợp các lực lượng lao động và làm thay đổi cơ cấu lực lượng lao động trong
tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn. Do vậy, việc
phát triển các làng nghề ở nông thôn có ý nghĩa kinh tế, chính trị, văn hoá, xã
hội rất lớn đối với phát triển kinh tế nông thôn theo hướng công nghiệp hoá,
hiện đại hoá. Nó thúc đẩy phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nông
thôn; giải quyết việc làm; nâng cao mức sống cho nhân dân, xoá đói giảm
nghèo, góp phần xây dựng khối liên minh công - nông - trí thức; giữ gìn bảo
lưu một số giá trị văn hoá truyền thống của dân tộc.
Quận Bắc Từ Liêm là một quận nội thành Hà Nội, đang trong quá trình
đô thị hoá rất nhanh, bình quân mỗi năm trên địa bàn toàn quận có hàng trăm
ha đất canh tác của quận chuyển sang mục đích xây dựng các công trình của

Quốc gia và Thành phố. Lao động nông thôn đã dư thừa do quy luật giải
phóng lao động khỏi nông nghiệp lại càng dư thừa hơn do mất đất sản xuất.
Cả về lý luận và thực tiễn đã chỉ ra rằng lực lượng lao động giải phóng khỏi
nông nghiệp trong quá trình công nghiệp hoá và đô thị hoá không thể ngay lập
tức tách rời hay di chuyển khỏi nông thôn, mà chủ yếu phải được sử dụng
ngay tại chỗ. Do vậy vấn đề vừa mang tính cấp bách, vừa có ý nghĩa chiến
lược lâu dài gắn liền với tương lai của quá trình đô thị hoá là tạo việc làm thu
hút sử dụng hết lao động ngay trên địa bàn quận. Để thực hiện phương châm
đó, một trong những việc cần thực hiện là đẩy mạnh phát triển công nghiệp
nông thôn, mà trước hết là các hoạt động sản xuất để Phát triển làng nghề tại
quận.
Quận Bắc Từ Liêm vốn là vùng có nhiều tiềm năng cho phát triển Làng
Nghề, điều kiện giao thông thuận tiện, gần thị trường rộng lớn là khu vực nội,
ngoại thành lân cận. Vấn đề đặt ra là phải tìm các giải pháp hữu hiệu để khôi
phục, khuyến khích và đẩy mạnh các hoạt động sản xuất truyền thống phát
triển, mở rộng thêm các hoạt động mới để tạo công ăn việc làm, thay đổi cơ
cấu kinh tế và phát triển nông thôn. Từ những lý do nêu trên, việc nghiên cứu
để tìm ra giải pháp phát triển làng nghề ở Quận Bắc Từ Liêm hiện nay là vấn
đề cấp thiết, có ý nghĩa cả về khía cạnh kinh tế - văn hoá - xã hội và là yêu
cầu đòi hỏi của thực tiễn. Do đó, tui chọn đề tài “Phát triển làng nghề ở Quận
Bắc Từ Liêm, Thành phố Hà Nội” làm luận văn Thạc sỹ kinh tế của mình.
Câu hỏi nghiên cứu là: Phát triển làng nghề tại Quận Bắc Từ Liêm có
những khó khăn nào? Giải pháp nào để duy trì và phát triển các làng nghề này
trong bối cảnh đô thị hóa như hiện nay?
2. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn
2.1 Mục đích nghiên cứu
Đưa ra giải pháp phát triển làng nghề trong quá trình phát triển kinh tế
Quận Bắc Từ Liêm theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông thôn.
3
2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Khái quát một số cơ sở lý luận và thực tiễn về Phát triển làng nghề
trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông thôn trong điều kiện hiện
nay.
- Đánh giá thực trạng phát triển làng nghề trong thời kỳ công nghiệp
hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn của Quận Bắc Từ Liêm.
- Đề xuất phương hướng và các giải pháp để phát triển Làng nghề ở
Quận Bắc Từ Liêm theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, góp phần tạo
động lực thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn và phát triển kinh
tế - xã hội ở địa phương.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu.
3.1 Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của luận văn là Phát
triển làng nghề ở Quận Bắc Từ Liêm thể hiện qua hoạt động của các tổ chức
sản xuất và các làng nghề truyền thống.
3.2 Phạm vi nghiên cứu:
Phạm vi nội dung: Luận văn chỉ tập trung nghiên cứu vấn đề này dưới
góc độ kinh tế: vai trò, phương hướng sản xuất lựa chọn mô hình phát triển
trong điều kiện hiện đại hoá công nghệ truyền thống, mở rộng thị trường, đổi
mới quản lý Nhà nước đối với các làng nghề tại Quận Bắc Từ Liêm.
Phạm vi không gian: Luận văn chỉ nghiên cứu sự phát triển Làng nghề
trên địa bàn Quận Bắc Từ Liêm, huyện Từ Liêm cũ và tập trung vào một số
làng nghề có khả năng phát triển bền vững của quận Bắc Từ Liêm.
Phạm vi thời gian: Luận văn sử dụng số liệu, tư liệu từ năm 2011 –
2014 - đây là thời điểm chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng đô thị hóa và
phát triển làng nghề có đóng góp nhiều cho quá trình phát triển kinh tế của
huyện Từ Liêm thời kỳ chưa chia tách và quận Bắc Từ Liêm sau chia tách,
01/04/2014).

4. Đóng góp mới của luận văn
Một là: Luận văn phản ánh một cách có hệ thống tình hình phát triển
làng nghề ở Quận Bắc Từ Liêm trong những năm 2013 - 2015 và nêu rõ đặc
điểm, vai trò của Làng nghề ở Quận Bắc Từ Liêm.
Hai là: Luận văn chỉ ra những động lực, tiềm năng của làng nghề Quận
Bắc Từ Liêm trong quá trình phát triển để thích ứng với quá trình công nghiệp
hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn.
Ba là: Luận văn đưa ra các giải pháp cho quá trình phát triển làng nghề
Quận Bắc Từ Liêm trong bối cảnh kinh tế thị trường.
Bốn là: Luận văn có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo để nghiên cứu
trong quá trình xây dựng các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội
của Quận Bắc Từ Liêm.
5. Kết cấu của luận văn.
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn
được kết cấu thành 4 chương:
Chương 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu và những vấn đề lý luận
và thực tiễn về phát triển làng nghề.
Chương 2. Phương pháp và thiết kế nghiên cứu.
Chương3. Thực trạng phát triển làng nghề ở Quận Bắc Từ Liêm,
Thành phố Hà Nội.
Chương 4: Một số phương hướng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển
làng nghề ở Quận Bắc Từ Liêm, Thành phố Hà Nội trong thời gian tới .
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Các chủ đề có liên quan khác

Các chủ đề có liên quan khác

Top