Kathlynn

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG CÁ NHÂN CỦA NHTM 3
1.1. Tín dụng cá nhân của NHTM. 3
1.1.1. Tín dụng của Ngân hàng Thương mại. 3
1.1.2. Tín dụng cá nhân của NHTM 4
1.2. Phân loại tín dụng 6
1.3. Các loại rủi ro trong tín dụng cá nhân. 9
1.3.1. Khái niệm rủi ro tín dụng cá nhân. 9
1.3.2. Nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng cá nhân. 10
1.4. Quản lý rủi ro tín dụng cá nhân của ngân hàng thương mại. 14
1.4.1. Khái niêm quản lý rủi ro tín dụng cá nhân. 14
1.4.2. Sự cần thiết phải quản lý rủi ro tín dụng cá nhân. 14
1.4.3. Nội dung quản lý rủi ro tín dụng cá nhân 15
1.5. Nhân tố ảnh hưởng đến quản lý rủi ro tín dụng cá nhân. 29
1.5.1. Những nhân tố thuộc về khách hàng 29
15.2. Những nhân tố thuộc về Ngân hàng 30
1.5.3. Những nhân tố thuộc về môi trường 31
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG VP BANK –CHI NHÁNH HÀ NỘI 33
2.1. Khái quát về Ngân hàng VPBank – chi nhánh Hà Nội. 33
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển Ngân hàng VPBank – chi nhánh Hà Nội 33
2.1.2. Cơ cấu tổ chức. 35
2.1.3. Thị trường mục tiêu và các nghiệp vụ chủ yếu của ngân hàng VPBank – chi nhánh Hà Nội. 36
2.1.4. Quy trình tín dụng cá nhân của VPBank. 37
2.2. Thực trạng quản lý rủi ro tín dụng cá nhân tại Ngân hàng VPBank – chi nhánh Hà Nội. 41
2.2.1. Hệ thống quản trị rủi ro ngân hàng đang áp dụng. 41
2.2.2. Phương pháp chấm điểm tín dụng cá nhân. 46
2.3. Những nhân tố chính ảnh hưởng đến tín dụng cá nhân và công tác quản lý rủi ro tín dụng cá nhân tại VPBank – chi nhánh Hà Nội . 49
2.3.1. Nhóm nhân tố khách quan. 49
2.3.2. Nhóm nhân tố chủ quan từ phía VPBank. 51
2.3.3. Nhóm nhân tố từ phía khách hàng mục tiêu – khách hàng cá nhân của VPBank. 52
2.4. Đánh giá quản lý rủi ro tín dụng cá nhân tại Ngân hàng VPBank – chi nhánh Hà Nội . 53
2.4.1. Những kết quả đạt được. 55
2.4.2. Những vấn đề còn tồn tại. 62
2.4.3. Nguyên nhân. 64
CHƯƠNG 3: TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG VP BANK – CHI NHÁNH HÀ NỘI 66
3.1. Định hướng phát triển hoạt động tín dụng cá nhân của Ngân hàng VPBank – chi nhánh Hà Nội trong những năm tới. 66
3.2. Giải pháp tăng cường quản lý rủi ro tín dụng cá nhân tại Ngân hàng 67
3.2.1. Hoàn thiện hệ thống thông tin đánh giá khách hàng. 67
3.2.2. Thực hiện tốt chính sách tín dụng và quy trình tín dụng. 68
3.2.3. Tổ chức các phòng ban riêng quản lý nợ vay và quản lý rủi ro tín dụng cá nhân. 69
3.2.4. Những giải pháp liên quan đến công tác tổ chức đào tạo. 71
3.3. Kiến nghị. 72
3.3.1. Đối với Ngân hàng VPBank. 72
3.3.2. Đối với các cấp ngành khác. 75
KẾT LUẬN 79
Danh mục tài liệu tham khảo 80
LỜI MỞ ĐẦU
Hoạt động ngân hàng là dạng hoạt động rất nhạy cảm, đặc biệt, nó liên quan và ảnh hưởng trực tiếp đến toàn bộ hoạt động của nền kinh tế. Đối tượng kinh doanh của ngân hàng là tiền tệ – loại hàng hoá nhạy cảm với rủi ro; tính dễ lây lan rủi ro giữa các NHTM với nhau. Sự hoạt động yếu kém hay đổ vỡ của một ngân hàng sẽ gây ra phản ứng dây chuyền đối với toàn bộ hệ thống ngân hàng. Khách hàng của ngân hàng rất đông và chỉ cần một khách hàng gặp rủi ro sẽ gây tác động xấu tới hình ảnh của ngân hàng. Như vậy, muốn tồn tại và phát triển, các NHTM phải có đủ năng lực quản lý rủi ro. Nếu không, sẽ không có khả năng tồn tại kinh doanh trên thị trường. Ngày nay, hoạt động Quản trị tài sản nợ-tài sản có và quản lý rủi ro được các NHTM đặc biệt quan tâm. Cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật và công nghệ thông tin thì mức độ rủi ro trong hoạt động ngân hàng cũng đa dạng, phức tạp và tinh vi hơn rất nhiều so với trước đây. Chính điều này đòi hỏi các nhà quản trị ngân hàng cần phát hiện sớm các rủi ro, đặc biệt là các rủi ro tiềm ẩn. Phát hiện sớm các rủi ro và đưa ra các mô hình quản lý rủi ro đóng vai trò rất quan trọng đối với các ngân hàng hiện đại và đa năng hiện nay.
Hiệu quả kinh doanh của ngân hàng thương mại tuỳ từng trường hợp vào năng lực quản lý rủi ro. Hoạt động tín dụng hiện đang chiếm tỷ trọng lớn nhất: từ 60-70% trong danh mục tài sản có. Đặc biệt nguồn tín dụng này đã và đang đóng vai trò kênh dẫn vốn chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân. Trong bối cảnh cạnh tranh và hội nhập thị trường tài chính – ngân hàng ngày càng phát triển, đang đòi hỏi ngành ngân hàng phải có những cải cách mạnh mẽ để nâng cao năng lực quản lý rủi ro trong từng hoạt động.
Kết quả của một số cuộc điều tra về dịch vụ ngân hàng gợi ý rằng, các ngân hàng đang trải qua những thay đổi mạnh mẽ trong chức năng hình thức. Thực tế những thay đổi ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh ngân hàng ngày càng quan trọng đến nỗi rất nhiều nhà phân tích coi đó là một cuộc “cách mạng ngân hàng”. Hoạt động tín dụng của các ngân hàng cũng đang trải qua những thay đổi mạnh mẽ. Với sự xuất hiện và phát hiện về thị trường khách hàng cá nhân trong tín dụng ngân hàng, các ngân hàng đang hướng tới khách hàng cá nhân như một khách hàng trung thành đầy tiềm năng. Hoạt động tín dụng tiêu dùng phục vụ khách hàng cá nhân đã và đang đem lại nguồn lợi nhuận cao cho ngân hàng. Tuy nhiên, lợi nhuận và rủi ro là hai mặt của một vấn đề, lợi nhuận cao cũng đồng nghĩa với việc ngân hàng phải đối mặt với những rủi ro tiềm ẩn mà phía cá nhân, cũng như phía chủ quan của ngân hàng đem lại. Điều này khiến mỗi ngân hàng phải xây dựng một chiến lược quản lý rủi ro tín dụng cá nhân riêng cho mình.
Vậy, quản lý rủi ro tín dụng cá nhân và những nội dung của quản lý rủi ro là gì? Một chương trình quản lý rủi ro toàn diện phải có những yếu tố nào? Thực trạng quản lý rủi ro tín dụng cá nhân hiện nay tại ngân hàng VPBank – chi nhánh Hà Nội và những biện pháp được nào coi là hiệu quả để giảm thiểu rủi ro cho ngân hàng?
Đó chính là lý do để em chọn đề tài “Tăng cường quản lý rủi ro tín dụng cá nhân tại ngân hàng VPBank – Chi nhánh Hà Nội” làm Luận văn của mình.
Bố cục Luận văn ngoài phần mở đầu và kết luận gồm có ba phần:
Chương I: Những vấn đề cơ bản về quản lý rủi ro tín dụng của NHTM.
Chương II: Thực trạng quản lý rủi ro tín dụng cá nhân tại Ngân hàng VPBank – Chi nhánh Hà Nội.
Chương III: Tăng cường quản lý rủi ro tín dụng cá nhân tại Ngân hàng VPBank – Chi nhánh Hà Nội .


CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG CÁ NHÂN CỦA NHTM
1.1. Tín dụng cá nhân của NHTM.
1.1.1. Tín dụng của Ngân hàng Thương mại.
Trước khi tìm hiểu về tín dụng của ngân hàng thương mại, để có điều kiện tìm hiểu rõ về tín dụng cá nhân của ngân hàng. cần hiểu ngân hàng là gì?
Ngân hàng là một trong các tổ chức tài chính quan trọng nhất của nền kinh tế. NHTM xuất hiện từ rất sớm trong lịch sử nhân loại. Sự ra đời của hệ thống NHTM có tác động rất lớn đến quá trình phát triển kinh tế hàng hóa và ngược lại, kinh tế hàng hoá phát triển mạnh mẽ đến giai đoạn cao nhất của nó – kinh tế thị trường thì hoạt động NHTM cũng ngày càng được hoàn thiện và ngân hàng trở thành tổ chức không thể thiếu trong nền kinh tế.
Đứng trên góc độ pháp luật, mỗi nước có một đạo luật để thực hiên quản lý ngân hàng trong đó có nêu ra định nghĩa ngân hàng. Theo điều 20 Luật các tổ chức tín dụng của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (Số 20/2004/QH), thì “Ngân hàng thương mại là loại hình tổ chức tín dụng được thực hiện toàn bộ hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan”; trong đó: “Hoạt động ngân hàng là hoạt động kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng với nội dung thường xuyên là nhận tiền gửi, sử dụng số tiền này để cấp tín dụng và cung ứng các dịch vụ thanh toán”.
Như vậy, có thể hiểu: Ngân hàng thương mại là một tổ chức kinh tế kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ mà hoạt động chủ yếu và thường xuyên là nhận tiền gửi của khách hàng với trách nhiệm hoàn trả, sử dụng số tiền đó để cho vay, làm phương tiện thanh toán hay thực hiện các dịch vụ theo uỷ thác của khách hàng.
Hoạt động của ngân hàng rất đa dạng và phong phú, trong đó hoạt động tín dụng là hoạt động chiếm tỷ trọng cao nhất. Hệ thống tín dụng năng động, là điều kiện cần thiết cho sự phát triển kinh tế theo một hệ số tăng trưởng vững chắc. Hoạt động này hiện nay đang chiếm tỷ trọng lớn nhất: từ 60 – 70% trong danh mục tài sản có. Đặc biệt nguồn tín dụng này đã và đang đóng vai trò kênh dẫn vốn chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân.Vậy tín dụng là gì? Những lý giải sau đây sẽ làm rõ điều này. Tín dụng - theo thuật ngữ tiếng la tinh là Credium, còn theo tiếng Anh là Credit- nghĩa là vay mượn. Tín dụng được định nghĩa là một phạm trù kinh tế được phản ánh các quan hệ kinh tế trong đó cá nhân hay tổ chức nhường quyền sử dụng một giá trị thể hiện bằng tiền hay hiện vật cho một cá nhân hay tổ chức khác với những điều kiện ràng buộc nhất định về thời hạn hoàn trả (cả gốc và lãi), lãi suất, cách thức vay mượn và thu hồi.
Tín dụng ngân hàng là quan hệ tín dụng giữa một bên là ngân hàng và một bên là các cá nhân, tổ chức kinh tế khác.trong đó ngân hàng vừa là người đi vay, vừa là người cho vay. Ngân hàng cho vay tức là ngân hàng cấp tín dụng cho các cá nhân, tổ chức kinh tế xã hội (đầu ra của ngân hàng). Trong nền kinh tế, vốn kinh doanh có thể được huy động dưới nhiều hình thức khác nhau như:góp vốn, phát hành cổ phiếu, trái phiếu,vốn vay ngân hàng...Trong đó vốn vay ngân hàng là nguồn vốn linh động và tiện lợi nhất, đặc biệt là đối với nền kinh tế như nước ta hiện nay.
Hoạt động tín dụng của các NHTM Việt Nam vẫn chiến tỷ trọng lớn nhất (trên 60%) trong danh mục tài sản có. Trong những năm qua, hoạt động tín dụng ngân hàng đã đạt được những thành tựu không nhỏ đóng góp vào sự phát triển chung của nền kinh tế đất nước. Các ngân hàng đã quan tâm hơn tới việc kiểm soát tỷ lệ tăng trưởng tín dụng, tập trung vào hiệu quả của các hoạt động tín dụng. Quy trình tín dụng được thực hiện gần hơn với chuẩn mực quốc tế. Danh mục cho vay theo nhóm khách hàng của các ngân hàng tiếp tục thay đổi tích cực theo hướng giảm dần tỷ trọng cho vay các doanh nghiệp nhà nước, tăng dần tỷ trọng cho vay đối với các thành phần kinh tế phi nhà nước (tỷ trọng dư nợ tín dụng khu vực nhà nước chiếm khoảng 39%/ tổng dư nợ và giảm xuống còn 34% vào 12/2004).
1.1.2. Tín dụng cá nhân của NHTM
Ngay từ thời kỳ sơ khai dưới hình thức là ngân hàng của các thợ vàng, hay ngân hàng của những kẻ cho vay nặng lãi – thực hiện cho vay đối với các cá nhân, chủ yếu là những người giàu nhằm phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng. Lúc này các ngân hàng đã nhận thấy được các lợi ích to lớn từ các khoản cho vay đối với cá nhân, điều này dự báo cho sự phát triển của dịch vụ này. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của nền kinh tế thế giới là sự xuất hiện và tăng trưởng nhanh chóng về số lượng cũng như quy mô của các doanh nghiệp, tín dụng cá nhân mất dần vi trí quan trọng của nó.
Trong lịch sử, hầu hết các ngân hàng không tích cực cho vay đối với cá nhân, hộ gia đình bởi vì họ tin rằng các khoản cho vay cá nhân có quy mô rất nhỏ với rủi ro vỡ nợ cao và do đó làm cho chúng trở nên có mức sinh lời thấp. Cùng với sự phát triển, các ngân hàng bắt đầu dựa nhiều hơn vào tiền gửi của khách hàng để tài trợ cho những món vay thương mại lớn và rồi sự cạnh tranh khốc liệt trong việc giành giật tiền gửi và cho vay đã buộc các ngân hàng phải hướng tới những cá nhân như một khách hàng trung thành, tiềm năng. Cho tới những năm 1920 và 1930 nhiều ngân hàng lớn đã thành lập phòng tín dụng cá nhân lớn mạnh. Sau Chiến tranh thế giới thứ II, tín dụng cá nhân đã trở thành một trong những loại hình tín dụng có mức tăng trưởng nhanh nhất. Mặc dù tốc độ tăng trưởng này gần đây đã chậm lại do cạnh tranh về cho vay đối với cá nhân ngày càng trở nên gay gắt trong nền kinh tế. Tuy nhiên, khách hàng cá nhân vẫn là khách hàng mục tiêu của các ngân hàng thương mại và vẫn tạo ra một trong số những nguồn thu quan trọng nhất.
Trước đây, người vay tiền, nhất là cá nhân ít có tiếng nói. Người ta chỉ cấp rất ít hay không cấp tín dụng cho họ. Tín dụng cấp cho cá nhân trên thực tế được xem là không lành mạnh. Hơn nữa đối với một chủ ngân hàng có danh tiếng thì chỉ quan tâm đến tín dụng cho các doanh nghiệp. Có thời kỳ đó được coi là chức năng cao quý của những ngân hàng lớn. Sau đó, các ngân hàng khác với tư cách là người đi tiên phong đã tiến hành những hoạt động mà các ngân hàng cổ điển khác xem thường. Hoạt động cho vay đối với khách hàng cá nhân. Đó cũng chính là một trong những lý do quan trọng đóng góp vào sự thành công của những ngân hàng mới.
Muốn đề cập chủ yếu tới các doanh nghiệp, song cũng không quên tầm quan trọng không ngừng tăng lên của tín dụng đối với cá nhân. Sự tăng lên này có phần bắt nguồn từ sự đình trệ nào đó của tín dụng đối với các doanh nghiệp lớn, do sự cải tiến của việc tự cấp vốn, việc thực hiện mạnh mẽ các nghiệp vụ tài chính, sự phát triển của các thị trường và cũng do việc tăng trưởng yếu ớt của đầu tư bởi giá cả thực tế của tín dụng đã buộc chỉ tiến hành các đầu tư có doanh lợi thực sự.
Vậy tín dụng cá nhân là gì? Tín dụng cá nhân là một hình thức tín dụng mà đối tượng vay vốn là cá nhân nhằm mục đích tiêu dùng hay phục vụ sản xuất, kinh doanh. Các cá nhân đi vay là những ai? Họ có thể là những người buôn bán nhỏ, nông dân, hộ thủ công nghiệp, thợ may, cơ khí, thanh niên, phụ nữ, sinh viên, tài xế taxi, cơ sở sản xuất nhỏ…. hay là thay mặt của hộ gia đình (là những người được các thành viên có đủ năng lực pháp luật và hành vi dân sự trong hộ gia đình uỷ quyền những người thay mặt hộ gia đình ký hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo đảm tiền vay và cam kết cùng trả nợ cho Ngân hàng).
Các đặc tính cho vay cá nhân:
- Thường là các khoản vay vốn ngắn và trung hạn;
- Thường dựa vào tư cách người vay hơn là tài sản thế chấp;
- Cho vay từng bước; bắt đầu từ cho vay nhỏ rồi tăng dần theo quy mô cho vay;
- Phân tích lưu chuyển tiền mặt đơn giản cho các khoản cho vay cá nhân, hộ gia đình;
- Giải ngân cho vay ngay và chứng từ thủ tục đơn giản;
- 80% các khoản cho vay cá nhân là những khoản cho vay nhỏ;
- Quy mô cho vay trung bình từ 300 – 25.000 USD;
- Lịch trả nợ theo tháng, quý;
- Tỷ lệ % các khoản cho vay cá nhân trên tổng số các khoản cho vay chiếm 65-75%;
- Số khách hàng trung bình của mỗi cán bộ tín dụng lớn: khoảng 200 khách hàng;
- Số nợ khó đòi trên dư nợ cho vay < 8%;
- Đặc biệt 80-90% nguồn vốn các ngân hàng sử dụng để cho vay là tiền gửi của khách hàng;

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

abide3012

Member
Re: [Free] Tăng cường quản lý rủi ro tín dụng cá nhân tại ngân hàng VPBank – Chi nhánh Hà Nội

Cho em xin link với ạ
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D xử lý tình huống tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa trong công tác đăng ký và quản lý hộ tịch Văn hóa, Xã hội 0
T Tổ chức hạch toán tiền lương, và các khoản trích theo lương, các biện pháp tăng cường công tác quản Luận văn Kinh tế 0
L Tăng cường quản lý nợ xấu tại Ngân hàng TMCP Quân đội – Chi nhánh Hải Phòng Luận văn Kinh tế 0
N Hoàn thiện tổ chức hạch toán kế toán với việc tăng cường quản trị doanh nghiệp tại Tập đoàn Bưu chín Luận văn Kinh tế 0
T Tăng cường quản lý và nâng cao chất lượng lao động trong các doanh nghiệp nước ta hiện nay Luận văn Kinh tế 0
P Một số giải pháp tăng cường hiệu quả quản lý đầu tư ở PVFC Luận văn Kinh tế 0
T Tăng cường quản lý thu thuế GTGT đối với hộ kinh doanh cá thể tại Chi cục Thuế Thị xã Cao Bằng Luận văn Kinh tế 0
J Tăng cường quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp tại Cục Thuế tỉnh Tuyên Quang Luận văn Kinh tế 0
M Hoàn thiện hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm với việc tăng cường quản lý chi phí Luận văn Kinh tế 0
B Tổ chức hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm với việc tăng cường quản trị doanh ngh Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top